đối trừ 1331 và 33311

  • Thread starter salemok
  • Ngày gửi
S

salemok

Cao cấp
22/4/05
281
4
18
53
Ha noi
Mình hỏi lại một chút về đối trừ 1331 và 33311 cuối tháng nhé
Ví dụ: a- Tổng 1331 là 10 còn tổng 33311 là 7 thì đối trừ thế nào
Nợ 33311/1331: 10
Số dư 33311 cuối kỳ là dư Nợ 10-7=3
Còn số dư cuối kỳ 1331 =0
b- Tổng 1331 là 20 còn tổng 33311 là 25 thì đối trừ
Nợ 33311/1331: 20
Số dư cuối kỳ của 33311 là dư có 25-20=5
Còn 1331 số dư cuối kỳ =0

Mình thiệt tình chưa rõ về vụ này mong các bác chỉ giáo cụ thể ngay nhé Cám ơn (theo mình thì 1331 luôn không có số dư
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

minhnguyencr

Guest
Nếu 133 > 33311 thì TK 133 còn dư, có nghĩa là chưa khấu trừ hết, để lại khấu trừ tiếp cho tháng sau. Sau 3 tháng liên tục trở lên ( không phân biệt niên độ kế toán ) mà có số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết thì bạn có thể làm đề nghị hoàn thuế cho số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết này ( thủ tục thế nào thì bạn hỏi những ngừơi đã từng làm hồ sơ hoàn thuế là rõ nhất ).
Hạch toán: Nợ TK 33311/ Có TK 133: 7
TK 133 sẽ còn dư Nợ là 3
Nếu 33311 > 133 thì bạn có nghĩa là đầu ra lớn hơn đầu vào, phần chênh lệch này là phần phải nộp.
Hạch toán:
Nợ TK 33311/Có TK 133: 20
TK 33311 Dư Có là 5 -----> phải nộp 5
Thời hạn gửi tờ khai thuế là ngày 10 đầu tháng kế tiếp
Thời hạn nộp thuế ( 5 theo VD trên ) là ngày 25 tháng kế tiếp

OK?
 
K

kimsang_tn

Guest
13/3/06
4
0
0
41
Tay Ninh
Xin chào ban,
Theo mình hiểu, có lẽ bạn đã nhằm rồi đấy. Tài khoản 133 cuối kỳ vẫn có số dư, nếu trong tháng có phát sinh khoản thuế phải nộp nhà nước ( TK 333) thì chúng ta sẽ được cấn trừ số thuế GTGT dầu vào và thuế GTGT đầu ra của tháng đó.
+ Nếu TK133 > TK333 : thì DN được hoàn lại số thuế GTGT cấn trừ chưa hết. ( trong vòng 3 tháng )
+ Nếu TK133 < TK333: DN phải nộp thêm số thuế đầu ra phát sinh.
Theo như ví dụ a của bạn thì : Bạn sẽ kết chuyển bên có TK 333 sang bên nợ TK 333 là 7, như vậy, TK 333 cũa bạn là 0.
Đồng thời, ghi : Nợ TK 333/ Có Tk 133 : 7
Và cuối kỳ bạn còn dư nợ TK 133 :3 và bạn sẽ được hoàn lại 3.

Những gi minh biet được đấy, chúc bạn vui.
 
B

binhcanhsat

Guest
24/9/05
17
0
0
48
Hà Nội
Đúng là bé cái nhầm ở phần a rồi:
Bạn ghi thế này:
a- Tổng 1331 là 10 còn tổng 33311 là 7 thì đối trừ thế nào
Nợ 33311/1331: 10
Số dư 33311 cuối kỳ là dư Nợ 10-7=3
Còn số dư cuối kỳ 1331 =0

Cần định khoản lại thế này:
N33311/C1331: 7
Số dư cuối kỳ bên N1331:10-7=3
tức là VAT đầu ra của bạn nhỏ hơn đầu vào, số VAT=3 này sẽ được tiếp tục khấu trừ vào tháng kế tiếp hoặc sẽ được hoàn theo quy định.

b- Tổng 1331 là 20 còn tổng 33311 là 25 thì đối trừ
Nợ 33311/1331: 20
Số dư cuối kỳ của 33311 là dư có 25-20=5
Còn 1331 số dư cuối kỳ =0

Số dư trên 33311: 5 là số VAT phải nộp vì VAT ra>VAT vào
 
T

tranthihai

Trung cấp
27/12/05
85
0
0
40
Tp.Hồ Chí Minh
salemok nói:
theo mình thì 1331 luôn không có số dư
Bạn có quan điểm như vậy là sai rồi đấy, đúng như mọi người nói, TK1331 sẽ có số dư khi thuế GTGT trong kỳ của bạn còn được khấu trừ, TK33311 sẽ có số dư khi thuế GTGT trong kỳ của bạn còn phải nộp.
Cách hạch toán đúng trong T/h1: là Nợ 33311/1331: 7 ; Số dư cuối kỳ Nợ 1331: 3 (Số thuế còn được khấu trừ)
T/h2: Nợ 33311/1331: 20 ; Số dư cuối kỳ Có T33311: 5 (Số thuế còn phải nộp)
 
S

salemok

Cao cấp
22/4/05
281
4
18
53
Ha noi
Đơn giản dễ nhớ nhất là số đối trừ hàng tháng có giá trị bằng giá trị nhỏ nhất của tổng số phát sinh trong kỳ của 1331 hoặc 33311. sau đó tk nào còn dư hay không thì vào chữ "T" khắc biết. Và cuối tháng phải làm bút toán này một lần đúng không các bạn
 
T

tranthihai

Trung cấp
27/12/05
85
0
0
40
Tp.Hồ Chí Minh
salemok nói:
Đơn giản dễ nhớ nhất là số đối trừ hàng tháng có giá trị bằng giá trị nhỏ nhất của tổng số phát sinh trong kỳ của 1331 hoặc 33311. sau đó tk nào còn dư hay không thì vào chữ "T" khắc biết.
Đúng rồi đấy, đó cũng chính là cách mà mình vẫn áp dụng trong cách hạch toán của công ty mình.
salemok nói:
Và cuối tháng phải làm bút toán này một lần đúng không các bạn
Đúng rồi, cuối mỗi tháng ta đều phải làm bút toán này để kết chuyển số thuế được khấu trừ hoặc phải nộp trong tháng.
 
S

salemok

Cao cấp
22/4/05
281
4
18
53
Ha noi
Như Cty mình số dư đến cuối 2005 có dư Nợ 1331 và dư Có 33311. Mặc dù đã đối trừ hàng tháng rồi. Vẫn dúng chứ
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Mình không hiểu tại sao TK 33311 có số dư, chẳng lẽ hóa đơn do bạn phát hành mà vẫn không kê khai kịp sau.
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
AFC nói:
Mình không hiểu tại sao TK 33311 có số dư, chẳng lẽ hóa đơn do bạn phát hành mà vẫn không kê khai kịp sau.

33311 có số dư là trường hợp VAT đầu ra lớn hơn đầu vào, chính là số thuế phải nộp của tháng đó (số dư này thể hiện tại ô 40 tờ khai 01/GTGT), khi nộp báo cáo thuế tháng đó thì phải nộp số thuế này trong thời gian 25 ngày của tháng kế tiếp, định khoản N33311/C111 số thuế phải nộp, lúc này số dư đó biến mất, chỉ còn lại những phát sinh của tháng hiện tại.
 
Sửa lần cuối:
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
salemok nói:
theo mình thì 1331 luôn không có số dư

Những gì bạn hỏi được trả lời rõ lắm rồi nhé, mình chỉ giải thích thêm trường hợp 1331 có số dư khi thuế đầu ra ít hơn đầu vào, trường hợp này bạn sẽ được khấu trừ tiếp vào tháng sau (số dư này thể hiện tại ô 11 tờ khai 01/GTGT), khi được hoàn thuế thì ghi N111/C1331 thì số dư này biến mất.

Trường hợp các DN kinh doanh 100% xuất khẩu thì luôn luôn có số dư 1331 đấy bạn ạ.
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
OldNTV nói:
33311 có số dư chính là trường hợp VAT đầu ra lớn hơn đầu vào, số dư này chính là số phải nộp của tháng đó (thể hiện tại ô 40 tờ khai 01/GTGT), sau khi nộp báo cáo thuế tháng đó thì phải nộp số thuế này trong thời gian 25 ngày của tháng kế tiếp, định khoản N33311/C111 số thuế phải nộp, lúc này số dư đó biến mất, chỉ còn lại những phát sinh của tháng hiện tại.
Đương nhiên mình hiểu chuyển này rồi .
Nhưng vậy thì TK 133 làm sao có số dư vì theo ban ... vừa có số dư TK 133 vửa có số dư TK 33311.
Vì theo salemok "Như Cty mình số dư đến cuối 2005 có dư Nợ 1331 và dư Có 33311. Mặc dù đã đối trừ hàng tháng rồi."
Nếu khấu trừ đúng thì 1 trong 2 tài khoản này có số dư thôi chứ sao lại là cả 2.
 
Sửa lần cuối:
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
AFC nói:
Đương nhiên mình hiểu chuyển này rồi .
Nhưng vậy thì TK 133 làm sao có số dư vì theo ban ... vừa có số dư TK 133 vửa có số dư TK 33311.
Vì theo salemok "Như Cty mình số dư đến cuối 2005 có dư Nợ 1331 và dư Có 33311. Mặc dù đã đối trừ hàng tháng rồi."
Nếu khấu trừ đúng thì 1 trong 2 tài khoản này có số dư thôi chứ sao lại là cả 2.

Híc, bạn ơi, salemok vì chưa hiểu nên đưa ra 2 trường hợp a & b là ngược nhau để hỏi đó, bạn đọc kỹ lại xem, trong mỗi trường hợp chỉ có 1 TK có dư thôi mà.

Cái nick của bạn giống các câu lạc bộ bóng đá quá nhỉ (ASENAL FOOTBALL CLUB) :1luvu: , mong một ngày gặp nhau nhé. Thân
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Hu Hu, đọc kỹ lại bài số 8 của salemok rồi AFC ạ, mình pó hand rồi, không hiểu sao mà salemok lại làm thế được mới ghê.
 
A

AFC

Guest
18/3/06
135
1
0
HCM
Thì chỉ có hạch toán sai mới có số dư cả hai thôi, nếu làm đúng thì làm gì có số dư. Mình cũng gặp nhiều Cty có số dư cả 2 đấy nhưng vỉ họ hạch toán sai nên chưa điều chỉnh.
 
T

tranthihai

Trung cấp
27/12/05
85
0
0
40
Tp.Hồ Chí Minh
salemok nói:
Như Cty mình số dư đến cuối 2005 có dư Nợ 1331 và dư Có 33311. Mặc dù đã đối trừ hàng tháng rồi. Vẫn dúng chứ
Tại sao lại có thể dư cả hai TK được cơ chứ? Chính bạn nói số đối trừ là lấy toàn bộ giá trị của TK có tổng số phát sinh nhỏ hơn (TK 1331 hoặc 33311).
Nếu trong tháng có nhiều hóa đơn đầu vào hơn đầu ra thì còn dư Nợ TK1331, nếu có nhiều hóa đơn đầu ra hơn đầu vào thì còn dư có TK33311 chứ làm sao có đồng thời cả 2 số dư được.
Chỉ có thế vừa có số dư Nợ TK133 vừa có số dư Có TK333 thì có. Vì TK333 còn có chi tiết 3334 là thuế TNDN. Cho nên có thể thuế GTGT còn được khấu trừ nhưng thuế TNDN vẫn còn đang thiếu. Chứ còn thuế GTGT thì không thể vừa được khấu trừ vừa phải nộp được.
Bạn xem lại cách hạch toán của mình đi!
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
nguồn: www.kiemtoan.com.vn

Trong thực tế nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở nhiều tình huống khác nhau kế toán chưa tìm ra cách định khoản hợp lý và phù hợp với chế độ quy định nên khi lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế gặp rất nhiều khó khăn.

Về nghiệp vụ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Theo hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành, quy trình này hạch toán theo các bước:

- Khi doanh nghiệp lập và gửi bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế: Không định khoản.

- Khi doanh nghiệp nhận quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế: Không định khoản.

- Khi doanh nghiệp xử lý xong quyết định của cơ quan thuế.

Phần được hoàn, chờ khi nào nhận được tiền hoàn thuế, ghi: Nợ 111, 112 Có 133 (1331, 1332). Phần không được hoàn, tính vào chi phí, ghi: Nợ 621, 641, 642, 632, 627, 142... Có 133 (1331, 1332).

Qua quy trình nghiệp vụ hoàn thuế, từ khi doanh nghiệp lập bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến khi nhận được tiền hoàn thuế ta thấy phải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn cần thực hiện một số thủ tục (hồ sơ), ta có thể coi các hồ sơ này là một bộ chứng từ kế toán ghi nhận một nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh vì sau mỗi công đoạn, ý nghĩa của số thuế GTGT khác hẳn nhau. Khi doanh nghiệp chưa đề nghị hoàn (giai đoạn 1 chưa phát sinh) thì số thuế GTGT đầu vào này vẫn "còn được khấu trừ, còn được hoàn lại" (Luật thuế GTGT), nhưng khi doanh nghiệp đã đề nghị hoàn (giai đoạn 1 đã phát sinh) thì ý nghĩa của số thuế này hoàn toàn khác so với khi chưa đề nghị, lúc này cho dù doanh nghiệp chưa nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế và chưa nhận được tiền hoàn thuế thì nó cũng không được sử dụng để khấu trừ, hay tiếp tục đề nghị hoàn ở những kỳ sau. Như vậy số thuế đã đề nghị hoàn phải treo lại chờ cơ quan thuế ra quyết định mới được xử lý. Sau khi cơ quan thuế ra quyết định "không được hoàn" hoặc "được hoàn", doanh nghiệp mới được xử lý số thuế này. Phần không được hoàn tính vào chi phí, phần được hoàn doanh nghiệp làm thủ tục ra kho bạc nhận tiền (giai đoạn 3). Trong quy trình hạch toán này tồn tại hai bất hợp lý.

Thứ nhất, hai công đoạn đầu nếu ta không định khoản thì trên tài khoản 133(1331, 1332) tồn tại gộp cả "thuế còn được khấu trừ" và "thuế đã đề nghị hoàn không còn được khấu trừ" dễ dẫn đến sai lầm khi lập tờ khai thuế GTGT hoặc khi thực hiện khấu trừ thuế và đề nghị hoàn thuế ở những kỳ sau.

Thứ hai, khi kế toán lập bộ chứng từ đề nghị hoàn và khi nhận được quyết định được hoàn của cơ quan thuế mà không định khoản thì coi như đã bỏ sót chứng từ kế toán.

Phương pháp giải quyết: Theo chúng tôi để hạch toán được quy trình này ta cần mở thêm hai tài khoản chi tiết cho tài khoản 133:

-Tài khoản 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn": Tài khoản này sử dụng để theo dõi thuế GTGT đã đề nghị hoàn. Trong đó:

Bên nợ: phản ánh số thuế GTGT đã đề nghị hoàn. Bên có: Phản ánh số thuế GTGT đã nhận được quyết định được hoàn lại, và số thuế GTGT nhận được quyết định không được hoàn phải tính vào chi phí.

+ Số dư cuối kỳ: Phản ánh số thuế đã đề nghị hoàn nhưng chưa nhận được quyết định xử lý của cơ quan thuế.

-Tài khoản 1334 "Thuế GTGT đã được hoàn phải thu": Tài khoản này theo dõi thuế GTGT đã nhận được quyết định được hoàn nhưng chưa nhận được tiền hoàn.

+ Bên nợ: phản ánh số thuế GTGT đã được hoàn theo quyết định

+ Bên có: Phản ánh số thuế GTGT đã nhận được tiền hoàn.

+ Số dư cuối kỳ: Phản ánh số thuế đã được hoàn nhưng chưa nhận được tiền.

Định khoản:

Khi doanh nghiệp lập bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế và gửi cho cơ quan thuế: Ta chuyển số thuế đề nghị hoàn từ 1331, 1332 sang tài khoản 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn", ghi:

Nợ 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn"; Có 1331, 1332.

Khi nhận được quyết định hoàn thuế, ta xử lý như sau: Phần không được hoàn do cơ quan thuế loại ra thì tính vào chi phí, ghi: Nợ 621, 627, 632, 641, 642, 142... Có 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn". Phần được hoàn chuyển thành khoản thuế GTGT được hoàn phải thu, ghi: Nợ 1334 "thuế GTGT đã được hoàn phải thu"; Có 1333 "Thuế GTGT đã đề nghị hoàn". Khi nhận được tiền hoàn thuế, ghi: Nợ 111, 112; Có 1334" Thuế GTGT đã được hoàn phải thu".

Bạn xem bài Một số bất cập về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN
 
Sửa lần cuối:
huylt

huylt

Trung cấp
2/4/05
183
1
18
Hải Dương
AFC nói:
Thì chỉ có hạch toán sai mới có số dư cả hai thôi, nếu làm đúng thì làm gì có số dư. Mình cũng gặp nhiều Cty có số dư cả 2 đấy nhưng vỉ họ hạch toán sai nên chưa điều chỉnh.
AFC nghĩ sao trong trường hợp này:
Tháng 11 phát sinh thuế phải nộp, VD: 10 tr
Tháng 12 phát sinh thuế còn được khấu trừ: 15 tr
Nếu như DN chưa nộp số 10 tr đó vào NN thì thời điểm cuối tháng 12 sẽ dư cả 133 và 333 chứ nhỉ?
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
huylt nói:
AFC nghĩ sao trong trường hợp này:
Tháng 11 phát sinh thuế phải nộp, VD: 10 tr
Tháng 12 phát sinh thuế còn được khấu trừ: 15 tr
Nếu như DN chưa nộp số 10 tr đó vào NN thì thời điểm cuối tháng 12 sẽ dư cả 133 và 333 chứ nhỉ?
Quá đúng, nhưng chỉ trong ngắn hạn vì khó nợ Nhà nước lém trừ khi mình chây ì. :error:
 
huylt

huylt

Trung cấp
2/4/05
183
1
18
Hải Dương
OldNTV nói:
Quá đúng, nhưng chỉ trong ngắn hạn vì khó nợ Nhà nước lém trừ khi mình chây ì. :error:
Em cũng biết làm như thế cũng là không đúng, nhưng có điều là không phải là không thể xảy ra như bác AFC nói, Híc híc xếp không chi tiền thì lấy đâu ra mà nộp chứ các bác?:wall:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA