Kế toán xây dựng

  • Thread starter anabuisoftware
  • Ngày gửi
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Bạn xem trong diễn đàn đã có rất nhiều chủ đề liên quan đến Kế toán Xây dựng rồi đó. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi làm thực tế.
Kế toán xây dựng cũng không khó như mọi ngưòi nói đâu..... cứ từ từ mà làm theo đúng những gì đã học, có vướng mắc thì đem ra cùng thảo luận.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
A

adc-giang

Guest
Minh dang tim nhung van ban cung nhu tai lieu ve ke toan xay dung co ban.(Ghi chu: ke toan xay dung co ban-tu lam tai cty khong phai la xd)
Moi thong tin co the goi mail : lhgiangct@yahoo.com
Cam on nhieu.
 
W

WhoamI

Cao cấp
WhoamI cũng không hẳn là KTXD, nhưng theo mình thì cái khó nhất đối với CTác KTXD là Chứng từ. Cái này có nói ra thì cũng không hết được vì thế cứ theo như CamTo nói "cứ từ từ mà làm theo đúng những gì đã học, có vướng mắc thì đem ra cùng thảo luận. " bạn sẽ "nhận ra" nhiều vấn đề lúc đó post lên chúng ta cùng trao đổi nhỉ? :a3
 
N

Nguyễn Xuân Thu

Guest
Các bạn cho mình hỏi: Trong kế toán XD nếu công trình hoàn thành trong năm, toàn bộ chi phí của công trình đó được tập hợp trong năm nhưng sang năm sau mới viết hoá đơn đầu ra thì quyết toán năm đó xác định doanh thu để tính lãi lỗ của công trình đó ntn?
 
W

WhoamI

Cao cấp
Nguyễn Xuân Thu nói:
Các bạn cho mình hỏi: Trong kế toán XD nếu công trình hoàn thành trong năm, toàn bộ chi phí của công trình đó được tập hợp trong năm nhưng sang năm sau mới viết hoá đơn đầu ra thì quyết toán năm đó xác định doanh thu để tính lãi lỗ của công trình đó ntn?
Bạn tham khảo ở đây!
Chưa phải xác định doanh thu
Hạch toán : Nợ TK 155 có TK 154: giá trị công trình hoàn thành chờ bàn giao(nếu chắc chắn không còn phát sinh chi phí liên quan đến công trình)
 
W

wildhair

Guest
Ới Bác dangkhoaquan ơiiiii...liên lạc với bác bằng cách nào đây? Em gửi tin nhắn cho bác mà không không được!!!
 
L

lethibach tuyet

Guest
ban đã đủ chi phí rôi thi xuất hóa đơn để hoạch toán doanh thu di chư sao lai phai treo trên tài khoản 154 lam gi vi như vây thi lan cho công tác quản lý của bạn rác rối thêm nêu như hồ sơ quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành 2 bên A-B chưa ký thi có thể để lại được còn nếu đã ký rồi sức mấy bên A nó chịu vì trong hợp đồng xây dưng thừong có các điều lệ như : ưng 5% giá trị dể thi công rồi lại 20% và ... nưa nên khi bên A chuyển tiền cho mình rồi cà chi phí của mình đã đủ thi tốt hơn hết la nên xuất hóa đơn cho họ thoi chư bạn để làm gi
 
M

minhvi22

Guest
30/1/05
9
0
0
44
vungtau
Với vần đề chi phí nhân công trong kế toán xây dựng cơ bản cũng có nhiều vấn đề lắm đó, do mình chưa thấy bài của bạn nào đề cập đến vấn đề xuất toán chi phí nhân công nên cũng mạn phép đưa vấn đề này ra để cùng thảo luận nhé.
Hàng năm, khi cơ quan thuế vào kiểm tra, họ thường lý luận thế này, chi phí nhân công có hai loại :
- Một là chi phí nhân công phát sinh do nhân công trực tiếp của đơn vị thực hiện, có ký kết hợp đồng lao động với từng người, hoặc với một người đại diện cho nhóm người lao động, nhóm người lao động đó phải có trong danh sách với thông tin đầy đủ như tên, tuổi, địa chỉ, số CMND, và quan trọng hơn cả là phải quy ước số tiền công trả theo 1 ngày làm việc.
- Hai là chi phí nhân công phát sinh do ký hợp đồng giao khoán nhân công theo khối lượng công việc thực hiện, trong hợp đồng khoán nhân công nhất thiết phải có bảng đơn giá nhân công theo thành phần công việc để thanh quyết toán chi phí nhân công khi khối lượng công việc hoàn thành được xác nhận giữa công ty bạn và các bên nhận khoán.
Với cách thứ nhất, việc chuẩn bị các thủ tục tương đối phức tạp cả về khâu hành chỉnh cũng như kế toán, thanh toán lương phải có bảng chấm công, bảng thanh toán lương, nếu yêu cầu cao hơn về quản lý thì phải có thêm bảng khối lượng hòan thành đính kèm. Nhưng việc hạch toán chi phí xong là xong, chẳng cơ quan thuế nào có thể vọc thêm vào được.
Song, với cách thứ hai, thôi thì công ty bạn sẽ bị vặn vẹo các kiểu, từ bộ đơn giá nhân công (nếu làm công trình vốn ngân sách), đến việc phải xuất trình hóa đơn chi phí nhân công đã phát sinh. Điều này là bắt buộc, vì chi phí nhân công trên cũng là một loại chi phí phát sinh do bên thứ 3 khác cung cấp có ký kết hợp đồng. Nếu không có hóa đơn thì 100%, chi phí nhân công có do giao khoán của công ty bạn bị xuất toán. Mà đã bị xuất toán thì phức tạp lắm, nặng thì bị phạt và bắt thu tiền về, nặng vừa thì ghi giảm lợi nhuận sau thuế, còn không thì đi mà lạy lục cơ quan thuế cho đi mua hóa đơn về ghi nhận lại chi phí (hóa đơn mua tại chi cục thuế nơi thực hiện xây lắp công trình với mức thuế suất quy định).
Đây chỉ là vấn đề bạn có coi nhẹ các thủ tục hay không mà thôi. Nếu công ty bạn tổ chức tốt thì các thủ tục trên theo cách 1 phải được thực hiện triệt để nếu không muốn bị rắc rối. Còn không nếu thực hiện theo cách thứ 2, thì trong hợp đồng khóan nhân công phải yêu cầu bên thi công khi quyết toán khối lượng phải cung cấp hóa đơn, không có thì ra chi cục thuế tại địa phương có công trình mà mua. Họ bán tuốt luốt. Chẳng hề phiền hà gì cả đâu.
Các bạn đã gặp vấn đề này nhiều chưa, nếu gặp rồi thì hãy chia sẻ cách giải quyết các vấn đề nêu trên cho mọi người hay với nhé.
 
K

klins137

Guest
8/9/04
4
0
0
43
Viet Nam
Híc buồn wa' ! Em gửi bài lên mà chẳng ai giúp gì cả, nghĩ mà buồn wa' nhưng thấy các bác nói về kế toán XD nên em cũng thấy bùn chân tay wa'. Cho em tham gia một chút nhé. Em cũng mới chỉ đã thực tập cho một cty XD thôi nhưng em xin mạo muội tham gia mấy câu mong các bác lượng thứ cho nhé.
Thực sự trong suốt quá trình thực tập em nhận thấy rằng lĩnh vực nổi cộm nhất trong kế toán XD chính là việc tính giá thành. Có thể nói để đi đến nó là cả một qúa trình mà chỉ có ai tìm hiểu sâu thì mới rõ, trước hết là phải qua bước lập giá thành dự toán, để thực hiện được bước này thì phải dựa vào các định mức chủ yếu đó là NVL, NC, CP sử dụng máy thi công và CP QL chung và các định mức này thường là do qui định của nhà nước đặt ra. Kế đó ta sẽ lập được Giá thành dự toán và sau đó lập được Giá thành kế hoạch với mức Hạ giá thành kế hoạch có thể thực hiện. Và cuối cùng mới là Giá thành thực tế. Tuy nhiên, để tính được Giá thành thực tế thì việc khó khăn nhất là việc xác định được Khối lượng dở dang cuối kỳ cũng như CP dở dang cuối kỳ. Có một điều cần lưu ý ở đây là sẽ có những công ty áp dụng hình thức là nếu có dở dang thì chuyển luôn sang năm tiếp theo và ko tính dở dang đó nhưng cũng sẽ có những công ty thì lại tính giá trị dở dang đó vào trong kỳ và khi đó ta phải xác định nó. Việc tính toán này em cũng chưa rõ lắm cho nên bác nào hay thì hãy chỉ giùm em he.
Có thể thấy việc hạch toán của các công ty về xây lắp vô cùng phức tạp và có lẽ là khó khăn nhất có phải ko a. ? Mong rằng các bác hãy bàn nhiều về chủ đề này để chúng em được học hỏi kinh nghiệm nhe'.
God bless you !!!!!!!!
 
H

hai huu doan

Guest
29/12/04
0
0
0
45
Vũng Tàu - Bà Rịa
To Minhvi22: chào bạn, bạn nói đúng rồi theo tôi thì chi phí nhân công trong xây dựng có nhiều vấn đề lắm.
- Theo cách thứ nhất của bạn thì là quá đúng, không còn phải bàn cãi gì nữa, nhưng mà đối với những công trình lớn, số lượng nhân công lớn thì dơn vị thi công ít khi muốn làm theo cách này vì : 1./ là phải làm các thủ tục khá phức tạp về HĐLD, chưa kể dân tứ xứ, nhiều khi thích làm thì làm, thích nghỉ thì nghỉ, nhiều khi muốn làm cho đúng thủ tục như vầy cũng khó, 2./ nếu hợp đồng lao động kéo dài hơn 3 tháng thì phải mua BHXH, chi phí này cũng chiếm khá là nhiều tiền. Nên các doanh nghiệp chỉ có một số ít cán bộ kỷ thuật và một số thợ nòng cốt làm việc lâu dài là có làm HĐLĐ thôi, nhưng mà càng hạn chế càng tốt.
- Theo tôi biết thì rất nhiều DN làm theo cách thứ 2. tôi có hỏi một số người bạn làm bên thuế thì họ có nói như sau: Để đưa được chi phí nhân công hợp lý cần có các thủ tục như sau:
*I/ cách dễ nhất là ký HD giao khóan với một cá nhân nào đó với giá trị theo giá trị dự tóan của công trình, sau khi thi công xong thì làm thanh lý HD theo giá trị Quyết tóan, rồi cầm HD ra cục thuế phường mua hóa đơn, tất nhiên là phải nộp thuế 10%, nhưng hóa đơn này chỉ là hóa đơn bán hàng thông thường nên không được khấu trừ thuế.(nghĩa là mình lại bị mất thêm 10% để đóng VAT nữa có phải không ạ) zậy là gồm có 3 chứng từ : 1/HĐ 2/TLHĐ và 3/hóa đơn
II/ cách nữa họ nói như thế này nhưng tôi cũng không biết có đúng không, bạn xem thế nào nhé: 1/bản hợp đồng giao khoán 2/ bản thanh lý hợp đồng 3/1phiếu chi ghi tòan bộ giá trị thanh lý HĐ 4./ 1 phiếu thu ghi thu 10% giá trị thanh lý HĐ với lý do thu là để nộp thuế VAT, làm như vậy mình không phải mất 10% để mua hóa đơn
III/cách nữa là làm HĐ giao khóan với cá nhân nào đó đã có ký HĐLĐ với công ty rồi, sau đó họ cung cấp cho mình bảng thanh tóan lương, bảng chấm công, tất nhiên là các tên của công nhân trong bảng chấm công phải đổi liên tục để không bị mỗi tên kéo dài quá 3 tháng làm việc vậy chứng từ gồm : 1./ HĐLĐ 2./ bảng chấm công 3/ bảng thanh tóan lương, làm như vậy mình không phải mất 10% để mua hóa đơn.
Cho mình hỏi như vậy thì cá nhân ký hợp đồng giao khóan phải nộp thuế thu nhập bất thường là bi nhiêu???
Không biết theo mình hiểu thì có phải như vậy không, và còn thiếu sót những gì ?? vì mình không phải là dân kết tóan nên rất mong các bạn quan tâm và tiếp tục bàn luận về vấn đề này để mình được học hỏi thêm.
 
W

WhoamI

Cao cấp
Có vấn đề này mình muốn hỏi các bạn KTXD:
Thông thường có phải để theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu hoàn chứng từ của đội thi công thì phải có bảng phân tích vật liệu, nhân công của mỗi công trình do bộ phận kỹ thuật (hoặc bộ phận lập dự toán) chuyển cho kế toán đúng không nhỉ?
Nhưng ở công ty mình thì lại rất bất hợp lý khi kế toán lại là người phải bóc dự toán, quyết toán để ra được từng đơn vị vật liệu chính, phụ, nhân công....Mà không phải lúc nào công việc này cũng thuận lợi vì có những mã thi công mà mình không thể nào bóc tách được vì không có định mức cụ thể hoặc không thể bóc tách được vật liệu phụ tính theo tỷ lệ %/vật liệu chính. Hoặc có những mã khi bóc tách theo đúng định mức X đơn giá thị trường cao nhất = giá trị thì giá trị đó lại < giá trị trên quyết toán đến 30%. Vậy kế toán làm gì trong những trường hợp này, chẳng nhẽ kế toán lại phải chịu trách nhiệm về sự thiếu hụt đó, phải tô vẽ thêm cho nó đủ chi phí chăng? & công việc này chiếm không ít thời gian! Nhưng thực sự là do thiếu kinh nghiệm nên mình cũng không biết ở các công ty khác như thế nào? Nên rất mong các bạn góp ý, nếu đúng thế thì mình quyết định chuyển quách sang công ty khác cho xong.
 
Sửa lần cuối:
P

Pham Duc Nguyen

Guest
13/12/04
21
0
0
Ho Chi Minh City
Dung nen bi quan nhu the. Moi cong trinh deu co du toan de dau thau co ma. Sao ban ko dua vao do ma lam?Hon nua ve chi phi NVL thi rat don gian thoi, tinh dinh muc theo du toan hoac khoi luong thuc te x gia dau thau. O Cty toi thi phai co dinh muc nguyen vat lieu, bang dinh muc do phai duoc Phong KT chap nhan, phong VT cho nhan VL theo bang dinh muc do. Can cu vao phieu nhan VL ban se tinh duoc chi phi VL theo gia ghi o hoa don, chung tu cua tung cong trinh.
 
W

WhoamI

Cao cấp
Pham Duc Nguyen nói:
Dung nen bi quan nhu the
Hi...mình đâu có bi quan, chỉ chán cái kiểu làm "người nhà" ở công ty này thôi. Nhưng để tránh tình trạng vỏ dưa, vỏ dừa mình hỏi ý kiến các bạn để quyết định chuyển việc cũng như muốn tìm hiểu thực tế công tác kế toán xây dựng ở các đơn vị khác như thế nào thôi mà. Cảm ơn bạn đã quan tâm nhé!
 
H

hai huu doan

Guest
29/12/04
0
0
0
45
Vũng Tàu - Bà Rịa
@ Whoami : thực ra việc bóc, phân tích khối lượng để tính ra khối lượng vật tư đó không phải là việc của bạn, mà đó là việc của ông kỹ sư xây dựng phải làm khi quyết tóan công trình,theo tôi khi hòan chứng từ vật tư thì bạn chỉ cần quan tâm đến bảng vật tư khối lượng thực tế và bảng tổng hợp kinh phí trong cuốn quyết tóan mà thôi.

"Nhưng ở công ty mình thì lại rất bất hợp lý khi kế toán lại là người phải bóc dự toán, quyết toán để ra được từng đơn vị vật liệu chính, phụ, nhân công....Mà không phải lúc nào công việc này cũng thuận lợi vì có những mã thi công mà mình không thể nào bóc tách được vì không có định mức cụ thể hoặc không thể bóc tách được vật liệu phụ tính theo tỷ lệ %/vật liệu chính. Hoặc có những mã khi bóc tách theo đúng định mức X đơn giá thị trường cao nhất = giá trị thì giá trị đó lại < giá trị trên quyết toán đến 30%. "
Bạn có thể nói rõ hơn một chút được không?????????
 
X

XuanDuc

Cao cấp
2/9/04
254
0
16
53
Bình Dương
Các bạn có các văn bản nào hướng dẫn về chế độ khoán cho nhân viên thực hiện công việc không ?????
 
W

WhoamI

Cao cấp
hai huu doan nói:
"Nhưng ở công ty mình thì lại rất bất hợp lý khi kế toán lại là người phải bóc dự toán, quyết toán để ra được từng đơn vị vật liệu chính, phụ, nhân công....Mà không phải lúc nào công việc này cũng thuận lợi vì có những mã thi công mà mình không thể nào bóc tách được vì không có định mức cụ thể hoặc không thể bóc tách được vật liệu phụ tính theo tỷ lệ %/vật liệu chính. Hoặc có những mã khi bóc tách theo đúng định mức X đơn giá thị trường cao nhất = giá trị thì giá trị đó lại < giá trị trên quyết toán đến 30%. "
Bạn có thể nói rõ hơn một chút được không?????????
Mình không ngồi trên máy nên cũng không nhớ một số mã thi công rất vô lí. Nhưng bạn nào làm bên xây lắp viễn thông chắc biết quyển đơn giá 882 và định mức... Nếu bạn quan tâm thì mình sẽ tìm rồi post sau. Híc, chắc phải chuyển nghề làm dự toán quá!
 
H

hai huu doan

Guest
29/12/04
0
0
0
45
Vũng Tàu - Bà Rịa
Thực ra các đơn giá và định mức của nhà nước không thể cập nhật kịp thời được về vật tư, và các công việc mới phát sinh do công nghệ mới phát triển. nên có nhiều công việc không có trong đơn giá, định mức của nhà nước, người lập dự tóan phải tự đưa ra một đơn giá và định mức vật tư theo thực tế, nghĩa là người lập dự tóan tốt nhất là người đã từng đi thi công và bắt buộc phải am hiểu về công việc thực tế,và để khi trình dự tóan hoặc quyết tóan thì bên chủ đầu tư hoặc cơ quan thẩm định hỏi về các công việc đó thì phải giải trình được, làm cho người ta nghe lọt lỗ tai ...
 
ToiyeuVN_2004

ToiyeuVN_2004

Guest
15/9/04
108
0
0
Ha noi
Tui cũng đang làm việc tại công ty XD, Kế toán XDCB là một loại kế toán khá hay trong kế toán. Bởi vì:
- Đây là kế toán sản xuất lại mang tính đặc thù của sản phẩm.
- Có nhiều bạn cho rằng nó khó bởi vì nó khá phức tạp.
- Đối tượng theo dõi của kế toán XDCB khá rộng so với các loại kế toán khác.
- Việc theo dõi và phân bổ giá thành thì có nhiều cách vì có thể liên quan tới các bộ phận khác nhau.
- Ngoài ra, kế toán XDCB thì tính quản trị của nó rất cao.
- Thêm nữa, con số kế toán thường là số lớn làm mình thích thú hơn số nhỏ.
- Nó đòi hỏi sự nhanh nhạy của người kế toán nữa.

Trên đây là vìa ý kiến chung chung không giống ai, còn nếu cụ thể như thế nào thì các bạn gửi thông tin thêm với tui nhé!!!
 
H

hai huu doan

Guest
29/12/04
0
0
0
45
Vũng Tàu - Bà Rịa
@:toi yeuVN-2004 bạn đầu tư viết một bài thật chi tiết, kỷ càng hơn được không, để tôi có thể hiểu sâu sâu về nó một chút.. cảm ơn nhiều
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA