ĐIều chỉnh sổ sau quyết toán????

  • Thread starter minhgiang
  • Ngày gửi
S

Song Huong

Cao cấp
son_ktt nói:
Nếu bạn là Trưởng ban kiểm soát, sau khi xem biên bản quyết toán thuế, thấy rằng có 1 trường hợp là mua khống hóa đơn và bị xuất toán thuế, bạn có yêu cầu kế toán trưởng phải loại bỏ chi phí, tăng lãi để chia cho các cổ đông không?
Bạn cần phân biệt một khoản chi phí được kê khống và một khoản chi phí hợp lý nhưng không phù hợp với luật thuế.

Nếu tớ là Trưởng ban kiểm soát, sau khi xem biên bản quyết toán thuế:
- Có một khoản chi phí được kê khống thì tớ sẽ xin từ chức. Việc xử lý sau đó là của HĐQT/HĐTV.

- Có một khoản chi phí hợp lý nhưng không phù hợp với luật thuế nhưng chưa trừ ra khi xác định lợi nhuận chịu thuế thì tớ sẽ kiến nghị với HĐQT/HĐTV để làm sao cho bộ phận thuế/ kế toán của công ty kịp thời cập các thay đổi về chính sách thuế.



son_ktt nói:
Đương nhiên khi đã ký là phải tăng lợi nhuận chịu thuế rồi, phải nộp thêm thuế TNDN. Vậy bạn có HT điều chỉnh tăng lợi nhuận chịu thuế không?
(Lưu ý ở những chỗ in đậm). Thân!
Chỉ xác định lại lợi nhuận chịu thuế chứ không hạch toán gì cả.

Ví dụ trong kỳ doanh thu của bạn là 10đ, chí phí là 6đ, trong 6đ này bạn xác định là có 1 đồng không được tính vào chi phí theo luật thuê, nhưng nó là chi phí phải có của cty.

Như vậy:
Lợi nhuận kế toán là: 4đ
Lợi nhuận chịu thuế là 5đ.
Thuế TNDN phải nộp là 5 x thuế suất.

Khi kiểm tra thuế, cơ quan thuế xác định thêm 2đ không được tính vào chi phí theo luật thuê.
Lợi nhuận kế toán là: 4đ
Lợi nhuận chịu thuế là 7đ.
Thuế TNDN phải nộp là 7 x thuế suất.

Sau khi đồng ý với cơ quan thuế, bạn bảo: Ah như thế là lợi nhuận chịu thuế là 7đ chứ không phải là 5đ như mình tưởng.

Số thuế TNDN bạn phải nộp thêm là (7-5) x thuế suất.
Bạn điều chỉnh vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm hiện hành và hạch toán:
Nợ 8211/ Có 3334 {(7-5) x thuế suất}đ.

(Lưu ý ở những chỗ in đậm)
Thân
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Song Huong nói:
Bạn cần phân biệt một khoản chi phí được kê khống và một khoản chi phí hợp lý nhưng không phù hợp với luật thuế.
Chỉ xác định lại lợi nhuận chịu thuế chứ không hạch toán gì cả.
Đương nhiên là sự phân biệt giữa 2 khoản chi đó thì kế toán nào mà chẳng biết. Vấn đề là ở chỗ khi xuất toán có 2 trường hợp:
1. Chi phí là chi phí khống.
2. Chi phí là hợp lý nhưng không phù hợp với luật thuế.
Trong trường 1 thì phải HT điều chỉnh lợi nhuận sau quyết toán thuế.
Trường hợp 2 có thể không cần thiết phải điều chỉnh lợi nhuận sau quyết toán thuế, chỉ điều chỉnh về thuế TNDN.
Có lẽ Song Huong nên tìm hiểu thêm những cái lằng nhằng trong xây dựng, chính cái lằng nhằng này nó sẽ dẫn đến những vấn đề về hóa đơn, xuất toán...
Sau khi đồng ý với cơ quan thuế, bạn bảo: Ah như thế là lợi nhuận chịu thuế là 7đ chứ không phải là 5đ như mình tưởng.
Còn cái như mình tưởng thì không phải lúc nào Ah cũng là đúng!
Thân
 
Sửa lần cuối:
S

Song Huong

Cao cấp
son_ktt nói:
Đương nhiên là sự phân biệt giữa 2 khoản chi đó thì kế toán nào mà chẳng biết. Vấn đề là ở chỗ khi xuất toán có 2 trường hợp:
1. Chi phí là chi phí khống.
2. Chi phí là hợp lý nhưng không phù hợp với luật thuế.
Trong trường 1 thì phải HT điều chỉnh lợi nhuận sau quyết toán thuế.
Trong trường 1, cách chức ông KTT.

Thân.
 
N

nguoiconxunui

Khách vãng lai
29/6/04
1,280
215
63
Bình Định
aso2pc.co.cc
chi phí đưa lên báo cáo quyết toán mà dán cái mác "KHỐNG" to đùng không cho ông KTT nghỉ thì làm gì nữa? Còn nữa ông KTT tự kê khống lên để ..."chà đồ nhôm" thì cũng cho nghỉ nốt.
Ai đời đem chi phí khống lên báo cáo quyết toán bao giờ. Bộ sống vùng vịnh quen rồi không sợ súng đạn a.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Cái vụ này có khi phải nhờ bác Admin phân xử giúp nhỉ. "Nói" nhiều, "mỏi tay" quá!
 
S

Song Huong

Cao cấp
son_ktt nói:
Nguyên văn bởi minhgiang
Cảm ơn bạn, cách của bạn có vẻ ngắn gọn hơn mấy bút toán của mình
Vậy nếu Chủ nhiệm CT ko bồi hoàn bằng bút toán Nợ 111,112_Có 138 thì mình phải xử lý tiếp bằng bút toán nào? Ko thể để Dư mãi được đúng ko bạn???

Khấu trừ vào nguồn tiền của công trình đó hoặc công trình sau do ông chủ nhiệm đó thực hiện!

minhgiang nói:
Cảm ơn mọi người đã quan tâm!
Trong Báo cáo quyết toán, CQ Thuế ghi rõ, gạt chi phí do vượt quá định mức quyết toán, trong khi đó, bên mình lại hạch toán tắt ghi Nợ 154; Có 141; 111: Tổng chi phí công trình đó.
Mặt khác, mình cũng nghĩ là phải ghi giảm chi phí công trình, giảm giá vốn, đồng thời thu nhập chịu thuế sẽ tăng một khoản tương ứng, như vậy thuế TNDN phải nộp cũng sẽ tăng lên. ĐỊnh khoản như sau:
2) Thu hồi lại chi phí đã chi tại Công trình:
Nợ 111, 141: (6.500.000+21.750.000)
Có 154: 28.250.000
Thế tiền ở đâu nộp vào quỹ?. Ghi tạm ứng cho ai?

Bạn nên phân biệt chức năng của kiểm tra thuế, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập…

Giả sử vào thời điểm kiểm tra thuế. (thường thì rất lâu sau khi kết thúc năm tài chính), cái ông chủ nhiệm công trình ấy biến mất, hoặc không có cái công trình nào tiếp theo của ổng cả thì trừ vào đâu?

minhgiang nói:
1) Phản ánh chi phí bị gạt do chi vựot định mức:
Nợ 154: 28.250.000
Có 911: 28.250.000
3) Thu nhập chịu thuế tăng 1 khoản tương ứng:
Nợ 911: 28.250.000
Có 421: 28.250.000
Cái này phản ảnh cái gì? Phát sinh trên tài khoản 154 kết chuyển vào đâu?
Không lẽ năm sau kết chuyển vào lãi lỗ, rồi điều chỉnh, rồi chuyển vào lãi lỗ, rồi điều chỉnh…thành 01 vòng lặp bất tận đến khi …hết thời gian hoạt động của doanh nghiệp?

minhgiang nói:
4) Số thuế TNDN tăng:
Nợ 421: 7.910.000
Có 3334: 7.910.000
5) Và khi nộp thì ghi: Nợ 3334: 7.910.000
Có 111 : 7.910.000

Mình không hiểu hạch toán như thế có đúng không??? Các bạn suy nghĩ, phân tích hộ mình xem có được không?
Nợ 8211/ Có 3334.

Thân
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Lại phải bàn thêm nữa rồi:
Song Huong nói:
Thế tiền ở đâu nộp vào quỹ?. Ghi tạm ứng cho ai?

Bạn nên phân biệt chức năng của kiểm tra thuế, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập…

Giả sử vào thời điểm kiểm tra thuế. (thường thì rất lâu sau khi kết thúc năm tài chính), cái ông chủ nhiệm công trình ấy biến mất, hoặc không có cái công trình nào tiếp theo của ổng cả thì trừ vào đâu?
Cái này là do cách quản lý! Nếu ông để cho ông chủ nhiệm công trình cao chạy xa bay trong khi chưa quyết toán thuế, chưa đóng gói được công trình thì anh KTT phải lấy tiền ra mà đền! NGU THÌ CHẾT CHỨ BỆNH TẬT GÌ ĐÂU!
Còn nếu ông ta còn ở đấy, còn tiền bảo hành công trình (thường là 1 năm) hoặc tiền hoàn thuế VAT, hoặc còn thi công công trình khác tại Cty thì lấy từ nguồn của ông đấy ra.
Cái này phản ảnh cái gì? Phát sinh trên tài khoản 154 kết chuyển vào đâu?
Không lẽ năm sau kết chuyển vào lãi lỗ, rồi điều chỉnh, rồi chuyển vào lãi lỗ, rồi điều chỉnh…thành 01 vòng lặp bất tận đến khi …hết thời gian hoạt động của doanh nghiệp?
Tôi chưa để ý kỹ về các bút toán mà minhgiang trích dẫn, nếu Song Huong muốn hạch toán chi tiết thì tôi lại phải mất công type một chút vậy:
- Nếu chỉ hạch toán về thuế TNDN, không HT điều chỉnh tăng lãi (trường hợp chi phí là hợp lý nhưng không phù hợp với luật thuế khi xác định thu nhập chịu thuế):
N 138/C3334.
N 3334/C111,112
- Nếu HT điều chỉnh giảm chi phí, tăng lãi, tăng thuế phải nộp:
Khi HT ban đầu: TK 152 -> 621,627,.. ->154->632->911->421. Bây giờ chỉ cần hạch toán ngược lại hoặc HT toán xuôi và ghi số âm.

Thân!
 
S

Song Huong

Cao cấp
son_ktt nói:
Lại phải bàn thêm nữa rồi:
Còn nếu ông ta còn ở đấy, còn tiền bảo hành công trình (thường là 1 năm)
Tiền bảo hành là tiền của bên thi công. Làm sao trừ cho ông chủ nhiêm gì đó được.
son_ktt nói:
hoặc tiền hoàn thuế VAT, hoặc còn thi công công trình khác tại Cty thì lấy từ nguồn của ông đấy ra.
Cái này thì CHẾT THẬT.

son_ktt nói:
Cái này là do cách quản lý! Nếu ông để cho ông chủ nhiệm công trình cao chạy xa bay trong khi chưa quyết toán thuế, chưa đóng gói được công trình thì anh KTT phải lấy tiền ra mà đền! NGU THÌ CHẾT CHỨ BỆNH TẬT GÌ ĐÂU!
Không lẽ làm ăn với đối tác, phải đợi đến khi kiểm tra thuế xong rồi mới thanh lý hợp đồng?

Không biết cái chức vụ KTT trong công ty để làm gì, mà đến khi mấy bác thuế vụ vào kiểm tra thuế thì mới biết là chi phí khống, mới bắt ông chủ nhiệm gì đó bồi thường.

Quản lý kiểu này thì CHẾT.

son_ktt nói:
Tôi chưa để ý kỹ về các bút toán mà minhgiang trích dẫn, nếu Song Huong muốn hạch toán chi tiết thì tôi lại phải mất công type một chút vậy:
- Nếu chỉ hạch toán về thuế TNDN, không HT điều chỉnh tăng lãi (trường hợp chi phí là hợp lý nhưng không phù hợp với luật thuế khi xác định thu nhập chịu thuế):
N 138/C3334.
N 3334/C111,112
- Nếu HT điều chỉnh giảm chi phí, tăng lãi, tăng thuế phải nộp:
Khi HT ban đầu: TK 152 -> 621,627,.. ->154->632->911->421. Bây giờ chỉ cần hạch toán ngược lại hoặc HT toán xuôi và ghi số âm.

Thân!
Thì xem kỹ đcác bút toán mà minhgiang hạch toán đi rồi phát biểu.
 
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
thuta nói:
Tôi muốn hỏi trong trường hợp DN bị lỗ VD : Lỗ 500tr. Sau kiểm tra quyết toán bị loại phí 100tr, dẫn đến chỉ được chuyển lỗ 400tr. Vậy số liệu trên chỉ ảnh hưởng đến việc chuyển lỗ sang các năm tiếp theo, còn DN ko cần hạch toán điều chỉnh gì trên sổ sách kế toán đúng ko?
Liệu như vậy quy mô tổng tài sản và tổng nguồn vốn của bạn có bị thay đổi không nếu bạn ko điều chỉnh????
Còn về phần mình đã hỏi, các bạn trả lời cũng có nhiều ý đúng, vì vậy mà mình chưa biết nên làm ntn? Khi nào nhận được hướng dẫn của CQ Thuế mình sẽ update ngay.
Thân!
 
S

Song Huong

Cao cấp
thuta nói:
Tôi muốn hỏi trong trường hợp DN bị lỗ VD : Lỗ 500tr. Sau kiểm tra quyết toán bị loại phí 100tr, dẫn đến chỉ được chuyển lỗ 400tr. Vậy số liệu trên chỉ ảnh hưởng đến việc chuyển lỗ sang các năm tiếp theo, còn DN ko cần hạch toán điều chỉnh gì trên sổ sách kế toán đúng ko?
Điểm 8 mục III phần E Thông tư số 128/2003/TT-BTC: Cơ sở kinh doanh sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ

Công văn 11684/BTC-TCT của TCT, ngày 16 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn:
Số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm quyết toán thuế được xác định bằng số chênh lệch âm của doanh thu tính theo thuế thu nhập doanh nghiệp trừ (-) chi phí hợp lý cộng (+) các khoản thiệt hại về hàng hoá do nguyên nhân khách quan trong kỳ tính thuế.

Cơ sở kinh doanh tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc trên và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ với cơ quan thuế.

Theo các qui định trên thì trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ cơ sở kinh doanh được chuyển khác với số lỗ do cơ sở kinh doanh tự xác định thì số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế được xác định theo kết luận của cơ quan thuế.

Cơ quan thuế chỉ kiểm tra, xác định lại lợi nhuận chịu thuế là 400 tr, chỉ ảnh hưởng đến số lỗ được chuyển sang các năm tiếp theo. Số lỗ theo kế toán vẫn là 500 tr. Tổng tài sản trước và sau khi kiểm tra thuế không thay đổi. Trường hợp của bạn không phải điều chỉnh gì cả.

Thân
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Song Huong nói:
Tiền bảo hành là tiền của bên thi công. Làm sao trừ cho ông chủ nhiêm gì đó được.

Cái này thì CHẾT THẬT.
CHẾT THẬT! Thế bên nào là bên thi công? Tiền bảo hành là tiền của ai? Chủ nhiệm công trình là gì? Hai khái niệm này còn mù mờ thì biết giải thích thế nào được đây?
Không lẽ làm ăn với đối tác, phải đợi đến khi kiểm tra thuế xong rồi mới thanh lý hợp đồng?
Cái này lại càng không hiểu rõ về bên xây dựng sất! Xuất toán là xuất toán với bên B hay bên A? Thế từ trước tới giờ SH nghĩ mình đang là bên A à? Thanh lý hợp đồng chẳng liên quan gì tới mấy chuyện này cả. Làm ăn với đối tác mà phải đợi đến khi kiểm tra thuế xong rồi mới thanh lý hợp đồng THÌ CHẾT!
Không biết cái chức vụ KTT trong công ty để làm gì, mà đến khi mấy bác thuế vụ vào kiểm tra thuế thì mới biết là chi phí khống, mới bắt ông chủ nhiệm gì đó bồi thường.
Cái này cũng lại chẳng hiểu rõ bản chất vấn đề rồi! Trong xây dựng khi nào là chi khống? Khi chi khống có nghĩa rằng trong quyết toán có 1.000 tấn thép mà hóa đơn lại thành 2.000 tấn mới là chi khống! Mấy cái chuyện này đến ông chủ nhiệm công trình mới vào nghề nó cũng biết cách để mà hợp thức cho khớp về mặt khối lượng. Quyết toán xây dựng chủ yếu phải căn cứ vào 2 yếu tố: phân tích vật tư và chi phí hóa đơn của vật liệu đầu vào. Thường thì về mặt khối lượng không bao giờ bị chênh lệch nhiều (có chăng chỉ là hao hụt trong định mức), cái rủi ro ở đây là dính phải mấy ông bán hóa đơn mà ngay tại thời điểm lấy hóa đơn đó không kiểm tra được là còn hoạt động hay không hoạt động (các bác thuế chưa cập nhật kịp). Còn cứ làm KTT theo kiểu 1+1=2 thì làm làm gì, chỉ cần học hết cấp 2 là cũng có thể cộng, trừ, nhân, chia nhuần nhuyễn các phép tính rồi!
Quản lý kiểu này thì CHẾT
Hiểu kiểu này và quản lý kiểu này thì CHẾT!
Thì xem kỹ các bút toán mà minhgiang hạch toán đi rồi phát biểu.
Cái này ghi nhận và phải xem lại!

-------------------
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi ta vẫn say
:alcon:
 
Sửa lần cuối:
S

Song Huong

Cao cấp
son_ktt nói:
CHẾT THẬT! Thế bên nào là bên thi công? Tiền bảo hành là tiền của ai? Chủ nhiệm công trình là gì? Hai khái niệm này còn mù mờ thì biết giải thích thế nào được đây?

Cái này lại càng không hiểu rõ về bên xây dựng sất! Xuất toán là xuất toán với bên B hay bên A? Thế từ trước tới giờ SH nghĩ mình đang là bên A à? Thanh lý hợp đồng chẳng liên quan gì tới mấy chuyện này cả. Làm ăn với đối tác mà phải đợi đến khi kiểm tra thuế xong rồi mới thanh lý hợp đồng THÌ CHẾT!

Cái này cũng lại chẳng hiểu rõ bản chất vấn đề rồi! Trong xây dựng khi nào là chi khống? Khi chi khống có nghĩa rằng trong quyết toán có 1.000 tấn thép mà hóa đơn lại thành 2.000 tấn mới là chi khống! Mấy cái chuyện này đến ông chủ nhiệm công trình mới vào nghề nó cũng biết cách để mà hợp thức cho khớp về mặt khối lượng. Quyết toán xây dựng chủ yếu phải căn cứ vào 2 yếu tố: phân tích vật tư và chi phí hóa đơn của vật liệu đầu vào. Thường thì về mặt khối lượng không bao giờ bị chênh lệch nhiều (có chăng chỉ là hao hụt trong định mức), cái rủi ro ở đây là dính phải mấy ông bán hóa đơn mà ngay tại thời điểm lấy hóa đơn đó không kiểm tra được là còn hoạt động hay không hoạt động (các bác thuế chưa cập nhật kịp). Còn cứ làm KTT theo kiểu 1+1=2 thì làm làm gì, chỉ cần học hết cấp 2 là cũng có thể cộng, trừ, nhân, chia nhuần nhuyễn các phép tính rồi!

Hiểu kiểu này và quản lý kiểu này thì CHẾT!

Cái này ghi nhận và phải xem lại!
Ở đây đã đi quá xa vấn đề. Vấn đề của người hỏi là khi kiểm tra thuế, cơ quan thuế không chấp nhận một số chi phí vì không phù hợp với luật thuế. Do đó tăng thuế TNDN thì điều chỉnh sổ sách như thế nào. Vì vậy không có chuyện giảm giá vốn, tăng lợi nhuận kế toán, thu hồi bắt bồi thường gì ở đây cả.

Cũng xin nói thêm, tiền bảo hành công trình, tiền hoàn thuế VAT, tiền thi công cho các công trình khác là tiền của công ty. Một khi ông X nào nó làm thiệt hại vì chuyện gì đó thì bắt ông ấy bồi thường... Không thể cấn trừ vào các khoản trên.

Nên kết thúc vấn đề ở đây. Tớ cũng chả thích nghiên cứu ba cái vụ 1 + 1 <> 2.
 
Sửa lần cuối:
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
Song Huong nói:
Cơ quan thuế chỉ kiểm tra, xác định lại lợi nhuận chịu thuế là 400 tr, chỉ ảnh hưởng đến số lỗ được chuyển sang các năm tiếp theo. Số lỗ theo kế toán vẫn là 500 tr. Tổng tài sản trước và sau khi kiểm tra thuế không thay đổi. Trường hợp của bạn không phải điều chỉnh gì cả.

Thân
Cho mình hỏi 100tr đó "biến" đi đâu hả bạn????
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Song Huong nói:
Ở đây đã đi quá xa vấn đề. Vấn đề của người hỏi là khi kiểm tra thuế, cơ quan thuế không chấp nhận một số chi phí vì không phù hợp với luật thuế. Do đó tăng thuế TNDN thì điều chỉnh sổ sách như thế nào. Vì vậy không có chuyện giảm giá vốn, tăng lợi nhuận kế toán, thu hồi bắt bồi thường gì ở đây cả.

Cũng xin nói thêm, tiền bảo hành công trình, tiền hoàn thuế VAT, tiền thi công cho các công trình khác là tiền của công ty. Một khi ông X nào nó làm thiệt hại vì chuyện gì đó thì bắt ông ấy bồi thường... Không thể cấn trừ vào các khoản trên.

Nên kết thúc vấn đề ở đây. Tớ cũng chả thích nghiên cứu ba cái vụ 1 + 1 <> 2.
Vấn đề ở đây là cách quản lý, cách hạch toán ở 2 kiểu, 2 loại hình, 2 hình thái khác nhau, cái này cứ đem ra mà tranh luận mãi thì đến tết công - gô chẳng xong. Tốt nhất là nội bộ nhà ai nhà nấy giữ!
Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi ta vẫn say
:freddy:
 
L

L'amour

Trung cấp
11/12/06
199
3
18
43
Sans frontieres
Thấy mọi người bàn tán sôi động quá nên mình mạn phép xin có 1chút ý kiến
1. Sau khi có quyết toán thuế, khi có sự thay đổi về số thuế TNDN phải nộp mà đvị kê khai với số liệu của cơ quan thuế thì phải sdụng TK4211 để điều chỉnh. TK 8211 chỉ p/ánh chi phí thuế TNDN của năm hiện hàh, không ảnh hưởng đến kquả của năm trước nên nếu sdụng TK này để đ/chỉnh là sai với qđịnh 15/2006/QĐ-BTC ( cái này k phải tớ nghĩ ra mà chủ nhật vừa rồi đi học về chế độ ktoán mới thầy ở Bộ Tài chính và Tổng cục thuế hướng dẫn đó; thầy ấy là một trong những người viết ra chế độ mới này chắc là không hướng dẫn sai chứ? ).
2. Mình cũng làm về XD. Đúng là có những chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ sẽ làm LN kế toán khác LN chịu thuế và khi đó chỉ cần Đ/chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp thôi ( Nợ 4211/Có 3334, khi nộp Nợ 334/Có 1111,1121)
Trong XD và các nghành khác không tránh khỏi việc có những chi phí vừa kông hợp lý vừa không hợp lệ và KTT dù có thiên tài đến đâu cũng khó lòng kiểm soát hết được ( nếu phải đuổi việc thì có lẽ sẽ chẳng ai muốn làm KT nữa, các bạn có dám chắc mình không bao giờ sai lầm không? ). CP này khi bị thuế bóc đi thì đương nhiên phải giảm chi phí và tăng lãi, tăng LN chịu thuế rồi.
3. Chế độ Ktoán mới chỉ lấp đầy khoản chênh lệch tạm thời giữa LN ktoán và LN chịu thuế được cquan thuế xđịnh mà thôi, những khoản chênh lệch vĩnh viễn ( chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ ) không thể lấp đầy. Còn chi phí vừa không hợp lý vừa không hợp lệ thì bị loại đi rồi.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
L'amour nói:
Thấy mọi người bàn tán sôi động quá nên mình mạn phép xin có 1chút ý kiến
1. Sau khi có quyết toán thuế, khi có sự thay đổi về số thuế TNDN phải nộp mà đvị kê khai với số liệu của cơ quan thuế thì phải sdụng TK4211 để điều chỉnh. TK 8211 chỉ p/ánh chi phí thuế TNDN của năm hiện hàh, không ảnh hưởng đến kquả của năm trước nên nếu sdụng TK này để đ/chỉnh là sai với qđịnh 15/2006/QĐ-BTC ( cái này k phải tớ nghĩ ra mà chủ nhật vừa rồi đi học về chế độ ktoán mới thầy ở Bộ Tài chính và Tổng cục thuế hướng dẫn đó; thầy ấy là một trong những người viết ra chế độ mới này chắc là không hướng dẫn sai chứ? ).
2. Mình cũng làm về XD. Đúng là có những chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ sẽ làm LN kế toán khác LN chịu thuế và khi đó chỉ cần Đ/chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp thôi ( Nợ 4211/Có 3334, khi nộp Nợ 334/Có 1111,1121)
Tớ hỏi về bút toán in đậm với? Bên mình thì làm là N138/C3334. Theo mình bút toán đó không sai, nhưng chỉ áp dụng nếu DN hạch toán tập trung và 4211 vẫn còn đấy (4211 đem chia cổ tức hết mất rồi thì làm thế nào? Trong khi HT theo hình thức khoán nội bộ, xuất toán bao nhiêu thì công trình phải chịu -->138)
Trong XD và các nghành khác không tránh khỏi việc có những chi phí vừa kông hợp lý vừa không hợp lệ và KTT dù có thiên tài đến đâu cũng khó lòng kiểm soát hết được ( nếu phải đuổi việc thì có lẽ sẽ chẳng ai muốn làm KT nữa, các bạn có dám chắc mình không bao giờ sai lầm không? ). CP này khi bị thuế bóc đi thì đương nhiên phải giảm chi phí và tăng lãi, tăng LN chịu thuế rồi.
3. Chế độ Ktoán mới chỉ lấp đầy khoản chênh lệch tạm thời giữa LN ktoán và LN chịu thuế được cquan thuế xđịnh mà thôi, những khoản chênh lệch vĩnh viễn ( chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ ) không thể lấp đầy. Còn chi phí vừa không hợp lý vừa không hợp lệ thì bị loại đi rồi.
 
Sửa lần cuối:
tanphuc

tanphuc

Con trai miệt vườn
22/12/06
211
1
18
Tp.HCM_Tp.Mỹ Tho
Cac ban phải phân biệt được lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nha!
Lợi nhuận kế toán là hạch toán theo Chuẩn mực kt
Còn thu nhập chịu thuế dựa theo luật thuế TNDN
- phần lỗ của năm 2004 và 2005 bạn k cần điều chỉnh gì hết đó là lợi nhuận kế toán, là cơ sở để chia lợi nhuận cho các thành viên
- Phần thuế nộp thêm 7.910.000 bạn định khoản thế này nha!
+ No 4211/ Co 334 7.910.000
+ No 334/ Co 1111 7.910.000
k đưa vào 8211 vì đây là số liệu các năm về trước nếu đưa vào 8211 thì sẽ làm giảm thu nhập chịu thuế của năm nay rồi !
 
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
L'amour nói:
Mình cũng làm về XD. Đúng là có những chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ sẽ làm LN kế toán khác LN chịu thuế và khi đó chỉ cần Đ/chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp thôi ( Nợ 4211/Có 3334, khi nộp Nợ 334/Có 1111,1121)
CP khi bị thuế bóc đi thì đương nhiên phải giảm chi phí và tăng lãi, tăng LN chịu thuế rồi.
Vậy E có thể hiểu là:
1. Giảm trừ chi phí, bằng cách bắt CNCT bồi hoàn, hoặc chờ giải quyêt bằng bút toán:
Nợ 111 (138)_ Có 154: A đ
2. Tăng thu nhập chịu thuế TNDN trên TK xác định kết quả:
Nợ 154_ Có 911: A đ
3. Tăng lợi nhuận chưa phân phối trên 421:
Nợ 911_ Có 421: A đ
4. Khi đó số Thuế TNDN phải điều chỉnh:
Nợ 421_ Có 3334: 0.28xA đ
5. Khi nộp Thuế TNDN sau Quyết toán:
Nợ 3334_ Có 111 (112): 0.28xA đ
Có đúng không hả L'amour ????
 
L

L'amour

Trung cấp
11/12/06
199
3
18
43
Sans frontieres
Với cty mình thường mời thuế quyết toán rồi mới chia lợi nhuận nên mình hạch toán như vậy. còn nếu các bạn đã chia lợi nhuận rồi thì mình nghĩ xử lý vào TK138 là hợp lý. Việc xử lý TK 138 sau này ra sao thì là do mỗi đvị qđịnh ( có thể phạt, có thể là trừ vào lợi tức cổ đông lần chia sau vì thuế tăng Ln chia cổ tức giảm nhưng chia rồi khó đòi lại nên chỉ có thể trừ vào lần sau và phải do HĐ qtrị qđịnh cách xử lý). Cái này mình nói trên qđiểm chủ quan vì chưa gặp TH này bao giờ.
 
L

L'amour

Trung cấp
11/12/06
199
3
18
43
Sans frontieres
To minhgiang
Mình nghĩ là đúng nhưng nếu những khoản đó bạn xđịnh là vừa không hợp lý vừa không hợp lệ.
Cty mình hạch toán kết chuyển qua TK632 nên có thêm một số bút toán nữa.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA