Đóng BHXH cho Giám Đốc

  • Thread starter Lưu Mỹ Hạnh
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
T

tamhuynh

Guest
19/1/06
200
0
0
46
ho chi minh
Mình xin được có thiển ý như thế này :

Luật thì đôi khi không đề cập tất cả các trường hợp, do đó minh cũng cần áp dụng linh hoạt một chút dựa vào tính hợp lý của sự việc

Bạn thử tưởng tượng xem, nếu thành viên góp vốn cũng là giám đốc và tự qui định mức lương của mình thật cao ( nhiều CTY TNHH các thành viên là anh chị em với nhau hoặc là tiền của giám đốc hết, phần vốn góp của các thành viên còn lại chỉ mang tính hình thức và vì vậy sự thỏa thuận trả lương cho giám đốc bao nhiêu chẳng được ), như vậy khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp cán bộ thuế khó mà chấp nhận vì mức lương cao làm tăng chi phí rất nhiều

Do đó khi nộp BHXH,BHYT thì chi phí lương này sẽ trở nên hợp lý hơn vì không ai ( vừa là giám đốc vừa là thành viên góp vốn) dại gì nâng lương mình thât cao để nộp thật nhiều BHXH, BHYT rồi thuế TNCN nữa)

Vài ý chia sẻ cùng các anh chị
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
HaiTam nói:
Giám Đốc có đóng BHXH hay không ? Vấn đề này không có quy định rõ ràng thỏa đáng, nói thế nào cũng có lý. Chúng ta chắc phải chờ Luật BHXH.

Tuy nhiên mình cung cấp cho các bạn một thông tin để các bạn có thể xử lý tiện cả đôi đường.

Công văn số 313/LĐTBXH-BHXH ngày 01/02/2005 của Bộ Lao động TBXH Về tiền lương làm cơ sở đóng Bảo hiểm xã hội.

Theo quy định hiện hành, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là bao gồm lương theo ngạch, bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đặt đỏ, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Theo đó, ngoài tiền lương cơ bản được ghi trong hợp đồng lao động, hàng tháng người lao động được nhận một khoản trợ cấp hàng tháng, được gọi là trợ cấp trách nhiệm, tùy thuộc vào tính chất công việc và trách nhiệm của người lao động) thì khoản trợ cấp trách nhiệm này không tính để làm căn cứ đóng BHXH.

Sằn đây chúng ta có thể tìm hiểu thêm vấn đề có liên quan. Trong văn bản hướng dẫn thuế TNDN, người ta gọi là thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên HĐQT, chứ không gọi là tiền lương. Tại sao không gọi là thẳng là tiền lương ? Thù lao không mang tính chất là tiền lương ?


Về việc "trợ cấp trách nhiệm (hay còn gọi là phụ cấp trách nhiệm) không được tính vào lương cơ bản để làm căn cứ đóng BHXH".

Theo như những gì mình đã làm từ trước đến nay (đều dựa trên quy chế tiền lương của các đơn vị lớn của nhà nước như Điện lực 1, v.v...) thì lương cơ bản được tính như sau:

V1 = (Lttnn * ([PC chức vụ + PC trách nhiệm]) * Ntt ) /Nnc

Trong đó:

Lttnn là Lương tối thiểu nhà nước (290k gì đó)
PC chức vụ PC trách nhiệm nếu có (Dấu ngoặc vuông thể hiện là optional)
Ntt: Ngày công thực tế đi làm.
Nnc: Ngày công làm trong tháng theo quy định (26)

Như vậy, theo công thức trên thì Phụ cấp trách nhiệm được tính vào lương cơ bản. Mà lương cơ bản lại là căn cứ để tính BHXH, BHYT. Vậy phụ cấp trách nhiệm cũng là 1 phần để đóng BHXH.

Từ công thức trên suy ra các phụ cấp khác như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp khu vực, phụ cấp ca 3, phụ cấp độc hại, các kiểu phụ cấp khác như tiền phụ cấp xăng xe, phu cấp ăn trưa, v.v... (đều nằm trong V2 - lương chất lượng dịch vụ/sản xuất) đều ko phải là căn cứ để tính lương cơ bản --> đều ko phải đóng BHXH, BHYT.

Ngoài các kiểu phụ cấp nói trên, thu nhập gross (thu nhập <> lương đấy nhé) của người lao động còn có các khoản tăng/giảm tùy theo quy chế tiền lương của từng đơn vị/công ty. (Ví dụ: Có đơn vị có đánh giá ABC hàng tháng cho từng loại vị trí, vai trò (hoặc đại loại như thế), có đánh giá về kỷ luật lao động (ví dụ: không đi làm muộn trong 3 tháng liền thì được 1 khoản tiền tăng chẳng hạn), sales commission, v.v... những khoản tiền tăng, giảm này nhiều ko kể siết (dĩ nhiên, ko phải DN nào cũng giống nhau, mỗi doanh nghiệp có 1 quy chế tiền lương riêng mà).


Gross Income -các khoản thuế má (income tax,..) = NET Income

Mỗi tháng lĩnh lương: Phòng lao động tiền lương (hoặc phòng kế toán, phụ trách tiền lương) ít nhất phải có những báo cáo sau:

- Payslip: Bảng chi tiết tiền lương cho từng người, cái này thường là 1 phong bao gấp lại rồi gửi cho từng người lao động trong công ty.
- Salary Sheet: Bảng tổng hợp tiền lương (thường nhóm theo phòng ban) dùng để chuyển tới phòng kế toán để hạch toán tiền lương chi tiết tới từng đối tượng (như thế thì mới quản lý được chi phí mức chi tiết cho từng dự án, từng sản phẩm --> mới tính được giá vốn hàng bán).
- 1 cái bảng tổng hợp về lương gửi cho ngân hàng (chỉ có số tiền thu nhập net cùng với số TK Ngân hàng của mỗi người lao động).

- Dĩ nhiên, tùy theo cách quản lý của mỗi công ty mà có các báo cáo về lương/thưởng khác nhau.

Còn về chuyện có phải đóng BHXH, YT cho giám đốc công ty TNHH, công ty Cổ phần hay ko thì tớ ko có ý kiến gì.

Chỉ có điều thực tế là nếu tớ mà ko đóng BHXH tiếp thì... sổ BHXH, YT của tớ suốt từ hồi đi làm cho đến giờ hơn 10 năm đi làm thuê (vì có phải ai mới ra trường cũng làm GĐ luôn đâu, cũng phải đi làm thuê chán mới ra làm GĐ được chứ) dùng để làm gì (Đóng cũng khối tiền rồi đấy chứ vì lương cơ bản lúc nào cũng có phụ cấp chức vụ mà :))? Thế lấy sổ BHXH từ công ty cũ về rồi đem cất ở nhà à?

Có một thắc mắc ngớ ngẩn của tớ mà mọi người đừng cười nhé? Thế đóng BHXH để về sau...nghỉ hưu là có lương hưu như các cụ nhà ta làm ở nhà nước à? Các cụ nhà ta đi làm mấy chục năm trong ngành (ở nhà nước) thì mới có lương hưu, chứ còn ta toàn làm công ty TNHH, Cổ phần, v.v... ko hiểu đến lúc nào thì nhận được lương hưu (mình làm gì có khái niệm nghỉ hưu như nhà nước đâu, làm thì làm thôi, mệt quá ko làm được thì nghỉ hoặc bị đuổi chứ làm gì có chế độ nghỉ hưu). Thế giả sử bây giờ tớ ... bị nghỉ hưu thì 10 năm đóng bảo hiểm XH đó có thành ... lương hưu của tớ ko? Nếu ko được thì hóa ra mất trắng à?

Nếu ko phải dùng tiền BHXH để làm lương hưu thì dùng để làm cái gì cho mình về sau nhỉ?

He he, có khi mấy hôm nữa phải ngồi tìm hiểu về hệ thống BHXH của VN thôi.
 
Sửa lần cuối:
levanton

levanton

Cao cấp
MINA nói:
Anh Levanton hình như hiểu lầm ý của anh Tâm. Nếu các thành viên của HĐTV tham gia vào các hoạt động trực tiếp sản xuất với các chức vụ giám đốc các bộ phận vậy lúc này có còn được gọi là thù lao? Vì người ta không nói đến lương.....

Cám ơn MINA!
Chắc phải chờ ý kiến của Anh Tâm, xem ý của Anh Tâm những người đó có tham gia trực tiếp không đã nhé!
 
Viet Huong

Viet Huong

TV Ban Quản Trị / Admin
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
28/7/05
3,705
1,384
113
50
TP.HCM
thao nói:
Giám đốc là thành viên góp vốn,nhưng trực tiếp điều hành cty nhưng có thể tiền lương trên bảng lương không bạn. Nếu có là phải đóng đấy bạn
Ai bắt thế? Người sử dụng lao động có tham gia BHXH hay không là quyền của họ. Luật không bắt buộc. PhihungVN cũng đã xác nhận như thế.
Bên chị, chị không tham gia, họ cũng đâu có bắt buộc được.
 
B

blue_star_nt

Guest
15/6/06
50
0
0
vịnh biển xanh
Đóng BHXH cho Giám đốc

Nói như bạn OldNTV là đúng đấy , chỉ ko khai trình lao động thôi (vì ai lại tự mình thuê mình bao giờ ) Nhưng có tham gia làm việc có lương là có đóng BHXH . Chúc vui
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,035
410
83
46
Ninh Thuận
Các bạn ơi, BHXH là gì vậy? Xin quay lại định nghĩa này với. Quỹ BHXH dùng để làm gì? Mục đích của việc đóng BHXH?
Cũng là Bảo hiểm vậy tại sao các Giám Đốc còn tự nguyện đi đóng tiền cao hơn tại các Công ty Bảo Hiểm với đủ các lọai bảo hiểm.... Nhà giàu còn lo cho sức khỏe của họ nhiều hơn người nghèo (cái này Mina nghe được ở đâu rồi đấy!)
Các bạn nói rằng có thu nhập thì phải có nghĩa vụ đóng thuế TN cho XH thì điều này Mina đồng ý.
Mina đi làm chỉ tranh đấu cho các Giám Đốc đóng tiền BHXH và YT cho nhân viên công ty mà thôi.
Thân
 
  • Like
Reactions: hipcom1811
Hồ Lan

Hồ Lan

Cao cấp
21/10/05
659
4
18
51
Q8, tpHCM
hai2hai nói:
Có một thắc mắc ngớ ngẩn của tớ mà mọi người đừng cười nhé? Thế đóng BHXH để về sau...nghỉ hưu là có lương hưu như các cụ nhà ta làm ở nhà nước à? Các cụ nhà ta đi làm mấy chục năm trong ngành (ở nhà nước) thì mới có lương hưu, chứ còn ta toàn làm công ty TNHH, Cổ phần, v.v... ko hiểu đến lúc nào thì nhận được lương hưu (mình làm gì có khái niệm nghỉ hưu như nhà nước đâu, làm thì làm thôi, mệt quá ko làm được thì nghỉ hoặc bị đuổi chứ làm gì có chế độ nghỉ hưu). Thế giả sử bây giờ tớ ... bị nghỉ hưu thì 10 năm đóng bảo hiểm XH đó có thành ... lương hưu của tớ ko? Nếu ko được thì hóa ra mất trắng à?

Nếu ko phải dùng tiền BHXH để làm lương hưu thì dùng để làm cái gì cho mình về sau nhỉ?

He he, có khi mấy hôm nữa phải ngồi tìm hiểu về hệ thống BHXH của VN thôi.
Đâu có mất trắng đâu :
+1 phần được nhận gọi là lãnh BHXH 1 lần : mỗi năm 1 tháng lương.
+còn 1 phần nữa thì san sẻ cho người khác.
Bây giờ thì sao cũng được, không sợ về già không làm ra tiền sẽ là gánh nặng cho con cái và xã hội à? :friend:
 
Viva

Viva

Nôngdânthậthột@ ®
20/5/05
387
1
0
48
Gầm cầu chữ Y
Các bạn tham khảo Bộ luật LĐ sửa đổi 2002
[SIZE=2 nói:
Bộ Luật Lao động sửa đổi bổ sung ngày 02/04/2002][/SIZE]
[SIZE=2 nói:
“Điều 141
1- Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn. ....

Ta phải phân biệt chủ thể "Người sử dụng Lao động" ở đây là Doanh nghiệp (tổ chức), đâu phải là cá nhân ông giám đốc. Trong Luật DN cũng quy định là Giám đốc có thể là người trong HĐTV hoặc thuê người ngoài. Như vậy, nếu Giám đốc là người trong Hội đồng thành viên, (hay Hội đồng quản trị), nhưng có quyết định bổ nhiệm, có bảng lương và có Hợp đồng lao động thì phải đóng Bảo hiểm XH vì lúc đó ông là người Lao động rồi. (Trường hợp loại trừ đóng BHXH chỉ khi ông ta nhận lợi nhuận của Công ty thôi, còn có lương là phải đóng BH)
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
MINA nói:
Nếu các thành viên của HĐTV tham gia vào các hoạt động trực tiếp sản xuất với các chức vụ giám đốc các bộ phận vậy lúc này có còn được gọi là thù lao? Vì người ta không nói đến lương.....
Đúng vậy, ví dụ cụ thể là có 2 anh em và mẹ ruột cùng là thành viên sáng lập 1 Cty tư vấn - kiến trúc - thi công các công trình xây dựng. Người anh (là dân kiến trúc) làm giám đốc kiêm luôn kiến trúc sư trưởng chuyên vẽ vời, người em (là dân xây dựng) chuyên tính kết cấu và kiêm đội trưởng đội thi công, người mẹ (là dân xây dựng) chuyên làm dự toán kiêm luôn thủ quỹ. Vậy lúc này lương của các thành viên có xem là thù lao không? Cty có phải (bắt buộc) mua BHXH cho các thành viên không?
 
HaiTam

HaiTam

Nguyễn Hải Tâm
Thành viên BQT
7/11/02
2,177
595
113
TP.HCM
www.webketoan.vn
Theo mình khi các bạn nói "tiền lương của giám đốc" tức là các bạn tự thừa nhận quan hệ giữa Giám đốc và công ty là quan hệ làm công (có câu nói "làm công ăn lương" mà), tức là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mặt khác, theo quy định về BHXH thì tiền lương là 1 cơ sở để tính BHXH. Từ đó suy ra giám đốc phải đóng BHXH vì đây là làm công hưởng lương.

Tại sao chúng ta gọi đó là tiền lương, mặc dù về bản chất nó không chính xác như thế. Có phải các bạn phải gọi là tiền lương thì mới đưa vào chí phí hợp lý hợp lệ ở mục chi phí lương không ?

Trở lại ý mình khi trích dẫn văn bản hướng dẫn thuế TNDN người ta gọi là "thù lao". Theo cách hiểu của mình thì các nhà làm luật cho rằng khoản đó không phải là tiền lương vì thế nên gọi là bằng tên khác. Thù lao có thể được hiểu là một khoản bồi dưỡng hay trợ cấp gì đó chăng ?
Ý mình khi nêu ra là chúng ta có thể nói đó không phải là tiền lương vì thế không nộp BHXH ? Mặt khác nó là thù lao vì thế nó vẫn được tính vào chi phí.

Còn công văn kia thì: Giám đốc công ty là thành viên HDTV nên không có hưởng lương mà chỉ có khoản trợ cấp trách nhiệm do tham gia điều hành công ty với trách nhiệm giám đốc. Hợp lý không ?

tamhuynh: Nâng lương lên cao à ? Còn một cái nữa là thuế Thu nhập cao đấy :)

Lý luận thế thôi nhưng mình nghĩ đóng BHXH cho thêm 1 ông giám đốc thì có nhiều gì đâu mà phải luồn lách thế. Đứng về phía công ty thì đóng cho hàng trăm hàng ngàn ông công nhân mới là con số lớn chứ. Về phía cá nhân thì lợi ích lâu dài chưa thấy nhưng lợi ích trước mắt là BHYT thì mình bị hù quá nên chưa dám "hưởng" và cũng mừng là ít có cơ hội để hưởng.
Có phải vì thế mà người sử dụng lao động và cả người lao động cũng không mặn mà với việc đóng BHXH ?
 
Sửa lần cuối:
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Hồ Lan nói:
Đâu có mất trắng đâu :
+1 phần được nhận gọi là lãnh BHXH 1 lần : mỗi năm 1 tháng lương.
+còn 1 phần nữa thì san sẻ cho người khác.
Bây giờ thì sao cũng được, không sợ về già không làm ra tiền sẽ là gánh nặng cho con cái và xã hội à? :friend:

Bao giờ thì bắt đầu được hưởng từ tiền đóng BHXH? Ở nhà nước thì còn có quyết định về hưu (có quy định tuổi đàng hoàng) chứ đi làm ở công ty ngoài có khi chỉ khoảng 40 tuổi là chán ko đi làm, về quê sống với đàn vịt đàn gà rồi. Khi đó có được hưởng tiền từ việc đóng BHXH ko?

Vấn đề là:
- Khi nào nhận được cái tiền lương trích từ việc đóng BHXH?
- Để bắt đầu nhận được tiền đó thì phải làm gì (hi hi, cái này chắc hỏi các cụ chứ mọi người trên đây chắc chưa ai được hưởng bao giờ)
- Số tiền nhận là bao nhiêu, tính như thế nào (ví dụ trong quân đội nghỉ hưu thì có lương hưu khá cao nhưng ở những đơn vị khác lương hưu ko thể cao đến vậy).
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
MINA nói:
Đúng là giám đốc vừa là người SDLD và là lao động nhưng đây không phải là đi làm thuê. Giám đốc bỏ vốn ra để kinh doanh, nếu họ không muốn đóng BHXH cho chính bản thân họ vậy thì có bắt buộc được họ không?
Với Cty TNHH có nhiều thành viên, việc thuê giám đốc bên ngoài hay thuê giám đốc là 1 trong số các thành viên là giống nhau. Giám đốc đích thị là người làm thuê và DN có trách nhiệm đối xử với giám đốc như những người lao động khác.

Lúc này giám đốc mang 2 vai: vai 1 là người làm thuê có hưởng lương và các chế độ công bằng như mọi lao động khác bất kể DN kinh doanh lãi hay lỗ, vai 2 là thành viên sáng lập chỉ được hưởng các khoản chia khi DN có lãi.

MINA nói:
Cũng là Bảo hiểm vậy tại sao các Giám Đốc còn tự nguyện đi đóng tiền cao hơn tại các Công ty Bảo Hiểm với đủ các lọai bảo hiểm.... Nhà giàu còn lo cho sức khỏe của họ nhiều hơn người nghèo (cái này Mina nghe được ở đâu rồi đấy!)
Không phải giám đốc hay thành viên sáng lập cty nào cũng giàu, đôi khi thành viên sáng lập là một người nghèo nữa là đằng khác nhưng vì tài năng và trách nhiệm nên được các thành viên khác tôn trọng và xem như một thành viên danh dự và giao trách nhiệm giám đốc thì sao.

HaiTam nói:
Lý luận thế thôi nhưng mình nghĩ đóng BHXH cho thêm 1 ông giám đốc thì có nhiều gì đâu mà phải luồn lách thế.
Mình thì nhất trí câu này, nhưng cái này cũng không thể gọi là luồn lách mà có thể xem là trách nhiệm của DN. Nếu DN vì lý do nào đó mà không chấp nhận cho vị này làm giám đốc nữa thì ông ta vẫn phải được hưởng những chế độ trợ cấp của BHXH sau khi nghỉ chứ. DN đâu phải lúc nào cũng thuận buồm suôi gió. Và nếu giám đốc là phụ nữ thì nếu bà giám đốc có nghỉ sinh đẻ hay trông con ốm vẫn phải được hưởng lương BHXH cho những ngày này chứ. Nếu không thì những ngày bà giám đốc nghỉ chế độ thai sản thì không được đồng nào à mà DN thì đâu phải lúc nào cũng có lãi để chia cho các thành viên.

MINA nói:
Mina đi làm chỉ tranh đấu cho các Giám Đốc đóng tiền BHXH và YT cho nhân viên công ty mà thôi.
Thân
Hình như bạn quên mất một người, tội nghiệp họ quá.
 
Sửa lần cuối:
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,035
410
83
46
Ninh Thuận
Mina không muốn dài dòng vấn đề này nữa, tranh cãi vấn đề không đi đến kết luận ... cái này đợi luật BHXH mới thông qua xem trong đó có đề cập đến vấn đề này không chứ đối với BHXH quận 10 thì họ không thu tiền BHXH của thành viên HDQT tham gia vào hoạt động của công ty.
Ở đây Mina đã nói đến là Giám Đốc muốn đóng hay không tùy họ. Vì có những người giám đốc góp chung vốn nhưng thực sự họ muốn đóng BHXH khi họ tham gia điều hành công ty thì công ty phải đóng cái này cho họ. Còn ví dụ này: Chẳng hạn như một ông sau khi về hưu thành lập công ty lúc ông có phải đóng BHXH tiếp không?
P/S: Mina không tham gia thêm bài nào trong topic này nữa.
Thân
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Chủ thể "Người sử dụng Lao động" ở đây là doanh nghiệp, không phải là cá nhân ông giám đốc.
Hiểu như thế thì tiếng Việt tối nghĩa lắm, tôi không nghỉ các nhà làm luật lại viết như thế mà không viết là "cá nhân tổ chức sử dụng lao động". Ở đây người sử dụng lao động phải hiểu là những người sở hữu doanh nghiệp, ở DNTN là chủ DN, công ty TNHH và công ty CP là thành viên HĐQT. Nếu hiểu người sử dụng lao động chính là pháp nhân DN, thì đối tượng "người sử dụng lao động" ở đây là cá nhân chỉ duy nhất là chủ DNTN, còn lại là tổ chức hết, và quy định trên chủ yếu áp dụng cho pháp nhân là tổ chức Rất khôi hài, các tổ chức đương nhiên làm sao mua BHXH cũng như thụ hưởng các DV của nó như trợ cấp ốm đau, thai sản, thất nghiệp... Cứ suy như thế, tôi liên tưởng đến 1 số điều luật rất kỳ khôi ở nước ngoài, chẳng hạn: Cấm bò đi hàng đôi qua đường! Cấm đàn ông dưới 16 tuổi... lấy chồng.

Luật là ý luật, nội dung quy phạm pháp luật điều chỉnh, cần hiểu nội dung nó chỉ gì chứ không bắt bẻ câu chữ đâu. Bắt bẻ câu chữ cũng để lái cái nội dung của luật mà thôi. Do đó các nhà viết luật rất cẩn thận trong câu chữ.
 
Sửa lần cuối:
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,077
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
MINA nói:
P/S: Mina không tham gia thêm bài nào trong topic này nữa.
Thân
Hic, chỉ là bàn chuyện thường ngày vẫn thấy, xem thử có ai phát hiện điều gì hay hơn không thui mà. :D chia tay sớm thế.
 
K

khuongduongminh

Guest
30/5/06
9
0
0
Gia Lâm
Vậy nếu như các anh chị nói ở trên thì cho E hỏi 1 câu nha:
nếu đóng BH cho Giám đốc thì sẽ đóng theo mức bao nhiêu? VD lương nhân viên là 3tr đóng BH 1tr, thế GĐ lương 10tr thì nên đóng ở mức nào?Có công văn Nghị quyết nào quy định về đóng BH riêng cho GĐ ko ạ.
Liệu cơ quan thuế sau này khi quyết toán có truy cứu phần chênh lệch này ko?
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
khuongduongminh nói:
Vậy nếu như các anh chị nói ở trên thì cho E hỏi 1 câu nha:
nếu đóng BH cho Giám đốc thì sẽ đóng theo mức bao nhiêu? VD lương nhân viên là 3tr đóng BH 1tr, thế GĐ lương 10tr thì nên đóng ở mức nào?Có công văn Nghị quyết nào quy định về đóng BH riêng cho GĐ ko ạ.
Liệu cơ quan thuế sau này khi quyết toán có truy cứu phần chênh lệch này ko?

Chú ý: Lương chia ra làm 2 phần. Phần 1: Lương chính sách (dùng để đóng BHXH); Phần 2: Lương chất lượng (kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, v.v...)

Lương Giám đốc có thể 100tr nhưng Phần 1 thì chắc chỉ vài triệu thôi (chẳng hơn nhân viên là mấy, thậm chí sếp nghỉ cả tháng để đi chơi thì phần V1 này có khi ... = Zero (vì Ntt = 0 mà), V1 = [Lttnn * (PCcv,tn) * HSL * Ntt]/Nnc ). (bảng hệ số lương, phụ cấp chức vụ cũng phải có cái kịch trần là bao nhiêu chứ). Còn phần 2 mới là nhiều, cái đó để đóng cho ... vợ chứ ko phải đóng cho BHXH nhé.

Mọi người thường chỉ biết lĩnh thu nhập mà quên mất khoản lương V1, khoản V2, các khoản phải trừ, được tăng, v.v... trong tháng của mình là bao nhiêu vì cái này chỉ có cty mới care thôi. Đây là 1 thiệt thòi của người lao động khi người lao động trả lương mà ko kèm theo tờ Payslip cho người lao động hiểu.

Chú ý: Mức đóng BHXH, Yte chia làm 2 nguồn: Nguồn 1: Nhân viên phải đóng (Nằm trong khoản phải trừ của công thức tính thu nhập); Nguồn 2: Cty đóng. Nếu bạn nhìn vào cái PaySheet của công ty vào lúc phát lương cuối tháng là biết ngay ấy mà.
 
Sửa lần cuối:
T

Tuấn Giang

Học lại từ đầu!!!
13/1/06
158
0
16
Mama said
@Hai2hai:

Chú ý: Lương chia ra làm 2 phần. Phần 1: Lương chính sách (dùng để đóng BHXH); Phần 2: Lương chất lượng (kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, v.v...)
Lương Giám đốc có thể 100tr nhưng Phần 1 thì chắc chỉ vài triệu thôi (chẳng hơn nhân viên là mấy, thậm chí sếp nghỉ cả tháng để đi chơi thì phần V1 này có khi ... = Zero (vì Ntt = 0 mà), V1 = [Lttnn * (PCcv,tn) * HSL * Ntt]/Nnc ). (bảng hệ số lương, phụ cấp chức vụ cũng phải có cái kịch trần là bao nhiêu chứ). Còn phần 2 mới là nhiều, cái đó để đóng cho ... vợ chứ ko phải đóng cho BHXH nhé.

Cái này thì hình như anh nhầm hay sao đó.

1. Theo qui định thì đối với các DN nhà nước, mức lương được hưởng của NLĐ, kể cả GĐ thì được chia theo thang bảng, hệ số (Có các biểu mẫu qui định kèm theo của Bộ LĐTBXH) - Cái này thì đúng là lương chính sách dùng làm căn cứ tính BHYT, BHXH. (Điều 57 - Bộ luật LĐ sửa đổi 2002)

2. Nhưng trong các DN ngoài quốc doanh sẽ theo qui định của Bộ luật LĐ sửa đổi 2002:

"Điều 55
Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

Theo điều này thì DN ngoài QD có thể trả lương cho NLĐ bao nhiêu tùy thích (>350k). Nhưng nếu nói chia lương làm 2 phần, một phần là lương chính sách thì không phải. Cái này không được qui định mà chỉ là sự thỏa thuận của NSDLĐ và NLĐ, sẽ chia lương làm 2 phần (Thỏa thuận trong HĐLĐ, trong Chính sách tiền lương của mỗi công ty, trong thỏa ước LĐTT). Không phải DN nào cũng có đầy đủ những thứ trên.

Thân!
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Tuấn Giang nói:
@Hai2hai:



Cái này thì hình như anh nhầm hay sao đó.

Theo điều này thì DN ngoài QD có thể trả lương cho NLĐ bao nhiêu tùy thích (>350k). Nhưng nếu nói chia lương làm 2 phần, một phần là lương chính sách thì không phải. Cái này không được qui định mà chỉ là sự thỏa thuận của NSDLĐ và NLĐ, sẽ chia lương làm 2 phần (Thỏa thuận trong HĐLĐ, trong Chính sách tiền lương của mỗi công ty, trong thỏa ước LĐTT). Không phải DN nào cũng có đầy đủ những thứ trên.

Thân!

Thông thường mình đi làm ở đâu cũng vậy. Đều áp dụng như mình làm.

V = V1 + V2
V1: Lương chính sách
V2 = V - V1 :)D)
V2 = F(xi) --> 1 tập hợp các yếu tố lương, mỗi yếu tố lương tương ứng với cách tính, cách nhập liệu khác nhau.

Trong đó mỗi xi là các yếu tố lương tùy vào từng loại hình DN.

Nếu i = 0 to 0 thì nghĩa là ko có V2.

Với phương pháp như trên thì mình hầu như đi đến đơn vị nào từ nhà nước, tư nhân, cổ phần, và kể cả DN liên doanh, nước ngoài cũng vậy.

ý của mình chỉ là có thể nhìn khoản thu nhập theo chiều đóng BHXH thì có 2 loại lương: Lương chính sách & lương... phần còn lại. (Vì đã ở VN thì kiểu gì cũng phải đóng BHXH, nên kiểu gì cũng có khoản V1 dùng để đóng BHXH - Ko ai và ko bao giờ dùng cả tiền lương 100tr để đống BHXH cả. Kiểu gì cũng có phần tách ra để đóng.)


Đơn cử 1 ví dụ: Giả sử công ty có chính sách làm thêm giờ --> Có phụ cấp thêm giờ, có tiền tăng, giảm do đi muộn về sớm (cái này thường các công ty của nhật áp dụng); có đánh giá chất lương công việc hàng tháng --> Có tiền thêm theo đánh giá hàng tháng; v.v... Tất cả những khoản đó đương nhiên ko để dùng đóng BHXH rồi.

Đơn giản vậy thôi, mới đầu mình đi nói chuyện với các nhà hoạch định tiền lương, các "chuyên gia" về lương họ cũng chưa quen với cách "toán học" như vậy. Nhưng khi mình giới thiệu cách mình nhìn nhận về bài toán tính lương thì họ thấy là hợp lý. Và một số đơn vị viết chế độ lương của công ty họ cũng dựa trên cách "toán học" trên.

Thực ra, trong phần V1, mình có thể lựa chọn các yếu tố lương khác vào công thức được nhưng đại đa số là theo công thức V1 mà mình nêu ra. Chỉ có 1 vài công ty liên doanh nước ngoài là ko áp dụng công thức V1 đó (nhưng vẫn có V1 để đóng BHXH).

À, cũng có thể mình hiểu nghĩa của "Salary" rộng hơn nghĩa của từ "lương".
 
Sửa lần cuối:
T

Tuấn Giang

Học lại từ đầu!!!
13/1/06
158
0
16
Mama said
À, cũng có thể mình hiểu nghĩa của "Salary" rộng hơn nghĩa của từ "lương".
Cái này chúng ta đang nói đến là thứ được đưa vào chi phí hợp lý anh nhé!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA