ĐIều chỉnh sổ sau quyết toán????

  • Thread starter minhgiang
  • Ngày gửi
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
Cty mình đã Quyết toán xong, và bị gạt một số chi phí trực tiếp tại công trình: Năm 2004: 6.500.000đ; năm 2005: 21.750.000đ và thuế TNDN phải nộp là 7.910.000đ, hiện nay mình đang hoàn thiện BCTC năm nay, và phải điều chỉnh các bút toán trên để có số dư mới. Nhưng mình chưa biết phải làm thế nào? Mọi người có thể giúp mình xử lý bút toán này được ko?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

Song Huong

Cao cấp
minhgiang nói:
Cty mình đã Quyết toán xong, và bị gạt một số chi phí trực tiếp tại công trình: Năm 2004: 6.500.000đ; năm 2005: 21.750.000đ và thuế TNDN phải nộp là 7.910.000đ, hiện nay mình đang hoàn thiện BCTC năm nay, và phải điều chỉnh các bút toán trên để có số dư mới. Nhưng mình chưa biết phải làm thế nào? Mọi người có thể giúp mình xử lý bút toán này được ko?
Điều chỉnh số thuế TNDN bổ sung vào năm hiện hành, ghi:
Nợ 8211/ Có 3334.

Ngoài ra, bạn không phải điều chỉnh gì cả.

Thân
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Song Huong nói:
Điều chỉnh số thuế TNDN bổ sung vào năm hiện hành, ghi:
Nợ 8211/ Có 3334.

Ngoài ra, bạn không phải điều chỉnh gì cả.

Thân
Không được! Bạn phải có bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế vào năm trước. Việc giảm chi phí, dẫn tới giảm giá vốn, tăng lãi và tăng thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế đối với bên xây dựng là chuyện "cơm bữa", năm nào cũng có. Tùy theo hình thức hạch toán của Cty bạn mà có các bút toán điều chỉnh cho hợp lý, thường là sẽ hạch toán giảm giá vốn, tăng lãi, tăng thuế phải nộp. Nếu bên xây dựng bạn áp dụng hình thức khoán nội bộ thì giá trị xuất toán này hãy ghi nhận giảm giá trị giao khoán, chủ nhiệm công trình có trách nhiệm bồi hoàn (nếu đã chi ra rồi).
 
S

Song Huong

Cao cấp
son_ktt nói:
Không được! Bạn phải có bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế vào năm trước. Việc giảm chi phí, dẫn tới giảm giá vốn, tăng lãi và tăng thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế đối với bên xây dựng là chuyện "cơm bữa", năm nào cũng có. Tùy theo hình thức hạch toán của Cty bạn mà có các bút toán điều chỉnh cho hợp lý, thường là sẽ hạch toán giảm giá vốn, tăng lãi, tăng thuế phải nộp. Nếu bên xây dựng bạn áp dụng hình thức khoán nội bộ thì giá trị xuất toán này hãy ghi nhận giảm giá trị giao khoán, chủ nhiệm công trình có trách nhiệm bồi hoàn (nếu đã chi ra rồi).
Nhưng đây là kiểm tra thuế, chứ không phải quyết toán công trình XDCB của cơ quan chủ quản.

Cơ quan thuế không chấp nhận chi phí theo luật thuế, nên điều chỉnh thu nhập chịu thuế thì chỉ có thu nhập chịu thuế thay đổi. Làm gì có việc giảm giá vốn, tăng lợi nhuận kế toán ở đây mà điều chỉnh.

Do nhiều nguyên nhân , khoản chênh lệch vĩnh viễn gữa chuẫn mực kế toán và theo luật thuế mà đơn vị chưa trừ ra khi tính xác định thu nhập chịu thuế là việc bình thường..

Vì vậy, khi cơ quan thuế kiểm tra, nếu phải nộp thêm thuế TNDN thì chỉ điều chỉnh tăng chi phí thuế TNDN hiện hành vào năm cơ quan thuế kiểm tra (năm hiện hành).

Thân
 
Sửa lần cuối:
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
Cảm ơn mọi người đã quan tâm!
Trong Báo cáo quyết toán, CQ Thuế ghi rõ, gạt chi phí do vượt quá định mức quyết toán, trong khi đó, bên mình lại hạch toán tắt ghi Nợ 154; Có 141; 111: Tổng chi phí công trình đó.
Mặt khác, mình cũng nghĩ là phải ghi giảm chi phí công trình, giảm giá vốn, đồng thời thu nhập chịu thuế sẽ tăng một khoản tương ứng, như vậy thuế TNDN phải nộp cũng sẽ tăng lên. ĐỊnh khoản như sau:
2) Thu hồi lại chi phí đã chi tại Công trình:
Nợ 111, 141: (6.500.000+21.750.000)
Có 154: 28.250.000
1) Phản ánh chi phí bị gạt do chi vựot định mức:
Nợ 154: 28.250.000
Có 911: 28.250.000
3) Thu nhập chịu thuế tăng 1 khoản tương ứng:
Nợ 911: 28.250.000
Có 421: 28.250.000
4) Số thuế TNDN tăng:
Nợ 421: 7.910.000
Có 3334: 7.910.000
5) Và khi nộp thì ghi: Nợ 3334: 7.910.000
Có 111 : 7.910.000

Mình không hiểu hạch toán như thế có đúng không??? Các bạn suy nghĩ, phân tích hộ mình xem có được không?
 
Z

zoro

Cao cấp
1/8/06
255
2
0
webketoan
nếu phải nộp thêm thuế TNDN thì chỉ điều chỉnh tăng chi phí thuế TNDN hiện hành vào năm cơ quan thuế kiểm tra

Theo tui thì 8211 phản ánh chi phí thuế của kết quả kinh doanh năm hiện hành, trong khi khoản nộp thêm do qyết toán thuế thường liên quan đến kết quả kinh doanh của những năm trước nên đưa khoản này vào 8211 có vẻ không ổn. Có thể hạch toán khoản nộp thêm này trưc tiến vào 4211 được không?

Nợ 4211/có 3334 : Khoản khải nộp thêm sau quyết toán thuế.
Nợ 3334/có 111,112: Số đã nộp bổ sung theo quyết toán thuế.
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Song Huong nói:
Nhưng đây là kiểm tra thuế, chứ không phải quyết toán công trình XDCB của cơ quan chủ quản.
Tôi cũng trả lời trên phương diện là "quyết toán thuế" chứ có phải là quyết toán của cơ quan chủ quản đâu!

Cơ quan thuế không chấp nhận chi phí theo luật thuế, nên điều chỉnh thu nhập chịu thuế thì chỉ có thu nhập chịu thuế thay đổi. Làm gì có việc giảm giá vốn, tăng lợi nhuận kế toán ở đây mà điều chỉnh.
Cho hỏi Song Huong đã làm quyết toán xây dựng và đã bao giờ gặp phải trường hợp xuất toán chi phí xây dựng trong thực tế làm việc bao giờ chưa? (Nó khác với bên thương mại và dịch vụ)
Do nhiều nguyên nhân , khoản chênh lệch vĩnh viễn giữa chuẫn mực kế toán và theo luật thuế mà đơn vị chưa trừ ra khi tính xác định thu nhập chịu thuế là việc bình thường..
Tuỳ theo cách hạch toán của doanh nghiệp mà có bút toán điều chỉnh, thường là hạch toán giảm giá vốn, tăng lãi, tăng thuế phải nộp. Tuy nhiên, trên thực tế, có trường hợp chi phí là hợp lý, có trong dự toán, có trong quyết toán, nhưng do đơn vị không hợp lý về mặt hoá đơn (chẳng hạn hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp bỏ trốn) nên bị xuất toán. Trường hợp này có thể vẫn ghi nhận chi phí là hợp lệ nhưng không hợp lý (phải có sự đồng ý của Ban kiểm soát, HĐQT, bộ phận kỹ thuật - kế hoạch,...), khi đó có thể chỉ hạch toán tăng thuế TNDN phải nộp. Lúc này chuẩn mực kế toán như Song Huong nói có thể vận dụng tại đây.
Ví dụ: Công trình nhỏ, trong dự toán có 5 tấn xi măng, phân tích vật tư trong quyết toán cũng chỉ ra là phải cần có 5 tấn xi măng để cấu thành công trình, nhưng do hoá đơn không hợp pháp (chẳng hạn đi mua hoá đơn của DN bỏ trốn) nên bị xuất toán. Trong trường hợp này phải cân nhắc tới vấn đề ghi giảm giá vốn----> nếu loại bỏ hoàn toàn 5 tấn xi măng ra khỏi chi phí đầu vào của công trình thì công trình không có xi măng cũng xây được à?
Vì vậy, khi cơ quan thuế kiểm tra, nếu phải nộp thêm thuế TNDN thì chỉ điều chỉnh tăng chi phí thuế TNDN hiện hành vào năm cơ quan thuế kiểm tra (năm hiện hành).
Cơ quan thuế nơi bạn Song Huong làm hướng dẫn vậy à? Ở Cục thuế Hà Nội thì là khác đấy!
Thân!
 
Sửa lần cuối:
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
Các bạn nghiên cứu lại phần định khoản trên của mình rồi chỉ cho mình được ko?
Mặt khác, nếu chỉ điều chỉnh số thuế TNDN N421_C3334: 7.910.000đ thôi, vậy phần thu nhập chịu thuế ( để tính ra số thuế phải nộp thêm đó) cũng phải hạch toán chứ????
 
Z

zoro

Cao cấp
1/8/06
255
2
0
webketoan
vậy phần thu nhập chịu thuế ( để tính ra số thuế phải nộp thêm đó) cũng phải hạch toán chứ????

Quyết toán thuế dựa trên cơ sở báo cáo quyết toán tài chính nhưng hai bên lại dựa trên những quan điểm khác nhau nên có sự khác nhau trên kết quả cuối cùng là lợi nhuận và thu nhập chịu thuế nên bạn không bắt buộc phải điều chỉnh lợi nhuận bằng đúng với thu nhập chịu thuế.
 
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
[không bắt buộc phải điều chỉnh lợi nhuận bằng đúng với thu nhập chịu thuế.
]
Vậy khi ghi sổ Nợ 421_ Có 3334: vậy lợi nhuận chưa phân phối của mình tự nhiên bị âm 7.910.000đ ah?
 
Z

zoro

Cao cấp
1/8/06
255
2
0
webketoan
Đúng vậy, nhưng không phải tự nhiên mà do bị thu thêm khoản thuế làm giảm lợi nhuận năm trước. Nhưng đó là quan điểm của tui, hãy chờ thêm ý kiến khác cho chắc cú nhe.
 
S

Song Huong

Cao cấp
zoro nói:
Theo tui thì 8211 phản ánh chi phí thuế của kết quả kinh doanh năm hiện hành, trong khi khoản nộp thêm do qyết toán thuế thường liên quan đến kết quả kinh doanh của những năm trước nên đưa khoản này vào 8211 có vẻ không ổn. Có thể hạch toán khoản nộp thêm này trưc tiến vào 4211 được không?
Nợ 4211/có 3334 : Khoản khải nộp thêm sau quyết toán thuế.Nợ 3334/có 111,112: Số đã nộp bổ sung theo quyết toán thuế.

son_ktt nói:
Vì vậy, khi cơ quan thuế kiểm tra, nếu phải nộp thêm thuế TNDN thì chỉ điều chỉnh tăng chi phí thuế TNDN hiện hành vào năm cơ quan thuế kiểm tra (năm hiện hành).
Cơ quan thuế nơi bạn Song Huong làm hướng dẫn vậy à? Ở Cục thuế Hà Nội thì là khác đấy
Cái này là Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC hướng dẫn.

Bạn tham khảo “Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ” , cuốn 1 Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán, mục kết cấu và nội dung phản ảnh tài khoản 821, phần hướng dẫn hạch toán.

son_ktt nói:
Cho hỏi Song Huong đã làm quyết toán xây dựng và đã bao giờ gặp phải trường hợp xuất toán chi phí xây dựng trong thực tế làm việc bao giờ chưa? (Nó khác với bên thương mại
và dịch vụ)
Theo tớ về kiểm tra thuế thì chả có gì khác cả. Chỉ khác khi duyệt quyết toán công trình của đơn vị cấp trên.
Bạn có thể cho một ví dụ cụ thể không?

son_ktt nói:
Tuỳ theo cách hạch toán của doanh nghiệp mà có bút toán điều chỉnh, thường là hạch toán giảm giá vốn, tăng lãi, tăng thuế phải nộp. Tuy nhiên, trên thực tế, có trường hợp chi phí là hợp lý, có trong dự toán, có trong quyết toán, nhưng do đơn vị không hợp lý về mặt hoá đơn (chẳng hạn hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp bỏ trốn) nên bị xuất toán. Trường hợp này có thể vẫn ghi nhận chi phí là hợp lệ nhưng không hợp lý (phải có sự đồng ý của Ban kiểm soát, HĐQT, bộ phận kỹ thuật - kế hoạch,...), khi đó có thể chỉ hạch toán tăng thuế TNDN phải nộp. Lúc này chuẩn mực kế toán như Song Huong nói có thể vận dụng tại đây.Ví dụ: Công trình nhỏ, trong dự toán có 5 tấn xi măng, phân tích vật tư trong quyết toán cũng chỉ ra là phải cần có 5 tấn xi măng để cấu thành công trình, nhưng do hoá đơn không hợp pháp (chẳng hạn đi mua hoá đơn của DN bỏ trốn) nên bị xuất toán. Trong trường hợp này phải cân nhắc tới vấn đề ghi giảm giá vốn----> nếu loại bỏ hoàn toàn 5 tấn xi măng ra khỏi chi phí đầu vào của công trình thì công trình không có xi măng cũng xây được à?
Người ta chỉ xác định lại lợi nhuận chịu thuế và thuế TNDN phải nộp.

Thân
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Song Huong nói:
Cái này là Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC hướng dẫn.

Bạn tham khảo “Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ” , cuốn 1 Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán, mục kết cấu và nội dung phản ảnh tài khoản 821, phần hướng dẫn hạch toán.
Vấn đề bạn nói về cách HT thuế TNDN theo QD 15 là đúng rồi, không có gì phải bàn cãi cả, trong sách cũng ghi chi tiết như thế rồi.
Theo tớ về kiểm tra thuế thì chả có gì khác cả. Chỉ khác khi duyệt quyết toán công trình của đơn vị cấp trên.
Bạn có thể cho một ví dụ cụ thể không?
Đơn vị cấp trên thường không duyệt quyết toán công trình mà là kiểm tra. Quyết toán công trình là do bên A (chủ đầu tư) hoặc chủ quản đầu tư duyệt. Khi duyệt quyết toán này họ chỉ căn cứ vào khối lượng, đơn giá trong dự toán với phần công việc thực tế đã làm và được nghiệm thu, mọi công việc phát sinh đều phải có xác nhận và đồng ý của bên A khi thực hiện thì mới được thanh toán (cái này không nói kỹ vì đã có topic khác nói rồi).
Người ta chỉ xác định lại lợi nhuận chịu thuế và thuế TNDN phải nộp
Đúng rồi, quyết toán thuế là xác định lại lợi nhuận chịu thuế và thuế TNDN phải nộp. Trong chi phí xây dựng có nhiều loại chi phí, nhưng có thể phân thành 2 loại chính như sau: Chi phí có hóa đơn và chi phí nhân công. Việc xuất toán chi phí của cơ quan thuế (khác với kiểm toán) thường dựa vào hóa đơn chứng từ có hợp pháp, hợp lệ không, chi phí nhân công có vượt mức đăng ký không (hoặc vượt mức nhân công trong hồ sơ quyết toán A-B không). Bên cạnh đó, họ có thể xem xét tới tính phù hợp về thời điểm của chi phí vật liệu đầu vào theo tiến độ công trình, hoặc chi phí vật liệu so với định mức (hoặc theo dự toán), tuy nhiên cái này thường bên thuế không làm kỹ, chủ yếu là kiểm toán, thanh tra mới làm. Như vậy, khi xuất toán ra, có nghĩa rằng chi phí đó không hợp lý (vì chủ yếu là do hóa đơn không hợp lệ hoặc nhân công vượt định mức), mà khi hóa đơn không hợp lệ thì bạn có thanh toán chi phí đó được không? Như vậy, đương nhiên là phải loại chi phí đó ra rồi, mà khi loại chi phí có nghĩa rằng tăng lãi, tăng thuế. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở lần trước, tùy theo tính chất phù hợp của chi phí, tùy theo cách hạch toán của doanh nghiệp mà có các bút toán phù hợp, không nhất thiết lúc nào cũng phải điều chỉnh tăng lãi tương ứng để tăng thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thuế.
Thân!
 
Sửa lần cuối:
S

Song Huong

Cao cấp
son_ktt nói:
...
Đúng rồi, quyết toán thuế là xác định lại lợi nhuận chịu thuế và thuế TNDN phải nộp. Trong chi phí xây dựng có nhiều loại chi phí, nhưng có thể phân thành 2 loại chính như sau: Chi phí có hóa đơn và chi phí nhân công. Việc xuất toán chi phí của cơ quan thuế (khác với kiểm toán) thường dựa vào hóa đơn chứng từ có hợp pháp, hợp lệ không, chi phí nhân công có vượt mức đăng ký không (hoặc vượt mức nhân công trong hồ sơ quyết toán A-B không). Bên cạnh đó, họ có thể xem xét tới tính phù hợp về thời điểm của chi phí vật liệu đầu vào theo tiến độ công trình, hoặc chi phí vật liệu so với định mức (hoặc theo dự toán), tuy nhiên cái này thường bên thuế không làm kỹ, chủ yếu là kiểm toán, thanh tra mới làm. Như vậy, khi xuất toán ra, có nghĩa rằng chi phí đó không hợp lý (vì chủ yếu là do hóa đơn không hợp lệ hoặc nhân công vượt định mức), mà khi hóa đơn không hợp lệ thì bạn có thanh toán chi phí đó được không? Như vậy, đương nhiên là phải loại chi phí đó ra rồi, mà khi loại chi phí có nghĩa rằng tăng lãi, tăng thuế. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở lần trước, tùy theo tính chất phù hợp của chi phí, tùy theo cách hạch toán của doanh nghiệp mà có các bút toán phù hợp, không nhất thiết lúc nào cũng phải điều chỉnh tăng lãi tương ứng để tăng thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thuế.
Thân!
Cái này thì công ty nào cũng giống nhau cả, sản xuất, dịch vụ, xây dựng, thương mại…

Khi chi phí bị loại vì không phù hợp với luât thuế thì chỉ làm tăng lợi nhuận chịu thuế. Lợi nhuận kế toán không thay đổi.

Một khi mà bạn đã ký vào biên bản kiểm tra thuế, đồng ý với cơ quan thuế, không khiếu nại thì phải tăng thuế TNDN phải nộp. Việc này đồng nghĩa với tăng lợi nhuận chịu thuế.

Thân
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
Song Huong nói:
Cái này thì công ty nào cũng giống nhau cả, sản xuất, dịch vụ, xây dựng, thương mại…

Khi chi phí bị loại vì không phù hợp với luât thuế thì chỉ làm tăng lợi nhuận chịu thuế. Lợi nhuận kế toán không thay đổi.
Nếu bạn là Trưởng ban kiểm soát, sau khi xem biên bản quyết toán thuế, thấy rằng có 1 trường hợp là mua khống hóa đơn và bị xuất toán thuế, bạn có yêu cầu kế toán trưởng phải loại bỏ chi phí, tăng lãi để chia cho các cổ đông không?
Một khi mà bạn đã ký vào biên bản kiểm tra thuế, đồng ý với cơ quan thuế, không khiếu nại thì phải tăng thuế TNDN phải nộp. Việc này đồng nghĩa với tăng lợi nhuận chịu thuế. Thân
Đương nhiên khi đã ký là phải tăng lợi nhuận chịu thuế rồi, phải nộp thêm thuế TNDN. Vậy bạn có HT điều chỉnh tăng lợi nhuận chịu thuế không?
(Lưu ý ở những chỗ in đậm). Thân!
 
Sửa lần cuối:
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
tungtt10 nói:
DN mình cũng gặp phải trường hợp đó và các bác Thuế hướng dẫn như sau:
Sau quyết toán thuế, nếu thuế TNDN phải nộp bổ sung (khi thuế TNDN quyết toán lớn hơn thuế TNDN tạm nộp) thì phải điều chỉnh như sau:
- Điều chỉnh giảm chi phí:
Nợ TK138/ Có TK421
- Điều chỉnh tăng thuế TNDN phải nộp:
Nợ TK421/ Có TK3334
Trường hợp phải nộp truy thu thuế TNDN (theo quyết định của cơ quan thuế) thì giảm trừ trực tiếp trên 421 và coi đó như một khoản chi phí DN.
Khi nhận được quyết định:
Nợ TK421 (415)/ Có TK111,112
Vài lời trao đổi cùng các bác. Mong nhận được sự góp ý.
Đúng vậy! Bên mình cũng hạch toán như vậy. Tuy nhiên, đấy là áp dụng trong trường hợp xác định đấy là chi phí hợp lý nhưng không hợp lệ. Còn trong trường hợp xác định là chi phí vừa không hợp lý, vừa không hợp lệ thì phải điều chỉnh giảm giá vốn, tăng lãi.
TK 138 sau đó quy ra ai làm sai thì phải bồi hoàn!
 
T

thuta

Guest
31/10/05
27
0
0
Hà Nội
Theo tôi, nói như Song Huong là đúng.Trước kia, khi chưa phân biệt lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế theo luật thuế TNDN, khi quyết toán thuế xong, DN thường phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo số liệu của đoàn thanh tra.Nhưng hiện nay, CQ thuế đã chấp nhận khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế theo luật thuế TNDN. Vì vậy, khi bi truy thu thuế, DN không cần điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế như trước đây nữa.
Tôi muốn hỏi trong trường hợp DN bị lỗ VD : Lỗ 500tr. Sau kiểm tra quyết toán bị loại phí 100tr, dẫn đến chỉ được chuyển lỗ 400tr. Vậy số liệu trên chỉ ảnh hưởng đến việc chuyển lỗ sang các năm tiếp theo, còn DN ko cần hạch toán điều chỉnh gì trên sổ sách kế toán đúng ko?
 
minhgiang

minhgiang

Trung cấp
13/11/06
119
2
18
41
Hà Nội
Cảm ơn bạn, cách của bạn có vẻ ngắn gọn hơn mấy bút toán của mình
tungtt10 nói:
Sau quyết toán thuế, nếu thuế TNDN phải nộp bổ sung (khi thuế TNDN quyết toán lớn hơn thuế TNDN tạm nộp) thì phải điều chỉnh như sau:
- Điều chỉnh giảm chi phí:
Nợ TK138/ Có TK421
.
Vậy nếu Chủ nhiệm CT ko bồi hoàn bằng bút toán Nợ 111,112_Có 138 thì mình phải xử lý tiếp bằng bút toán nào? Ko thể để Dư mãi được đúng ko bạn???
 
S

son_ktt

Guest
25/11/06
341
0
0
Ha Noi
minhgiang nói:
Cảm ơn bạn, cách của bạn có vẻ ngắn gọn hơn mấy bút toán của mình
Vậy nếu Chủ nhiệm CT ko bồi hoàn bằng bút toán Nợ 111,112_Có 138 thì mình phải xử lý tiếp bằng bút toán nào? Ko thể để Dư mãi được đúng ko bạn???
Khấu trừ vào nguồn tiền của công trình đó hoặc công trình sau do ông chủ nhiệm đó thực hiện!
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA