Vốn pháp định

  • Thread starter ba vi
  • Ngày gửi
B

ba vi

Guest
28/11/11
34
1
8
34
Minh Châu - Ba Vi - Hà Nội
anh chị ơi giúp em với. Công ty em vốn pháp định là 7tỷ nhưng không góp 1 lúc mà góp dần ạh, thế thì em phải làm giấy góp vốn từng đợt nhưng mà trong trời gian bao lâu em phải đủ 7 tỷ đó trên giấy tờ hợp lệ ạh. nghĩa là mồi tháng em phải cho là góp vốn là bao nhiêu triệu đó mặc dù không phải vậy. EM mới vào nghề anh chị giúp em vớiư. em nghĩ đơn giản là khi nào góp vốn thì ht thui
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
M

maithicambich

Sơ cấp
26/4/10
12
1
1
36
tp hcm
Trong luật doanh nghiệp có quy định rõ là mấy tháng phải góp đủ đó, bạn xem trong luật nha.(hình như là 3 tháng hay sao ấy mình không nhớ rõ). Còn góp được bao nhiêu thì cứ làm biên bản góp vốn cho các thành viên là được rồi.
 
mynhan

mynhan

Cao cấp
18/10/07
243
5
0
Đến từ Triều Châu
Ðề: Vốn pháp định

anh chị ơi giúp em với. Công ty em vốn pháp định là 7tỷ nhưng không góp 1 lúc mà góp dần ạh, thế thì em phải làm giấy góp vốn từng đợt nhưng mà trong trời gian bao lâu em phải đủ 7 tỷ đó trên giấy tờ hợp lệ ạh. nghĩa là mồi tháng em phải cho là góp vốn là bao nhiêu triệu đó mặc dù không phải vậy. EM mới vào nghề anh chị giúp em vớiư. em nghĩ đơn giản là khi nào góp vốn thì ht thui

Bạn cần nêu rõ loại hình doanh nghiệp của bạn là loại hình nào? (Công Ty TNHH, Công Ty Cổ Phần)

Xin phép SMOD, MOD cho Mỹ Nhân trích dẫn bài này để cả nhà có tư liệu đọc thêm
Vốn điều lệ của công ty từ quy định của Nghị định 102/2010/NĐ-CP

Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời tạo nên một luồng sinh khí mới cho nền thương nghiệp nước nhà. Trên cơ sở đó, Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật này được ban hành. Sau ba năm thực hiện, ngày 01/10/2010 Chính phủ ban hành Nghị định 102/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 139/2007/NĐ-CP. Được ban hành sau hơn bốn năm thực thi Luật Doanh nghiệp, Nghị định 102/2010/NĐ-CP mang đến niềm hi vọng sẽ có những hướng dẫn tích cực trong việc thi hành Luật Doanh nghiệp. Tuy vậy, trên thực tế, vấn đề tài chính của công ty - mà chủ yếu là vốn của công ty (bao hàm cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) - được hướng dẫn bởi Nghị định cần phải được xem xét lại trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

1. Bản chất của vốn góp

Góp vốn là việc thành viên công ty chuyển tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu công ty. Trên thực tế, việc góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ tạo nên quy chế pháp lý khác nhau đối với người góp vốn. Với vai trò là đạo luật ghi nhận các mô hình kinh doanh, việc tạo lập nên sự phong phú của các mô hình là một điều cần thiết cho các lựa chọn khởi nghiệp. Trong một chừng mực nào đó, Luật Doanh nghiệp 2005 đã thành công trong việc đa dạng hoá các lựa chọn này. Ước mơ khởi nghiệp của người Việt được trân trọng khi nhà làm luật Việt Nam đã ghi nhận hầu hết những mô hình doanh nghiệp phổ biến của thế giới. Một trong những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất bởi các nhà kinh doanh là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (CTCP). Câu hỏi đặt ra là hai loại hình này có ưu điểm gì mà được sự ưu ái trên?

1.1.Vốn điều lệ của công ty TNHH

Nếu nhìn nhận từ góc độ của truyền thống luật Châu Âu lục địa, người ta thừa nhận rằng công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp kết hợp sự “ưu việt” của mô hình công ty đối nhân và công ty đối vốn. Kết quả của sự kết hợp này là, công ty TNHH mang trong mình bản chất của một công ty “đóng” như việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cho người không phải là thành viên của công ty bị hạn chế, việc phát hành cổ phần bị cấm đoán1... Tóm lại, có thể nói mô hình công ty TNHH là mô hình dành cho việc kinh doanh có qui mô vừa và nhỏ. Xuất phát từ đó, vốn điều lệ của công ty TNHH được đặc trưng bởi:

Thứ nhất: vốn điều lệ được xác định bởi con số mà các thành viên công ty góp hoặc cam kết góp vốn. Trong so sánh với CTCP, vốn điều lệ của công ty TNHH là con số “thực”. Nói cách khác với hành vi góp vốn, số vốn do các thành viên góp trở thành vốn của công ty và được ghi nhận vào điều lệ của công ty. Sự khác biệt giữa việc thực góp và cam kết góp chỉ là yếu tố thời gian. Việc hoàn thành hành vi góp vốn theo cam kết góp vốn được thực hiện tại một thời điểm trong tương lai. Theo điều 41 Luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ của thành viên là phải thực hiện đúng cam kết góp vốn.

Thứ hai: theo phân tích trên, mặc dù công ty TNHH có vốn là một con số xác định và người ta có thể xác định được dễ dàng phần vốn góp của mỗi thành viên công ty là bao nhiêu nhưng luật cũng cho phép tình trạng “nợ” vốn trong công ty TNHH.

Ví dụ: Công ty TNHH A có ba thành viên X, Y, Z, có vốn điều lệ là một tỷ đồng. Như vậy, mặc dù có thể thành viên công ty chưa tiến hành việc góp vốn vì chưa đến hạn phải góp theo cam kết nhưng con số một tỷ đồng trên vẫn được xác định là vốn điều lệ của công ty và nó được coi là bảo đảm cho việc trả nợ của công ty với các bên thứ ba. Nếu như có bất kỳ một thiệt hại nào đối với bên thứ ba thì số vốn một tỷ đồng trên sẽ là tài sản trả nợ, đồng thời cũng sẽ rất dễ dàng xác định phần trách nhiệm mà mỗi thành viên công ty phải chịu theo cam kết góp vốn2.

Tóm lại, trong công ty TNHH, người ta phải xác định một cách rõ ràng số vốn mà công ty có để làm cơ sở xác định trách nhiệm của công ty với bên thứ ba. Nhưng cũng xuất phát từ bản chất là một công ty “đóng” nên việc lựa chọn thời điểm hoàn thành việc góp vốn thuộc quyền định đoạt của các thành viên.

1.2. Vốn điều lệ của CTCP

Về mặt lý luận, người ta thừa nhận CTCP là loại hình công ty “mở”. Vốn điều lệ của công ty cũng phải được xác định từ đầu và phải được ghi vào trong điều lệ của công ty. Nhưng có sự khác biệt giữa vốn điều lệ của CTCP và vốn điều lệ của công ty TNHH. Nếu như vốn điều lệ của công ty TNHH là một con số “thực” thì vốn điều lệ trong CTCP khi mới thành lập công ty có phần nào đó mang tính “ảo”. Cụ thể: Điều 84 Luật Doanh nghiệp qui định: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Điều đó có nghĩa là, nếu như vốn điều lệ của công ty là một tỷ đồng thì theo yêu cầu của Điều 84 Luật Doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập chỉ cần góp hoặc cam kết góp 200 triệu đồng (giả định rằng công ty chỉ phát hành cổ phần phổ thông) mà không phải là toàn bộ số vốn điều lệ. Như vậy, ta thấy có một “khoảng trống” giữa số vốn điều lệ của công ty và phần vốn mà các cổ đông sáng lập đăng ký mua. Phần vốn còn thiếu không phải là kết quả của một toan tính gian dối trong quá trình vi phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh mà nó trở thành một quyền đặc trưng của CTCP trong việc huy động vốn: quyền bán cổ phần có quyền chào bán. Nói cách khác, các cổ đông sáng lập “kê khai” vốn của công ty là một tỷ đồng và đã được cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận điều này vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng các cổ đông không thực hiện hết thì phần vốn còn thiếu được nhìn nhận là một phần không tách rời của số vốn kê khai ở trên. Tuy vậy, việc huy động phần vốn còn “thiếu” kia không phải là không có thời hạn. Giới hạn luật định trong trường hợp này là ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau ba năm mà công ty không huy động đủ số vốn đã đăng ký thì công ty phải giảm vốn điều lệ tương ứng với phần vốn mà công ty thực tế huy động được.

