N
Mình copy từ trang vietcfa.com để các bạn tham khảo.
--------------------------
Kinh nghiệm phòng thi CFA ở HCM
5/12/2010. Ngày thi đến. Ngủ một giấc, nghỉ ngơi thật khoẻ, vũ khí đầy đủ. Giờ là lúc chiến sĩ CFA thể hiện hết khả năng của mình. Bạn thấy hồi hộp, bạn không biết rồi mình sẽ như thế nào nhỉ, ở phòng thi sẽ như thế nào đây ta? Có được mang nước uống vào không? Có được đi toilet không hay phải nhịn? Ăn trưa ở đâu? Bài viết này tớ viết nên với hy vọng xua tan nỗi lo của chiến sĩ CFA candidate.
Tớ đăng ký thi CFA ở HCM, đăng ký thi từ giữa tháng 5 cho kỳ thi ngày 05/12/2010. Vừa học CFA vừa ôn nhiều thứ linh tinh khác, nhưng vì background là Business nên có một số khái niêm từ trước đó rồi nên cũng đỡ.
Tớ thi ở khách sạn Windsor. Thi trong vòng 6 tiếng. Buổi sáng 3 tiếng (từ 9h đến 12h), buổi chiều 3 tiếng (Từ 2h đến 5h). Mặc dù vậy nhưng lúc nào cũng phải vào phòng thi sớm gần 1 tiếng để làm thủ tục checkin. Tức là hơn 8h là đã ngồi chễm chệ trong phòng thi, sau đó phải ngồi chờ 1 tiếng sau mới thi. Buổi chiều cũng thế.
Tư trang mang theo
Đến chỗ thi, tất cả cặp sách giấy tờ, điện thoại đều phải để ở lầu bên dưới, Mỗi thí sinh được bỏ ở một cái bàn nhất định tuỳ theo tên vần của mình. Chỉ được mang theo bút viết, máy tính (phải bỏ cover của máy ở lại) và exam ticket. Rồi kéo nhau lên lầu trên. Đại khái là vì tháng 12 nên cũng thi khá đông nên có một số bạn thi ở dưới, một số bạn thi ở trên. Vì kỳ thi tháng 12 chỉ tổ chức ở HCM nên cũng có một số bạn từ ngoài Bắc thấy cũng vào thi.
Giám thị (Proctor)
Trước khi thi 15 phút, có một bác proctor sẽ đọc cho tất cả các thí sinh nghe điều lệ CFA, báo thêm là phòng thi đã được cài thiết bị để phát hiện sóng điện thoại, và khuyên tất cả thí sinh ai còn giữ điện thoại thì nên đưa hết ra cho proctor giữ. Proctor đặc biệt rất là nice với mình. Chỉ cần mình cần cái gì vừa nhìn họ một cái chưa cần nói gì là họ đã chạy đến ngay giúp đỡ mình. Very helpful proctors.
Đọc vừa hết thì còn khoảng 5 phút, các proctor sẽ phát đề thi cho thí sinh. Vì có rất nhiều proctor nên chỉ phát loáng cái là xong. Đề thi được niêm phong, đến khi nào cho phép thì mới được bóc ra. Bên trong đó có một tờ answer sheet riêng để thí sinh bóc ra, trả lời thì tô tô vào ô như khi đi thi IELTS vậy.
Rest room – nước uống – Hít thở:
Vì thời gian ngồi là 3 tiếng rất là lâu nên ai cũng phải đi uống miếng nước, hoặc đi rest room ít nhất là 2 lần. Nước uống được bố trị ngay ở sảnh, candidate có thể rời ghế thi và tới thẳng chỗ uống nước. Vừa đi là có một prọctor sẽ chạy tới mang bài dùm mình đi luôn. Lúc mình về thì họ cũng mang bài về cho mình làm. Đi rest room cũng thế, thích là đi. Rest room thì nằm bên ngoài phòng thi. Nhưng cũng có một số giám thị kiểm soát. Proctor làm việc rất tốt nên hầu như không có tình trạng hỏi bài hay quay cóp của nhau (chỗ ngồi mỗi thí sinh cũng cách xa nhau lắm), nên bạn có thể hoàn toàn tập trung làm bài.
Kinh nghiệm của mình là nên đi rest room và uống nước đều đặn cho tinh thần thoải mái, thân thể được vận động thì mới thoải mái làm bài tốt. Chứ ráng ngồi nhịn để tiết kiệm được vài ba phút thế nào cũng phờ phạc và không thể tập trung làm bài được. Có thể trong lúc đi uống nước hay rest room làm vài động tác thể dục cho khí huyết kinh mạch lưu thông.
Chiến thuật thi:
Mỗi người có một chiến thuật riêng. Mình thì mới vô làm ethics trước. Đề thi buổi sáng có vẻ khó xơi hơn là buổi chiều (nhiều đứa bạn thi về cũng nói như vậy). Nên chuyện đánh lụi trong lúc thi là thường. Nếu may mắn thì có thể educated guess nếu loại trừ được 1 đáp án sai, xác suất đúng đã tăng được lên 50% rồi. Đánh lụi rồi thì không nên lăn tăn làm gì, forget it và lám sang câu khác. Chứ xem qua xem lại rồi loay hoay sửa biết đâu sửa đúng thành sai không chừng. Nếu cuối giờ còn thời gian thì liếc qua một chút. Phải công nhận là có nhiều câu khó ngoai sức tưởng tượng. Quá rộng nên ko thể học hết. Câu nào cần phải tính toán nhiều thì tick lại sau đó làm sau, làm câu nào lý thuyết và có thể làm nhanh trước.
Đề thi buổi sáng thì có nhiều bạn làm còn dư thời gian, từ 1 tiếng đến 30 phút. Còn đề buổi chiều thì mình không có tí thời gian dư nào. Kinh dị thiệt.
Ăn trưa:
Thi xong buổi sáng là đến giờ ăn trưa, nhóm của mình vì ngày trước đó chưa đi khảo sát khu gần wíndsor nên phải đi lòng vòng sau đó quay lại đúng chỗ cũ để ăn trưa. Phí mất gần 20 phút đi bộ. Có cái chợ nằm sát ngay khách sạn có thể ăn trưa được (quán chợ nên cũng tạm tạm thôi, ăn gì lành lành cái bụng là tốt rồi). Ăn xong nếu được nghỉ một tí thì đóc buổi chiều sẽ tỉnh táo hơn. Có một số ngươi vô sảnh nghỉ sớm chiếm luôn 4 cái ghế nằm lên đó, một số bạn nằm dưới đất.
Kết thúc bài thi – Chờ kết quả:
Đến 5h thì làm bài xong, (cái nào chưa xong thì lụi cho xong hết), sau đó ra về và nộp lại exam ticket cho proctor. Phải nói cảm giác không biết dùng từ nào để tả. Giống như bạn vừa cross the seven seas vậy. Bất kể rớt hay đậu nhưng cảm thấy great achievement và cho phép mình đi chơi nguyên 2 tuần sau đó.
Kết quả thi đến vào cuối tháng, khoảng 27-28 tháng 1. Càng đến ngày biết kết quả càng thấp thỏm, cái đến ngày 27 ngày nào cũng phải check email đến hơn hai ba chục lần là ít.
Và kết quả thi tới (vào buổi tối, khoảng 9-10 giờ)… I finally did it! Cảm giác của chiến thắng, và có thể là cảm giác cay cay nơi sống mũi, rồi buồn nguyên 1 tuần sau đó.
Vì tỉ lệ đậu cũng khkông cao (Tháng 12/2011 là 36% nên bạn cũng đừng buồn nếu bạn nằm trong số 64% còn lại, vì có thể bạn hơi thiếu một chút may mắn khi đánh lụi chăng. Hãy ngậm một nỗi căm hờn trông cũi sắt và đăng ký chiến đấu tiếp, đừng bao giờ bỏ cuộc bạn nhé. Vì bỏ cuộc, khoảng thời gian bạn bỏ ra trước đó là vô ích. Cũng đừng để lâu mới thì vì ta sẽ quên dần kiến thức. Cũng đừng bao giờ tự an ủi kiểu như “Kệ, thôi thì kiến thức là quan trọng nhất. Chứ thi cử có ý nghĩa gì đâu”, bạn nhé.
Self-discipline, determination and persistence. That’s all you need to win the game.
Good luck.
Patrick.
--------------------------
Kinh nghiệm phòng thi CFA ở HCM
5/12/2010. Ngày thi đến. Ngủ một giấc, nghỉ ngơi thật khoẻ, vũ khí đầy đủ. Giờ là lúc chiến sĩ CFA thể hiện hết khả năng của mình. Bạn thấy hồi hộp, bạn không biết rồi mình sẽ như thế nào nhỉ, ở phòng thi sẽ như thế nào đây ta? Có được mang nước uống vào không? Có được đi toilet không hay phải nhịn? Ăn trưa ở đâu? Bài viết này tớ viết nên với hy vọng xua tan nỗi lo của chiến sĩ CFA candidate.
Tớ đăng ký thi CFA ở HCM, đăng ký thi từ giữa tháng 5 cho kỳ thi ngày 05/12/2010. Vừa học CFA vừa ôn nhiều thứ linh tinh khác, nhưng vì background là Business nên có một số khái niêm từ trước đó rồi nên cũng đỡ.
Tớ thi ở khách sạn Windsor. Thi trong vòng 6 tiếng. Buổi sáng 3 tiếng (từ 9h đến 12h), buổi chiều 3 tiếng (Từ 2h đến 5h). Mặc dù vậy nhưng lúc nào cũng phải vào phòng thi sớm gần 1 tiếng để làm thủ tục checkin. Tức là hơn 8h là đã ngồi chễm chệ trong phòng thi, sau đó phải ngồi chờ 1 tiếng sau mới thi. Buổi chiều cũng thế.
Tư trang mang theo
Đến chỗ thi, tất cả cặp sách giấy tờ, điện thoại đều phải để ở lầu bên dưới, Mỗi thí sinh được bỏ ở một cái bàn nhất định tuỳ theo tên vần của mình. Chỉ được mang theo bút viết, máy tính (phải bỏ cover của máy ở lại) và exam ticket. Rồi kéo nhau lên lầu trên. Đại khái là vì tháng 12 nên cũng thi khá đông nên có một số bạn thi ở dưới, một số bạn thi ở trên. Vì kỳ thi tháng 12 chỉ tổ chức ở HCM nên cũng có một số bạn từ ngoài Bắc thấy cũng vào thi.
Giám thị (Proctor)
Trước khi thi 15 phút, có một bác proctor sẽ đọc cho tất cả các thí sinh nghe điều lệ CFA, báo thêm là phòng thi đã được cài thiết bị để phát hiện sóng điện thoại, và khuyên tất cả thí sinh ai còn giữ điện thoại thì nên đưa hết ra cho proctor giữ. Proctor đặc biệt rất là nice với mình. Chỉ cần mình cần cái gì vừa nhìn họ một cái chưa cần nói gì là họ đã chạy đến ngay giúp đỡ mình. Very helpful proctors.
Đọc vừa hết thì còn khoảng 5 phút, các proctor sẽ phát đề thi cho thí sinh. Vì có rất nhiều proctor nên chỉ phát loáng cái là xong. Đề thi được niêm phong, đến khi nào cho phép thì mới được bóc ra. Bên trong đó có một tờ answer sheet riêng để thí sinh bóc ra, trả lời thì tô tô vào ô như khi đi thi IELTS vậy.
Rest room – nước uống – Hít thở:
Vì thời gian ngồi là 3 tiếng rất là lâu nên ai cũng phải đi uống miếng nước, hoặc đi rest room ít nhất là 2 lần. Nước uống được bố trị ngay ở sảnh, candidate có thể rời ghế thi và tới thẳng chỗ uống nước. Vừa đi là có một prọctor sẽ chạy tới mang bài dùm mình đi luôn. Lúc mình về thì họ cũng mang bài về cho mình làm. Đi rest room cũng thế, thích là đi. Rest room thì nằm bên ngoài phòng thi. Nhưng cũng có một số giám thị kiểm soát. Proctor làm việc rất tốt nên hầu như không có tình trạng hỏi bài hay quay cóp của nhau (chỗ ngồi mỗi thí sinh cũng cách xa nhau lắm), nên bạn có thể hoàn toàn tập trung làm bài.
Kinh nghiệm của mình là nên đi rest room và uống nước đều đặn cho tinh thần thoải mái, thân thể được vận động thì mới thoải mái làm bài tốt. Chứ ráng ngồi nhịn để tiết kiệm được vài ba phút thế nào cũng phờ phạc và không thể tập trung làm bài được. Có thể trong lúc đi uống nước hay rest room làm vài động tác thể dục cho khí huyết kinh mạch lưu thông.
Chiến thuật thi:
Mỗi người có một chiến thuật riêng. Mình thì mới vô làm ethics trước. Đề thi buổi sáng có vẻ khó xơi hơn là buổi chiều (nhiều đứa bạn thi về cũng nói như vậy). Nên chuyện đánh lụi trong lúc thi là thường. Nếu may mắn thì có thể educated guess nếu loại trừ được 1 đáp án sai, xác suất đúng đã tăng được lên 50% rồi. Đánh lụi rồi thì không nên lăn tăn làm gì, forget it và lám sang câu khác. Chứ xem qua xem lại rồi loay hoay sửa biết đâu sửa đúng thành sai không chừng. Nếu cuối giờ còn thời gian thì liếc qua một chút. Phải công nhận là có nhiều câu khó ngoai sức tưởng tượng. Quá rộng nên ko thể học hết. Câu nào cần phải tính toán nhiều thì tick lại sau đó làm sau, làm câu nào lý thuyết và có thể làm nhanh trước.
Đề thi buổi sáng thì có nhiều bạn làm còn dư thời gian, từ 1 tiếng đến 30 phút. Còn đề buổi chiều thì mình không có tí thời gian dư nào. Kinh dị thiệt.
Ăn trưa:
Thi xong buổi sáng là đến giờ ăn trưa, nhóm của mình vì ngày trước đó chưa đi khảo sát khu gần wíndsor nên phải đi lòng vòng sau đó quay lại đúng chỗ cũ để ăn trưa. Phí mất gần 20 phút đi bộ. Có cái chợ nằm sát ngay khách sạn có thể ăn trưa được (quán chợ nên cũng tạm tạm thôi, ăn gì lành lành cái bụng là tốt rồi). Ăn xong nếu được nghỉ một tí thì đóc buổi chiều sẽ tỉnh táo hơn. Có một số ngươi vô sảnh nghỉ sớm chiếm luôn 4 cái ghế nằm lên đó, một số bạn nằm dưới đất.
Kết thúc bài thi – Chờ kết quả:
Đến 5h thì làm bài xong, (cái nào chưa xong thì lụi cho xong hết), sau đó ra về và nộp lại exam ticket cho proctor. Phải nói cảm giác không biết dùng từ nào để tả. Giống như bạn vừa cross the seven seas vậy. Bất kể rớt hay đậu nhưng cảm thấy great achievement và cho phép mình đi chơi nguyên 2 tuần sau đó.
Kết quả thi đến vào cuối tháng, khoảng 27-28 tháng 1. Càng đến ngày biết kết quả càng thấp thỏm, cái đến ngày 27 ngày nào cũng phải check email đến hơn hai ba chục lần là ít.
Và kết quả thi tới (vào buổi tối, khoảng 9-10 giờ)… I finally did it! Cảm giác của chiến thắng, và có thể là cảm giác cay cay nơi sống mũi, rồi buồn nguyên 1 tuần sau đó.
Vì tỉ lệ đậu cũng khkông cao (Tháng 12/2011 là 36% nên bạn cũng đừng buồn nếu bạn nằm trong số 64% còn lại, vì có thể bạn hơi thiếu một chút may mắn khi đánh lụi chăng. Hãy ngậm một nỗi căm hờn trông cũi sắt và đăng ký chiến đấu tiếp, đừng bao giờ bỏ cuộc bạn nhé. Vì bỏ cuộc, khoảng thời gian bạn bỏ ra trước đó là vô ích. Cũng đừng để lâu mới thì vì ta sẽ quên dần kiến thức. Cũng đừng bao giờ tự an ủi kiểu như “Kệ, thôi thì kiến thức là quan trọng nhất. Chứ thi cử có ý nghĩa gì đâu”, bạn nhé.
Self-discipline, determination and persistence. That’s all you need to win the game.
Good luck.
Patrick.
Sửa lần cuối: