Thanh lý NVL

  • Thread starter MINA
  • Ngày gửi
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
lannhu nói:
Thế còn phần thu hồi đc thì đưa vào TK nào ạ? Tại sao lại phải chia 2 phần như thế ạ??
Phần thu hồi được thì em xem trọn nốt hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Hàng tồn kho". Chia hai phần cho rõ ràng thôi. Có thể chẳng thu hồi được tí nào, mà cũng có thể thu hồi được phần nào.

lannhu nói:
chứ cứ hễ bán cái gì cũng đưa cả vào họat động kinh doanh thì kết quả kinh doanh còn chính xác?
Chị chỉ đang nói đến "hàng tồn kho" của DN , chứ không nói tất cả các loại nhé! Em lại cho "cá mè một lứa" rồi.

HyperVN nói:
Có lẽ Tú Anh hiểu hơi máy móc về câu chữ trong chuẩn mực kế toán rồi.
Em không hiểu máy móc nhưng trên chuẩn mực và thông tư hướng dẫn mà em đã trích dẫn ghi rất rõ ràng về việc này.

MINA nói:
Theo ý Mina thì nếu là hư hỏng do chủ quan thì tất cả nghiệp vụ này phải xem như là chi phí bất thường và hàng thanh lý là thu nhập bất thường của công ty.
Chỉ theo ý mình thì chưa đủ, phải căn cứ vào chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn và quy định.

Theo Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán "Hàng tồn kho" thì chúng ta có thể rút ra được một kết luận: Việc xử lý hàng tồn kho trong một DN sẽ là một hoạt động bình thường, chứ không hề bất thường vì nó liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Nếu vẫn còn không tin cách xử lý, xin mời các bác xem tiếp hướng dẫn kế toán Chuẩn mực "Hợp đồng xây dựng" ở Thông tư 105/2003/TT-BTC. Đại diện cho hàng tồn kho ở đây sẽ là TK 154.
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,030
410
83
46
Ninh Thuận
Mina chỉ xử lý theo thực tế, thế Tú Anh nghĩ sao khi anh Hyper nói như thế này
HyperVN nói:
ở trường hợp cụ thể này, NVL bị hỏng do bảo quản không tốt, không ai chấp nhận đưa nó vào giá vốn hàng bán cả
, nếu như làm theo chuẩn mực thì khối doanh nghiệp được lợi nhiều lắm đấy. Và ngay trong trường hợp này bạn domanhcuong đã đưa ngay vấn đề hàng tồn kho bảo quản không tốt chứ không phải hàng tồn kho bình thường.
Những chuẩn mực kế toán cũng là những chuẩn mực chung cho các hoạt động kế toán thực hiện, nó không phải là cái mới mà đó là những việc có trong thực tế nên xử lý như thế nào thôi.
Mina sẽ không bàn cãi tiếp về đề tài này nữa. Các bạn cứ tiếp tục và đưa ra câu kết luận để khóa đề tài.
 
D

domanhcuong

Guest
22/2/06
6
0
0
hanoi
the nay co duoc k?

1/Khi bán (thanh lý ) thì phải xuất hóa đơn,và cho vào thu nhập bất thường.
Còn về giá vốn bạn có thể hạch toán. Nợ 632/ Có 152 về nguyên vật liệu hư hao này.

2/ Về thành phẩm hỏng, bạn không thể làm giảm 155 đi được vì nó vẫn còn đó, chứ không phải thanh lý đi. Bạn có thể xử dụng tài khoản 159 để đánh giá lại giá trị thành phẩm tồn kho hư hỏng này.
 
D

domanhcuong

Guest
22/2/06
6
0
0
hanoi
Hay là thế này: Thanh ly NVL

Giup em voi.

1./ NVL (hoa chat) bao quan k tot nen bi hong tri gia khoang 20t, em lam BB bao hong NVL dong thoi cho Thanh ly so NVL do va thu dc khoang 5t.

- Vay em phai hach toan ntn?

- Giam NVL; so tyien thu hoi do em HT vao thu nhap bat thuong duoc k?
Bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 811: 20 tr
Có TK 152: 20 tr

và:
Nợ TK 111: 5 tr
Có TK 711: 5 tr
2./Cty em co 1 so Thanh pham hu hong k the sua chua dc.

em Ht nhu vay co dung k?

- N 811

C155

tra loi Giup em nha. Cam on nhieu.

Thong cam cho em danh chu ma k co dau.

vi em chang tim thay dau o dau ca...
Cũng tương tự như trên thôi.

Bây giờ người ta đã thay thế chữ "bất thường" bằng chữ "khác" rồi.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Bạn domanhcuong đã đưa câu trả lời qua tin nhắn của hai thành viên trên WKT lên. Trong đó có một câu trả lời của mình. Trong lúc vội vàng và ban đầu cũng suy nghĩ đơn giản như anh HyperVN, cho đó là khoản bất thường nên sẽ phải hạch toán vào TK 711 hoặc 811 cho thu nhập hoặc chi phí khi xử lý hàng tồn kho.

Nhưng, mình đã xem lại khi bạn zodiac muốn xin một lời khẳng định và bị anh HyperVN "sửa lưng".

* Theo Thông tư 89/2002/TT-BTC hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Hàng tồn kho": không chia ra các trường hợp mất mát, hao hụt, hỏng hóc hàng tồn kho vì lý do khách quan hay chủ quan. Chính vì vậy, không nói tới, không chia ra, tức là áp dụng cho cả hai trường hợp khách quan lẫn chủ quan.

Nếu hàng tồn kho bị mất mát, hao hụt, hỏng hóc thì giá trị của nó khi xử lý sẽ như sau (em hạch toán tắt qua một bước, không đưa qua TK 1381):

Nợ TK 111, 334...: Phần giá trị thu hồi được (có thể là bán, trừ lương nhân viên...)
Nợ TK 632: Phần giá trị còn lại của hàng tồn kho không thu hồi được
Có TK 151, 152, 153, 154, 155, 156...: Giá trị ban đầu của hàng tồn kho

Thu nhập từ việc xử lý hàng tồn kho như các bác nghĩ cho vào TK 711 đã được đưa trực tiếp vào TK 111, TK 334... Chi phí từ việc xử lý hàng tồn kho như các bác nghĩ cho vào TK 811 đã được đưa chính thức vào TK 632 rồi.

* Theo Thông tư 105/2003/TT-BTC hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Hợp đồng xây dựng": sẽ hướng dẫn hạch toán cụ thể hơn đối với một trong các tài khoản hàng tồn kho. Đó là TK 154. Em chỉ lấy một vài ví dụ về cách hạch toán những khoản mà các bác còn cho là bất thường (không thường xuyên) đối với hàng tồn kho.

- Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm khi thực hiện hợp đồng đạt hoặc vượt chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331.

- Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (chậm trễ do khách hàng gây nên, sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về thay đổi trong việc thực hiện hợp đồng):
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331.

- Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi (không đủ tính thực thi về mặt pháp lý):
Nợ TK 632
Có TK 154.

Toàn thấy hạch toán vào các tài khoản "bình thường" đấy chứ! Chả có "bất thường" tí nào cả.

Em lôi hai chuẩn mực ra để chứng minh cho kết luận của mình: Việc xử lý hàng tồn kho trong một DN sẽ là một hoạt động bình thường, chứ không hề bất thường vì nó liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Bác nào có kết luận khác thì cũng phải đưa ra dẫn chứng, không thể chỉ theo "trước đây mình nghĩ thế và bây giờ cũng vẫn vậy". Trước đây em cũng nghĩ thế nhưng bây giờ em đã nghĩ khác rồi.

Nhưng em cũng chả quên: Quyền tự do là của mỗi người, không ép buộc.
 
Sửa lần cuối:
L

Le Thu Thao

Guest
11/6/05
40
0
0
43
vietnam
Thanh lý vật liệu-cho em hỏi thêm với.

Nguyen Tu Anh nói:
* Theo Thông tư 89/2002/TT-BTC hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Hàng tồn kho":
Nếu hàng tồn kho bị mất mát, hao hụt, hỏng hóc thì giá trị của nó khi xử lý sẽ như sau (em hạch toán tắt qua một bước, không đưa qua TK 1381):

Nợ TK 111, 334...: Phần giá trị thu hồi được (có thể là bán, trừ lương nhân viên...)
Nợ TK 632: Phần giá trị còn lại của hàng tồn kho không thu hồi được
Có TK 151, 152, 153, 154, 155, 156...: Giá trị ban đầu của hàng tồn kho

Thu nhập từ việc xử lý hàng tồn kho như các bác nghĩ cho vào TK 711 đã được đưa trực tiếp vào TK 111, TK 334... Chi phí từ việc xử lý hàng tồn kho như các bác nghĩ cho vào TK 811 đã được đưa chính thức vào TK 632 rồi.

Gửi chị Tú Anh và các anh chị,
Lần trước em có hỏi chị Tú Anh nhưng em vẫn chưa hiểu hoàn toàn.
Cho em hỏi cụ thể trường hợp của công ty e:
- Vật liêu bị xây xước ko dùng được nữa
- Công ty em không có bảng tính định mức cho vật liệu hỏng
=> Như vậy nói đơn giản và túm lại là khi bộ phận báo cáo lên vật liệu hỏng (bên em sử dụng giá tiêu chuẩn), thì kế toán chỉ cần lập bảng tính ra giá trị hỏng và định khoản thẳng vào Nợ TK 632 / Có TK 152 có được ko?
* Em đưa thẳng quan TK 632 mà ko cần qua 1381 có được ko? Vì nội dung của TK 1381 là "tài sản thiếu chờ xử lý", nhưng T.Hợp của em là bì hỏng hóc chứ đâu có thiếu đâu ạ?
Trả lời giùm em với nhé. Em cũng đang cần lắm.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Trong các DN sản xuất, người ta xây dựng định mức đối với sản xuất sản phẩm. Có định mức dành cho sản phẩm hỏng, chứ không có định mức dành cho nguyên vật liệu hỏng.

Đối với nguyên vật liệu hỏng, phần giá trị không thể thu hồi được, bạn có thể hạch toán thẳng vào TK 632 luôn, không cần qua TK 1381 nữa. TK 1381 như là một TK trung gian thôi.
 
K

khucthuydu

Guest
18/3/06
5
0
0
tphcm
Ms Tú Anh nói đúng đấy, theo chuẩn mực mới thì phải hạch toán như sau:
+nvl: N 111 5tr
N 632 15tr
C 152 20tr
+sp hỏng: N 138/ C155 (khi chưa có quyết định xử lí)
hoặc N 111,334...
N 632
C 138 (khi đã có quyết định xử lí)
 
Dangthaituan_82

Dangthaituan_82

Trung cấp
25/3/06
65
4
0
42
Hải Phòng
Mình nghĩ bạn Anh Tú nói đúng đấy. Bởi vì nhóm TK 15 thuộc hàng tồn kho chính vì thế mà có thể hạch toán chung 1 cách được.
Chú ý thêm là hàng ở đây tự hỏng chứ không phải bạn ấy làm hỏng
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Le Thu Thao nói:
Gửi chị Tú Anh và các anh chị,
Lần trước em có hỏi chị Tú Anh nhưng em vẫn chưa hiểu hoàn toàn.
Cho em hỏi cụ thể trường hợp của công ty e:
- Vật liêu bị xây xước ko dùng được nữa
- Công ty em không có bảng tính định mức cho vật liệu hỏng
=> Như vậy nói đơn giản và túm lại là khi bộ phận báo cáo lên vật liệu hỏng (bên em sử dụng giá tiêu chuẩn), thì kế toán chỉ cần lập bảng tính ra giá trị hỏng và định khoản thẳng vào Nợ TK 632 / Có TK 152 có được ko?
* Em đưa thẳng quan TK 632 mà ko cần qua 1381 có được ko? Vì nội dung của TK 1381 là "tài sản thiếu chờ xử lý", nhưng T.Hợp của em là bì hỏng hóc chứ đâu có thiếu đâu ạ?
Trả lời giùm em với nhé. Em cũng đang cần lắm.

Trường hợp việc vật liệu hư hỏng, hay sản phẩm hư hỏng bất thường thì khi chưa có quyết định xử lý khoản hư hỏng nàyai chịu trách nhiệm thì có thể xem đó là 1381.

Còn như phát hiện và xử lý luôn thì :
- Phần trị giá hư hỏng trong định mức N632/C15*
-Phần hư hỏng ngoài định mức nếu bắt nhân viên bồi thường thì N1388/C15*. Nếu tình vào chi phí của DN thì: N811/Có 15*
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
xuantham nói:
Trường hợp việc vật liệu hư hỏng, hay sản phẩm hư hỏng bất thường thì khi chưa có quyết định xử lý khoản hư hỏng nàyai chịu trách nhiệm thì có thể xem đó là 1381.
Chị ơi, người ta sẽ tính định mức cho sản phẩm hỏng khi kết thúc quá trình sản xuất; chứ không tính định mức cho một trong các loại đầu vào khi bắt đầu quá trình sản xuất là nguyên vật liệu hỏng.

xuantham nói:
Nếu tình vào chi phí của DN thì: N811/Có 15*
Vẫn tính vào TK 632 thôi.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Nguyen Tu Anh nói:
Chị ơi, người ta sẽ tính định mức cho sản phẩm hỏng khi kết thúc quá trình sản xuất; chứ không tính định mức cho một trong các loại đầu vào khi bắt đầu quá trình sản xuất là nguyên vật liệu hỏng.


Vẫn tính vào TK 632 thôi.

Hôm nay đọc lại mới thấy giựt mình, cái này chị đã sai 1 lần - khi mới có TT 89, và hôm nay lại sai đúng ngay cái lổi ấy 1 lần nữa. :wall: Nguy hiểm quá!
 
P

Phương Nhi

Guest
1/7/06
13
0
0
Tp.HCM
Ý kiến của Nhi đưa ra sau đây các vị xem rồi cho ý kiến nhé
1/ Khi thanh lý nguyên vật liệu hư hỏng:
a/ Trị giá vốn nguyên vật liệu xuất thanh lý
Nợ 811
Có 152
b/ Tiền bán vật liệu thu được:
Nợ 111
Có 711
Có 3331
2/ Thành phẩm trong định mức:
- Nếu không tổ chức theo dõi riêng coi như nằm trong giá thành sản phẩm hoàn thành, chỉ ghi giảm chi phí của sản phẩm hoàn thành về khoản phế liệu tận thu:
Nợ 152
Có 154 (Sản phẩm đang chế tạo)
- Nếu tổ chức theo dõi riêng chi phí sản phẩm hỏng và sau đó kết chuyển khoản thiệt hại vào giá thành sản phẩm hoàn thành:
a/ Phản ánh trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
Nợ 154 (sản phẩm hỏng)
Có 154 (sản phẩm đang chế tạo)
b/ Khoản phế liệu thu nhập kho:
Nợ 152
Có 154
c/ Khoản chi phí sản phẩm hoàn thành phải chịu do sản phẩm hỏng sau khi trừ khoản phế liệu tận thu
Nợ 154 (SP đang chế tạo)
Có 154 (SP hỏng)
3/ Thành phẩm ngoài định mức:
a/ Nợ 154
Có 155
b/ Trị giá phế liệu thu hồi
Nợ 152
Có 154 ( SP hỏng)
c/ Kết quả xử lý khoản thiệt hại:
Nợ 154 (SP đang chế tạo) -> Tính vào Z sản phẩm
Nợ 1388 bắt bồi thường
Nợ 811
Có 154 (SP hỏng)
 
N

ninimoon

Guest
26/7/06
9
0
0
TP.HCM
Theo ý kiến của mình thì như sau, các bạn xem và bổ sung cho mình nha :friend:
- Cuối kỳ kế toán, tập hợp chi phí :
Nợ TK_154
Có TK_chi phí (621,622,627)

- Phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất nhập kho, ghi:
Nợ TK_152
Có TK_154

- Giá trị sản phẩm, vật tư bị mất mát, thiếu hụt trong sản xuất, ghi:
Nợ TK_138 hoặc 811
Có TK_ 154

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được trong định mức hạch toán chi phí sửa chữa vào TK_154, để sau đó vẫn kết chuyển vào giá thành thành phẩm (vì hỏng vẫn trong định mức)
Nợ TK_154
Có TK thích hợp (111,112) (chi tiền để sửa chữa...)

- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được trong định mức ( ghi như định khoản thu hồi phế liệu)

- Sản phẩm hỏng sửa chữa được nhưng ngoài định mức phần hỏng ngoài định mức theo dõi chi tiết riêng trên TK_154)

+Chi phí để sửa chữa :
Nợ TK_154 (chi tiết sp hỏng ngoải định mức)
Có TK_111,112,152...(chi tiền, nguyên vật liệu để sửa)

+ Bắt bồi thường:
Nợ TK_111,334 (nhận bồi thường bằng tiền, trừ lương..)
Có TK_154 (sản phẩm hỏng ngoài định mức)

+ Sau đó phần không được bồi thường và chi phí sửa chữa phải kết chuyển sang 811 (vì hỏng ngoài định mức nên ta không được để ở 154,vì như thế sẽ tính vào giá thành),ghi:
Nợ TK_811
Có TK_154 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức)

- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được ngoài định mức, ta vẫn theo dõi chi tiết riêng trên 154 như trên
+Nếu có nhận bồi thường, hạch toán như trên
+Phần còn lại không được bồi thường thì tính vào chi phí TK_811, hạch toán cũng nhu trên
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Các lập luận của các cao thủ cũng nhiều lắm rồi. Tôi xin góp vào 1 tí suy luận theo 1 hướng khác, dưới góc độ kế toán quản trị.
Nếu hạch toán vào hoạt động kinh doanh thông thường, theo kế toán quản trị ta thường xác định đối tượng, tập hợp theo đối tượng, hoặc chia đều cho từng thời kỳ kinh doanh, hàng tháng chẳng hạn.
Thí dụ trích trước các khoản dự phòng vào giá vốn, ta thường phân bổ đều vào các kỳ kinh doanh, hoặc chỉ trích bằng khoản bình quân của các kỳ. Nếu xác định kết quản KD liên tục các tháng, hàng tháng ta có thể hoàn nhập trích dự phòng và trích cho tháng tiếp theo. Nếu XD 3 công trỉnh lớn, ta phân bổ giá trị dự phòng vào 3 công trình đó theo tỷ lệ doanh thu chẳng hạn.
Trường hợp phát sinh NVL hư hõng nêu trên, có thể phân bổ được không? theo tôi là không do đó, đưa vào chi phí bất thường - thu nhập bật thường. Ta phải mua lại NVL mới thay thế cho số NVL cũ để tiếp tục KD bình thường.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

hungktbb

Guest
4/8/06
114
1
0
Ha Noi
Chào cả nhà!
Lâu nay bận quá nên không vào thâmccs bác được, có lỗi quá.
Rất vui vi thấy nhiều gương mặt mới, bên cạnh đó các cây cổ thụ vẫn hoạt động đều và cho những lời khuyên hữu ích.
Tôi có thắc mắc này muốn hỏi Nguyen Tu Anh và các bác:
Nguyên liệu tồn kho của Công ty tôi bị hỏng phải bán thanh lý. Tôi hạch toán như một số bác khác:
Thu tiền bán: Nợ 111/ Có 711, 3331
Giá vốn: Nợ 632/ Có 152
như vậy có được không? Hay phải hạch toán qua TK 821?
 
C

Cao Phuong Ngoc

Guest
19/11/07
1
0
0
TP.HCM
Mình cũng có 1 câu hỏi tương tự , xin mọi người giúp đỡ .
Hiện tại trong bảng nhập xuất tồn hàng hóa hàng tháng gửi thuế có 1 số mặt hàng thuộc về quà lưu niệm trị giá khỏang 8tr .Những mặt hàng này tồn tại quá lâu rồi , bên cty mình muốn xuất hết để ko làm bảng nhập xuất tồn đó nữa .
Sếp bảo là xuất 1 hóa đơn để thanh lý những mặt hàng đó với giá trị thấp có thể được hơn so với giá vốn .
Mình ko biết theo nguyên tắc kế tóan làm như thế có được ko ?
Trong hóa dơn bán ra mình có thể ghi là thanh lý hàng hóa đính kèm 1 bảng chi tiết các mặt hàng đó được hay ko ?
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chào cả nhà!
Lâu nay bận quá nên không vào thâmccs bác được, có lỗi quá.
Rất vui vi thấy nhiều gương mặt mới, bên cạnh đó các cây cổ thụ vẫn hoạt động đều và cho những lời khuyên hữu ích.
Tôi có thắc mắc này muốn hỏi Nguyen Tu Anh và các bác:
Nguyên liệu tồn kho của Công ty tôi bị hỏng phải bán thanh lý. Tôi hạch toán như một số bác khác:
Thu tiền bán: Nợ 111/ Có 711, 3331
Giá vốn: Nợ 632/ Có 152
như vậy có được không? Hay phải hạch toán qua TK 821?
Giá vốn bạn ghi N632 rồi thì thu được bạn ghi vào 511 mới lô gic chứ.
To Cao Phuong Ngoc: Bạn xem hướng dẫn trong thông tư 13/2006 để biết các thủ tục xử lý và cách hạch toán.
 
H

hungktbb

Guest
4/8/06
114
1
0
Ha Noi
Giá vốn bạn ghi N632 rồi thì thu được bạn ghi vào 511 mới lô gic chứ.
To Cao Phuong Ngoc: Bạn xem hướng dẫn trong thông tư 13/2006 để biết các thủ tục xử lý và cách hạch toán.
Cảm ơn bạn Hien.
Tuy nhiên đây là khoản bán thanh lý nên không hiểu nên cho vào 511 và 632 hay cho vào 821 và 711?
Thông tư 13/2006 bạn nói là đề cập đến việc trích lập dự phòng hàng tồn kho; tôi muốn hỏi thêm: Trong trường hợp NVL mua tháng 1 do quá trình bảo quản không đảm bảo bị hư hỏng (không xác định được trách nhiệm) thì xử lý thế nào? (vì chưa có trích lập dự phòng)
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Cảm ơn bạn Hien.
Tuy nhiên đây là khoản bán thanh lý nên không hiểu nên cho vào 511 và 632 hay cho vào 821 và 711?
Thông tư 13/2006 bạn nói là đề cập đến việc trích lập dự phòng hàng tồn kho; tôi muốn hỏi thêm: Trong trường hợp NVL mua tháng 1 do quá trình bảo quản không đảm bảo bị hư hỏng (không xác định được trách nhiệm) thì xử lý thế nào? (vì chưa có trích lập dự phòng)
Thanh lý vật tư thuộc hoạt động kinh doanh bình thường của DN nên hạch toán vào 632 và 511.
Trong TT 13 hướng dẫn đầy đủ cả trường hợp của bạn đấy chứ. Bạn chưa lập dự phòng thì coi như số dự phòng đã lập bằng 0 thôi.
Vật liệu hư hỏng phải hủy thì làm thủ tục như TT13, hạch toán N632, N111 (phần bán thu được tiền)/C152.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA