Cổ tức bằng cổ phiếu

  • Thread starter uyenthy2005
  • Ngày gửi
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Tôi đã theo dõi topic này và trước cũng từng có một ý kiến riêng. Xem chừng muốn giải quyết dứt điểm vấn đề này có vẻ không dễ lắm. Bên tôi cũng là một doanh nghiệp cổ phần, cũng đã từng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cũng đã từng nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Các bạn thử đặt địa vị mình là một cổ đông hoặc nhà quản lý thử xem! Tôi tóm lược thế này:
1. Vấn đề chi trả cổ tức bằng cổ phiếu thuộc thẩm quyền quyết định của đại hội đồng cổ đông, cố phiếu này sau khi chi trả có được chuyển nhượng hay không là do quy định của Công ty.
2. Khi đơn vị tôi là người chi trả cổ tức bằng cổ phiếu: Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu có cổ đông đã đặt câu hỏi ra với tôi rằng:"vậy giá trị cổ tức chi trả quy ra số cổ phiếu là tính theo mệnh giá hay thị giá?". Tôi đã trả lời theo 2 hướng như sau:
a) Nếu đại hội đồng cổ đông quyết định việc chi trả cổ tức đó bằng cổ phiếu với mục đích không muốn làm thay đổi cơ cấu về thành phần sở hữu cổ phần của Công ty (như ý của Nedved nói), điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu sau khi tăng không được phép chuyển nhượng thì việc quy đổi sẽ tính theo mệnh giá, vì:
---> Nếu thị giá > mệnh giá: nếu quy đổi theo thị giá sẽ làm giảm số cổ phiếu được hưởng của các cổ đông, trong khi do không bán ra ngoài được nên thực tế Công ty không có thặng dư vốn. Hơn nữa, người ta thắc mắc rằng, bây giờ giá đang cao, muốn bán lại không được bán, nếu sang năm (hoặc thời điểm sau này được bán) mà giá giảm thì lại thiệt, trong khi nếu tính theo mệnh giá thì số cổ phiếu được quy đổi bây giờ lại nhiều hơn.
----> Nếu thị giá < mệnh giá: Nếu lấy theo thị giá lúc này thì tự nhiên số cổ phiếu quy đổi sẽ nhiều hơn, trong khi giá trị của Công ty không tăng, đang giảm mà lại bị chuyển thành tăng, không có thặng dư về vốn, nhìn nhận chung là Công ty là bị thiệt hại, tự nhiên phải nhận một khoản nợ khống -> Nếu bạn là Chủ tịch HDQT hoặc Giám đốc Công ty mà phải chịu áp lực về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo mức cổ tức cho các cổ đông sang năm thì bạn có nhận không? Đấy là chưa kể đến trường hợp khi bạn làm thủ tục tăng vốn điều lệ Cty (do tăng số cổ phần sở hữu của các cổ đông) với Sở Kế hoạch đầu tư thì Sở có chấp nhận không? (nếu chấp nhận thì là tăng khống vốn điều lệ).
b) Nếu trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu mà có quyền chuyển nhượng ngay:
- Nếu thị giá > mệnh giá: Trong trường hợp này nếu bạn là cổ đông thì bạn muốn nhận quy đổi theo mệnh giá hay thị giá?
---->Nếu quy đổi theo thị giá thì số cổ phần quy đổi của bạn đương nhiên bị giảm so với việc quy đổi ra mệnh giá, nếu sau khi nhận mà đem bán ra bên ngoài thì bạn cũng chỉ nhận được lượng tiền bằng cổ tức trước khi quy đổi thôi, đấy là chưa biết chừng ngày mai thị giá lại giảm ---> nếu bạn là cổ đông bạn có chấp nhận việc quy đổi theo thị giá không hay là thích quy đổi theo mệnh giá để rồi đem ra ngoài bán với giá cao hơn? Các cổ đông của tôi yêu cầu là phải quy đổi theo mệnh giá đấy!
----> Nếu thị giá < mệnh giá: Nếu lấy theo thị giá lúc này thì đương nhiên là các cổ đông mong muốn, tuy nhiên, nếu bạn là nhà quản lý (Chủ tịch HDQT hoặc giám đốc) thì bạn có dám nhận nợ thêm một khoản cổ phiếu như vậy không, trong khi vốn thực tế bằng tiền không tăng? Ngoài ra còn khó khăn khi đăng ký lại vốn (như đã nói ở trên).
3. Khi đơn vị tôi là người đi nhận cổ tức bằng cổ phần:
a) Nếu thị giá > mệnh giá: Nếu trả tôi cổ tức bằng cổ phiếu mà quy đổi theo thị giá thì tôi không nhận, dại gì tôi phải lấy cổ phiếu, trong khi giá trị tại thời điểm này đang là đỉnh điểm và có thể ngay ngày mai nó sẽ giảm một cách chóng mặt, chẳng có kỳ vọng gì nhiều, chi bằng tôi lấy cổ tức bằng tiền, hôm nay, ngày mai nó không thay đổi ----> Nếu bạn là Giám đốc Cty nhận cổ tức bạn có chấp nhận không? Khi tôi nhận định rằng giá cổ phiếu của Cty này không thể tăng hơn được nữa, tôi sẽ yêu cầu quy đổi theo mệnh giá, dù gì thì như thế vẫn chắc ăn hơn, hoặc biết đâu quy đổi ra mệnh giá thì tôi lại mang ra bên ngoài bán cho người khác với giá cao hơn. Mà khi cổ đông biểu quyết như vậy thì bạn là kế toán trưởng có mang chuẩn mực kế toán ra để "áp đặt" được không? (mà hình như là tôi chưa thấy chuẩn mực nào nói quy đổi bắt buộc phải theo thị giá!)
b) Nếu thị giá < mệnh giá: Nếu bên Cty đấy chấp nhận quy đổi theo thị giá thì tôi chấp nhận ngay. Nhưng liệu bên Cty đấy người ta có nhìn thấy cái thiệt hại về mặt kinh tế và cái khó khăn khi hạch toán tăng nguồn vốn (như tôi phân tích ở trên trong trường hợp tôi là người đi trả cổ tức) không? Hay để hài hòa thì sẽ quy đổi theo mệnh giá?

Tôi chỉ nêu ý kiến đó trên phương diện thực tế công việc đã phát sinh của tôi, tuy nhiên, cái quyết định tối cao và cuối cùng của việc này phải do đại hội đồng cổ đông quyết định, khi đó kế toán chúng ta cứ căn cứ theo đó mà làm!
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Song Huong nói:
Nói cách khác {LNST/mệnh giá} là số lượng cổ phiếu tối đa được phát hành để chia cổ tức, chia cổ phiếu thưởng bằng lợi nhuận sau thuế.
He he, bác SH cũng chịu thừa nhận điều này rùi ah? HI HI Đó là điều mà em muốn chứng minh sẽ chẳng có thặng dư j khi chia cổ tức đấy bác ạ. Hay nói cách khác, số lượng CP DN dự tính phát hành để chia chính là LN DN dự tính chia quy đổi theo mệnh giá.

Fair value = LNST/số lượng CP phát hành. Lại phải gt cho bác cái này rùi.
Anh Ned anh í bảo sở dĩ xh thặng dư vì Nợ 421 được ghi theo 1 fair value nào đó nên chẳng phải sl CP phát hành sẽ = LNST/fair value ==> fair value=…..Đấy mâu thuẫn chính là chỗ này. Chứ sl CP phát hành=LNST/MG thì làm j có thặng dư vốn trong hạch toán cho em mất công đi chứng minh cho các bác, hic. (note: LNST em nói đến ở đây là LN dung để chia chát í, hic hic)

Bác SH chịu khó ngẫm kỹ tí nhé!

Nếu bạn có người quen làm việc cho Prudential, VinaCapital, các quỹ đầu tư… họ sẽ trả lời cho bạn vấn đề này.
Chậc, cái này cứ như cách hành xử của cơ quan NN nhở, cái j cũng phải dựa vào quen biết. Thế chẳng may em ko quen biết ai cả thì chịu chết sao bác. Với lị, dựa vào quen biết như thế bác lấy j chứng minh số liệu là trung thực và hợp lý đây? Có cơ sở chắc chắn thì ng ta mới dám nói dám làm, đối với kế toán cũng vậy, khi ko có cơ sở chắc chắn thì thận trọng là hàng đầu.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Tks pro son_ktt, giải thích của bác rất chi là thực tế. :)

Thế là cái qđ hạch toán trong TT40 đấy chỉ mang tính lý thuyết, ko bít trong thực tiễn đã và bao giờ sẽ xảy ra. hic hic
 
S

Song Huong

Cao cấp
lannhu nói:
He he, bác SH cũng chịu thừa nhận điều này rùi ah? HI HI Đó là điều mà em muốn chứng minh sẽ chẳng có thặng dư j khi chia cổ tức đấy bác ạ. Hay nói cách khác, số lượng CP DN dự tính phát hành để chia chính là LN DN dự tính chia quy đổi theo mệnh giá.

Fair value = LNST/số lượng CP phát hành. Lại phải gt cho bác cái này rùi.
Anh Ned anh í bảo sở dĩ xh thặng dư vì Nợ 421 được ghi theo 1 fair value nào đó nên chẳng phải sl CP phát hành sẽ = LNST/fair value ==> fair value=…..Đấy mâu thuẫn chính là chỗ này. Chứ sl CP phát hành=LNST/MG thì làm j có thặng dư vốn trong hạch toán cho em mất công đi chứng minh cho các bác, hic. (note: LNST em nói đến ở đây là LN dung để chia chát í, hic hic)

Bác SH chịu khó ngẫm kỹ tí nhé!
Một công ty cổ phần phát hành lần đầu ra công chúng 1.00.000 cổ phiếu bằng cách đấu giá thông qua đơn vị bảo lãnh. Mệnh giá là 10.000đ/cổ phiếu. Giá đấu giá bình quân là 60.000đ/cổ phiếu.

Công ty này có thặng dư phát hành là (60.000 – 10.000) x 1.000.000 = 50.000.000.000
(giả sử không có chi phí phát hành)

Có nghĩa là vốn chủ sở hữu của công ty này là 10.000.000.000 nhưng được người đầu tư chấp nhận 60.000.000.000

Giả sử sau 01 năm hoạt động cộng ty có lãi sau thuế là 15. 000.000.000. Công ty dùng 10. 000.000.000 trong số 15. 000.000.000 này để chia cổ tức bằng cách phát hành 1.00.000 cổ phiếu. Giá giao dịch cổ phiếu của công ty tại thời điểm này là 100.000đ/cổ phiếu. Có nghĩa nhà đầu tư chấp nhận 1.00.000 cổ phiếu này với giá là 100.000.000.000

Thay vì đem chia cổ tức như trên, công ty đem 10. 000.000.000 trong số 15. 000.000.000 chi trả cổ tức. Sau đó phát hành 1.00.000 cổ phiếu thì công ty có thặng dư phát hành là (100.000 – 10.000) x 1.000.000 = 90.000.000.000

Thặng dư là ở chỗ này.

lannhu nói:
Về cách xác định fair value (xác định gtrị DN): đối với DN phát hành, trước khi phát hành thêm họ có thể thuê tổ chức định giá. Còn đối với nhà đtư thì sao? Khi danh mục của họ lên tới con số hàng chục, hic hic….Nói thì dễ nhưng thực tế thì thế nào cơ? Thực tế mới là câu trả lời cho topic này.

Song Huong nói:
Nếu bạn có người quen làm việc cho Prudential, VinaCapital, các quỹ đầu tư… họ sẽ trả lời cho bạn vấn đề này

Chậc, cái này cứ như cách hành xử của cơ quan NN nhở, cái j cũng phải dựa vào quen biết. Thế chẳng may em ko quen biết ai cả thì chịu chết sao bác. Với lị, dựa vào quen biết như thế bác lấy j chứng minh số liệu là trung thực và hợp lý đây? Có cơ sở chắc chắn thì ng ta mới dám nói dám làm, đối với kế toán cũng vậy, khi ko có cơ sở chắc chắn thì thận trọng là hàng đầu.
Bạn muốn biết cách các nhà đầu tư làm như thế nào thì tham khảo các nhà đầu tư trên. Xem có giống như Ned nói không?

Thân
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
ha ha ha ha,

Chán quá ta.

Thôi vấn đề này sẽ giải quyết sau vậy.

Đêm qua nóng quá, không ngủ được nên ngồi viết một article về vấn đề này.

Chắc có lẽ sẽ mail cho lannhu review trước, nếu không còn gì phản đối sẽ cho đăng. Lannhu có gì nhắn cho Ned cái mail nhé.

Còn giải thích như sonktt gì đó thì thật là phi tài chính. Đúng theo ý hiểu và quan niệm của đa số các nhà đầu tư ở vn, mà không biết rằng họ nhận được cổ phiếu thưởng có nghĩa là họ chưa nhận được gì. Mà cứ thấy cầm nhiều cổ phiếu thì sướng. Cụ thể: giá trị 10 cổ phiếu cũ của họ cũng đáng giá ngang bằng với 12 cổ phiếu mới (sau khi nhận thêm 2 cổ phiếu thưởng). Vì thế mà giá cổ phiếu cứ tăng ầm ầm cũng đúng thôi.

Ví dụ nhé:

Công ty ABC có 100 cổ phần lưu hành có giá thị trường 2 đ/cp và có phần vốn chủ sở hữu như sau:

- Vốn KD: 100
- Lợi nhuận chưa pp: 10
Tổng vốn chủ: 110

Bây giờ chia toàn bộ 10 lợi nhuận bằng cổ phiếu. Giả sử tỷ lệ là 5:1, tức là giữ 5 cổ phiếu cũ sẽ được 1 cổ phiếu mới. Vậy sẽ có 20 cổ phiếu mới phát hành. Lúc này công ty có 120 cổ phiếu lưu hành. Giá trị sổ sách vẫn chỉ là 110 thôi, nó có lên được đâu. Nếu chia theo tỷ lệ là 1:1. Công ty sẽ có thêm 100 cổ phiếu mới và có tổng 200 cp lưu hành. Giá trị 200 cp mới này trên BCTC vẫn chỉ là 110 thôi, có tăng đâu. Vậy nếu cổ đông yêu cầu chia theo mệnh giá thì OK, hoặc thích chia bao nhiêu cổ phiếu mới cũng được, nó có tăng giá trị đâu. (ý này đã loại trừ các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu như cung cầu, kỳ vọng,..)

Trong khi thực tế, cổ phần bị "loãng" nó sẽ làm giảm giá thị trường của cổ phiếu mà chính cổ đông đó nắm giữ. Do vậy, các cổ đông thường cân nhắc rất kỹ khi chọn tỷ lệ chia (tức là xác định fair value của cổ phiếu).

Cổ đông của bác sonktt chắc là thích cầm giấy hơn tiền nên cứ đòi chia theo mệnh giá, vietnam là thế mà.
 
Sửa lần cuối:
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
nedved nói:
ha ha ha ha,
Còn giải thích như sonktt gì đó thì thật là phi tài chính. Đúng theo ý hiểu và quan niệm của đa số các nhà đầu tư ở vn, mà không biết rằng họ nhận được cổ phiếu thưởng có nghĩa là họ chưa nhận được gì. Mà cứ thấy cầm nhiều cổ phiếu thì sướng. Cụ thể: giá trị 10 cổ phiếu cũ của họ cũng đáng giá ngang bằng với 12 cổ phiếu mới (sau khi nhận thêm 2 cổ phiếu thưởng). Vì thế mà giá cổ phiếu cứ tăng ầm ầm cũng đúng thôi..
Ha..ha..ha.. bác Nedved hiểu cổ phiếu thưởng lấy từ đâu ra? Tự nhiên in thêm mấy tờ giấy lộn rồi đem cho thêm mấy ông cổ đông à? Hay là lấy từ các quỹ còn lại để chia ra? (về bản chất nó chính là lợi nhuận trước kia để lại thành các quỹ). Bác hiểu theo nghĩa nào?
Cổ đông của bác sonktt chắc là thích cầm giấy hơn tiền nên cứ đòi chia theo mệnh giá, vietnam là thế mà.
Thế nào là giấy, thế nào là tiền? Đang quy đổi cổ tức (tiền) ra thành giấy (cổ phiếu) cơ mà! Đúng là bác Nedved bị nhầm lẫn rồi, có lẽ bác thích cầm giấy hơn cầm tiền?:wall:
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hic hic, cứ viết lách trên này thì nói đến tết Công-gô mới hiểu nhau đc. Thôi 2 bác SH & Ned chịu khó ngâm kíu kỹ những ý kiến đối nghịch mình thử sao nhé (cả trên thực tế nữa nhé!)! chứ em nói đường em bác nói đường bác thế này thì thành cái chợ, chẳng đâu về đâu. Nếu có dịp chúng ta làm 1 cái offline, em sẽ hầu các bác, chứ gõ qua gõ lại thế này em chán lắm rồi, kiến thức thì ko thu đc thêm cái j mới mẻ. Em thì em có câu trả lời của mình roài. Tks các bác nhiều nhé!

@anh Ned: anh boom vào đây cho em phát plnhu@ykvn-law.com. Many tks.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
lannhu nói:
Hic hic, cứ viết lách trên này thì nói đến tết Công-gô mới hiểu nhau đc. Thôi 2 bác SH & Ned chịu khó ngâm kíu kỹ những ý kiến đối nghịch mình thử sao nhé (cả trên thực tế nữa nhé!)! chứ em nói đường em bác nói đường bác thế này thì thành cái chợ, chẳng đâu về đâu. Nếu có dịp chúng ta làm 1 cái offline, em sẽ hầu các bác, chứ gõ qua gõ lại thế này em chán lắm rồi, kiến thức thì ko thu đc thêm cái j mới mẻ. Em thì em có câu trả lời của mình roài. Tks các bác nhiều nhé!

@anh Ned: anh boom vào đây cho em phát plnhu@ykvn-law.com. Many tks.
Quái! Chẳng thấy Mod của box này lên tiếng nhỉ? Chắc là hồ sơ bên viện kiểm sát chưa xong nên quan tòa chẳng thấy đâu cả!:wall:
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Chủ đề này lâu lắm rồi giờ lục lại cho vui.

Thực tế chứng minh đây:

http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1319

Đọc đi nhé. Giờ này mới ngộ ra chân lý thì quá muộn rồi
1. Ko hiểu anh Ned muốn chứng minh vấn đề j trong topic này?:wall:

2. Bài báo này viêt có vẻ chủ quan quá! Ko bít tác giả chỉ là PV đơn thuần hay là chuyên gia tài chính như anh Ned:angel:

Thực tế, các DN bây giờ đã ngưng hoặc hạn chế phát hành thêm cổ phiếu hoặc IPO vì tình hình thị trường ảm đạm hiện nay cũng như thời gian vừa qua. Phát hành trong tình hình này DN sẽ ko thu được thặng dư như mong muốn nên họ đang trong giai đoạn chờ đợi thị trường quay đầu chứ ko phải chọn vay sẽ có lợi hơn huy động vốn cổ phần. So ra những lợi ích từ việc vay vốn với nguồn thặng dư khổng lồ từ phát hành cp mang lại thì ko đáng bao nhiêu cả.:angel:

"Loãng" giá là tất yếu khi DN phát hành thêm, ko phải bây giờ DN mới nhận ra. Và nó cũng ko phải là nguyên nhân làm thị trường "ế ẩm" như bây giờ, đồng thời nó cũng ko bao giờ là lý do để lựa chọn cơ câu vốn của DN:wall: Nếu DN hoạt động kinh doanh tốt, có tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng vốn hiệu quả thì ko bao giờ sợ giá cp của mình bị "loãng" cả, mà chỉ sợ cp mình sẽ mất giá nếu ko duy trì được EPS mà thôi.:bigok:
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Tác giả bài này thì chắc chắn là một nhà báo rồi.

Đến nhà báo còn viết ra những điều như vậy sau những gì đã xảy ra, vậy thì các chuyên gia của wkt đáng ra phải biết nó từ lâu rồi mới phải.

Chẳng phải Merrill Lynch cũng phát biểu vấn đề này sao, họ cũng đáng tin cậy đấy chứ.

http://www.kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1238

Cho dù để cứu thị trường và cứu cái túi tiền của mình thì các chuyên gia của VN xúm vào chỉ trích ML.

"Thực tế, các DN bây giờ đã ngưng hoặc hạn chế phát hành thêm cổ phiếu hoặc IPO vì tình hình thị trường ảm đạm hiện nay cũng như thời gian vừa qua. Phát hành trong tình hình này DN sẽ ko thu được thặng dư như mong muốn nên họ đang trong giai đoạn chờ đợi thị trường quay đầu chứ ko phải chọn vay sẽ có lợi hơn huy động vốn cổ phần. So ra những lợi ích từ việc vay vốn với nguồn thặng dư khổng lồ từ phát hành cp mang lại thì ko đáng bao nhiêu cả."


Cái này thì lannhu hoàn toàn sai rồi.

Đến cái ổng nhà báo còn viết rằng: trình tự huy động vốn cho dự án mới như sau: internal => external. Nếu phải dùng external thì borrow => issue share.

Cái này thì cực kỳ chính xác (theo Pecking Order Theory). Vì các lý do sau:

- Nhà quản lý doanh nghiệp nắm thông tin rõ hơn nhà đầu tư và cổ đông (tình trang mất đối xứng về thông tin)

- Vì lý do trên, nhà quản lý biết rõ dn làm ăn ntn hơn nhà đầu tư. Họ chỉ phát hành cổ phiếu tăng vốn khi biết rằng cổ phiếu dn mình đang bị overvalued. Thì mới thu được thặng dư như lannhu nói đấy. Vậy khi dn lạm dụng việc phát hành cổ phiếu tăng vốn thì share price sẽ giảm thôi. Đây cũng là nguyên nhân chính làm thị trường ế ẩm và sụt giảm.

- Nhà quản trị hiểu rõ khả năng sinh lãi của dự án hay doanh nghiệp đang cần huy động vốn. Nếu dn hoặc dự án có lãi suất cao. Tại sao phải phát hành cổ phiếu mới để có thêm cổ đông, có thêm người chia sẻ LN. Vậy thì, Internal resources trước, sau đó mới đến external, nếu external thì borrow trước sau đó cuối cùng bất đắc dĩ mới là issue shares.

Vấn đề nữa:

Phát hành trong tình hình này DN sẽ ko thu được thặng dư như mong muốn nên họ đang trong giai đoạn chờ đợi thị trường quay đầu chứ ko phải chọn vay sẽ có lợi hơn huy động vốn cổ phần.

"Lãng" giá là tất yếu khi DN phát hành thêm, ko phải bây giờ DN mới nhận ra. Và nó cũng ko phải là nguyên nhân làm thị trường "ế ẩm" như bây giờ, đồng thời nó cũng ko bao giờ là lý do để lựa chọn cơ câu vốn của DN "


Cái này lại là một sai lầm của lannhu, son_ktt và phần nhiều nhà đầu tư vn. Hành động nào của dn cũng được diễn giải theo chiều hướng lạc quan. Khi thị trường lên, các công ty phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành cổ phiếu thưởng thay vì chia cổ tức bằng tiền đều được diễn giải là công ty làm ăn phát triển, có nhiều dự án mới với lợi nhuận cao cần nhiều vốn, khiến cho giá cổ phiếu tăng lên. Càng thường nhiều cổ phiếu, cầm nhiều "giấy tờ" càng thích.

Tôi chẳng nói rằng "cổ đông của son_ktt thích cầm giấy hơn cầm tiền khi chia thưởng theo tỷ lệ 1:1" cách đây 9 tháng đó sao. Giờ thực tế như thế nào, tớ chẳng phải chuyên gia tài chính nên mượn lời chuyên gia vậy:

http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=524f8b5259f92c

Sai lầm nối tiếp sai lầm đây:

"Nếu DN hoạt động kinh doanh tốt, có tốc độ tăng trưởng cao, sử dụng vốn hiệu quả thì ko bao giờ sợ giá cp của mình bị "loãng" cả, mà chỉ sợ cp mình sẽ mất giá nếu ko duy trì được EPS mà thôi."

Thực tế trên thế giới, không phải ở vn, cho thấy rằng công ty càng tăng trưởng cao, càng làm ăn hiệu quả thì càng thận trọng trong việc phát hành thêm cổ phiếu, càng sợ cổ phiếu bị loãng. Vì sao thế:

- Phát hành thêm cổ phiếu lúc này sẽ thu thặng dư lớn, và khi kết quả kinh doanh ko đạt như kỳ vọng sẽ khiến giá cổ phiếu sụt thê thảm.

- Càng có thêm vốn chủ càng tăng rủi ro về agency problem. Cái này mà nói chắc đến sáng ko hết chuyện, bạn nào muốn tìm hiểu về agency problem thì vào đây:

http://kiemtoan.com.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=879

Do vậy, sử dụng vốn vay là biện pháp tốt giảm agency cost.

- FPT là ví dụ điển hình cho việc không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Theo lời bác Trương Gia Bình, FPT làm ăn rất tốt tại sao giá cổ phiếu lại giảm. Tại vì, khái niệm tốt được hiểu ntn? tốt phải được hiểu là vượt trên kỳ vọng nhà đầu tư. Giá cổ phiếu FPT được đẩy lên quá cao do kỳ vọng, cổ phiếu thưởng được chia theo tỷ lệ lớn. Vậy LN 30 triệu USD có đủ thỏa mãn kỳ vọng cao chưa? câu trả lời đã có thực tế chứng minh.

Lan man tí, giờ phải kết luận thôi:

Conclusion:
Đúng như pecking order theory mà tay "nhà báo" đã đề cập. Huy động internal resources trước sau đó mới đến external. Nếu phải huy động external resources thì borrow trước issue share. Order nó như vậy đấy.

Có kết luận thì cũng nên có recommendation:
- Trước hấp dẫn của cổ phiếu tăng vốn, thì phải xem vốn tăng để làm gì, dự án có LN ntn. Cổ phiếu thưởng thì phải xem tỷ lệ bao nhiêu là vừa, tiền giữ lại để làm gì? chứ không phải chỉ chung chung là dn chắc cần vốn để tăng trưởng, hay để đáp ứng yêu cầu vốn như của Ngân hàng chẳng hạn. Chú ý cẩn thận agency problem đấy!
 
Sửa lần cuối:
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
"Lợi trước mắt, thiệt lâu dài"

Cái này nedved kết luận từ agency theory mà ra.

- Có phải dnnn lớn như VCB, MHB hay Vinaphone chưa IPO bởi vì chưa đúng thời điểm thị trường lên chưa thu được thặng dư lớn? Có nhiều nguyên nhân trực tiếp hơn là vấn đề này. Chính phủ không chủ trương hoãn IPO các dn lớn. DN cũng không muốn thặng dư vốn quá cao để lĩnh những hậu quả của không đáp ứng được kỳ vọng trong tương lai. FPT là minh chứng rõ nhất.

- Nhà quản trị chăm lợi ích cá nhân hơn lợi ích lâu dài của dn. FPT là chủ đề xuyên suốt. Các công ty con mang tên FPT ra đời với mục đích làm giàu thêm cho các ông quản trị và làm thiệt hại cho cổ đông thiểu số của FPT cũng như chính FPT nếu nó hoạt động không tốt (khả năng này khá cao).

- Huy động vốn qua trái phiếu, công cụ rẻ và hiệu quả, đang bị coi nhẹ. Nhà quản trị tập trung vào tăng trưởng nóng về quy môn, dẫn tới ảnh hưởng xấu về mặt lâu dài cho doanh nghiệp.

góp thêm vài ý cho vui và stop here
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Hic, anh Ned đi đâu mà xa thế, ra tận thế giới, thực tế VN tí đê. Cái thuyết PO đấy chỉ áp dụng trên lý thuyết và ở những thị trường đã phát triển ổn định mà thôi. Việt Nam chưa đc như vậy và vận hành rất khác biệt!

Ở thị trường "khát" vốn như nc ta, nhất là vốn trung và dài hạn thì việc vay để tài trợ cho dự án dài hạn ko phải là dễ... Bởi thế mới chủ yếu phải nhờ kênh TTCK, hoặc là hình thức liên doanh liên kết cũng xuất hiện ngày càng nhiều. (những DN huy động ko đúng mục đích hoặc sử dụng ko hiệu quả thì ko nên kể đến)

P/S: Merry Lynch hay HSBC đều là những tổ chức tài chính đáng tin cậy cả. Vấn đề là báo cáo họ phát hành nhằm mục đích gì mà thôi. Đã làm có mục đích, có chủ ý thì có còn tin cậy? Với lị, cả ML và HSBC cuối T8 vừa qua cũng vừa cho ra lò các bác cáo quay ngược 180 độ rùi đấy bác ợ.:bigok:
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
"Cái thuyết PO đấy chỉ áp dụng trên lý thuyết và ở những thị trường đã phát triển ổn định mà thôi. Việt Nam chưa đc như vậy và vận hành rất khác biệt!"

Cho dù thị trường nào thì nó vẫn đúng. Và thực tế đã chứng minh rất rõ ràng. Không một thị trường nào hoàn hảo và phát triển ổn định cả. Cái khác biệt là những players trong thị trường thôi. TT VN chưa ổn định và phát triển? khi nào mới được coi là ổn định và phát triển? Các "Tay chơi" trên thị trường lớn có kinh nghiệm và kiến thức họ không làm gì trái quy luật. Trong khi tay chơi sành điệu của chúng ta vẫn thích làm trái luật và thường cứ cho mình là đúng khi chưa thấy được tác động tiêu cực của nó.

"Ở thị trường "khát" vốn như nc ta, nhất là vốn trung và dài hạn thì việc vay để tài trợ cho dự án dài hạn ko phải là dễ... Bởi thế mới chủ yếu phải nhờ kênh TTCK, hoặc là hình thức liên doanh liên kết cũng xuất hiện ngày càng nhiều. (những DN huy động ko đúng mục đích hoặc sử dụng ko hiệu quả thì ko nên kể đến)"

Căn cứ vào đâu lannhu có thể khẳng định thị trường VN khát vốn?? nền kinh tế tăng trưởng chăng? Xin khẳng định với lannhu rằng vốn đáp ứng cho nhu cầu chính ở các doanh nghiệp vn là rất dồi dào. Nếu nhìn vào các công ty niêm yết. Tỷ trọng đầu tư ngoài hoạt động sxkd chính khá lớn, thậm chí là quá lớn. Các doanh nghiệp sản xuất nhưng khoản mục đầu tư tài chính và đầu tư BĐS trên B/S là chiếm tỷ trọng đáng kể. Vậy họ huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động này chứ không phải cho sxkd chính. Điều này rất nguy hiểm. Đứng cương vị nhà đầu tư, tôi đưa tiền cho anh để anh sxkd đúng theo ngành nghề mà tôi muốn đầu tư, chứ tôi ko mượn những anh không chuyên đầu tư tài chính hay BĐS. Nếu anh ko làm được điều đó thì trả lại tôi tiền. Nếu tôi cần đầu tư BĐS, tôi sẽ put money vào các công ty chuyên đầu tư BĐS.

Mượn lời anh bạn tớ làm ở hãng bảo hiểm: "Thị trường lên thì gà vịt cũng vỗ cánh bay" để minh hoạ cho xu thế đầu tư tài chính và BđS ở vn. Trong ngắn hạn, kiểu đầu tư này có thể mang lại hiệu quả, nhưng về lâu dài tác hại khôn lường.

Ý tiếp theo rất đúng. Vay đầu tư ở vn là không đơn giản. Nhưng hậu quả của phát hành cổ phiếu tràn lan đã thấy rõ.

"Merry Lynch hay HSBC đều là những tổ chức tài chính đáng tin cậy cả. Vấn đề là báo cáo họ phát hành nhằm mục đích gì mà thôi. Đã làm có mục đích, có chủ ý thì có còn tin cậy? Với lị, cả ML và HSBC cuối T8 vừa qua cũng vừa cho ra lò các bác cáo quay ngược 180 độ rùi đấy bác ợ."

Đã là tổ chức kinh doanh thì làm bất kỳ việc gì cũng phục vụ mục đích lợi nhuận nào đó. Tuy nhiên, cái ghi nhận ở đây chỉ là những nhận xét xác đáng của họ. ML nói: thói quen xấu của các công ty đại chúng ở vn là phát hành cổ phiếu tăng vốn tuỳ tiện. Cái này thì quá đúng rồi.

ML & HSBC ra lò báo cáo với kết luận ngược 180 độ là đúng theo ý muốn của họ còn gì. Đánh giá thấp để làm giảm index và mua vào, đến khi nắm giữ cổ phiếu rồi thì Đánh giá cao thị trường nhằm tăng Index và bán ra. Chỉ khổ cho các "chú cừu non". Đối với các báo cáo dạng này, ý thức và năng lực của nhà đầu tư cá nhân rất quan trọng, chắc ko cần đề cập nhiều, làm thế nào để tránh mắc bẫy thôi, he he,.. Cái cần là năng lực phân biệt cái đúng, cái chưa đúng trong đó.

P/S: thế giới xa mà gần, chẳng phải vn cũng nằm trong thế giới đó sao, chẳng phải nhà đầu tư vn rất thích nhà đầu tư nước ngoài bơm tiền vào đó sao. Sao còn giữ mãi quan niệm vn thì khác so với thế giới.
 
Sửa lần cuối:
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Có bài phỏng vấn, ngày hôm nay, với Vũ Thành Tự Anh, nhà kinh tế rất có uy tín tại VN, chắc sẽ không bias thông tin như ML hay HSBC, để minh hoạ đây:

http://tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=4534

Trích đoạn cuối:

Chiến lược phát triển DN phải dựa trên hoạt động kinh doanh cốt lõi có lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó lựa chọn mở rộng ngành, nghề kinh doanh thích hợp theo các tiêu chí phân tán rủi ro, lợi thế về phạm vi và quy mô. DN muốn phát triển phải chuẩn bị cơ cấu quản trị, hệ thống quản trị nội bộ, chuẩn bị tri thức. Nếu DN phát triển một cách duy ý chí thì cơ hội lớn lên nhanh cũng đi kèm với nguy cơ thất bại nhanh.
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Xin nhắc lại em chỉ muốn nêu lên thực tế tại VN hiện nay. Còn chuyện hệ quả sau này tốt lên hay xấu đi, cái đó thời gian sẽ chứng minh và tùy thuộc vào các nhà quản lý vĩ mô nói chung cũng như các nhà quản trị DN nói riêng nên em ko dám bàn tới.

Chẳng hiểu anh Ned ko biết hay có tình ko hiểu mà đặt thị trường VN ngang tầm với thế giới. Chậc, em chẳng dám mơ! Còn dự đoán được cụ thể trong bao lâu nữa sẽ được gọi là "phát triển ổn định" như ở các thị trường lâu năm khác thì chắc chỉ có thánh, hehe.. Lưu ý với anh Ned, phát triển ổn định ở đây là ng ta đã đi hết giai đoạn đầu của đồ thị tăng trưởng, lên đến đỉnh và đang đi ngang, tất nhiên trong giai đoạn đi ngang này sẽ là ngang theo kiểu răng cưa. Anh Ned đừng hiểu ngang theo kiểu ngang phẳng lì nhé! HI HI

Hic, thị trường VN ko "khát" vốn? thế sao việc vay vốn khó khăn thế? thậm chí vốn dài hạn còn ko có mà vay, phải trông chờ vào nhà đầu tư NN "bơm tiền" vào. Chính vì "khát" nên thời gian vừa qua khi kênh huy động vốn từ TTCK có dấu hiệu khả quan, ko ít DN đã chớp lấy thời cơ này như "trời hạn gặp mưa", cứ ko phải thói quen như ML phát bỉu, hic, giờ mới gặp "thiên thời địa lợi" chứ có phải vốn có trc nay đâu mà bảo là thói quen?:wall: Nếu ko có kênh này, chỉ có kênh vay thì liệu DN có dồi dào vốn như hiện nay??

Khi việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn thông qua kênh TTCK, đồng thời với thị trường tài chính, BDS đang có tỉ suất doanh lợi lớn hơn lĩnh vực chính thì việc chuyển hướng mở rộng sang các lĩnh vực này cũng là điều tất yếu. Vấn đề là quản trị khi mở rộng để đạt hiệu quả chứ ko phải bản thân việc huy động vốn để mở rộng lĩnh vực, nhất là lĩnh vực có khả năng sinh lời cao là ko tốt. (tất nhiên DN nào "ăn xổi ở thì" thì ko nên xét tới).

Khi đầu tư, NDT chỉ quan tâm đến tính khả thi và hiệu quả của đồng vốn DN sử dụng nói chung chứ ko phải phân biệt lĩnh vực. Lĩnh vực nào đi nữa, nếu DN hoạt động hiệu quả, đem lại tỉ suất sinh lời mong muốn thì đều là nơi gởi tiền của NDT. REE là 1 ví dụ.:bigok:
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Xin nhắc lại em chỉ muốn nêu lên thực tế tại VN hiện nay. Còn chuyện hệ quả sau này tốt lên hay xấu đi, cái đó thời gian sẽ chứng minh và tùy thuộc vào các nhà quản lý vĩ mô nói chung cũng như các nhà quản trị DN nói riêng nên em ko dám bàn tới.

Chẳng hiểu anh Ned ko biết hay có tình ko hiểu mà đặt thị trường VN ngang tầm với thế giới. Chậc, em chẳng dám mơ! Còn dự đoán được cụ thể trong bao lâu nữa sẽ được gọi là "phát triển ổn định" như ở các thị trường lâu năm khác thì chắc chỉ có thánh, hehe.. Lưu ý với anh Ned, phát triển ổn định ở đây là ng ta đã đi hết giai đoạn đầu của đồ thị tăng trưởng, lên đến đỉnh và đang đi ngang, tất nhiên trong giai đoạn đi ngang này sẽ là ngang theo kiểu răng cưa. Anh Ned đừng hiểu ngang theo kiểu ngang phẳng lì nhé! HI HI

Lannhu vẫn chưa hiểu rõ ý sao. Nguyên tắc thị trường thì cho dù vn hay mỹ thì cũng như nhau cả thôi. Vấn đề ned đã nói là players trong thị trường mà.

Hic, thị trường VN ko "khát" vốn? thế sao việc vay vốn khó khăn thế? thậm chí vốn dài hạn còn ko có mà vay, phải trông chờ vào nhà đầu tư NN "bơm tiền" vào. Chính vì "khát" nên thời gian vừa qua khi kênh huy động vốn từ TTCK có dấu hiệu khả quan, ko ít DN đã chớp lấy thời cơ này như "trời hạn gặp mưa", cứ ko phải thói quen như ML phát bỉu, hic, giờ mới gặp "thiên thời địa lợi" chứ có phải vốn có trc nay đâu mà bảo là thói quen?:wall: Nếu ko có kênh này, chỉ có kênh vay thì liệu DN có dồi dào vốn như hiện nay??

Khát vốn và việc vay vốn khó khăn dường như không liên quan đến nhau mấy. Khát vốn thực sự hay không được phân tích ở trên.

Với lại bây giờ Ngân hàng phát triển rầm rộ, mà theo thống kê nguồn thu chính của NH VN là từ cho vay chứ không phải dịch vụ. Vậy nếu không cho vay thì NH trông chờ vào đâu. Mụ vợ tớ làm ở Tập đoàn HP, mỗi tháng vay vài chục tỷ ngon ơ.

Khi đầu tư, NDT chỉ quan tâm đến tính khả thi và hiệu quả của đồng vốn DN sử dụng nói chung chứ ko phải phân biệt lĩnh vực. Lĩnh vực nào đi nữa, nếu DN hoạt động hiệu quả, đem lại tỉ suất sinh lời mong muốn thì đều là nơi gởi tiền của NDT. REE là 1 ví dụ.

nếu lấy REE làm ví dụ thì ví dụ này chứng minh điều ngược với vấn đề mà Lannhu định chứng minh.

Madam Thanh phát biểu trong buổi tư vấn nhà đầu tư online rằng REE đầu tư tài chính và có lãi lớn. lannhu nói nhà đầu tư quan tâm đến tính khả thi và hiệu quả của đồng vốn dn sử dụng, tức là quan tâm đến dự án đầu tư của dn đó. Vậy thử hỏi khi huy động vốn, REE có nói rằng mình huy động vốn đề mua cổ phiếu không (tỷ trọng khá lớn trên B/S)? nếu nói vậy thì ai dám chắc rằng REE sẽ thành công, ai dám chắc thị trường sẽ lên?

Nếu bỏ tiền nhờ REE mua cổ phiếu thì tại sao nhà đầu tư không tự làm lấy. Có nhiều xiếng đưa ned nhờ mấy anh bạn ở UBCK mua hộ cho ít cổ phiểu, đừng nhờ Mdm Thanh làm gì. Lý thuyết Agency chưa thấm nhuần rồi.

Vấn đề đầu tư BDS thì ngồi đây không bàn nổi, tạm bỏ qua vậy. Chỉ đề cập đến nguyên tắc đầu tư thôi.
 
L

LoanThuan

Sơ cấp
18/7/08
8
0
0
49
76 Dien bien Phu Q 1
.............................


Bài viết rất hay, TTCK VN mà, các nhà đầu tư VN mà, bà bán xôi còn có thể thành công từ chứng khoán mà, cho nên đem những cái tráy khoáy thực tế ở VN để phản bác các nguyên lí kế toán tài chính thì không ổn tí nào...Dù sao cũng thanks tất cả các bạn giúp chúng tôi hiểu biết thêm
 
M

Morning Star

Guest
28/11/03
66
0
6
Hà Nội
Truy cập trang
Công ty em chưa lên sàn, cũng không phải là công ty đại chúng, hiện đang có 73 cổ đông và năm nay dư 1 khoản lớn ở TK 421 cần phải chuyển nó sang TK 411. Em cố vấn cho sếp là trả cổ tức bằng cổ phiếu với giá bằng mệnh giá 10k. Sếp em thì nói muốn trả với giá 20k vì Sếp thích cổ phần của Sếp phải có giá cao chứ không muốn nó chỉ vỏn vẹn ở mệnh giá.

Sau 1 hồi ngẩn tò te nghĩ ngợi, đọc các qui định, search google đọc các chủ đề liên quan và đọc 1 lượt topic này em thu được 1 số kết quả như sau:
1. Các công ty niêm yết có thông báo trả cổ tức bằng cổ phiếu thì đều ghi là trả theo giá bằng mệnh giá. Em chưa đọc thấy có cty nào chia theo giá khác cả.
2. Không có qui định nào ghi trả cổ tức bằng cổ phiếu thì phải trả theo mệnh giá. Nghĩa là có thể trả theo giá cao hơn và phần chênh lệch đó ghi vào TK Thặng dư vốn.

Em tiếp tục nghiên cứu cái Thặng dư vốn xem nó là cái gì thì thu được kết quả là: TK 4112 được ghi Có theo 1 số trường hợp và chỉ có thể được ghi Nợ sang TK 4111 mà thôi. Em thấy để đơn giản cho kế toán thì phương án trả theo mệnh giá là hơn (vì trước sau gì lại chẳng chuyển sang 4111). Nhưng mà em thấy ý của Sếp cũng rất hay. Sếp trả theo giá cao thì số lượng cổ phần cho cổ đông ít đi nhưng giá trị sổ sách (book value) của cổ phần đó lại cao lên (so với việc trả bằng mệnh giá). Giá trị sổ sách mà được tăng lên theo cách này (hoàn toàn hợp lệ) thì với trường hợp công ty em cổ đông sẽ có lợi. Tuy nhiên nếu trả theo mệnh giá thì vốn điều lệ sẽ được tăng nhiều hơn. Vốn điều lệ cao cũng rất có lợi cho Công ty. Ôi, phương án nào cũng có cái lợi cái hại nhỉ. Đoạn này là sang Tài chính rồi, mọi người đọc có gì góp ý cho em nhé.

Thanks all!
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA