Tổng quan, cách lập, cách đọc (hiểu) Cashflow Statement

  • Thread starter ken137
  • Ngày gửi
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Báo cáo tài chính của DN chẳng khác nào giấy khám sức khỏe của một người vậy, giấy khám sức khỏe có chính xác hay không phụ thuộc vào khả năng của bác sĩ. BCTC là sản phẩm của bác kế toán, sản phẩm này có được các anh kiểm toán cho là trình bày trung thực và hợp lý phù hợp với các chuẩn mực kế toán hay không lại phụ thuộc vào trình độ của dân nhà ta – kế toán tổng hợp. Thực tế cho thấy hầu hết sinh viên kế toán ra trường không biết lập BCTC một phần vì số tiết học cho BCTC (DH Kế toán chính quy) chỉ vỏn vẹn 10t, sinh viên không hiểu hết tầm quan trọng không tha thiết bài tập về BCTC (do đi thi không có cho), các bác kế toán thì một năm mới làm một lần có bác làm kế toán mà chưa 1 lần lập BCTC nữa á. Đây sẽ là vấn đề khá rối rắm nếu như bạn mới được nhận vào làm kế toán đã phải bị sếp bắt lập BCTC. Sau bài “Báo cáo tài chính tổng quan và cách lập” của anh phamcung và hangnguyen trên WKT mình thấy chúng ta nên mở một Box riêng cho BCTC, và theo mình phần khá là chua trong BCTC là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hầu như bác nào cũng than cả, nên mạo muội lập ra topic này cho anh em cùng vào trao đổi. Chúng ta sẽ tìm hiểu trình tự các vấn đề về BCLCTT như sau: tổng quan, cách lập, cách đọc (hiểu).
I – TỔNG QUAN VỀ BCLCTT
Trong bất cứ nền kinh tế nào cũng có các nguồn tiền vào và ra, trong DN cũng vậy, khoản chênh lệch giữa chúng chính là các khoản tiền còn giữ lại tại DN hay bị bên ngoài giữ lại. BCLCTT có thể cho biết được tiền trong DN từ đâu mà có, sử dụng ra sao, khả năng thanh toán thế nào…
BCLLTT trình bày 3 luồng tiền: từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Cho nên việc trước hết và cơ bản là làm thế nào để xác định khoản tiền này thuộc luồng tiền nào trong 3 luồng tiền trên, từ đó mới có thể lập được BCLLTT.
1- Hoạt động kinh doanh (Oerating Activities)
Có thể hiểu đơn giản hoạt động kinh doanh của DN chính là các hoạt động chính của DN, các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là các luồng tiền thu vào do chính các hoạt động chủ yếu của DN. Luồng tiền chủ yếu ở đây là các luồng tiền liên quan đến doanh thu (nghành nghề đăng ký kinh doanh), thu nhập khác (các khoản thu nhập không thường xuyên), các khoản tiền khác cần thiết cho hoạt động của DN mà không phải là các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
Liên quan đến doanh thu: tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiền chi cho nhà cung cấp, chi lương…
Liên quan đến thu nhập khác: tiền thu từ được phạt bên đối tác, thu nhập khác ngoài hoạt động chính, chi phí thuế thu nhập, lãi tiền vay…
2- Hoạt động đầu tư ( Investing activities)
Đầu tư hiểu theo nghĩa thông thường là việc sử dụng vốn tích lũy vào hoạt động nhất định trong thời gian dài để thu lại giá trị lớn hơn. Vậy hoạt động đầu tư của DN ở đây nghĩa là DN dùng nguồn lực của mình sử dụng vào hoạt động mang tính dài hạn để tạo nên lợi ích cho DN trong tương lai. Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền liên quan đến các công cụ dài hạn của DN mà từ đây tạo cho DN lợi ích.
Các luồng tiền chủ yếu: tiền chi, thu cho tài sản cố định, các khoản tương đương tiền có thời hạn trên 3 tháng, tiền chi, thu cho vay, mua cổ phần, lãi nhận được từ cho vay, cổ tức…
3- Hoạt động tài chính (Financing activities)
Tài chính của DN là các nguồn tài lực tự có hoặc do bên ngoài tài trợ. Các luồng tiền từ hoạt động tài chính là các luồng tiền liên quan đến các nguồn lực này, cụ thể là các luồng tiền tạo nên, thay đổi và chấm dứt các nguồn tài lực của DN.
Các luồng tiền chủ yếu: chi, thu từ vốn góp, phát hành, mua lại cổ phiếu của DN, thu từ phát hành trái phiếu, chi trả trái phiếu, chi trả nợ thuê tài chính, thu từ nguồn cho vay bên ngoài (về bản chất phát hành trái phiếu và thuê tài chính là hoạt động vay dài hạn, lãi phải trả cho hoạt động này là thuộc hoạt động kinh doanh).
Để dễ hiểu hơn chúng ta cùng tìm hiểu sơ đồ sau:
 

Đính kèm

  • Cashflow Statement.doc
    2.2 KB · Lượt xem: 2,001
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mô tả ở trên cũng đã tóm lược được các phần cơ bản của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhưng điều đáng nói ở đây là các sinh viên của chúng ta có hiểu được nó hay không đó cũng là điều rất đáng quan tâm của chúng ta hiện nay . Và cách làm báo cáo này.
Mình nói một thuật ngữ rất đơn giản trong báo cáo này chắc gì trong chúng ta ai cũng hiểu hết về nó . Ví dụ tiền mặt Trong công ty bao gồm những khoản nào , nói về tiền mặt chắc các SV sẽ hiểu các khoản thuộc tài khoản 111 thôi.
 
Sửa lần cuối:
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Mình nói một thuật ngữ rất đơn giản trong báo cáo này chắc gì trong chúng ta ai cũng hiểu hết về nó . Ví dụ tiền mặt Trong công ty bao gồm những khoản nào , nói về tiền mặt chắc các SV sẽ hiểu các khoản thuộc tài khoản 111 thôi.
 
Sửa lần cuối:
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Có một câu hỏi đặt ra ở đây
- Tại sao tiền thu được từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được xem là từ Operating còn tiền thu được từ thanh lý Operational Assets lại xem là từ Investing, mặc dù các tài sản này cũng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên doanh thu?
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
II. CÁCH LẬP BCLCTT

1. Nhận định chung
Để có thể lập được BCLLTT, trước hết chúng ta cần xác định rằng BCLLTT có quan hệ gì với Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement) hay không và nó trình bày những nội dung gì. Xin thưa rằng để có thể lập được BCLLTT ngoài việc tổng hợp số liệu từ các tài khoản có liên quan, chúng ta còn sử dụng các số liệu từ 2 báo cáo trên và Bảng thuyết minh BCTC. Nếu như Bảng cân đối kế toán thể hiện thông tin tại thời điểm lập (số dữ liệu cuối) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày tình hình hoạt động của DN trong cả kỳ (số phát sinh) cho nên chỉ trình bày 1 cách gián tiếp các luồng tiền vào, ra thì BCLLTT sẽ giúp chúng ta nhận thấy 1 cách trực tiếp không những các luồng tiền vào ra mà còn cả các luồng tiền ở lại và mất đi nữa.
BCLLTT gồm 3 phần chính (1)trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh (2) luồng tiền từ hoạt động đầu tư (3) hoạt động tài chính. Để trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 phương pháp: trực tiếp (direct) và gián tiếp (indirect), FASB (Financial Accoungting Board) đề nghị nên sử dụng phương pháp trực tiếp tuy nhiên thực tế các công ty lại thường sử dụng phương pháp gián tiếp nhiều hơn. Nhưng tại sao luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính lại chỉ được trình bày bằng 1 phương pháp mà không phải là 2, điều này cũng dể hiểu vì hoạt động kinh doanh là hoạt động chính yếu của DN, việc chỉ dùng 1 phương pháp để trình bày làm giản đơn hơn BCLLTT dể lập hơn và dễ xem hơn cho cả bên trong và ngoài DN.
Như vậy việc lập BCLLTT là không quá khó như nhiều người nghĩ cho dù lập theo cả 2 phương pháp đi nữa vì thực ra 2 phương pháp chỉ áp dụng cho luồng tiền từ hoạt động kinh doanh phần còn lại vẫn giữ nguyên như củ.

2. Mở sổ kế toán thế nào cho việc lập BCLLTT
Như chúng ta đã biết BCLLTT trình bày 3 luồng tiền, mỗi luồng tiền liên quan đến nhiều tài khoản và một tài khoản cũng có thể liên quan đến nhiều luồng tiền (đặc trưng như TK 111), cho nên việc mở sổ các tài khoản có liên quan đến trình bày BCLLTT theo 3 luồng tiền là điều cần thiết. Phần này trong thông tư có hướng dẫn khá cụ thể để copy qua nhé.
- Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
- Đối với sổ kế toán chi tiết các Tài khoản "Tiền mặt", "Tiền gửi Ngân hàng", "Tiền đang chuyển" phải mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính để làm căn cứ đối chiếu. Ví dụ, đối với khoản tiền trả ngân hàng về gốc và lãi vay, kế toán phải phản ánh riêng số tiền trả lãi vay và số tiền trả gốc vay trên sổ kế toán chi tiết.
- Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định của Chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi.


Phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về cách trình bày các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp bằng cách sử dụng Bảng cân đối kế toán Báo cáo thu nhập và cách bù trừ nghiệp vụ
 
Sửa lần cuối:
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Hic hic, kiến thức kế toán quản trị em hổng rồi, em phải tìm sách lắp lại thôi, em xin tạm dừng ở đây, các bác phát triển tiếp nhé.
 
N

ntan50

Trung cấp
25/5/06
68
0
6
Hà Nội
Đề tài này hữu ích đấy. Em cũng chưa hiểu được bản chất của phương pháp gián tiếp lắm. Mời các bác trình bày tiếp. Em đã có sẵn vài câu hỏi chuẩn bị cho các bác đây.
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Có một câu hỏi đặt ra ở đây
- Tại sao tiền thu được từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được xem là từ Operating còn tiền thu được từ thanh lý Operational Assets lại xem là từ Investing, mặc dù các tài sản này cũng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên doanh thu?

Trả lời cho câu hỏi này cũng đơn giản thôi, chúng ta hãy cùng xét đến mục đích của DN khi mua hàng hóa và TSCD. rõ ràng khi mua hàng hóa DN nghiệp đã xác định là phải bán lại hàng hóa này, còn khi mua TSCD DN không có ý định bán lại để thu lợi nhuận mà dùng cho hd sản xuất kihn doanh lâu dài nên bản chất nó là đầu tư lâu dài nhằm thu lợi nên được xếp vào hoạt động đầu tư.
 
B

BUI CHI THANH

Guest
21/2/06
479
2
0
48
VUNG TAU
ken137 nói:
Có một câu hỏi đặt ra ở đây
- Tại sao tiền thu được từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được xem là từ Operating còn tiền thu được từ thanh lý Operational Assets lại xem là từ Investing, mặc dù các tài sản này cũng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên doanh thu?
Bạn cũng nên hiểu như thế nào là operating, investing, financail.
Operating là các hoạt động phục vụ hoạt sản xuat kinh doanh của doanh nghiệp.
Investing là các nghiệp vụ đồng tư mua sắp tài sản cố định.
financail là các hoạt động tài chính như đầu tư chứng khoán và các hoạt động cho vay cần cố mua bán ngoại tệ .....
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Phần sau đây em post cả bài này lên, các bác tham khảo.
Nếu chúng ta sử dụng phần mềm kế toán thì việc lập BCLCTT theo PP trực tiếp là khá đơn giản, nhưng chúng ta cần hiểu chi tiết hơn về liên hệ giữa Balance Sheet Income Sta. với việc lập BCLCTT như vậy thì chúng ta cũng hiểu hơn về BCLCTT nói gì và ý nghĩa của nó, đồng thời nhìn thấy rõ hơn toàn cảnh tình hình hoạt động của DN.

Bài sau mang tính tham khảo, em sưu tầm được và em cũng không có bất cứ liên hệ nào với nó cả.

Mọi người cùng tham khảo nhé.
 

Đính kèm

  • Cashflow Statement.pdf
    171.2 KB · Lượt xem: 1,153
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Bài trên phần nhiều là kế toán quốc tế nhưng cũng chưa hoàn chỉnh, bây giờ quay trở lại BCLCTT của Việt Nam, phần luồng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao thông tư lại bảo lập như vậy từng mục một.
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Như chúng ta đã biết BCLCTT lập theo phương pháp gián tiếp các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc sau: các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư.



Như vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao…lại có nguyên tắc này!? Hay nói cách khác tại sao việc điều chỉnh lợi nhuận trước thuế cho các khoản nêu trên lại có thể xác định được luồng tiền vào và ra từ họat kinh doanh của DN. Trước hết chúng ta cần xác định được nguyên tắc cơ bản của lợi nhuận (bằng tiền) đó là khoản chênh lệch giữa doanh thu (luồng tiền vào) và chi phí (luồng tiền ra). Nhưng như vậy có phải là lợi nhuận cũng là luồng tiền thuần của DN sao, xin thưa hoàn toàn không phải như vậy, chúng ta nhận thấy rõ điều này như sau: khi bán hàng (doanh thu) bạn có thu hết tiền của khách hàng không, khi mua hàng hóa bạn chi toàn bộ tiền luôn à, hay các chi phí khấu hao TSCD bạn cũng chi bằng tiền luôn sao? chắc là không rồi. Bây giờ quay lại nguyên tắc lập BCTC, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 quy định nguyên tắc dồn tích cho việc lập BCTC, có nghĩa là các giao dịch được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu thực chi. Trong khi để xác định được luồng tiền của DN thì phải có yếu tố thực thu, thực chi. Tóm lại là như thế này, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của DN hình thành trên cơ sở chênh lệch của DT và chi phí bao gồm cả các chi phí không bằng tiền cho nên việc đầu tiên chúng ta phải làm là loại bỏ các khoản chi phí này bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế về lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh. Đây chính là nguyên tắc cách lập các chỉ tiêu mã số từ 02 đến 06 trên BCLCTT. Các chỉ tiêu này lần lượt như sau: khấu hao TSCD, các khoản dự phòng, lãi/lỗ trên lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện, lãi lỗ từ hoạt động đầu tư, chi phí lãi vay. Đặc điểm chung của các chỉ tiêu này chính là các khoản chi phí không liên quan đến tiền hay các chi phí không phải bằng tiền, các chi phí này còn gọi là chi phí bút toán, có nghĩa là chúng chỉ có trên sổ sách để chúng ta xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Riêng đối với chỉ tiêu chi phí lãi vay thì đây là khoản chi phí được trình bày trên báo cáo thu nhập, chi phí lãi vay phải trả mã số 23 trên báo cáo thu nhập, nó khác với chỉ tiêu tiền trả lãi vay mã số 04 trên BCLCTT theo phương pháp trực tiếp. Tiền chi trả lãi vay thể hiện tổng số tiền đã trả cho chi phí lãi vay trong năm, còn chi phí lãi vay thể hiện tổng số tiền lãi vay phải trả trong năm. Đây là khoản chi phí không thuộc hoạt động kinh doanh nên cần phải loại ra để điều chỉnh lợi nhuận trước thuế. Ở đây lại có câu hỏi đặt ra là tại sao chi phí lãi vay được dùng điều chỉnh LN trước thuế còn các chi phí từ hoạt động tài chính không được dùng điều chỉnh, câu trả lời chính là các khoản chi thu từ hoạt động tài chính không ảnh hưởng đến LN trước thuế nên không cần đưa vào. Bạn vay tiền thì khoản vay đó (nợ gốc) có được trừ ra để tính thuế hay không, hay bạn dùng tiền chi trả cổ tức thì khoản tiền đó cũng phải lấy LN sau thuế bù đắp.




Lợi nhuận = DT – chi phí (tổng các chi phí), do đó muốn xác định LN bằng tiền của hoạt động kinh doanh chúng ta phải cộng thêm các khoản chi phí không bằng tiền và chi phí không thuộc hoạt động kinh doanh. Ứng cử viên đầu tiên mang mã số 02 – tên Khấu hao TSCD, đây là khoản khấu hao thực tế đã tính vào chi phí kỳ này, chỉ tiêu này đã được trình bày trên báo cáo thu nhập và ứng cử viên này mang dấu cộng vì các bạn có bao giờ thấy chi phí khấu hao nào làm tăng thu nhập không.



Ứng cử viên tiếp theo mang mã số 03 – tên các khoản dự phòng, ứng cử viên này theo Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực 24 gồm: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng phải thu khó đòi. Các bạn đọc đến đây thì có thấy thiếu gì không, cụ thể là có khoản dự phòng nào chưa được đưa vào hay không. Thưa có đó là “dự phòng phải trả” đây cũng là khoản chi phí dự phòng, nó cũng được tính vào chi phí trong kỳ vậy tại sao lại không được đưa vào ứng cử viên này!?. Vấn đề tiếp theo là ứng cử viên số 3 này khi nào mang dấu + (cộng) khi nào mang dấu (-), để làm được điều này chúng ta cần phân tích các tài khoản này với các tài khỏan liên quan như các tài khoản chi phí và tài khoản thu nhập khác, nếu tài khoản này liên quan đến các tài khoản chi phí ta cho nó dấu + và nếu tài khoản này liên quan đến thu nhập khác ta cho nó dấu - , vậy nếu đầu năm nó được tính vào chi phí, cuối năm nó hoàn nhập một phần thì sao, lúc đó chúng ta lấy khoản chênh lệch giữa trích trước và hoàn nhập cho nó dấu + nhé.




Hai ứng cử viên tiếp theo mang mã số 04 và 05 lần lượt là Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện và Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư. Nếu nó là lỗ thì cho dấu + ngược lại là lãi thì cho nó dấu -. Vì sao, bởi vì lỗ sẽ làm giảm LN, cho nên muốn biết LN bao nhiêu trước khi có khoản này chúng ta cần + nó vào.




Ứng cử viên đã một lần xuất hiện, mang mã số 06 – Chi phí lãi vay, cũng như trên đây là khoản chi phí nên nó mang dấu +.
Và sau đây xin giới thiệu đội trưởng của các ứng cử viên từ 01 – 06, đội trưởng mang số 08 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản mục thu nhập và chi phí không phải bằng tiền. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào lợi nhuận trước thuế TNDN cộng (+)các ứng cử viên từ 01 – 06.




Thật ra những cách điều chỉnh như trên dựa theo nguyên tắc sau:
Dòng tiền ròng = Thu nhập ròng – DT không bằng tiền + Cp không bằng tiền
Dòng tiền ròng ở đây chính là anh đội trưởng số 8 đấy các bạn, thu nhập ròng là ứng cử viên số 01, DT không bằng tiền là các ứng cử viên mang số 04 & 05 (lãi trừ ra, lỗ cộng vào) còn chi phí không bằng tiền là các ứng cử viên còn lại 02,03 & 06.





Nhưng dòng tiền ròng này còn chịu ảnh hưởng của sự thay đổi vốn lưu động nữa, vốn lưu động ở đây bao gồm tài sản lưu động và nợ ngắn hạn (lưu động). Các bạn sẽ nghỉ gì nếu thấy số dư cuối kỳ của khoản phải thu cao hơn số dư đầu kỳ, điều này có nghĩ là có một khoản tiền tín dụng cho khách hàng vẫn chưa thu được và có phải là nó làm giảm dòng tiền ròng của bạn không. Dựa trên nguyên tắc này chúng ta chấm dấu cộng hoặc trừ cho các ứng cử viên từ 09-16.
 
Sửa lần cuối:
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Không bác nào có ý kiến gì sao
Phần sau là cách đọc BCLCTT, sẽ post lên trong vài ngày tới
 
H

hongnt

Guest
24/8/04
5
0
0
Viet Nam
Cám ơn ken137 nhiều. Tôi đang học về môn kế toán và đang muốn tìm hiểu rõ về BCLCTT. Bạn post bài tiếp nữa đi nhé.
 
L

lotus123

Sơ cấp
21/4/06
7
0
1
Hà Nội
Help me pls.
Dòng tiền liên quan đến các khoản tạm ứng sẽ đưa vào BCLCTT như thế nào. 1 khoản tạm ứng có thể bao gồm nhiều mục đích khác nhau: sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chình nhưng chưa thực sự phát sinh.
 
Chẳng biết attach file ở chỗ nào cả!!! :wall: :wall: :wall: :wall: :wall: đây là một bài về phân tích BC Cash Flows rất hay và comprehensive, mọi người quan tâm thì tham khảo nhé, chỉ up được 7 ngày thôi :wall: :wall: :wall: :wall: :wall: : http://download.yousendit.com/AFD36D6934D614EC
 
K

ken137

Guest
4/1/06
123
1
0
TP. Tôi Yêu
Hic hic dao này em bận làm bên kế toán quản trị nên hơi chậm trễ, các bác thông cảm. Bài trên của bạn Anh Le rất lý thú, lần sau mình sẽ đưa đầy đủ các chỉ số của BCLCTT, để các bạn tham khảo
Help me pls.
Dòng tiền liên quan đến các khoản tạm ứng sẽ đưa vào BCLCTT như thế nào. 1 khoản tạm ứng có thể bao gồm nhiều mục đích khác nhau: sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chình nhưng chưa thực sự phát sinh.
Để trả lời câu này bạn cần xem lại mục đích của BCLCTT và các khoản tình bày của nó. Như đã biết BCLC tiền tệ nhằm thể hiện tất cả các hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến tiền của DN. Khi bạn chi tạm ứng cho nhà cung cấp nào thì bạn cũng phải chi tiết nó ra để báo cáo công nợ, dựa vào sổ kế toán chi tiết công nợ mà bạn phân nó vào loại hoạt động nào tùy thuộc vào mục đích chi của khoản tạm ứng đó.
Tiền chi ra là thực tế phát sinh rồi đó bạn (bạn bị mất tiền mà làm sao nói là không có được).
Trong trường hợp một khoản tạm ứng cho một nhà cung cấp mà liên quan đến cả 2,3 loại hoạt động (ví dụ chi cho nhà cung cấp hàng hóa đồng thời tạm ứng cả cho việc mua TSCĐ) thì bạn áp dụng nguyên tắc trọng yếu trong kế toán, xem khoản tạm ứng đó phục vụ chủ yếu cho mua hàng hóa hay TSCĐ mà phân loại nó cho một loại hoạt động thôi. (còn nếu chi tiết được thì càng tốt)
 
K

Kosovo

Guest
24/9/04
9
0
0
Binh Thanh
Anh Le nói:
Chẳng biết attach file ở chỗ nào cả!!! :wall: :wall: :wall: :wall: :wall: đây là một bài về phân tích BC Cash Flows rất hay và comprehensive, mọi người quan tâm thì tham khảo nhé, chỉ up được 7 ngày thôi :wall: :wall: :wall: :wall: :wall: : http://download.yousendit.com/AFD36D6934D614EC

Hic, bà con nào làm ơn up lại cái file này với, hết hạn roài!!!
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Có một câu hỏi đặt ra ở đây
- Tại sao tiền thu được từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ được xem là từ Operating còn tiền thu được từ thanh lý Operational Assets lại xem là từ Investing, mặc dù các tài sản này cũng tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên doanh thu?

Móc bài cũ ra chơi:1luvu:

Tiền thu từ thanh lý được xem là đầu tư theo em là vì nó kết thúc một tài sản có được do đầu tư một cách có chủ ý . Em chưa hiểu ý bác nói " tạo ra doanh thu " là cái gì, bán tài sản thì được phân loại là thu nhập khác chứ .
 
Kuki

Kuki

Guest
31/12/07
145
0
0
TP HCM
www.vnav.vn
Ứng cử viên tiếp theo mang mã số 03 – tên các khoản dự phòng, ứng cử viên này theo Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực 24 gồm: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn, dự phòng phải thu khó đòi. ...
Hai ứng cử viên tiếp theo mang mã số 04 và 05 lần lượt là Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện và Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư.

Bá ken cho em hỏi : lỗ từ hoạt động đầu tư có tính đến chi phí dự phòng giảm giá đầu tư NH,DH không ? vì sao ? :wall:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA