MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC CẦN LƯU Ý VỀ QUY ĐỊNH HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ (theo thông tư 39/2014/TT-BTC)
1. Bỏ loại hóa đơn Xuất khẩu (Điều 3)
2. Tạo hóa đơn Tự in: (Điều 6)
a. TH1: Vốn điều lệ từ 15(mười lăm) tỷ đồng – Trước đây là 01 (một) tỷ đồng.
b. TH2: Vốn điều lệ dưới 15 tỷ: là “doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn”và có đủ các điều kiện: - Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm tự in hoá đơn đảm bảo định kỳ hàng tháng dữ liệu từ phần mềm tự in hoá đơn phải được chuyển vào sổ kế toán để hạch toán doanh thu và kê khai trên Tờ khai thuế GTGT gửi cơ quan thuế.
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới năm mươi (50) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước.
- Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
c. Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế: nếu không mua hóa đơn đặt in của CQT thì có thể sử dụng hóa đơn tự in bằng phần mềm tự in hóa đơn của CQT phát hành nhằm đảm bảo kiểm soát của CQT về hóa đơn do doanh nghiệp phát hành.
3. Hóa đơn đặt in: Phải gửi đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in tới CQT, và CQT có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in mới được đặt in (Điều 8). Hợp đồng đặt in phải kèm theo thông báo nêu trên.
4. Được phép viết tắt tên, địa chỉ người mua (Trước đây có công văn hướng dẫn, nay thể chế thành quy phạm) (Điểm b khoản 2 điều 16)
5. Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo (Điểm c khoản 2 điều 16)
6. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn(Điều 27): Báo cáo theo quý kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0). DN mới thành lập, DN không thuộc đối tượng tự in, đặt in hoặc thuộc loại rủi ro cao về thuế … báo cáo theo tháng (Hạn nộp: Ngày 20 của tháng tiếp theo), nộp trong 12 tháng từ ngày thành lập, sau đó CQT có thông báo chuyển sang khai quý mới được chuyển sang báo cáo theo Quý.
7. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nếu không thuộc đối tượng chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in.
8. Đối với hóa đơn đặt in, tự in doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính thì được tiếp tục sử dụng.
9. Từ ngày 1/6/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu.
10. Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014 (Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Từ ngày 01/8/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký theo quy định tại Khoản này được tiếp tục sử dụng. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký hoặc đăng ký sau ngày 31/7/2014 không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp thực hiện huỷ hoá đơn xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này và sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này.
(Thông tư 39/2014/TT-BTC xem thêm tại đây)
1. Bỏ loại hóa đơn Xuất khẩu (Điều 3)
2. Tạo hóa đơn Tự in: (Điều 6)
a. TH1: Vốn điều lệ từ 15(mười lăm) tỷ đồng – Trước đây là 01 (một) tỷ đồng.
b. TH2: Vốn điều lệ dưới 15 tỷ: là “doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn”và có đủ các điều kiện: - Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) đảm bảo cho việc in và lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
- Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm tự in hoá đơn đảm bảo định kỳ hàng tháng dữ liệu từ phần mềm tự in hoá đơn phải được chuyển vào sổ kế toán để hạch toán doanh thu và kê khai trên Tờ khai thuế GTGT gửi cơ quan thuế.
- Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế hoặc đã bị xử phạt và đã chấp hành xử phạt vi phạm pháp luật về thuế mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới năm mươi (50) triệu đồng trong vòng ba trăm sáu mươi lăm (365) ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hoá đơn tự in lần đầu trở về trước.
- Có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và được cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác nhận đủ điều kiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
c. Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế: nếu không mua hóa đơn đặt in của CQT thì có thể sử dụng hóa đơn tự in bằng phần mềm tự in hóa đơn của CQT phát hành nhằm đảm bảo kiểm soát của CQT về hóa đơn do doanh nghiệp phát hành.
3. Hóa đơn đặt in: Phải gửi đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in tới CQT, và CQT có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in mới được đặt in (Điều 8). Hợp đồng đặt in phải kèm theo thông báo nêu trên.
4. Được phép viết tắt tên, địa chỉ người mua (Trước đây có công văn hướng dẫn, nay thể chế thành quy phạm) (Điểm b khoản 2 điều 16)
5. Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo (Điểm c khoản 2 điều 16)
6. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn(Điều 27): Báo cáo theo quý kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0). DN mới thành lập, DN không thuộc đối tượng tự in, đặt in hoặc thuộc loại rủi ro cao về thuế … báo cáo theo tháng (Hạn nộp: Ngày 20 của tháng tiếp theo), nộp trong 12 tháng từ ngày thành lập, sau đó CQT có thông báo chuyển sang khai quý mới được chuyển sang báo cáo theo Quý.
7. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nếu không thuộc đối tượng chuyển sang mua hóa đơn của cơ quan thuế từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn thuộc đối tượng được tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in.
8. Đối với hóa đơn đặt in, tự in doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính thì được tiếp tục sử dụng.
9. Từ ngày 1/6/2014, cơ quan thuế không tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn xuất khẩu.
10. Trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh chưa sử dụng hết các số hóa đơn xuất khẩu đã đặt in và thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính và vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đăng ký số lượng hóa đơn xuất khẩu còn tồn và gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31/7/2014 (Mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Từ ngày 01/8/2014, các số hóa đơn xuất khẩu còn tồn đã đăng ký theo quy định tại Khoản này được tiếp tục sử dụng. Các số hóa đơn xuất khẩu chưa đăng ký hoặc đăng ký sau ngày 31/7/2014 không có giá trị sử dụng. Doanh nghiệp thực hiện huỷ hoá đơn xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này và sử dụng hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư này.
(Thông tư 39/2014/TT-BTC xem thêm tại đây)