Sự khác biệt về vốn điều lệ giữa CTCP và công ty TNHH xuất phát từ sự khác biệt giữa hai mô hình doanh nghiệp. Về mặt lý luận, chúng ta thừa nhận CTCP là một công cụ huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Điều đó được thể hiện ở chỗ mệnh giá cổ phần thường là rất thấp (đối với các công ty niêm yết là 10 ngàn đồng). Từ đó, người ta có thể dễ dàng đầu tư vào CTCP thông qua việc mua một hoặc một số cổ phần tuỳ theo khả năng tài chính của họ. Đồng thời, nguyên tắc tách bạch giữa sở hữu và quản lý trong công ty tạo nên sự tính chuyên nghiệp cũng như hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng vốn của công ty. Điều đó thể hiện ở chỗ, cổ đông là người thành lập công ty nhưng việc quản lý thì được giao cho giám đốc và hội đồng quản trị, những người chuyên nghiệp trong quản trị hoặc có kiến thức sâu về lĩnh vực hoạt động của công ty3. Thông qua quá trình điều hành doanh nghiệp, những nhà quản lý - mà cụ thể là hội đồng quản trị - sẽ là người biết rõ về nhu cầu vốn của công ty cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư của công ty sẽ quyết định việc phát hành cổ phần có quyền chào bán để đáp ứng cho nhu cầu về vốn đó.

Qui định “mở” như trên là phù hợp với bản chất CTCP. Về nguyên tắc, cổ đông sáng lập có quyền quyết định số vốn điều lệ của công ty. Nhưng mặt khác, họ chỉ góp vốn vào công ty dựa trên khả năng tài chính của các cổ đông hiện hữu và nhu cầu về vốn của công ty. Do đó, việc thừa nhận cổ phần có quyền chào bán tạo nên sự thuận lợi cho CTCP khi thực hiện việc huy động vốn từ công chúng mà không cần phải thông qua các thủ tục hành chính với cơ quan đăng ký kinh doanh. Thêm nữa, cơ hội huy động vốn cổ phần từ công chúng của một công ty mới thành lập dường như là một yêu cầu không khả thi. Thời gian ba năm cho cổ phần có quyền chào bán cũng là khoảng thời gian cần cho công ty trong việc gây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư từ họ.

2. Hướng dẫn của Nghị định 102/2007/NĐ-CP

Nhận xét chung là Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã can thiệp rất sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong chủ đề về vốn điều lệ đang được khảo cứu ở đây, có nhiều hướng dẫn khá hợp lý. Nhưng những vấn đề chưa được giải quyết trong Nghị định 139/2007/NĐ-CP thì trong Nghị định 102/2010/NĐ-CP cũng vẫn còn bỏ ngỏ.

2.1. Vốn điều lệ của công ty TNHH

Không có nhiều thay đổi về vốn của công ty TNHH theo hướng dẫn của 102/2010/NĐ-CP, ngoại trừ hai điểm sau:

Theo qui định của Luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty được xác định theo cam kết góp vốn. Tuy vậy, Luật Doanh nghiệp không hề có một giới hạn về mặt thời gian nào cho việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn. Nói cách khác, thời hạn để thành viên góp vốn vào công ty là không hạn chế mà thời hạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào thỏa thuận góp vốn giữa các thành viên công ty. Cụ thể, nghĩa vụ của thành viên là phải “Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty”4. Nhưng ngay cả trong trường hợp thành viên không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn thì khoản vốn chưa góp được xem là khoản nợ của thành viên đối với công ty5.

Tuy vậy, theo qui định của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, thời hạn để thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp vốn là 36 tháng kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp6. Đây là hướng dẫn hợp lý. Kết quả là với hướng dẫn này, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã tạo cơ sở cho việc chấm dứt tình trạng nợ vốn không thời hạn của thành viên công ty TNHH.

Nhưng có một tồn tại chưa được giải quyết trong Nghị định 139/2007/NĐ-CP thì đến 102/2010/NĐ-CP vẫn còn đang bỏ ngỏ. Đó là việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH có được đặt ra hay không khi thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn theo cam kết?

Việc một thành viên không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn được nhìn nhận ở hai hành vi: Thành viên không hề tiến hành việc góp vốn hoặc có thể chỉ góp một phần theo cam kết góp vốn. Theo đó, giải pháp của Luật Doanh nghiệp, theo khoản 3 Điều 39 là: “Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách: i) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; ii) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; iii) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty”

Nhưng trong trường hợp không xử lý theo cả ba cách trên, nói cách khác không huy động đủ số vốn điều lệ thì luật bỏ ngỏ. Nếu căn cứ theo khoản 6 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp: “vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty” thì chưa đủ cơ sở pháp lý để khẳng định nghĩa vụ phải đăng ký giảm vốn điều lệ của công ty TNHH trong trường hợp này, mặc dù về mặt lý luận chúng ta thừa nhận khả năng này. Ngay cả Điều 60 Luật Doanh nghiệp qui định các trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty cũng không hề thừa nhận trường hợp giảm vốn điều lệ trong trường hợp không huy động đủ số vốn điều lệ theo cam kết góp vốn của các thành viên.

2.2. Vốn điều lệ của CTCP

Như phân tích ở trên, Luật Doanh nghiệp thừa nhận tình trạng vốn “ảo” của CTCP trong thời hạn ba năm đầu kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhưng đến hướng dẫn của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, theo khoản 4 Điều 6, đã có sự khác biệt khá lớn với những gì mà chúng ta vừa đề cập ở trên: “Vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của CTCP là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Theo đó, sẽ không còn tình trạng nợ 80% vốn điều lệ theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Hướng dẫn này tạo nên hai mâu thuẫn về mặt lý luận:

Một là hướng dẫn này trái với qui định của Điều 84 Luật Doanh nghiệp, thừa nhận tình trạng nợ 80% vốn điều lệ của loại hình CTCP7.

Hai là với hướng dẫn này, Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã xoá nhoà ranh giới phân định sự khác biệt đặc trưng giữa công ty TNHH và CTCP. Bởi vì trong công ty TNHH, vốn điều lệ của công ty hình thành trên cơ sở số vốn thành viên công ty góp hoặc cam kết góp. Nói cách khác, chủ sở hữu phần vốn này đã được xác định ngay từ khi cam kết góp. Trong khi đó, vốn điều lệ của CTCP do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty. Nhưng các cổ đông sáng lập có thể mua hoặc không mua hết vốn điều lệ. Nói cách khác, vốn điều lệ của CTCP, trong trường hợp cổ đông sáng lập chỉ đăng ký con số tối thiểu là 20% cổ phần phổ thông theo qui định của Luật Doanh nghiệp, bao hàm cả phần sở hữu được xác định cụ thể cho từng cổ đông sáng lập và một phần (lớn) chưa được xác định. Chúng ta gọi phần chưa xác định này là cổ phần có quyền chào bán. Đến lúc này, bất cứ người nào, không rơi vào các trường hợp bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp thì cũng có quyền được mua số cổ phần có quyền chào bán này một khi công ty quyết định bán cổ phần để huy động vốn. Đó cũng là đặc trưng của CTCP mà chúng ta hay gọi là “công ty mở”.

Một vài kết luận

Trong suốt một thời gian dài thực thi Luật Doanh nghiệp, sự ra đời của Nghị định 102/2010/NĐ-CP đã mang theo rất nhiều sự trông đợi. Bên cạnh những điểm tiến bộ, Nghị định 102/2010/NĐ-CP vẫn còn những tồn tại như phân tích trên. Chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, cần ghi nhận trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty TNHH trong trường hợp công ty không huy động đủ số vốn theo cam kết góp vốn của thành viên công ty. Quy định theo hướng như vậy là hoàn toàn hợp lý. Vì vốn điều lệ về bản chất là số vốn mà thành viên công ty góp vào công ty. Cho nên dù là công ty TNHH hay CTCP thì cũng vậy. Không có lý do gì chúng ta thừa nhận việc giảm vốn điều lệ của CTCP trong trường hợp sau khi hết thời hạn ba năm mà công ty không huy động đủ vốn mà không thừa nhận việc giảm vốn đối với công ty TNHH.

Thứ hai, nhìn từ Điều 84 của Luật Doanh nghiệp, cổ đông sáng lập CTCP không cần phải mua hoặc đăng ký mua hết 100% vốn điều lệ công ty. Chính điều này tạo nên sự khác biệt độc đáo giữa hai loại hình công ty TNHH và cổ phần. Nếu như chúng ta thừa nhận sự đa dạng trong quy chế pháp lý giữa các mô hình kinh doanh, thì không có lý gì lại xoá nhoà đi ranh giới giữa các mô hình kinh doanh được luật thiết lập, bởi một nghị định hướng dẫn. Theo đó, nên bỏ đi qui định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ-CP mà nên thừa nhận việc nợ 80% vốn như qui định của Luật Doanh nghiệp.

(1) Xem thêm Điều 38, Điều 44 Luật Doanh nghiệp.

(2) Điều 38, khoản 1, điểm a Luật Doanh nghiệp qui định:“Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp”.

(3) Điều 55, Điều 110 Luật Doanh nghiệp.

(4) Khoản 1 Điều 42 Luật Doanh nghiệp.

(5) Khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp.

(6) Khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ-CP.

(7)Khoản 4 Điều 84 Luật Doanh nghiệp qui định: “Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.


ThS. Phạm Hoài Huấn - Khoa Luật thương mại, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.​

Nguồn: Nghiên Cứu Lập Pháp Văn Phòng Quốc Hội

Bổ sung cho các bạn đọc:

Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 - Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp


Điều 38 - Luật Doanh nghiệp

Điều 38. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.


Điều 39 - Luật Doanh nghiệp

Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
2. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
3. Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;
b) Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;
c) Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này.
4. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.


Điều 42 - Luật Doanh nghiệp

Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.


Điều 44 - Luật Doanh nghiệp

Điều 44. Chuyển nhượng phần vốn góp

Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.


Điều 55 - Luật Doanh nghiệp

Điều 55. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.


Điều 84 - Luật Doanh nghiệp

Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;
d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.
3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:
a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.
Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
4. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

Điều 110 - Luật Doanh nghiệp

Điều 110. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
2. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.



Điều 6 - Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 - Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp


Điều 6. Vốn điều lệ của công ty và số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty.

2. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị số vốn do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào Điều lệ công ty.

3. Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không quá 36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên.



4. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


5. Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần là số cổ phần mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ phát hành để huy động thêm vốn. Số cổ phần được quyền phát hành của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký kinh doanh là tổng số cổ phần do cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.
 
NTAC

NTAC

Cao cấp
23/7/07
1,211
12
38
35
In the blue Air
Ðề: Vốn pháp định

anh chị ơi giúp em với. Công ty em vốn pháp định là 7tỷ nhưng không góp 1 lúc mà góp dần ạh, thế thì em phải làm giấy góp vốn từng đợt nhưng mà trong trời gian bao lâu em phải đủ 7 tỷ đó trên giấy tờ hợp lệ ạh. nghĩa là mồi tháng em phải cho là góp vốn là bao nhiêu triệu đó mặc dù không phải vậy. EM mới vào nghề anh chị giúp em vớiư. em nghĩ đơn giản là khi nào góp vốn thì ht thui

Vốn pháp định là vốn phải có theo qui định của PL, các DN khi thành lập phải có đủ vốn PĐ mới được thành lập và cấp ĐKKD, tuy nhiên tiến độ góp thì phụ thuộc cụ thể vào ĐKKD, điều lệ công ty của DN, không ai có thể làm đựoc, chỉ có bạn thôi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA