Kế toán xây dựng

  • Thread starter Phạm Văn Khang
  • Ngày gửi
Phạm Văn Khang

Phạm Văn Khang

Cao cấp
19/12/05
1,360
31
48
Thái Bình - TP.HCM
Các bạn cho mình hỏi chút xíu
Cty mình mới bổ xung thêm ngành nghề: xây dựng công trình dân dụng.
Mình không biết cách hạch toán bắt đầu như thế nào?
- Về nguyên vật liệu?
- Về chi phí nhân công?
- Phân bổ chi phí?
- .......
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
V

Vothuong

Guest
18/4/06
7
0
0
43
484 bạch đằng
Xin chào các bạn! Bữa giờ mình cũng đang vướng mắc giống anh Khang vậy, mình thấy bên xây dựng sao nó có nhiều vấn đề quá...Nhờ mấy anh chị chỉ thêm dùm mình với....
Cảm ơn trước nhé!
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Kế toán xây dựng tư nhân

Kế toán xây dựng được theo dõi và hạch toán như kế toán sản xuất. Chi phí XD chia ra làm 4 loại chính:
1. Chi phí NVL - TK 621
2. Chi phí nhân công - TK 622
3. Chi phí máy thi công TK 623
4. Chi phí sản xuất chung TK 627
Bạn có thể sử dụng TK154 nhưng cấp 2 phải mở chi tiết cho 4 loại trên. Riêng chi phí nhân công thuê ngoài bằng hợp đồng thi công (có xuất hóa đơn) hay hợp đồng giao khoán (mẫu 08/LĐTL) cũng hạch toán vào 622 hoặc căn cứ vào nội dung giao khoán. Chi phí Coffa, giàn giáo... được xem là chi phí nhân công. Chi phí NVL được chia thành các nhóm chính: Gạch-Cát-Đá, Xi măng, Sắt thép, v...v.
Tất cả các chi phí trên được theo dõi theo đối tượng, đối tượng ở đây là hợp đồng hoặc hạng mục chi tiết trên hợp dồng.
Tại công trình, khi mua NVL chưa thanh toán kế toán công trình hoặc cai/thầu phải theo dõi số NVL nhập và sử dụng trong ngày. Số liệu này theo dõi trên sổ Nhật ký công trình, sổ này thường có chữ ký của Giám sát thi công bên A. Sổ này không cần mẫu, chép tay vào tập viết cũng được. Nếu ghi chuẩn theo mẫu thống nhất kèm các thông tin về chứng từ (hóa đơn) thì càng tốt.
Định ký kế tóan căn cứ vào Nhật ký và đối chiếu với hóa đơn mua, nếu chưa có hóa đơn thì cố gắng lấy về cho đủ.
Căn cứ vào Nhật ký kế toán theo dõi Nhập xuất NVL như kế toán sản xuất, tính giá xuất kho để xác định chi phí NVL xuất dùng trong kỳ. Chứng từ sổ sách sử dụng là phiếu Nhập, Xuất, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết chi phí NVL cho từng công trình (mỗi công trỉnh, hạng mục công trình là 1 sổ).
Về chi phí lương thì theo dõi như các hình thức SX, chi phí lương dễ theo dõi nên tôi không đề cập ở đây. Lưu ý 1 điều, đối với HĐLĐ thời vụ dưới 3 tháng, bạn cần lưu giữ ít nhất bản sao CMND của công nhân và hồ sơ đăng ký LĐ, HĐLĐ kèm thông tin tạm trú. Tốt nhất bạn lập 1 danh sách lao động đang làm việc tại công trình rồi lên công an phường nơi có công trình thì công, hoặc ban quản lý DA.. để xác nhận. Đây cũng là 1 chứng từ chứng minh về việc sử dụng lao động của DN.
Khi kết thúc hợp đồng, kế toán cần tập hợp được bảng tổng hợp chi phí bao gồm:
1. Chi phí NVL, chi tiết mỗi loại Xi măng, Gạch, cát, Đá... là bao nhiêu
2. Chi phí nhân công
3. Chi phí máy thi công
4. Chi phí khác
Những số liệu trên lấy từ sổ chi tiết chi phí, bảng lương, nó phải tương đương với bảng dự toán và bảng quyết toán công trình, đi sâu vào kỹ thuật thì nó phải tương đương với bảng chiết tính chi phí từ bản vẽ hoàn công. Nếu không có dự toán thì tỷ lệ các loại chi phí trên phải hợp lý để dễ giải trình với cơ quan thuế. Trường hợp có sự chênh lệch quá khó giải trình thì bạn có thể đối phó như sau:
1. Thay đổi nội dung hợp đồng bằng phụ kiện, "chiêu" thường áp dụng nhất là thêm/bớt thi công phần thô, phần bê tông, phần mái v...v
2. Thỏa thuận với bên A về 1 số loại vật tư, thí dụ bên B mua vật tư không đúng yêu cầu nên Bên A tự mua khoản này v...v Trường hợp này thì giá trị HĐ phải thay đổi 1 tí...
3. Lùi lại thời hạn hợp đồng, có 1001 lý do để lùi.

Trường hợp không thu thập được số liệu từ nhật ký công trình, bạn phải dựa vào dự toán để tự xây dựng Nhật ký, sau đó dựa vào chứng từ hóa đơn để can đối NVL phải xuất. Cách làm này phiêu lưu và cũng rất khó khăn, nhất là khi hóa đơn lấy về không đầy đủ.
Có thể các công ty XD khác làm rất đơn giản và cũng... qua. Cái đó tôi không dám chắc nhưng làm thật kỹ vẫn hơn.

Vài lời chia sẻ cùng các bạn.
 
Sửa lần cuối:
Phạm Văn Khang

Phạm Văn Khang

Cao cấp
19/12/05
1,360
31
48
Thái Bình - TP.HCM
Cám ơn Adam Tran rất nhiều.
Cho mình hỏi thêm tí nhé.
Về Chi phí nhân công , NVL... thì phải có định mức không?
Ví dụ: XM bao nhiêu, Sắt bao nhiêu?...
Vì ở Cty mình ông giám đốc cứ đến cuối tháng gom HĐ về, có khi cả HĐ tháng trước chưa đưa kêu mình xuất hết ra công trình. Kể cả hàng hoá 1561 mình đã nhập kho để bán cũng kêu xuất ra Ctrình hết như vậy có ổn không?
Nhiều khi Giám đốc còn xin được HĐ cũng kêu mình xuất ra công trình.

Xin các bạn cùng cho lời khuyên nhé.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Phạm Văn Khang nói:
Về Chi phí nhân công , NVL... thì phải có định mức không?
Ví dụ: XM bao nhiêu, Sắt bao nhiêu?...
Chi phí cho từng công trình phải có định mức chứ! Định mức chính là con số thể hiện trên dự toán. Khi nào quyết toán, những chi phí thừa so với dự toán sẽ bị bóc ra hết đấy!

Phạm Văn Khang nói:
Vì ở Cty mình ông giám đốc cứ đến cuối tháng gom HĐ về, có khi cả HĐ tháng trước chưa đưa kêu mình xuất hết ra công trình. Kể cả hàng hoá 1561 mình đã nhập kho để bán cũng kêu xuất ra Ctrình hết như vậy có ổn không?Nhiều khi Giám đốc còn xin được HĐ cũng kêu mình xuất ra công trình.
Nguyên vật liệu xuất vào công trình phải có thật, tất nhiên phải có hóa đơn kèm theo. Nhưng điều đấy không có nghĩa là: có hóa đơn kèm theo mà chẳng thực xuất gì cả.

Ông giám đốc của bạn liều quá!
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Phạm Văn Khang nói:
Vì ở Cty mình ông giám đốc cứ đến cuối tháng gom HĐ về, có khi cả HĐ tháng trước chưa đưa kêu mình xuất hết ra công trình. Kể cả hàng hoá 1561 mình đã nhập kho để bán cũng kêu xuất ra Ctrình hết như vậy có ổn không?
Nhiều khi Giám đốc còn xin được HĐ cũng kêu mình xuất ra công trình.

Xin các bạn cùng cho lời khuyên nhé.
Bạn Có thể tải thông tư 88 VỀ CHI PHÍ HỢP LỆ hợp lý cho giám đốc bạn tham khảo ! Có thể giám đốc của bạn không hiểu nhiều về vấn đề này ! Bạn cần lập ra các quy định về thanh toán chứng từ và thẩm quyền ký duyệt để hạn chế trường hợp như giám đốc bạn !
 
Sửa lần cuối:
Phạm Văn Khang

Phạm Văn Khang

Cao cấp
19/12/05
1,360
31
48
Thái Bình - TP.HCM
Xây dựng dân dụng

BUI CHI THANH nói:
Bạn Có thể tải thông tư 88 VỀ CHI PHÍ HỢP LỆ hợp lý cho giám đốc bạn tham khảo ! Có thể giám đốc của bạn không hiểu nhiều về vấn đề này ! Bạn cần lập ra các quy định về thanh toán chứng từ và thẩm quyền ký duyệt để hạn chế trường hợp như giám đốc bạn !

Bạn có thể cho mình biết rõ về TT 88 ngày, tháng, năm của Thông tư được không? Mình cám ơn nhiều.
 
Nguyen Tu Anh

Nguyen Tu Anh

Cao cấp
23/2/05
5,608
23
38
Hà Nội - TP. HCM
Chắc không phải Thông tư 88/2004/TT-BTC ngày 01/9/2004 sửa đổi, bổ sung Thông tư 128/2003/TT-BTC về thuế TNDN đấy chứ bác?

Đưa ra văn bản thì tối thiểu cũng phải kèm số năm chứ ạ. Một năm có biết bao nhiêu văn bản và đầu mỗi năm, văn bản lại được đánh số từ đầu.

BUI CHI THANH nói:
Bạn Có thể tải thông tư 88 VỀ CHI PHÍ HỢP LỆ hợp lý cho giám đốc bạn tham khảo !
 
The End

The End

^^
25/9/07
297
0
16
EveryWhere
Kế toán xây dựng được theo dõi và hạch toán như kế toán sản xuất. Chi phí XD chia ra làm 4 loại chính:
1. Chi phí NVL - TK 621
2. Chi phí nhân công - TK 622
3. Chi phí máy thi công TK 623
4. Chi phí sản xuất chung TK 627
Bạn có thể sử dụng TK154 nhưng cấp 2 phải mở chi tiết cho 4 loại trên. Riêng chi phí nhân công thuê ngoài bằng hợp đồng thi công (có xuất hóa đơn) hay hợp đồng giao khoán (mẫu 08/LĐTL) cũng hạch toán vào 622 hoặc căn cứ vào nội dung giao khoán. Chi phí Coffa, giàn giáo... được xem là chi phí nhân công. Chi phí NVL được chia thành các nhóm chính: Gạch-Cát-Đá, Xi măng, Sắt thép, v...v.
Tất cả các chi phí trên được theo dõi theo đối tượng, đối tượng ở đây là hợp đồng hoặc hạng mục chi tiết trên hợp dồng.
Tại công trình, khi mua NVL chưa thanh toán kế toán công trình hoặc cai/thầu phải theo dõi số NVL nhập và sử dụng trong ngày. Số liệu này theo dõi trên sổ Nhật ký công trình, sổ này thường có chữ ký của Giám sát thi công bên A. Sổ này không cần mẫu, chép tay vào tập viết cũng được. Nếu ghi chuẩn theo mẫu thống nhất kèm các thông tin về chứng từ (hóa đơn) thì càng tốt.
Định ký kế tóan căn cứ vào Nhật ký và đối chiếu với hóa đơn mua, nếu chưa có hóa đơn thì cố gắng lấy về cho đủ.
Căn cứ vào Nhật ký kế toán theo dõi Nhập xuất NVL như kế toán sản xuất, tính giá xuất kho để xác định chi phí NVL xuất dùng trong kỳ. Chứng từ sổ sách sử dụng là phiếu Nhập, Xuất, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết chi phí NVL cho từng công trình (mỗi công trỉnh, hạng mục công trình là 1 sổ).
Về chi phí lương thì theo dõi như các hình thức SX, chi phí lương dễ theo dõi nên tôi không đề cập ở đây. Lưu ý 1 điều, đối với HĐLĐ thời vụ dưới 3 tháng, bạn cần lưu giữ ít nhất bản sao CMND của công nhân và hồ sơ đăng ký LĐ, HĐLĐ kèm thông tin tạm trú. Tốt nhất bạn lập 1 danh sách lao động đang làm việc tại công trình rồi lên công an phường nơi có công trình thì công, hoặc ban quản lý DA.. để xác nhận. Đây cũng là 1 chứng từ chứng minh về việc sử dụng lao động của DN.
Khi kết thúc hợp đồng, kế toán cần tập hợp được bảng tổng hợp chi phí bao gồm:
1. Chi phí NVL, chi tiết mỗi loại Xi măng, Gạch, cát, Đá... là bao nhiêu
2. Chi phí nhân công
3. Chi phí máy thi công
4. Chi phí khác
Những số liệu trên lấy từ sổ chi tiết chi phí, bảng lương, nó phải tương đương với bảng dự toán và bảng quyết toán công trình, đi sâu vào kỹ thuật thì nó phải tương đương với bảng chiết tính chi phí từ bản vẽ hoàn công. Nếu không có dự toán thì tỷ lệ các loại chi phí trên phải hợp lý để dễ giải trình với cơ quan thuế. Trường hợp có sự chênh lệch quá khó giải trình thì bạn có thể đối phó như sau:
1. Thay đổi nội dung hợp đồng bằng phụ kiện, "chiêu" thường áp dụng nhất là thêm/bớt thi công phần thô, phần bê tông, phần mái v...v
2. Thỏa thuận với bên A về 1 số loại vật tư, thí dụ bên B mua vật tư không đúng yêu cầu nên Bên A tự mua khoản này v...v Trường hợp này thì giá trị HĐ phải thay đổi 1 tí...
3. Lùi lại thời hạn hợp đồng, có 1001 lý do để lùi.

Trường hợp không thu thập được số liệu từ nhật ký công trình, bạn phải dựa vào dự toán để tự xây dựng Nhật ký, sau đó dựa vào chứng từ hóa đơn để can đối NVL phải xuất. Cách làm này phiêu lưu và cũng rất khó khăn, nhất là khi hóa đơn lấy về không đầy đủ.
Có thể các công ty XD khác làm rất đơn giản và cũng... qua. Cái đó tôi không dám chắc nhưng làm thật kỹ vẫn hơn.

Vài lời chia sẻ cùng các bạn.

Thưa bác adam_tran. Em mong sự júp đỡ của bác. Cty em làm về xây dựng và thi công đồ nội thất, bên em ký hđ với bên A, sau đó giao khoán toàn bộ nhân công và NVL cho bên C. Sau khi bên C nghiệm thu và bàn giao ctrình cho bên em, thì em ko rõ fải hạch toán thế nào (nếu hạch toán = tay thì em sẽ cho thẳng: N632, N133/C331) nhưng do fải làm trên fần mềm, mà fần mềm của em khi bán hàng thì fải qua fiếu xuất kho (cái này thì mới xđ đc giá vốn, mà muốn xđ giá vốn của trình thì lại fải qua 1 bước nhập kho nữa). Nhưng em ko rõ, các sản phẩm nội thất (bàn, ghế, tủ...) thì em nên hạch toán vào TK nào? (Em hạch toán vào TK156 có đc ko ạh?) Còn nếu ctrình là thi công lát sàn, thì em cũng hạch toán vào TK 156 có đc ko ạh? Mong sự júp đỡ của anh. Bên em là DN vừa và nhỏ.
 
The End

The End

^^
25/9/07
297
0
16
EveryWhere
Thưa bác adam_tran. Em mong sự júp đỡ của bác. Cty em làm về xây dựng và thi công đồ nội thất, bên em ký hđ với bên A, sau đó giao khoán toàn bộ nhân công và NVL cho bên C. Sau khi bên C nghiệm thu và bàn giao ctrình cho bên em, thì em ko rõ fải hạch toán thế nào (nếu hạch toán = tay thì em sẽ cho thẳng: N632, N133/C331) nhưng do fải làm trên fần mềm, mà fần mềm của em khi bán hàng thì fải qua fiếu xuất kho (cái này thì mới xđ đc giá vốn, mà muốn xđ giá vốn của trình thì lại fải qua 1 bước nhập kho nữa). Nhưng em ko rõ, các sản phẩm nội thất (bàn, ghế, tủ...) thì em nên hạch toán vào TK nào? (Em hạch toán vào TK156 có đc ko ạh?) Còn nếu ctrình là thi công lát sàn, thì em cũng hạch toán vào TK 156 có đc ko ạh? Mong sự júp đỡ của anh. Bên em là DN vừa và nhỏ.

hic bác nào júp em mới
 
H

hanhdth86

Guest
3/7/08
1
0
0
37
165 Phan Chu Trinh
Chào các anh chị!
Em cũng đang thắt mắc một số đề. Em cũng mới ra trường mà em đang làm bên Trang trí nội thất nên mấy anh chị trả lời giúp em.
Có những chi phí mà đi làm cho ctrình mà không hoá đơn như: mua ốc vít, băng keo vvv..., mua nước đá cho công nhân... như vậy thì mình phải đưa như thế nào để cho hợp lí.
 
T

tranhang9612

Guest
7/6/08
2
0
1
TP-Vinh
Cho em hỏi??????????
Em vừa mới bắt đầu làm kế toán xây dựng. Bên em được thuê để thi công công trình.Em cầm tập chứng từ thấy, Tổng giá trị tiền dự toán bằng quyết toán, bằng hóa đơn GTGT xuất ra theo từng hạng mục công trình.Và trong dự toán có định mức đơn giá nhân công, NVL....
Vậy khi hạch toán Cpí NC, NVL thì em phải lấy giá trị tiền thư thế nảo????????
Mà công trình nhỏ thôi. Khoảng 20-50 triệu . NC thuê ngoài hết. mà công ty chảng có bảng lương hay hợp đồng thuê ngoìa gid hêt. vậy phải làm hợp đồng theo định mức như thê nào?????????
Có thê mail cho em được không?????/ Mail: tranhang9612@yahoo.com
 
T

tranhang9612

Guest
7/6/08
2
0
1
TP-Vinh
Hạch toán chi phí xây dựng

:atom:Cho em hỏi??????????
Em vừa mới bắt đầu làm kế toán xây dựng. Bên em được thuê để thi công công trình.Em cầm tập chứng từ thấy, Tổng giá trị tiền dự toán bằng quyết toán, bằng hóa đơn GTGT xuất ra theo từng hạng mục công trình.Và trong dự toán có định mức đơn giá nhân công, NVL....
Vậy khi hạch toán Cpí NC, NVL thì em phải lấy giá trị tiền thư thế nảo????????
Mà công trình nhỏ thôi. Khoảng 20-50 triệu . NC thuê ngoài hết. mà công ty chảng có bảng lương hay hợp đồng thuê ngoìa gid hêt. vậy phải làm hợp đồng theo định mức như thê nào?????????
Có thê mail cho em được không?????/ Mail: tranhang9612@yahoo.com
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
:atom:Cho em hỏi??????????
Em vừa mới bắt đầu làm kế toán xây dựng. Bên em được thuê để thi công công trình.Em cầm tập chứng từ thấy, Tổng giá trị tiền dự toán bằng quyết toán, bằng hóa đơn GTGT xuất ra theo từng hạng mục công trình.Và trong dự toán có định mức đơn giá nhân công, NVL....
Vậy khi hạch toán Cpí NC, NVL thì em phải lấy giá trị tiền thư thế nảo????????
Mà công trình nhỏ thôi. Khoảng 20-50 triệu . NC thuê ngoài hết. mà công ty chảng có bảng lương hay hợp đồng thuê ngoìa gid hêt. vậy phải làm hợp đồng theo định mức như thê nào?????????
Có thê mail cho em được không?????/ Mail: tranhang9612@yahoo.com

Một cách rất đơn giản thôi, chi phí thực tế phát sinh như thế nào bạn ghi nhận như vậy. Chi phí nhân công thực tế phải trả bao nhiêu thì bạn lập bảng tính lương (thủ tục thì bác adamtrans đã nói ở trên rồi), chi phí nguyên vật liệu thực tế nhập cho công trình thì bạn lấy hóa đơn đầu vào theo thực tế đó ===> Thu - chi = Lợi nhuận thực tế của công trình.
Trừ trường hợp công trình lãi nhiều quá mà phải xử lý thì bạn hãy căn cứ vào quyết toán được duyệt để lấy thêm chi phí, về mặt nguyên tắc thì khối lượng giữa quyết toán được duyệt và khối lượng vật tư trên hóa đơn phải khớp nhau hoặc có một dung sai nhỏ gọi là hao hụt (để sau này bạn Nguyen Tu Anh vào kiểm toán không bóc ra), còn đơn giá mua bạn có thể nâng lên để tăng giá trị chi phí đầu vào, nhưng tăng một lượng vừa phải thôi, không được vượt quá 20% giá thị trường tại thời điểm đó.
Và một nguyên tắc nữa trong xử lý kế toán để bạn Nguyễn Tú Anh không thắc mắc, cũng như các bác thuế không nói vào đâu được khi bạn đã xử lý như vậy là: Nếu giá trị chi phí lấy thêm là lớn thì bạn hãy lập hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán, nhập - xuất kho, và có phát sinh động tác trả tiền (có thể bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt), tức là lưu chuyển tiền tệ đi cùng với chi phí đầu vào.
 
Sửa lần cuối:
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Chào các anh chị!
Em cũng đang thắt mắc một số đề. Em cũng mới ra trường mà em đang làm bên Trang trí nội thất nên mấy anh chị trả lời giúp em.
Có những chi phí mà đi làm cho ctrình mà không hoá đơn như: mua ốc vít, băng keo vvv..., mua nước đá cho công nhân... như vậy thì mình phải đưa như thế nào để cho hợp lí.

:wall: Có 1001 cách để làm cho nó thành hợp lý, tại sao bạn không thử nghĩ một chút nhỉ? Nếu nó nhỏ thôi thì có thể xử lý qua nhân công, hoặc nếu không thì sao không gom lại các chi phí đó rồi cho vào 1 hóa đơn khác,...
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
hic bác nào júp em mới
Như bạn nói thì là bên bạn bán toàn bộ hợp đồng cho 1 đơn vị C, hoặc có thể coi C là nhà thầu phụ của bạn. Điều quan trọng là khi bên C xuất hóa đơn cho bên bạn thì sẽ xuất như thế nào? Nếu xuất cho bạn chi tiết bàn, ghế, kệ,... thì bạn mới có động tác nhập kho (khi đó mới có số lượng mà). Còn khi bên C chi xuất cho bạn 1 hóa đơn tổng thể là Giá trị thi công công trình.... thì bạn không nhập kho được, khi đó coi là thầu phụ và vào chứng từ kế toán khác (phần mềm nào cũng có) để hạch toán vào TK 154 rồi sau đó chuyển sang 632 sau.
Bạn thử xem như thế nào?:051:
 
P

phanbichhanh

Trung cấp
15/7/08
68
4
8
54
tren troi
Theo mình khi nhận hóa đơn của bên Cthì bạn hạch toán
Nợ Tk154
Nợ TK 133
có tk331
Khi bạn xuất bàn ghế,tủ hoặc gạch lát sàn thì bạn coi nó như là chi phí vậtliệubạn hạch toán
khi bạn mua về
Nợ tk 621
nợ tk133
có tk 112.112.331
sau đó kết chuyển chi phí
Nợ tk 154
có tk621
rồi bạn kết chuyển giá vốn hàng bán
nợ tk 632
có tk154
 
T

tyfnmax

Guest
2/5/04
40
0
0
HN
Thưa bác adam_tran. Em mong sự júp đỡ của bác. Cty em làm về xây dựng và thi công đồ nội thất, bên em ký hđ với bên A, sau đó giao khoán toàn bộ nhân công và NVL cho bên C. Sau khi bên C nghiệm thu và bàn giao ctrình cho bên em, thì em ko rõ fải hạch toán thế nào (nếu hạch toán = tay thì em sẽ cho thẳng: N632, N133/C331) nhưng do fải làm trên fần mềm, mà fần mềm của em khi bán hàng thì fải qua fiếu xuất kho (cái này thì mới xđ đc giá vốn, mà muốn xđ giá vốn của trình thì lại fải qua 1 bước nhập kho nữa). Nhưng em ko rõ, các sản phẩm nội thất (bàn, ghế, tủ...) thì em nên hạch toán vào TK nào? (Em hạch toán vào TK156 có đc ko ạh?) Còn nếu ctrình là thi công lát sàn, thì em cũng hạch toán vào TK 156 có đc ko ạh? Mong sự júp đỡ của anh. Bên em là DN vừa và nhỏ.
Nợ 154, nợ 133 có 331 ( 154 chi tiết cho từng công trình). Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cứ cho hết vào 154. Không cần 621 622 627
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA