Lương nhân công xây lắp

  • Thread starter Lê Thu Trang
  • Ngày gửi
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
Chào các bạn!
Về thủ tục hợp thức lương nhân công xây lắp thì mình đã rõ. Xong mình có thắc mắc là:
Công trình xây lắp với mức nhân công trên dự toán đồng thời căn cứ vào thực tế chi trả, trên bảng thanh toán lương cho các tổ có danh sách lao động, số ngày công, tiền công.
Khi thanh toán tiền lương theo từng công trình: lấy số ngày công thực tế nhân với đơn giá tiền lương ra số tiền của từng người. Vậy giả sử số tiền của một số người trong thời gian làm công trình đó > 500.000đ thì mình có phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân không?.
Giả sử trong một tháng họ làm 2 đến 3 công trình nhỏ và tổng cộng lương của họ lên đến > 1 triệu, thì mình có phải lưu ý gì đến điểm này không?
Mình mới bước vào làm cho ngành này nên cũng không được rõ lắm. Mong các bạn chỉ giúp.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Không! Không có quy định nào nói là sử dụng hợp đồng giao khoán theo mẫu 08/LĐTL chỉ cho các trường hợp có thu nhập không thường xuyên.
Đối với công nhân xây dựng, thu nhập của họ là thu nhập thường xuyên, do đó mức thu nhập chịu thuế là >5.000.000.
 
L

Lê Thu Trang

Cao cấp
26/9/05
325
0
16
Hà Nội
adam_tran nói:
Không! Không có quy định nào nói là sử dụng hợp đồng giao khoán theo mẫu 08/LĐTL chỉ cho các trường hợp có thu nhập không thường xuyên.
Đối với công nhân xây dựng, thu nhập của họ là thu nhập thường xuyên, do đó mức thu nhập chịu thuế là >5.000.000.
Cám ơn bạn nhiều!
Điều này cũng có nghĩa đối với hợp đồng nhân công xây lắp thuê khoán ngoài chứ?
Chỗ mình chuyên cải tạo sữa chữa nhỏ nên nhân công toàn là thuê khoán ngoài. Cứ có công trình lại gọi thợ, hết công trình thì dừng, lúc nào có lại tiếp tục. Thợ điện nước, thợ xây, thợ lắp đặt,....
 
V

Van Thi Thu

Guest
16/10/06
2
0
0
45
63/23/3D10,p.TNP B, Q.9
lương NC xây lắp

Cty mình mới tlập từ t1/06,mình cũng lần đầu tiên làm ktxl. các bạn cho mình hỏi chút xíu : có 01 ctrình thi công hệ thống điện (lắp đặt) động lực, nhân công khoán ngoài thì muốn tt tiền lương và để được đưa lương vào cp, thì mình cần làm gì. bnạ nào có mầu 08/LĐTL cho mình xin với.đ/c mail của mình là : bin_0910@yahoo.com.vn. Cảm ơn các bạn nhiều nhiều.
 
Sửa lần cuối:
N

nghiepkt

Guest
12/11/06
66
0
0
hanoi
Cho họ ký HDLD với thời vụ với CTY của bạn, hồ sơ thì giống như hồ sơ xin việc với các bằng cấp, chứng chỉ liên quan. Khi thi công có bảng chấm công, bảng TT lương và thế là CTY bạn có chi phí hợp lý rồi đấy bạn à. Còn khoán nhân công thi không biết họ có hóa đơn xuất cho mình k? hay lại lôi họ lên chi cục thuế mua hóa đơn bán lẻ thì phiền hơn đấy
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Đối với chi phí nhân công trong xây lắp có nhiều vấn đề phải bàn lắm. Trên thực tế, để hợp lý hóa chi phí nhân công trong quyết toán thì bạn phải có đầy đủ các yêu cầu sau:
- Hợp đồng lao động. Trong trường hợp số lượng công nhân nhiều thì có thể người tổ trưởng đại diện đứng ra ký hợp đồng lao động cho tổ, đội mình với Cty trên cơ sở phải có ủy quyền của các cá nhân trong tổ.
- Phô tô chứng mình thư của các công nhân đó, nếu có thêm giấy tạm vắng, tạm trú nữa thì càng tốt.
- Trong xây dựng hiện nay, nhân công chủ yếu là thuê ngoài, nên trong quyết toán chi phí nhân công xây dựng các doanh nghiệp thường hay sử dụng thêm hợp đồng khoán khối lượng công việc, cuối kỳ có bảng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền lương. Trên cơ sở bảng hợp đồng thuê khoán và danh sách công nhân, tiến hành lập Bảng chia lương. Bảng này có thể cho từng công nhân ký nhận hoặc tổ trưởng, người được nhóm công nhân ủy quyền ký nhận thay cũng được.
- Ngoài ra, có một điều cần phải lưu ý là tổng chi phí tiền lương nhân công của toản Cty khi quyết toán không được vượt tổng quỹ tiền lương hoặc vượt mức đơn giá tiền lương mà đầu năm DN đã đăng ký với cơ quan thuế. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, đầu năm các bạn nên đăng ký quỹ tiền lương theo hình thức đơn giá tiền lương thì hay nhất, tránh phải điều chỉnh sau này.
Nếu đầy đủ các thủ tục trên thì chi phí nhân công của bạn không thể bị xuất toán khi quyết toán thuế.

---------------------------
Học thầy không tày học bạn!!!! :eek:fftopic:
 
H

Hoài Thơm

Guest
Anh adam-tran oi! a noi "Đối với các doanh nghiệp xây lắp, đầu năm các bạn nên đăng ký quỹ tiền lương theo hình thức đơn giá tiền lương thì hay nhất, tránh phải điều chỉnh sau này.
Nếu đầy đủ các thủ tục trên thì chi phí nhân công của bạn không thể bị xuất toán khi quyết toán thuế." a cho em mẫu đi, hướng dẫn gium em luon vi lần đầu tiên e làm kế toán. cảm ơn a nhiều
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
Hoài Thơm nói:
Anh adam-tran oi! a noi "Đối với các doanh nghiệp xây lắp, đầu năm các bạn nên đăng ký quỹ tiền lương theo hình thức đơn giá tiền lương thì hay nhất, tránh phải điều chỉnh sau này.
Nếu đầy đủ các thủ tục trên thì chi phí nhân công của bạn không thể bị xuất toán khi quyết toán thuế." a cho em mẫu đi, hướng dẫn gium em luon vi lần đầu tiên e làm kế toán. cảm ơn a nhiều
Cái này bạn hỏi cán bộ thuế thì rõ hơn, mình nghỉ mẫu đó chắc chắc do ai đó biến chế ra mà thôi!
Không có chuyện xuất toán chi phí khi chi phí lương cao hơn mức lương đã đăng ký đâu. Điều này rất nhiều doanh nghiệp đã hỏi và đều được hướng dẫn như thế. Có lẽ ít lâu nữa Cơ quan thuế cũng bỏ cái này, theo mình chỉ có 2 từ: Vớ vẩn!
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
adam_tran nói:
Cái này bạn hỏi cán bộ thuế thì rõ hơn, mình nghỉ mẫu đó chắc chắc do ai đó biến chế ra mà thôi!
Không có chuyện xuất toán chi phí khi chi phí lương cao hơn mức lương đã đăng ký đâu. Điều này rất nhiều doanh nghiệp đã hỏi và đều được hướng dẫn như thế.:imwithstu
Không hiểu adam_tran có làm về xây dựng không nhỉ? Chi phí nhân công nếu không vượt quỹ tiền lương đã đăng ký thì đương nhiên là không bị xuất toán rồi. Có thể có 2 hình thức đăng ký tiền lương là đăng ký tổng quỹ tiền lương hoặc đơn giá tiền lương. Đối với doanh nghiệp xây lắp, nếu đăng ký tổng quỹ tiền lương thì nếu trong năm có phát sinh thêm nhiều công trình, tăng doanh thu, khi đó chi phí nhân công sẽ tăng lên theo và có thể vượt tổng quỹ tiền lương đã đăng ký, do vậy kế toán sẽ phải tiến hành đăng ký lại. Nếu đăng ký ngay từ ban đầu theo hình thức đơn giá tiền lương (ví dụ: 200 đ nhân công/1.000 đ doanh thu) thì khi có phát sinh thêm cũng không phải điều chỉnh lại tổng quỹ tiền lương, doanh thu tăng lên bao nhiêu thì chi phí nhân công tăng theo bấy nhiêu, làm sao tổng chi phí tiền lương cuối năm không vượt quá 20% doanh là được. Đối với các Tổng Công ty nhà nước về xây dựng thì thường hàng năm Bộ Xây dựng cũng có văn bản giao chỉ tiêu đơn giá tiền lương.
Đăng ký đơn giá tiền lương gửi cơ quan thuế chỉ đơn giản là một công văn xin đăng ký đơn giá tiền lương thôi.
adam_tran nói:
Có lẽ ít lâu nữa Cơ quan thuế cũng bỏ cái này, theo mình chỉ có 2 từ: Vớ vẩn!
Quả đúng là: BANG CHỦ NÓI NHẢM! :dogrun:
 
Sửa lần cuối:
N

nguoiconxunui

Khách vãng lai
29/6/04
1,280
215
63
Bình Định
aso2pc.co.cc
Câu hỏi 1.29: Về chi phí tiền lương, nếu trong năm đối tượng chịu thuế chi lương vượt quá tổng quỹ lương phải trả đã đăng ký với cơ quan thuế từ đầu năm thì có được chấp nhận là chi phí hợp lý không? Nếu đơn vị không đăng ký quỹ lương với cơ quan thuế thì xử lý như thế nào ? Quỹ lương lao động hợp đồng thuê theo thời vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh mới phát sinh thì giải quyết thế nào trong khi đó quỹ lương đã được đăng ký từ đầu năm?

Trả lời: Theo hướng dẫn tại Điểm 1 Công văn số 994/TCT- PCCS ngày 17/3/2006 của Tổng cục thuế thì Cơ sở kinh doanh không đăng ký với cơ quan thuế về tổng quỹ lương phải trả trong năm, khi quyết toán thuế TNDN , cơ sở kinh doanh vẫn được tính tiền lương, tiền công thực tế chi trả cho người lao động theo đúng chế độ hợp đồng lao động vào chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp có đăng ký quỹ tiền lương với cơ quan thuế trong năm nhưng chi trả thực tế vượt quá quỹ tiền lương đã đăng ký thì cần phải phân biệt để xử lý như sau:
- Nếu khoản chi vượt quá tổng quỹ lương đã đăng ký với cơ quan thuế nhưng đảm bảo phù hợp theo chế độ hợp đồng lao động thì vẫn được tính vào chi phí hợp lý.
- Nếu khoản chi vượt quá tổng quỹ tiền lương không phù hợp theo chế độ hợp đồng lao động thì không được tính vào chi phí hợp lý.
Về tiền lương trả cho hợp đồng thuê theo thời vụ được tính vào chi phí trả thực tế theo hợp đồng và chứng từ chi hợp pháp.

19. Công văn số 2115/TCT-PCCS ngày 01/07/2005 của Tổng cục Thuế Về chi phí hội nghị không có hoá đơn, chứng từ chỉ có danh sách ký nhận tiền, vậy có được xem là chi phí hợp lý không?quyết toán tiền lương như thế nào khi không đăng ký quỹ lương với cơ quan thuế

Theo quy định thì doanh nghiệp chỉ được phép đưa vào chi phí hợp lý khoản chi phí hội có hoá đơn, chứng từ hợp pháp. Trường hợp, chi bằng phát tiền, người nhận ký vào bảng danh sách nhận tiền và mức chi dưới 100.000 đồng/người thì bảng danh sách nhận tiền được coi là chứng từ hợp pháp theo khoản chi khác được khống chế tối đa không quá 10% trên tổng chi phí quy định.
Hằng năm cơ sở kinh doanh phải đăng ký quỹ lương với cơ quan thuế kèm theo tờ khai thuế TNDN, nếu doanh nghiệp không đăng ký tổng quỹ lương với cơ quan thuế kèm theo tờ khai thuế TNDN thì cơ quan thuế sẽ ấn định số thuế TNDN tạm nộp cả năm. Trường hợp, khi thực hiện quyết toán thuế TNDN, tổng quỹ lương thực hiện vượt quá tổng quỹ lương đã đăng ký với cơ quan thuế, căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp các chứng từ thu chi hợp lý thì tổng quỹ lương thực tế vẫn được chấp nhận khi quyết toán.

Không biết hoạt động lĩnh vực xây dựng thì khác gì với các lĩnh vực khác trong vấn đề chi phí nhân công nhỉ?
@Đúng là trong quá trình hoạt động để hạn chế tình trạng chi phí nhân công vượt tổng quĩ lương đã đăng ký (mà vượt thì thế nào cũng được soi kỹ) nên thường đăng ký đơn giá tiền lương.
Cách đơn giản nhất để có được đơn giá tiền lương theo doanh thu là:
-Ước tính doanh thu
-Ước tính tổng quĩ lương (thay vì dùng cái này đăng ký thì ta chỉ lấy nó làm yếu tố trong tính toán)
- đơn giá = tổng quĩ lương/doanh thu (dĩ nhiên cả hai đề ước tính)
Như thế khi doanh thu cty bạn có bao nhiêu thì chi phí có tương ứng bấy nhiêu. Còn chi phí tăng nhân công tăng mà doanh thu bạn giảm thì phải coi lại hoạt động của cty bạn
Chú ý:
-Anh Son_ktt đề cập đến phương pháp này mà áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp quả là liều: bởi có năm doanh nghiệp có rất ít doanh thu mà chi phí nhân công vẫn tăng vèo vèo do công trình chưa quyết toán lấy đâu có doanh thu?
- Theo hướng dẫn của các cơ quan liên quan (cả thuế và quản lí lao động) phương pháp này chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ tổng hợp.
============
Lời bàn: Các bạn cứ đăng ký tổng quĩ lương theo ước tính bình thường và đừng lo bị xuất toán các chi chi phí đúng qui định pháp luật.
===========
Có sai xin góp ý, bổ sung.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
nguoiconxunui nói:
Không biết hoạt động lĩnh vực xây dựng thì khác gì với các lĩnh vực khác trong vấn đề chi phí nhân công nhỉ?.
Trong xây lắp hạch toán chi phí nhân công không khác gì so với với các lĩnh vực khác. Các vấn đề trích dẫn của bạn rất đúng và các doanh nghiệp xây lắp cũng đều làm theo như vậy.
nguoiconxunui nói:
Đúng là trong quá trình hoạt động để hạn chế tình trạng chi phí nhân công vượt tổng quĩ lương đã đăng ký (mà vượt thì thế nào cũng được soi kỹ) nên thường đăng ký đơn giá tiền lương.
Việc đăng ký theo đơn giá tiền lương ở đây chỉ là thuận tiện cho kế toán trong vấn đề quyết toán chi phí nhân công sau này thôi, không phải mất thời gian điều chỉnh nhiều và mình có thể đăng ký với mức đơn giá tiền lương cao (nhưng phải hợp lý). Các bạn không làm theo hình thức này thì có thể đăng ký theo tổng quỹ lương cũng được, nếu tổng chi phí nhân công vượt mức tổng quỹ lương đã đăng ký thì căn cứ vào các nội dung ở các trích dẫn của bạn nguoiconxunui là cơ sở để xác định phần chi phí vượt đó là hợp lý hay không hợp lý.
nguoiconxunui nói:
Anh Son_ktt đề cập đến phương pháp này mà áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp quả là liều: bởi có năm doanh nghiệp có rất ít doanh thu mà chi phí nhân công vẫn tăng vèo vèo do công trình chưa quyết toán lấy đâu có doanh thu?
Không biết các Cty khác thế nào, nhưng với bên mình khi chưa có doanh thu thì các khoản chi phí cho công trình (bao gồm cả chi phí nhân công) đều hạch toán vào TK 154 và chờ quyết toán năm sau. Hơn nữa, đơn giá tiền lương ở đây tính theo doanh thu công trình nói riêng và doanh thu toàn Cty nói chung, chứ không phải theo doanh thu trong năm của Công ty.
 
Sửa lần cuối:
N

nguoiconxunui

Khách vãng lai
29/6/04
1,280
215
63
Bình Định
aso2pc.co.cc
hì hì, anh edit lại cho dễ đọc tí. Em nói vấn đề chi phí tăng mà doanh thu không có là do em thấy nhiều doanh nghiệp (xây dựng) mới thành lập làm vài ba công trình mà không có quyết định bổ nhiệm nhân sự hợp lý cho các công trình nên chi phí nhân công ở 642 nằm một đống he he (nà 642 thì đi đâu vào cuối kỳ kế toán các bạn biết rồi)
cụ thể nè:
đăng ký tổng quỹ lương 1 tỷ >>>văn phòng có 25 nhân viên >>>một năm xài hết gần tỷ rùi + nhân viên thời vụ cho công trình A (đã quyết toán) lớn hơn 1 tỷ còn 2 công trình B, C cho vô 154 thì khỏi nói. trong khi nếu có quyết đinh bổ nhiệm từng người quản lý cho từng công thì có thể đưa hơn 1 nửa của 642 vào 627 và hai công trình B, C cũng gánh bớt chi phí nhân công qua năm sau.
--------------
Vấn đề này em gặp vài ba ông mới thành lập, hihi
------------
Hơi lạc đề rùi, không viết tiếp nữa đâu
 
Sửa lần cuối:
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
nguoiconxunui nói:
hì hì, anh edit lại cho dễ đọc tí. Em nói vấn đề chi phí tăng mà doanh thu không có là do em thấy nhiều doanh nghiệp (xây dựng) mới thành lập làm vài ba công trình mà không có quyết định bổ nhiệm nhân sự hợp lý cho các công trình nên chi phí nhân công ở 642 nằm một đống he he (nà 642 thì đi đâu vào cuối kỳ kế toán các bạn biết rồi)
cụ thể nè:
đăng ký tổng quỹ lương 1 tỷ >>>văn phòng có 25 nhân viên >>>một năm xài hết gần tỷ rùi + nhân viên thời vụ cho công trình A (đã quyết toán) lớn hơn 1 tỷ còn 2 công trình B, C cho vô 154 thì khỏi nói. trong khi nếu có quyết đinh bổ nhiệm từng người quản lý cho từng công thì có thể đưa hơn 1 nửa của 642 vào 627 và hai công trình B, C cũng gánh bớt chi phí nhân công qua năm sau.
- Vấn đề ở đây là hạch toán không rõ ràng rồi. Nếu nhân công của công trình thì phải đưa vào chi phí công trình, sao lại đưa vào TK 642?
- Nếu vượt tổng quỹ tiền lương thì cứ chiếu theo quy định của luật mà thực hiện (Cái này bạn đã trích dẫn, tớ không cần nhắc lại).Football
 
adam_tran

adam_tran

Guitar inspiration
17/5/05
1,374
36
48
46
Goooogle
son_ktt nói:
Không hiểu adam_tran có làm về xây dựng không nhỉ?
Tôi có nhiều hay ít kinh nghiệm về KT xây dựng không quan trọng đâu, nhưng tôi luôn cho rằng: mình phải học hỏi nhiều!

Đối với các công ty XD của nhà nước thì quả thật tôi mù tịt về các quy định quản lý vốn của nhà nước cũng như quyết toán của chủ đầu tư (thường là Bộ XD hoặc các công ty thuộc Bộ - Sở). Do đó việc đăng ký tiền lương có tầm quan trọng hay không trong việc quyết toán giá thành thì tôi không rõ (vì doanh nghiệp ngoài chịu sự quản lý của cơ quan thuế còn chịu sự quản lý của Bộ, cơ quan chủ quản v..v)
Đối với thành phần kinh tế tư nhân nói riêng và xây dựng tư nhân nói chung thì theo tôi (bang chủ nói nhảm) việc đăng ký quỹ lương là hoàn toàn không cần thiết! Trước đây nhiều cán bộ thuế cứ loại chi phí lương do vượt quỹ lương đăng ký, bị nhiều DN phản đối và kết quả là có nhiều công văn trả lời như nguoiconxunui đã trích dẫn.
Đăng ký lương theo tỷ lệ doanh thu cũng là 1 cách hay, nhưng điều này đã thể hiện trong báo cáo tạm tính TNDN đầu năm rồi. Hơn nữa đơn giá XDCB của Sở ban hành còn sát và chi tiết hơn nhiều, DN đăng ký để làm gì nữa!
Về thực tế, khi tôi hỏi về vấn đề này thì tất cả các cán bộ thuế (cũng như các bạn kế toán có kinh nghiệm) đều trả lời: Cứ đăng ký lương đại cho nhiều đi, thà thừa không thà thiếu! Vậy đấy, chúng ta có nên chấp nhận cái điều này bao lâu nữa?
 
N

ng_duyen83

Guest
20/11/06
7
0
0
40
hung yen
Son ktt ơi cho mình hỏi bạn chút nhe? Đơn giá tiền lương là thế nào vậy bạn và mình phải làm văn bản như thế nào? Mình mới đi làm nên chưa có kinh nghiệm, làm phiền bạn chỉ giiùm mình với nhe!

Cảm ơn Son ktt nhiều.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
adam_tran nói:
Tôi có nhiều hay ít kinh nghiệm về KT xây dựng không quan trọng đâu, nhưng tôi luôn cho rằng: mình phải học hỏi nhiều!

Đối với các công ty XD của nhà nước thì quả thật tôi mù tịt về các quy định quản lý vốn của nhà nước cũng như quyết toán của chủ đầu tư (thường là Bộ XD hoặc các công ty thuộc Bộ - Sở). Do đó việc đăng ký tiền lương có tầm quan trọng hay không trong việc quyết toán giá thành thì tôi không rõ (vì doanh nghiệp ngoài chịu sự quản lý của cơ quan thuế còn chịu sự quản lý của Bộ, cơ quan chủ quản v..v)
Đối với thành phần kinh tế tư nhân nói riêng và xây dựng tư nhân nói chung thì theo tôi (bang chủ nói nhảm) việc đăng ký quỹ lương là hoàn toàn không cần thiết! Trước đây nhiều cán bộ thuế cứ loại chi phí lương do vượt quỹ lương đăng ký, bị nhiều DN phản đối và kết quả là có nhiều công văn trả lời như nguoiconxunui đã trích dẫn.
Đăng ký lương theo tỷ lệ doanh thu cũng là 1 cách hay, nhưng điều này đã thể hiện trong báo cáo tạm tính TNDN đầu năm rồi. Hơn nữa đơn giá XDCB của Sở ban hành còn sát và chi tiết hơn nhiều, DN đăng ký để làm gì nữa!
Về thực tế, khi tôi hỏi về vấn đề này thì tất cả các cán bộ thuế (cũng như các bạn kế toán có kinh nghiệm) đều trả lời: Cứ đăng ký lương đại cho nhiều đi, thà thừa không thà thiếu! Vậy đấy, chúng ta có nên chấp nhận cái điều này bao lâu nữa?
Vâng, đúng rồi! Đây chỉ là cách làm của mỗi người và phù hợp với từng doanh nghiệp, sao cho thuận lợi nhất thôi. Tôi nêu kinh nghiệm ra cũng chỉ muốn mọi người có thể tham khảo cho phù hợp. Còn không đăng ký theo đơn giá thì đăng ký theo tổng quỹ lương, có ai phản đối gì đâu. Như anh adam_tran nói trong xây dựng không cần thiết phải đăng ký quỹ tiền lương thì cũng không sai, chỉ có điều khi đó bên thuế sẽ tính chi phí tiền lương dựa theo chi phí nhân công trong hồ sơ quyết toán A-B (mà chi phí này thì thấp hơn thực tế rất nhiều), như thế thì chỉ khổ cho kế toán của mình đi giải trình và cãi nhau thôi. Đây là trao đổi để cùng học hỏi và làm sao cho hiệu quả kế toán tốt nhất. THÂN!
 
T

Tuyet-le

Guest
6/9/06
27
0
0
Quận TB
son_ktt nói:
Đối với chi phí nhân công trong xây lắp có nhiều vấn đề phải bàn lắm. Trên thực tế, để hợp lý hóa chi phí nhân công trong quyết toán thì bạn phải có đầy đủ các yêu cầu sau:
- Hợp đồng lao động. Trong trường hợp số lượng công nhân nhiều thì có thể người tổ trưởng đại diện đứng ra ký hợp đồng lao động cho tổ, đội mình với Cty trên cơ sở phải có ủy quyền của các cá nhân trong tổ.
- Phô tô chứng mình thư của các công nhân đó, nếu có thêm giấy tạm vắng, tạm trú nữa thì càng tốt.
- Trong xây dựng hiện nay, nhân công chủ yếu là thuê ngoài, nên trong quyết toán chi phí nhân công xây dựng các doanh nghiệp thường hay sử dụng thêm hợp đồng khoán khối lượng công việc, cuối kỳ có bảng nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành
- Bảng thanh toán tiền lương. Trên cơ sở bảng hợp đồng thuê khoán và danh sách công nhân, tiến hành lập Bảng chia lương. Bảng này có thể cho từng công nhân ký nhận hoặc tổ trưởng, người được nhóm công nhân ủy quyền ký nhận thay cũng được.
- Ngoài ra, có một điều cần phải lưu ý là tổng chi phí tiền lương nhân công của toản Cty khi quyết toán không được vượt tổng quỹ tiền lương hoặc vượt mức đơn giá tiền lương mà đầu năm DN đã đăng ký với cơ quan thuế. Đối với các doanh nghiệp xây lắp, đầu năm các bạn nên đăng ký quỹ tiền lương theo hình thức đơn giá tiền lương thì hay nhất, tránh phải điều chỉnh sau này.
Nếu đầy đủ các thủ tục trên thì chi phí nhân công của bạn không thể bị xuất toán khi quyết toán thuế.

---------------------------
Học thầy không tày học bạn!!!! :eek:fftopic:


Bạn Son ktt ơi cho mình hỏi tí nha, theo bạn thì việc đăng ký quỹ tiền lương sẽ có ảnh hưởng đến việc quyết toán sau này phải không?
Vì theo bạn cuối năm nếu số lương phải trả lớn hơn số đăng ký kế hoach thì sẽ bị xuất toán ra khi CQ thuế quyết toán?
Ví dụ như trong xây dựng quỹ lương sẽ thay đổi nếu cty nhận được công trình lớn trong năm, nhưng đầu năm chúng ta chỉ ước tính chứ làm sao biết chính xác được số phải trả bao nhiêu mà đăng ký cho cao. Vì thế theo tôi thì số thực tế phát sinh bao nhiêu nếu có đủ HDLĐ, bảng lương, bảng chấm công và đăng ký trong danh sách lao động là thuế sẽ chấp nhận mặc dù số phát sinh thực tế cao hơn nhiều so với quỹ lương đã đăng ký.
 
R

ruacon

Guest
15/8/07
5
0
0
41
HD
bi giờ tớ mới tham gia webkt, ừm, nên bi giờ mới đọc bài trả lời của son ktt. Đúng là vấn đề mà tớ đang cần, Sơn có thể gửi cho tớ file toàn bộ mẫu chứng từ nhân công mà chỉ cần người được ủy quyền ký (tức ông đội trưởng) mà ko cần công nhân ký. Tớ thực sự đang tìm kiếm bộ mẫu chứng từ như vậy để hoàn thiện phần chi phí nhân công cho các công trình đã và đang làm mà chưa làm được chứng từ nhân công. Cảm ơn nhìu lắm!a, có thể gửi qua email : pth_up@yahoo.com
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA