Phân Biệt Giữa Tài Sản Lưu động Và Vốn Lưu động

  • Thread starter viethakodomo
  • Ngày gửi
V

viethakodomo

Guest
16/9/05
6
0
0
46
HCM
Chào các bạn!
Nhờ các bạn giúp mình phân biệt thế nào gọi là tài sản lưu động , các khoản mục nào thì được gọi là tài sản lưu động?
Thế nào là vốn lưu động, các khoản mục nào được gọi là vốn lưu động?
Cám ơn các bạn!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

Song Huong

Cao cấp
tài sản lưu động(tài sản ngắn hạn) là tài sản có tính thanh khoản cao(dễ chuyển thành tiền/tương đương tiền) từ ms 110-158 trên bảng CĐKT là tài sản ngắn hạn

Người ta không sử dụng khái niệm VLĐ.
Chỉ có khái niệm vốn hoạt động

Vốn hoạt đông = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
TT nghĩ từ Lưu động ở đây: vốn có mục đích tài trợ cho TS dài hạn nhưng tạm thời sử dụng tài trợ cho TS ngắn hạn.

VLD= vốn dài hạn - tài sản dài hạn. Có đúng ko nhỉ?
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động)- công nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động= tài sản ngắn hạn= các hạng mục có tính thanh khoản cao (có khả năng chuyển thành tiền trong một chu kỳ kế toán)

Ở đây cái từ vốn này làm cho chúng ta nhầm lẫn rất nhiều: ví dụ, chúng ta có học: vốn cố định, vốn lưu động, nhưng chúng tai lại được biết: vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ. Cái định nghĩa về vốn lưu động thì tương đối rõ ràng, nhưng vốn cố định thì không rõ lắm. Hơn nữa ngày xưa, khi mình học môn tài chính doanh nghiệp, các thầy cũng không giảng rõ lắm khái niệm này
 
trinhan

trinhan

Guest
13/10/06
272
1
0
tp.hcm
- Vốn lưu động và vốn cố định chỉ phù hợp với tài chính DN thời bao cấp và kế hoạch thôi. Áp dụng bây giờ không phù hợp lắm. Hồi xưa mình cũng hay bị rối rắm (vốn lưu độ, cố định, Vốn tự bổ xung ...) cái vụ này.
 
A

Ánh Hồng

Guest
14/5/07
2
0
0
36
Hà Nội
Cái công thức tính vốn lưu động trông có vẻ rất đơn giản = tài sản ngắn hạn-nợ ngắn hạn. Nhưng lúc bọn mình làm lập dự án thì tính nó thật kinh khủng, năm 0 còn xác định đc chứ những năm sau thì, bã mồ hồi...
 
Đ

Đoàn Minh Trung

Gió thổi dừa rơi
23/12/06
935
24
18
TX Bến Tre
Đúng là hồi xưa (theo hệ thống TK cũ) có phân định giữa nguồn vốn lưu động & nguồn vốn cố định (811 & 812 - nếu ko nhầm), Tương ứng với TSLĐ & TSCĐ. Nhằm xác định rõ Nguồn vốn được đầu tư tại đơn vị theo mục đích riêng (dùng cho DNNN).

Từ khi luật DN ra đời cùng với Hệ thống TK mới & các chuẩn mực kế toán, Nguồn vốn trong DN là quyền tự chủ của DN được điều phối cho phù hợp với tình hình SXKD, ko còn phân định đâu là nguồn vốn lưu động đâu là nguồn vốn cố định. Có chăng thì bộ phận quản trị lọc từ BCTC để xác định TSLĐ & TSCĐ tương ứng nhằm giúp DN lập kế hoạch hoặc chiến lược Tài chính phù hợp.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động)- công nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động= tài sản ngắn hạn= các hạng mục có tính thanh khoản cao (có khả năng chuyển thành tiền trong một chu kỳ kế toán)

Ở đây cái từ vốn này làm cho chúng ta nhầm lẫn rất nhiều: ví dụ, chúng ta có học: vốn cố định, vốn lưu động, nhưng chúng tai lại được biết: vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ. Cái định nghĩa về vốn lưu động thì tương đối rõ ràng, nhưng vốn cố định thì không rõ lắm. Hơn nữa ngày xưa, khi mình học môn tài chính doanh nghiệp, các thầy cũng không giảng rõ lắm khái niệm này

Vậy Vốn cố định có phải là tính theo công thức sau không anh ?
Vốn cố định = Tài sản cố định - nợ dài hạn
 
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
- Vốn lưu động và vốn cố định chỉ phù hợp với tài chính DN thời bao cấp và kế hoạch thôi. Áp dụng bây giờ không phù hợp lắm. Hồi xưa mình cũng hay bị rối rắm (vốn lưu độ, cố định, Vốn tự bổ xung ...) cái vụ này.

Bạn nói rất đúng. Chắc có lẽ bạn đã từng học về kế toán trong thời bao cấp.
 
Thanh Nam

Thanh Nam

Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
24/4/03
3,314
1,123
113
HCM
www.famaconsulting.vn
Chào các bạn!
Nhờ các bạn giúp mình phân biệt thế nào gọi là tài sản lưu động , các khoản mục nào thì được gọi là tài sản lưu động?
Thế nào là vốn lưu động, các khoản mục nào được gọi là vốn lưu động?
Cám ơn các bạn!

Theo mình nghĩ, tác giả hỏi câu này không phải là lạc hậu về kiến thức mà chính là tác giả đang quan tâm đến vấn đề quản trị tài chính. VLĐ và VCĐ là những khái niệm không hề lạc hậu trong quản trị tài chính hiện đại.
 
V

vocaotri

Guest
14/9/07
20
0
0
38
quy nhon
Vốn lưu động là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với tài sản cố định. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động không ngừng vận động. Vì vây, trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động có thể quay được nhiều vòng
Để biết được trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động có thể quay được bao nhiêu vòng, người ta sử dụng công thức
Số vòng quay bình quân của vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân
Ngoài ra để biết được 1 vòng quay của vốn lưu động mất bao nhiêu ngày ta còn sử dụng công thức:
Số ngày một vòng quay của vốn lưu động = 360/số vòng quay bq của vốn lưu động
 
NPT

NPT

Cao cấp
7/6/06
2,083
12
38
53
Rừng Tây Nguyên
Vốn lưu động là vốn quay vòng ít nhất 1 lần trong 1 chu kỳ kinh doanh. đúng ko vậy.
Muốn trả lời câu hỏi của bạn nhưng vì bạn hỏi mất lịch sự quá nên thôi,chịu khó tìm hiểu đi vậy.
 
  • Like
Reactions: Loannguyenn
N

Nguyen Van Anh

Guest
Mình nghĩ Khái niệm và tính chất vốn lưu động thì ai đã học chương trình kế toán đều được học rồi mà!
Chỉ cần sử dụng đúng công thức tính là ta có thể giải quyết vấn đề về vốn lưu động.
 
T

tuyetnhung297

Guest
8/5/08
4
1
0
hanoi
Theo như em biết thì Công thức: TS ngắn hạn - Nợ ngắn hạn = Vốn hoạt động (VLĐ thường xuyên)chứ không phải = Vốn lưu động. Như vậy có đúng ko các anh chị?
 
  • Like
Reactions: namtuhuyt
T

TQTuan

Guest
18/8/08
1
0
0
Ha Noi
Chào các anh, chị,

Em rất mù mờ về kế toán tài chính, nhưng cũng muốn hỏi các anh chị một chút.

Theo em vốn lưu động (em vẫn thấy nhiều người gọi thế này, chứ vốn hoạt động em nghe lạ tai hơn :D) có thể được tính theo cả 2 công thức:

VLĐ = Tổng nguồn vốn dài hạn - Tổng tài sản dài hạn (1)
= Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn (2)

Điều này có thể được giải thích:
Nguồn vốn (X) = Nguồn vốn dài hạn (A) (Gồm Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) + Nợ ngắn hạn (B)
Tài sản (X) = Tài sản dài hạn (C) + Tài sản ngắn hạn (D)

Tài sản = Nguồn vốn = X = A + B = C + D
VLĐ tính theo công thức (1) = A - C = A - (X - D) = A + D - X
VLĐ tính theo công thức (2) = D - B = D - (X - A) = A + D - X

Kết quả là như nhau, nếu khác có lẽ là cách hiểu về vốn lưu động.
Chẳng hạn như theo công thức 1: Tài sản dài hạn là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, đòi hỏi được tài trợ hết bằng một nguồn vốn dài hạn (Vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn), phần dôi ra của nguồn vốn dài hạn sau khi đã tài trợ hết tài sản dài hạn chính là vốn lưu động.

Theo công thức 2: Tài sản ngắn hạn còn được gọi là tài sản lưu động. Nó được tài trợ 1 phần bởi nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn, người mua trả trước, phải trả người bán), phần dôi ra sau khi lấy tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn chính là vốn lưu động. Từ đó ta có công thức tính Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

Như vậy theo em nghĩ rõ ràng Vốn lưu động và Tài sản lưu động hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng trong 1 bài tập em làm hộ bạn gái, thầy giáo lại chia Tổng vốn theo 2 cách 1/ Theo sở hữu: Tổng vốn = Vốn chủ sở hữu + Vốn vay 2/ Theo tính chất: Tổng vốn = Vốn lưu động + Vốn cố định.
Vậy anh chị giải thích cho em cái này, có phải thầy giáo nhầm vốn lưu động với tài sản lưu động (ngắn hạn), và vốn cố định với tài sản cố định (dài hạn) không. Nếu không nhầm thì 2 cách tính này theo em ko ra kết quả như nhau.

Cuối cùng, em hỏi 1 câu nữa, đó là làm sao tính NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG. Riêng về VỐN LƯU ĐỘNG em đã thấy có nhiều ý kiến trái chiều rồi, NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG có vẻ còn nan giải hơn.

Bài viết dài và có thể có những câu hỏi và ý kiến không chính đáng, các anh chị kiên nhẫn góp ý giúp em nhé.

Tuấn.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
mạn phép trả lời nhé!

Chào các anh, chị,

Em rất mù mờ về kế toán tài chính, nhưng cũng muốn hỏi các anh chị một chút.

Theo em vốn lưu động (em vẫn thấy nhiều người gọi thế này, chứ vốn hoạt động em nghe lạ tai hơn :D) có thể được tính theo cả 2 công thức:

VLĐ = Tổng nguồn vốn dài hạn - Tổng tài sản dài hạn (1)
= Tổng tài sản ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn (2)

Điều này có thể được giải thích:
Nguồn vốn (X) = Nguồn vốn dài hạn (A) (Gồm Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) + Nợ ngắn hạn (B)
Tài sản (X) = Tài sản dài hạn (C) + Tài sản ngắn hạn (D)

Tài sản = Nguồn vốn = X = A + B = C + D
VLĐ tính theo công thức (1) = A - C = A - (X - D) = A + D - X
VLĐ tính theo công thức (2) = D - B = D - (X - A) = A + D - X


Kết quả là như nhau, nếu khác có lẽ là cách hiểu về vốn lưu động.
Chẳng hạn như theo công thức 1: Tài sản dài hạn là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, đòi hỏi được tài trợ hết bằng một nguồn vốn dài hạn (Vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn), phần dôi ra của nguồn vốn dài hạn sau khi đã tài trợ hết tài sản dài hạn chính là vốn lưu động.

Theo công thức 2: Tài sản ngắn hạn còn được gọi là tài sản lưu động. Nó được tài trợ 1 phần bởi nợ ngắn hạn (vay ngắn hạn, người mua trả trước, phải trả người bán), phần dôi ra sau khi lấy tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn chính là vốn lưu động. Từ đó ta có công thức tính Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

Như vậy theo em nghĩ rõ ràng Vốn lưu động và Tài sản lưu động hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng trong 1 bài tập em làm hộ bạn gái, thầy giáo lại chia Tổng vốn theo 2 cách 1/ Theo sở hữu: Tổng vốn = Vốn chủ sở hữu + Vốn vay 2/ Theo tính chất: Tổng vốn = Vốn lưu động + Vốn cố định.
Vậy anh chị giải thích cho em cái này, có phải thầy giáo nhầm vốn lưu động với tài sản lưu động (ngắn hạn), và vốn cố định với tài sản cố định (dài hạn) không. Nếu không nhầm thì 2 cách tính này theo em ko ra kết quả như nhau.
hai công thức mà mình bôi đen là hoàn toàn đúng cả ý nghĩa kế toán lẫn số học. Và như bạn kết luận thì 2 công thức này cho ra cùng kết quả. Ở đây mình không chắc chắn mình suy diễn đúng nhưng Vốn lưu động được tính từ 2 đẳng thức kế toán của bạn nên hiểu đây chính là nguồn vốn của doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (tất nhiên với khả năng quay vòng nhanh và đựơc biểu hiện dưới hình thái các tài sản ngắn hạn có tính khả thanh cao). Và tôi nhất trí với câu trả lời của một bạn ở trên là: đây là vốn hoạt động!
Bạn sẽ hiểu dễ dàng hơn khi nhìn nhận như sau: Trên bảng cân đối kế toán (2 cột) cột bên phải sẽ là nguồn vốn của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu như bạn đã nêu và bên trái là cột tài sản (vốn).
Ở đây, theo đẳng thức được chuyển hoá ở trên nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn trước (0) và khi nó chưa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn thì một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn kinh doanh (1) sẽ được đem tài trợ cho tài sản dài hạn, tiếp đó nếu nguồn vốn dài hạn chưa tài trợ được cho tài sản dài hạn thì nợ ngắn hạn sẽ được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn (2). (bạn chú ý phần mình bôi đen; (2) bao gồm cả (1) và (0) bạn nhé).
Khi trường hợp (1) xẩy ra nghiễm nhiên nguồn vốn dài hạn đã đảm bảo tài trợ cho tài sản dài hạn thì một phần vốn tự có của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn (hay lưu động).
Khi trường hợp (2) xẩy ra thì có nghĩa doanh nghiệp không có vốn lưu động mà phải dựa vào vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn lưu động của doanh nghiệp là âm ().
Với trường hợp (0): ngiã là vốn vay dài hạn không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp mà còn tài trợ sang tài sản lưu động của doanh nghiệp nữa. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng đến vốn vay khi chưa sử dụng vốn tự có (các tổ chức tín dụng sẽ không dễ dàng giải ngân cho các doanh nghiệp thừa vốn này đâu ạ). Đến đây, sẽ có người phản bác lại tôi rằng do tôi thừa nhận trình tự tài trợ của các khoản mục nguồn vốn nên trường hợp (0) có thể xẩy ra khả năng là vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tài sản dài hạn nên cần tài trợ của vốn vay dài hạn - Tôi đồng ý với quan điểm này nhưng không thể huy động vốn vay dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động được (sử dụng vốn vay sai mục đích và các ngân hàng giải ngân từng đợt và doanh nghiệp phải trình các giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đang sử dụng đúng mục đích vay; Vốn vay dài hạn luôn phải được tài trợ cho các TS dài hạn đấy là nguyên tắc của các ngân hàng)
Và đến đây các bạn lại thấy sơ hở tiếp theo là: Ở trường hợp 2 vô hình chung doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho TS dài hạn à? Có nhiều lý do để giải thích với câu hỏi này: thứ nhất nợ vay ngắn hạn không nhất thiết phải là nợ vay tổ chức tín dụng mà có thể là nợ mà doanh nghiệp chiếm dụng vốn với người bán. Với các tổ chức tín dụng thì khi doanh nghiệp có kết cấu Nợ và tài sản như trên thì họ khó có khả năng giải ngân nhưng họ vẫn giải ngân cho doanh nghiệp vì tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai để có thể vận dụng tốt đòn bẩy tài chính hoặc duy trì sản xuất khi giá bán chưa ở mức phải đóng cửa sản xuất. Ngân hàng đặt vào tình thế này khi họ đã lỡ tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp và "đâm lao thì phải theo lao mà lấy lao về" mà!
Cuối cùng, em hỏi 1 câu nữa, đó là làm sao tính NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG. Riêng về VỐN LƯU ĐỘNG em đã thấy có nhiều ý kiến trái chiều rồi, NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG có vẻ còn nan giải hơn.

Bài viết dài và có thể có những câu hỏi và ý kiến không chính đáng, các anh chị kiên nhẫn góp ý giúp em nhé.

Tuấn.
Về nhu cầu vốn lưu động vấn đề này thường được đề cập trong các kế hoạch kinh doanh bạn à! cụm từ "nhu cầu vốn lưu động" được hiểu như là dự báo về vốn lưu động cần thiết trong tương lai tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
(Ở đây mình cũng muốn nói thêm với bạn rằng: vốn là tài sản hay cách gọi khác của tài sản trên bảng cân đối kế toán là vốn.)
và ở đây bạn không nên hiểu nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu chênh lệch trị số từ các đẳng thức trên mà nên hiểu là nhu cầu về tài sản lưu động cần thiết tham gia sản xuất sắp tới được quy ra dưới giá trị tiền tệ kế toán; Đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh vay vốn ngân hàng bằng các nội dung diễn giải về quy mô, vòng quay vốn lưu động các tình huống giả định rồi quy về giá trị theo đơn vị tiền tệ.
Câu hỏi: 2 cách 1/ Theo sở hữu: Tổng vốn = Vốn chủ sở hữu + Vốn vay 2/ Theo tính chất: Tổng vốn = Vốn lưu động + Vốn cố định.
Như vậy thì "Vốn lưu động" câu hỏi của bạn về cách trả lời của thầy giáo thì vốn lưu động là "tài sản lưu động" trên bảng cân đối kế toán.
Đến đây thì kết luận của tôi về câu hỏi của bạn là nêu hiểu cụm từ "vốn lưu động" theo từng ngữ cảnh cụ thể chứ không nhất thiết phải đồng nhất chúng với nhau đâu ạ!
 
Sửa lần cuối:
C

chimnon07

Guest
23/6/08
19
0
0
Đông Anh
Trong quản trị tài chính hiện đại, thì khái niệm vốn lưu động được định nghĩa như sau:
VLĐ của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên và liên tục.
- Hình thức biểu hiện: Vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác.
 
H

haalo

Guest
9/11/08
2
0
0
34
hà nội
Theo bọn em học thì vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất , giá trị của nó được chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm mới .

Vốn lưu động gồm nguyên nhiên vật liệu , tiền lương ... những giá trị này sẽ được tính bồi hoàn cho chủ doanh nghiệp sau khi hàng hóa đã bán xong .

===> đó là định nghĩa về vốn lưu động theo môn kinh tế chính trị ạ :error:

Còn về tài sản lưu động ( thường hay gọi là tài sản ngắn hạn hơn ) của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng , luân chuyển , thu hồi trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh .

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền : các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn , các hoản phải thu , hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác :010:


Như vầy cũng là khá cụ thể rồi phải ko ạ :015:
 
M

m2g1cz

Guest
20/11/08
3
0
0
37
Hà Nội
theo như mình được học thì NVLD thường xuyên khác với VLD theo cách thầy giáo mình sử dụng là NCVLD= hàng tồn kho + các khoản phải thu - các khoản phải trả còn về VLD thường xuyên= TSNH -Nợ NH còn VLD = TSNH mình cũng đang băn khoăn về việc so sánh giữa VLD và VLD thường xuyên bạn nào rõ thì giải thích hộ mình nha qua yahoo "napoleong_tlm@yahoo.com" dạo này đang làm bt lớn về bang cdkt thấy khó hiểu phần Vòng quay VLD và Nguồn VLD thường xuyên quá thanks
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA