Mỗi tuần một chuyên đề

Giải đáp thắc mắc về BÁO CÁO LƯU CHUYỀN TIỀN TỆ

  • Thread starter levanton
  • Ngày gửi
levanton

levanton

Cao cấp
Theo đề nghị của nhiều thành viên, mình tạo chủ đề "Giải đáp thắc mắc về BÁO CÁO LƯU CHUYỀN TIỀN TỆ"
Các bạn có thắc mắc về nội dung trên viết bài câu hỏi vào chủ đề này.

Các nội dung không liên quan xin vui lòng không post vào đây.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

KT209

Sơ cấp
21/4/11
16
0
1
go vap
mong sư giúp đỡ của cả nhà!
cả nhà ai biết chỉ cho mình cách lấy số liệu trên sổ kế toán đưa vào bảng lưu chuyển tiền tệ
cái chỉ tiêu 01, 02
mình thường đặt ký hiệu ở bàng phát sinh đưa vào bảng lưu chuyển tiền tệ nhưng chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền ở BLCTT không khớp với Tiền và khoản tương đương tiền ở BCDKT.
mình mới vào làm KTTH phải hạch toán sồ ra BCTC luân nên chưa có kinh nghiệm nhiều mong cả nhà giúp đỡ cám on cả nhà nhiều .
 
V

Vitetkt

Sơ cấp
3/4/11
12
0
0
35
Hải Duơng
Bác nào giúp em giải đáp câu hỏi này với!
Quá trình hình thành và phát triển của báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại nước ta?
 
N

Nguyen Khoai

Cao cấp
5/5/10
451
25
28
Hà Nội
mong sư giúp đỡ của cả nhà!
cả nhà ai biết chỉ cho mình cách lấy số liệu trên sổ kế toán đưa vào bảng lưu chuyển tiền tệ
cái chỉ tiêu 01, 02
mình thường đặt ký hiệu ở bàng phát sinh đưa vào bảng lưu chuyển tiền tệ nhưng chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền ở BLCTT không khớp với Tiền và khoản tương đương tiền ở BCDKT.
mình mới vào làm KTTH phải hạch toán sồ ra BCTC luân nên chưa có kinh nghiệm nhiều mong cả nhà giúp đỡ cám on cả nhà nhiều .

Trong các phần mềm kế toán thì tự động đưa ra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
mình đã lưu báo cáo LCTT ra 01 file và sau đó kết suất Nhật ký chung ra 01 file khác kiểm tra xem phần mềm làm có đúng không thì thấy rằng đa số các phần mềm lập BC Lưu chuyển tiền tệ không chính xác. nhất là các khoản tiền về ký cược, ký quỹ....
Cho nên nếu bạn làm trên Excel toàn bộ nguồn thu bạn lọc theo Data file các TK 111, 112 và phần chi lọc theo theo tương tự> Đối ứng với nó là các khoản thu và chi tương ứng trong Báo cáo LCTT. Bạn chịu khó làm đôi ba lân sẽ thuộc ngay.
Khi đã thành thạo bạn kết hợp 3 Báo cáo:
- Bảng Cân đối Kế toán
- Báo cáo Kết quả hoạt động SXKD
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
Để Lập Bảng cân đối phát sinh các tài khoản

Bác nào giúp em giải đáp câu hỏi này với!
Quá trình hình thành và phát triển của báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại nước ta?
Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam
Dựa vào lịch sử phát triển của chế độ kế toán gắn liền với cơ chế vận hành của nền kinh tế trong từng thời kỳ, chúng ta có thể chia quá trình phát triển của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam thành 5 thời kỳ:
+ Thời kỳ trước 1975
+ Thời kỳ 1975 – 1986
+ Thời kỳ 1987 – 1996
+ Thời kỳ 1997 – 2005
+) Thời kỳ 2006 đến nay
*) Thời kỳ trước 1975: Do yêu cầu vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc vừa lo chi viện cho miền Nam vì vậy để hướng tới mục đích quản lý thống nhất nền kinh tế, hệ thống BCTC được xây dựng chủ yếu phục vụ quản lý các cơ quan nhà nước, vẫn mang tính cứng nhắc.
Xí nghiệp phải lập và gửi các báo biểu theo tháng, quí, 6 tháng đầu năm, cuối năm theo qui định. Đến cuối năm xí nghiệp phải lập và nộp đủ 13 báo biểu.
*) Thời kỳ 1975 – 1986: Hệ thống kế toán trước đây bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cùng với cơ chế quản lý kinh tế mới nhằm phát huy quyền chủ động trong sản xuất và tự chủ trong tài chính của xí nghiệp quốc doanh mà chế độ báo cáo tài chính đã được tiến hành sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Hệ thống chế độ báo cáo thống kê – kế toán định kỳ ban hành theo QĐ 13 – TCTK/PPCĐ ngày 13 tháng 1 năm 1986 gồm 21 báo biểu trong đó có 9 báo biểu kế toán. Theo đó, xí nghiệp không phải nộp báo biểu theo tháng nữa. số lượng báo biểu phải nộp định kỳ hàng quí, 6 tháng đầu năm, cuối năm cũng giảm đi.
*) Thời kỳ 1987 – 1996: Chế độ Tài khoản thống nhất được ban hành tháng 12 năm 1989, chế độ báo cáo kế toán định kỳ cũng được sửa đổi áp dụng riêng cho doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
- Doanh nghiệp quốc doanh hệ thống báo cáo định kỳ gồm 4 báo cáo: Bảng tổng kết tài sản (lập theo quí, năm), BCKQKD (lập theo năm), chi phí sản xuất theo yếu tố (lập theo năm), Bản giải trình kết quả hoạt động SXKD (lập theo năm).
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ phải lập và nộp 3 báo cáo định kỳ là: Bảng tổng kết tài sản, KQKD và Báo cáo tồn kho vật liệu, sản phẩm, hàng hóa.
*) Thời kỳ 1997 – 2005: Chế độ BCTC thống nhất được ban hành theo QĐ 167/2000/QĐ/BTC áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Hàng quí, DN phải lập BCĐKT, hàng năm lập BCKQKD và Thuyết minh BCTC.
Đây là bước đột phá căn bản thể hiện ở chỗ: hệ thống biểu mẫu được xây dựng trên các nguyên tắc của CMKT quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập. Số lượng báo cáo giảm đáng kể, việc lập và xét duyệt báo cáo được đơn giản, ít tốn kém công sức và thời gian. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu trên BCTC vẫn còn quá chi tiết và thuộc phạm vi BCQT, các chỉ tiêu sắp xếp chưa thật hợp lý và không nhất quán, cách tính toán chỉ tiêu chưa thật chính xác và hợp lý, không nhất quán, phức tạp, …gây khó khăn cho các DN đặc biệt các DN vừa và nhỏ. Dẫn đến tình trạng lập BCTC theo kiểu đối phó.
Ngày 21/12/2001, Chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ được ban hành theo QĐ 144/2001/QĐ-BTC. Các DN vừa và nhỏ chỉ phải lập BCTC hàng năm: BCĐKT, BCKQKD, Thuyết minh BCTC. Ngoài ra còn phải nộp cho cơ quan thuế: Bảng cân đối tài khoản, Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
*)Thời kỳ 2006 đến nay:
Ngày 20 tháng 3 năm 2006, Bộ trưởng BTC đã ký QĐ 15/ 2006/ QĐ – BTC ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp. Chế độ kế toán được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện. Hệ thống BCTC gồm:
- Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các DN thuộc các ngành và thành phần kinh tế. Gồm: BCĐKT, BCKQKD, BC lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyêt minh BCTC.
- Hệ thống BCTC giữa niên độ được áp dụng cho các DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, các DN khác khi tự nguyện lập BCTC giữa niên độ. Có 2 dạng báo cáo: đầy đủ và tóm lược. Gồm: BCĐKT giữa niên độ, BCKQKD giữa niên độ, BC lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ, Bản thuyêt minh BCTC chọn lọc.
Cũng trong năm 2006, chế độ kế toán cho DN vừa và nhỏ cũng được sửa dổi ban hành theo QĐ 48/2006/ QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. Theo đó, DN vừa và nhỏ không bắt buộc phải lập BC lưu chuyển tiền tệ. Nhưng phải lập thêm Bảng cân đối tài khoản để gửi cho cơ quan thuế.
2. Đánh giá xu hướng phát triển của hệ thống BCTC ở Việt Nam
- Số lượng báo cáo và chỉ tiêu trên từng báo cáo: ít hơn nhưng vẫn cung cấp thông tin khá đầy đủ cho các đối tượng sử dụng
- Xu hướng tách rời BCTC với BCQT được thể hiện ngày càng rõ. Do nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý cấp trên và nhà quản lý DN có xu hướng tách rời nhau. Điều này là cần thiết khi DN tồn tại trong nền kinh tế thị trường và cũng là lý do để hệ thống BCTC định kỳ giảm đáng kể về số lượng, mang dáng vẻ của hệ thống báo cáo kế toán tài chính.
- Nội dung và cách sắp các chỉ tiêu đã phù hợp với các DN trong thời kỳ chuyển đổi, gần hơn với thông lệ quốc tế. Ví dụ: Bảng tổng kết tài sản 1990 đã có thể phân biệt được 2 loại nguồn vốn: NPT và VCSH. Bỏ khái niệm NV tự có và coi như tự có trên Bảng tổng kết tài sản được ban hành năm 1986. Điều này cho thấy việc xác định NV của DN theo Bảng tổng kết tài sản năm 1990 đã tiếp cận được thông lệ quốc tế về kế toán.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của từng báo cáo đã khoa học hơn trước.
• Ví dụ: Theo QĐ 167/2000.QĐ – BTC thì BCKQKD chia làm ba phần:
• + Phần I: Lãi, lỗ
• + Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
• + Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được giảm và thuế GTGT của hàng bán nội địa.
• Việc bố trí phần II, III vào BCKQKD là không hợp lý và không phù hợp với tính chất của báo cáo này, làm cho báo cáo thêm cồng kềnh thiếu khoa học.
• Việc sắp xếp các chỉ tiêu trong phần I: Lãi lỗ cũng bất ổn. Ví dụ: Chỉ tiêu Tổng doanh thu và các khoản giảm trừ không được đánh số thứ tự, phải xem qua hàng loạt các chỉ tiêu ở trên xuống mới tìm được chỉ tiêu 1: doanh thu thuần…
• BCKQKD được ban hành theo QĐ 15/ 2006/ QĐ-BTC đã khắc phục được những nhược điểm trên.
- Có hệ thống BCTC riêng phù hợp với trình độ quản lý của các DN vừa và nhỏ tạo điều kiện cho các DN này có thể lập, nộp BCTC đúng hạn, chính xác.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề về trật tự sắp xếp các chỉ tiêu, tên gọi các chỉ tiêu, …đã bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ: Trật tự sắp xếp tài sản trên BCĐKT theo tính khả thanh nhưng một vài chỉ tiêu không theo trật tự đó mà xếp theo thứ tự tài khoản: Các tài khoản phản ánh tài sản cố định được xếp trước các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư…Như đã biết, tài sản cố định đã và đang đầu tư là bộ phận cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Bộ phận này có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất và một khi doanh nghiệp đã bán tài sản cố định để thanh toán thì doanh nghiệp đó khó mà tồn tại được. Chính vì thế, trình tự sắp xếp các tài khoản trong loại 2 “tài sản dài hạn” nên chăng theo trình tự từ các khoản đầu tư tài chính dài hạn; bất động sản đầu tư; các khoản ký cược, ký quĩ dài hạn; chi phí trả trước dài hạn rồi mới đến tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Và do vậy, ký hiệu các tài khoản cũng thay đổi tương ứng với trật tự sắp xếp trên. Trật tự các khoản mục trên trong BCĐKT cũng sẽ thay đổi.
Những vấn đề trên cần được sớm khắc phục để chế độ kế toán Việt Nam tiến sát hơn tới thông lệ quốc tế.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: 1 person
V

vutuyetmai90

Sơ cấp
15/7/11
4
0
1
33
Hà Nội
cho em hỏi có phải là 1 năm mới lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1 lần vào báo cáo năm. còn báo cáo quý thì không cần làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ đúng k ạ?
 
V

Vu Manh Thang

Guest
17/12/07
3
0
0
37
Tp.HCM
Xin lỗi cho mình hỏi một tý về lý thuyết,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có hai dạng: trực tiếp và gián tiếp. Mình được thầy nói dạng gián tiếp vừa hay mà sát thực tế nhưng do giảng nhanh với lại ít khi mình dùng đến nên quên mất rồi vui lòng bạn nào rành chỉ với. Do mình thử làm dạng này để phân tích dòng tiền cho doanh nghiệp( lấy điểm với sếp đó mà )
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
cho em hỏi có phải là 1 năm mới lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1 lần vào báo cáo năm. còn báo cáo quý thì không cần làm báo cáo lưu chuyển tiền tệ đúng k ạ?

Nếu bạn ko phải công ty niêm yết và công ty đại chúng thì đâu có cần lập BC quý đâu. Nếu Niêm yết cần lập hàng quý và cả năm bạn à
Thân

Xin lỗi cho mình hỏi một tý về lý thuyết,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có hai dạng: trực tiếp và gián tiếp. Mình được thầy nói dạng gián tiếp vừa hay mà sát thực tế nhưng do giảng nhanh với lại ít khi mình dùng đến nên quên mất rồi vui lòng bạn nào rành chỉ với. Do mình thử làm dạng này để phân tích dòng tiền cho doanh nghiệp( lấy điểm với sếp đó mà )

Theo mình thì hai cách đó đều như nhau thôi, chứ ko phải cách này hay hơn cách kia.
Nếu phân tích đòng tiền thì dùng trực tiếp cũng hay chứ nhỉ, đâu có phả dán tiếp đâu
 
N

nguyentuantu180688

Cao cấp
8/5/10
313
0
0
35
quang ninh
Bạn nào có các tài liệu liên quan tới lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Post lên cho cả nhà cùng tham khảo với. Mình đang làm đến phần này mà không rõ lắm
 
S

songhan10

Guest
15/7/11
11
0
0
Đà nẵng
Chào cả nhà, em cũng đang làm lại phần Báo cáo LCTT theo Phương pháp gián tiếp, nhưng làm hoài mà số liệu ko khớp với số liệu trên BCĐKT, cho em hỏi, nếu lập đúng có phải chỉ tiêu 70 trên BC LCTT phải đúng bằng số dư tiền và các khoản tương đương tiền trên BCĐ tài khoản ko?
Bạn nào có tài liệu liên quan tới lập BCLCTT theo PP gián tiếp, post lên cho minh tham khảo với
 
thechung

thechung

Manager of RSM Viet Nam
Chào cả nhà, em cũng đang làm lại phần Báo cáo LCTT theo Phương pháp gián tiếp, nhưng làm hoài mà số liệu ko khớp với số liệu trên BCĐKT, cho em hỏi, nếu lập đúng có phải chỉ tiêu 70 trên BC LCTT phải đúng bằng số dư tiền và các khoản tương đương tiền trên BCĐ tài khoản ko?
Bạn nào có tài liệu liên quan tới lập BCLCTT theo PP gián tiếp, post lên cho minh tham khảo với

Đúng đó bạn, cái chỉ tiêu 70 thì đúng phải bằng chỉ tiêu tiền và tương đương tiền roài à.
Còn cái tài liệu cơ bản thì như nhau thôi, như sách cũng có, chủ yếu là có một số khoản bù trừ bạn phải loại ra thì cái đó mới là khó à.
chúc bạn làm việc tốt. Tài liệu trên mạng khá nhiều đó, bạn có thể tìm kiếm nhé
 
S

songhan10

Guest
15/7/11
11
0
0
Đà nẵng
mình đã làm theo đúng hướng dẫn cách lập BC LCTT theo PP gián tiếp mà số vẫn ko khớp với BCĐKT, mình đã Post lên BCĐSPS, KQHĐKD, và sẽ post tiếp BCLCTT theo PP gián tiếp mà mình đã làm, mong cả nhà xem giùm em với, em đã kiêm tra lại nhiều lần rồi mà vẫn ko phát hiên sai chỗ nào, mong cả nhà chỉ giáo.

Sao mình post thêm BCLCTT mà ko được vậy, hu hu hu, giờ làm thế nào đây!
 
Sửa lần cuối:
sinhvien1986

sinhvien1986

Chuyên viên Web
22/6/09
942
11
0
38
Đà Nẵng
mình đã làm theo đúng hướng dẫn cách lập BC LCTT theo PP gián tiếp mà số vẫn ko khớp với BCĐKT, mình đã Post lên BCĐSPS, KQHĐKD, và sẽ post tiếp BCLCTT theo PP gián tiếp mà mình đã làm, mong cả nhà xem giùm em với, em đã kiêm tra lại nhiều lần rồi mà vẫn ko phát hiên sai chỗ nào, mong cả nhà chỉ giáo.

Sao mình post thêm BCLCTT mà ko được vậy, hu hu hu, giờ làm thế nào đây!

Bạn quên 1 cách căn bản về cách Lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Không thể dựa vào 2 Bảng CDSPS và báo cáo KQKD để lập được.
 
H

hoale0805

Trung cấp
4/8/11
73
1
0
36
từ liêm, hà nội
theo phương pháp trực tiếp

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01
+ C/c SPS nợ các TK 111, 112 đối ứng có TK 511, 515 (Phần không thuộc về HĐ đầu tư và HĐ tài chính).
+ C/c SPS nợ các TK 111, 112 đối ứng với có TK 131 (chi tiết bán hàng kỳ thước thu được kỳ này).
+ C/c SPS nợ các TK 111, 112 đối ứng với có TK 331 (chi tiết khách hàng ứng trước tiền mua hàng).

2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ 02
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 331, 152, 153, 156 (ghi âm).
3. Tiền chi trả cho người lao động 03
+ C/c SPS Có các TK 111 đối ứng Nợ TK 334 (phần chi trả cho người lao động). (ghi âm)
4. Tiền chi trả lãi vay 04
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 635 (ghi âm).
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 3334 (ghi âm).
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06
+ C/c SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 711, 133, 3386, 344, 144, 244, 461, 414, 415, 431, 136, 138, 112, 111 …
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 07
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 811, 333 (không bao gồm thuế TNDN), 144, 244, 3386, 334, 351, 352, 431, 414, 415, 335, 336 …, ngòai các khỏan chi tiền liên quan đến họat động SXKD đã phản ánh ở mã số 02, 03, 04, 05. (ghi âm) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 Tổng hợp các chỉ tiêu từ 1 đến 7: có thể là số dương hoặc âm, nếu âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21
C/c vào SPS Có TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 211, 213, 217, 241, 228 (theo chi tiết), TK 331, 341 (chi tiết thanh tóan cho người cung cấp TSCĐ). (ghi âm)
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22
C/c vào khỏan chên lệch giữa thu về thanh lý nhượng bán với chi cho thanh lý, nhượng bán. Nếu thu lớn hơn chi thì ghi bình thường, nếu thu< hơn chi thì ghi âm.
3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 128, 228 (theo chi tiết), (ghi âm).
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24
+ C/c SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK121, 128, 228, 515 (khômh thuộc HĐ kinh doanh và chỉ tiêu 2 của mục II) (theo chi tiết)
5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK121, 221, 222, 223, 128, 228 (theo chi tiết), (ghi âm) kể cả chi phí góp vốn (phần đối ứng với nợ TK 635)
6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26
+ C/c SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK121, 221, 222, 223, 128, 228 (theo chi tiết).
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27
+ C/c SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 515 (phù hợp với nội dung của chỉ tiêu). Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 Tổng hợp các chỉ tiêu từ 1 đến 7: có thể là số dương hoặc âm, nếu âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn.
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31
+ C/c SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 411
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 411, 419 (ghi âm)
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33
+ C/c SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 311, 341, 342, 343
4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 311, 315, 341, 342, 343. (ghi âm)
5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 315, 342. (ghi âm)
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36
+ C/c SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 421 (ghi âm) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Tổng hợp các chỉ tiêu từ 1 đến 6: có thể là số dương hoặc âm, nếu âm thì ghi trong dấu ngoặc đơn. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 Tổng hợp 3 chỉ tiêu: (20+30+40). Chỉ tiêu này cũng có thể là số dương hoặc âm, nếu âm thì thì ghi trong dấu ngoặc đơn. Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 Lấy từ chỉ tiêu " Tiền và tương đương cuối kỳ" của báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập vào cuối kỳ trước. Hoặc tổng hợp số dư dầu kỳ các TK 111, 112, 113 và các tài khỏan đầu tư ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền vào đầu kỳ. Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Căn cứ SPS Nợ hoặc Có TK 413 đối ứng các TK tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện giữ vào cuối kỳ lập báo cáo do thay đổi tỷ giá hối đoái khi được quy đổi ra tiền Việt Nam. Nếu tỷ giá cuối kỳ cao hơn tỷ giá ghi trong sổ trong kỳ thì ghi bình thường, nếu tỷ giá cuối kỳ thấp hơn tỷ giá ghi sổ trong kỳ thì ghi trong dấu ngoặc đơn. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 VII.34 Số liệu của chỉ tiêu này phải khớp đúng với tổng số dư cuối kỳ các TK tiền và tương đương tiền. Mã số 70 = Mã số ( 50 + 60 + 61). Hoặc bằng chỉ tiêu có mã số 110 trên bảng cân đối kế tóan năm đó.
 
  • Like
Reactions: HuongPham193
nhungmuadauyeu

nhungmuadauyeu

Trung cấp
6/11/09
103
0
16
Ha Noi
2 năm mình làm BCTC mình đều bỏ phần BCLCTT. Mình nhận thấy là làm trên excel dễ hơn. Vì vừa rùi làm trên phần mềm, thụ động quá nên khi thấy không khớp cùng ngại tìm lỗi sai và không nộp theo BCTC.
Mình chưa để ý đến sự khác biệt của BCLCTT TT và BCLCTT GT, nhưng mà thấy là hầu như các doanh nghiệp sử dụng BCLCTT TT.
Mình sẽ nghiền bài trên để năm nay nhét thêm nó vào BCTC. Hii
 
T

trocloc

Trung cấp
27/7/11
160
0
16
vinh Hòa, Nha Trang
Các bạn cho mình hỏi, mình đang làm LCTT trên excel kết hợp với bảng CDPS nhưng kq là số tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm trên LCTT không bằng với tiền và tương đương tiền ở CĐKT. Thứ hai nữa là các khoản phải thu khác và các khoản phải trả khác mình không biết cụ thể nó là tập hợp bên có hay bên nợ của các TK nào? Bảng CĐKT mình làm trên excel cũng k cân bằng. Các bạn giúp mình với!

Các bạn cho mình hỏi, Phần chi trả cho người lao động là tập hợp của TK111 bên có đối ứng với bên nợ của TK 334. Nhưng khi mình kiểm tra lại LCTT năm 2010 kế toán cũ làm thì tập hợp cả bên có của các TK 3335, 338 đối ứng với bên nợ của TK 334. Như vậy có đc k?
 
Sửa lần cuối:
L

lienduy2

Trung cấp
26/8/11
91
1
6
37
Hà Nội
www.giatlaonline.com
Chào cả nhà. Cả nhà cho em hỏi tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng và tiền lãi do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thì phản ánh vào chỉ tiêu nào của BCLCTT
 
L

lienduy2

Trung cấp
26/8/11
91
1
6
37
Hà Nội
www.giatlaonline.com
Chào cả nhà, em lập BC LCTT theo phương pháp trực tiếp. Công ty em có cả giao dịch bằng USD và VND. Tỷ giá theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Em có câu hỏi sau liên quan đến BC LCTT:
+ Hàng tháng, bên em đều có 1 khoản chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ hạch toán : Nợ 1112/ Có 515. Tuy nhiên, phần lãi tỷ giá này em không biết phản ánh trên mục nào của BC LCTT.
Ai biết chỉ dùm em. Em cám ơn.
 
hoalantieu2030

hoalantieu2030

Money can't buy happiness
26/8/09
283
1
18
Nơi không có biển
Chào cả nhà. Cả nhà cho em hỏi tiền lãi gửi tiết kiệm ngân hàng và tiền lãi do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thì phản ánh vào chỉ tiêu nào của BCLCTT
Lãi tiền gửi ngân hàng bạn phản ánh vào chỉ tiêu 27 "Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia", còn tiền lãi do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ thì phản ánh vào chỉ tiêu 61 "Ảnh hưởng của thay đổi TGHĐ quy đổi ngoại tệ".
 
L

lienduy2

Trung cấp
26/8/11
91
1
6
37
Hà Nội
www.giatlaonline.com
Cuối năm 2011 bên công ty mình có kiểm toán. Họ làm BC LCTT như sau:
- Phần tiền lãi thu từ tiền gửi tiết kiệm bên kiểm toán phản ánh vào chỉ tiêu 06: tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh.
- Phần chênh lệch lãi tỷ giá hàng tháng: không phản ánh.
- Phần chênh lệch đánh giá lại ngoại tệ cuối năm: ghi vào chỉ tiêu 61: Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ.
Không biết họ làm vậy có đúng không?
 
hoalantieu2030

hoalantieu2030

Money can't buy happiness
26/8/09
283
1
18
Nơi không có biển
Chào cả nhà, em lập BC LCTT theo phương pháp trực tiếp. Công ty em có cả giao dịch bằng USD và VND. Tỷ giá theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Em có câu hỏi sau liên quan đến BC LCTT:
+ Hàng tháng, bên em đều có 1 khoản chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ hạch toán : Nợ 1112/ Có 515. Tuy nhiên, phần lãi tỷ giá này em không biết phản ánh trên mục nào của BC LCTT.
Ai biết chỉ dùm em. Em cám ơn.
Cái này bạn đưa vào chỉ tiêu số 61.
Còn kiểm toán bên bạn ko phản ánh phần chênh lệch lãi tỷ giá hàng tháng vào mục nào cả sao, thế sao số dư cuối kỳ đúng được nhỉ?
Oài, mà sao cty bạn đã có báo cáo kiểm toán 2011 rùi hử, lẹ quá ha!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA