Click here to enlarge Nguyên văn bởi hai2hai Click here to enlarge
Các công ty không muốn đi thêm trách nhiệm khi giữ bằng gốc của các bạn làm gì đâu. Nhưng các bạn tự hỏi tại sao họ lại phải làm thế đi.
1. Đánh giá xem các bạn coi trọng cái bằng hay năng lực thực sự của các bạn. Nói thật là tuy mình sinh ra từ cái thời coi cái bằng là quan trọng mà đến giờ mình chưa 1 lần sử dụng tới bằng, khi thực tập đã được nhận vào làm, khi chuyển cty là do họ đọc CV của mình quá ấn tượng (vai trò ở các dự án đã tham gia), trong đó phần ghi bằng cấp chỉ là liệt kê đính kèm mấy tờ photo, bởi lúc đó nếu mình ghi là bằng Trung Cấp thì chắc họ cũng chẳng quan tâm. Bây giờ nói thật là mấy cái bằng gốc mình vứt đi đâu cũng chẳng biết nữa. Vậy các bạn hãy tự chứng minh cho các DN thấy là họ sẽ ko cần phải quan tâm tới cái bằng thật của bạn là bằng gì nữa (vì cái đó với DN chỉ là để lưu trữ hồ sơ mà thôi).
2. Ai (nhất là SV mới ra trường) cũng có tư tưởng vào làm để lấy KN để rồi lại nhảy nhót sang chỗ mới. Ko bao giờ xem xét kỹ về công việc họ mô tả, ngành nghề mà cty KD,... có phù hợp với sở trường, sự yêu thích, đam mê của mình hay không. Cũng chẳng thèm "nghiên cứu kỹ" cách/phương pháp/môi trường làm việc ở cty trước khi vào làm. Nói thật ko phải là cty cứ có môi trường to và đẹp là phù hợp đâu. Nhiều bạn cứ nhìn họ to, hoành tá tràng, v.v... là sướng rồi đâm đầu vào làm để rồi khi vào mới thấy ko phù hợp. Tốt nhất khi trong quá trình thử việc hãy hỏi và quan sát các đồng nghiệp cũ xem họ có happy hay ko, có điểm gì hay/dở ở công ty đó, xem xét công việc xem có nằm trên mục tiêu nghề nghiệp của mình hay ko rồi hãy mình tự quyết định. Một khi bạn đã làm hết mình vì công việc, có kết quả đóng góp cho công ty trong 1 thời gian nhất định thì khi bạn có ra đi họ sẽ cám ơn bạn rất nhiều. Hãy sống và làm việc để khi bạn ra đi, các đồng nghiệp và sếp cũ trở thành những người bạn, người anh, người chị sau này của bạn. Những nhân viên bọn mình thời làm công ty cũ (cả người đã ra đi và người đang còn làm ở cty cũ) vẫn thường xuyên offline ôn lại kỷ niệm cũ rất thân thiết và vui vẻ. Nếu chỉ làm vài ba tháng chẳng có đóng góp gì cho cty cũ thì sẽ chẳng có những chuyện như thế đâu.
3. Khi đi làm, ngoài mục tiêu kiếm tiền thì các bạn chú ý xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, liệu 3 năm nữa, 5 năm nữa mình sẽ trở thành người như thế nào, nếu làm cv đó, ở môi trường cty đó thì mình phải làm gì để đạt được mục tiêu? v.v... Đa phần (có khi tới 99%) các bạn khi vào làm 1 cty là "kiếm 1 công việc để làm", đặc biệt là nhiều người đi làm chỉ vì "sợ bị nói ra nói vào là thất nghiệp" nên chẳng chịu nghiên cứu, tìm hiểu kỹ mà cứ vớ cty nào là đâm đầu vào làm ở cty đó.
Bài viết này hơi nổ to tý, ai cũng đc như bạn đâu bạn ơi. Tuy nhiên mình ủng hộ giữ bằng gốc. Vì như thế những người đứng núi này trông núi nọ (hay đơn giản là thích nháy việc) sẽ cần phải xem xết.