Giá trị ghi trên phiếu nhập-xuất kho

  • Thread starter freshman
  • Ngày gửi
F

freshman

Sơ cấp
18/6/04
29
0
1
Em xin hỏi về giá trị ghi trên phiếu nhập kho, xuất kho đối với hàng nhập khẩu:

Trên phiếu nhập kho, giá là giá trên tờ khai có thuế hay không thuế, có kèm thêm các chi phí vận chuyển, làm thủ tục nhập hàng... ?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
I

ITDOAC

Guest
Để việc hạch toán gọn nhẹ thì không nên ghi nhận chi chí vận chuyển, bốc xếp, thuế,... vào giá mua hàng nhập kho, bạn nên lập chứng từ nhập kho và hạch toán theo các bút toán sau:
- Ghi nhận theo giá mua (Có thể là giá trên tờ khai nhưng không gồm thuế):
Nợ 152,156
Có 331
- Ghi nhận các chi phí và thuế NK (nếu có)
Nợ <TK chi phí>
Có <tiền, hoặc phải trả người CCDV, Thuế NK phải nộp>

Xuất kho theo phương pháp GV hàng xuất mà Cty bạn đã đăng ký
 
F

freshman

Sơ cấp
18/6/04
29
0
1
Cảm ơn anh. Cho em hỏi thêm về tỷ giá nhập kho có phải là tỷ giá trên tờ khai Hải quan?
 
M

MINA

Quảng cáo/Tài Trợ
Thành viên BQT
Quản lý cao cấp
12/11/03
4,041
410
83
46
Ninh Thuận
F

freshman

Sơ cấp
18/6/04
29
0
1
Cảm ơn bạn bạn có thể giải thích rõ cho mình hiểu thêm tại sao không láy tỉ giá Hải quan đã áp dụng như tờ khai HQ có được không?
 
N

nhan vien ke toan

Guest
Em vừa tốt nghiệp năm ngoái và mới xin được làm kế toán nên em vào webketoan để được học hỏi thêm các các bác. Về vấn đề trong chủ đề này em xin mạo muội góp ý thế này, nếu sai các bác chỉ giáo cho em nhá.

Thứ nhất khi lập phiếu nhập hay xuất kho, thủ kho chỉ ghi số lượng hàng hoá, vật liệu chứ việc gì phải ghi cả giá trị của hàng hoá nhỉ. Không biết công ty các bác thế nào chứ ở công ty em thì mấy anh thủ kho không bao giờ quan tâm đến giá trị của hàng hóa. Các anh ấy chỉ quan tâm đến số lượng hàng hoá nhập xuất đúng với lệnh xuất hoặc nhập thôi.

Thứ hai, khi hạch toán giá trị hàng nhập kho thì các bác phải tuân thủ theo chuẩn mực số 02 - hàng tồn kho. Không nên nói như bác ITDOAC là hạch toán thế này hoặc thế kia cho gọn nhẹ. Em nói như vậy có đúng không hả các bác! Bác freshman nên nghiên cứu chuẩn mực 02 phần Xác định giá trị hàng tồn kho để có hướng dẫn cụ thể nhé.
 
F

freshman

Sơ cấp
18/6/04
29
0
1
Originally posted by nhan vien ke toan@Jun 23 2004, 04:36 PM
Em vừa tốt nghiệp năm ngoái và mới xin được làm kế toán nên em vào webketoan để được học hỏi thêm các các bác. Về vấn đề trong chủ đề này em xin mạo muội góp ý thế này, nếu sai các bác chỉ giáo cho em nhá.

Thứ nhất khi lập phiếu nhập hay xuất kho, thủ kho chỉ ghi số lượng hàng hoá, vật liệu chứ việc gì phải ghi cả giá trị của hàng hoá nhỉ. Không biết công ty các bác thế nào chứ ở công ty em thì mấy anh thủ kho không bao giờ quan tâm đến giá trị của hàng hóa. Các anh ấy chỉ quan tâm đến số lượng hàng hoá nhập xuất đúng với lệnh xuất hoặc nhập thôi.

Thứ hai, khi hạch toán giá trị hàng nhập kho thì các bác phải tuân thủ theo chuẩn mực số 02 - hàng tồn kho. Không nên nói như bác ITDOAC là hạch toán thế này hoặc thế kia cho gọn nhẹ. Em nói như vậy có đúng không hả các bác! Bác freshman nên nghiên cứu chuẩn mực 02 phần Xác định giá trị hàng tồn kho để có hướng dẫn cụ thể nhé.
Thế cái cột giá trị, thành tiền ở trên phiếu nhập kho thì để làm mắm à?
 
I

ITDOAC

Guest
Thứ hai, khi hạch toán giá trị hàng nhập kho thì các bác phải tuân thủ theo chuẩn mực số 02 - hàng tồn kho. Không nên nói như bác ITDOAC là hạch toán thế này hoặc thế kia cho gọn nhẹ. Em nói như vậy có đúng không hả các bác! Bác freshman nên nghiên cứu chuẩn mực 02 phần Xác định giá trị hàng tồn kho để có hướng dẫn cụ thể nhé.
Em làm được như CM hướng dẫn là tốt quá rồi. Nhưng tôi nêu trường hợp này em xem nhé: Hàng Nhập khẩu về đã nhập kho, nhưng các chi phí liên quan như: vận chuyển, bốc xếp... chưa có chứng từ để phân bổ và làm cơ sở cho việc hạch toán thì sao nhỉ, chắc em phải chờ đến khi có HDTC rồi mới làm nhỉ. Ngoài ra, các chi phí này phải phân bổ cho lô hàng gồm nhiều loại như thế nào: theo số lượng hay giá trị....
Nói chung theo CM thì đúng rồi, nhưng em nên cân nhắc lại đi.
 
I

ITDOAC

Guest
Cảm ơn bạn bạn có thể giải thích rõ cho mình hiểu thêm tại sao không láy tỉ giá Hải quan đã áp dụng như tờ khai HQ có được không?
Hạch toán tỷ giá nào cũng được (bạn nhan vien ke toan thế nào cũng bắt bẻ cho xem) vì tỷ giá nào cũng chưa phải là tỷ chưa phải là tỷ giá theo thời điểm thanh toán, vì:
Tỉ giá HQ thấp hơn thì khi thanh toán phải diều chỉ CLTG một khoản lớn hơn, và ngược lại
Tỉ giá NH thời điểm nhập kho cao hơn thì khi thanh toán sẽ điều chỉ CLTG một khoản nhỏ hơn tương ứng
nên Giá vốn + CLTG của 2 cách ghi nhận này đều đưa vào chi phí một khoản như nhau (chỉ khác là đưa vào giá vốn hay C.phí tài chính.)
Cái này không qui định bắt buộc, tuỳ doanh nghiệp thôi.

Thứ nhất khi lập phiếu nhập hay xuất kho, thủ kho chỉ ghi số lượng hàng hoá, vật liệu chứ việc gì phải ghi cả giá trị của hàng hoá nhỉ. Không biết công ty các bác thế nào chứ ở công ty em thì mấy anh thủ kho không bao giờ quan tâm đến giá trị của hàng hóa. Các anh ấy chỉ quan tâm đến số lượng hàng hoá nhập xuất đúng với lệnh xuất hoặc nhập thôi.
freshman cái này bạn nhan vien ke toan nói đúng nhưng chưa đầy đủ thôi.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Originally posted by freshman@Jun 23 2004, 04:39 PM
Thế cái cột giá trị, thành tiền ở trên phiếu nhập kho thì để làm mắm à?
PNK, PXK có cột giá trị, thành tiền thật nhưng không quan trọng, nó không phải là căn cứ để hạch toán giá trị trên sổ sách. Thủ kho chỉ là người quản lý về mặt hiện vật, không cần quan tâm tới giá nó là bao nhiêu. Cho nên ghi vào đấy cũng được mà không ghi cũng chẳng sao cả, không nên máy móc bạn freshman ạ.

Về tỷ giá, hàng nhập khẩu nên ghi theo tỷ giá Hải Quan vì Hải Quan về mặt pháp lý là người xác định giá trị hàng khi đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam, không phải Ngân hàng. Chênh lệch tỷ giá khi thanh toán là chuyện khác, thuộc vấn đề tài chính không liên quan đến việc ghi nhận giá gốc của TS.
 
N

nhan vien ke toan

Guest
Bác freshman này, bác là kế toán thì bác mới có thể biết giá trị hàng tồn kho của bác bao gồm những khoản mục nào được phân bổ (giá trị hàng hoá mua vào, chi phí vận chuyển,...) chứ mấy anh chị thủ kho thì làm sao biết được hết những chi phí đó để mà ghi giá trị hàng xuất hay nhập trên phiếu xuất/nhập. Còn nếu bác là kế toán nhưng lại đồng thời kiêm luôn việc của mấy anh chị thủ kho thì em không dám bàn luận ở đây. Em hiểu là công ty bác đang sử dụng phiếu xuất/nhập theo mẫu chung của bộ tài chính nên nó có cả cột đơn giá và cột thành tiền nữa có phải không ạ. Đây chính là điểm yếu của Hệ thống kế toán của Việt Nam ta đấy bác ạ, có nhiều cái được qui định nhưng áp dụng vào thực tiễn thì không phù hợp, chỉ gây khó khăn cho những người kế toán như em và bác thôi. Tuy nhiên em xin lưu ý bác mục đích kế toán là để phản ánh trung thực khách quan các nghiệp vụ kinh tế cho nên cái gì gây cản trở cho việc phản ánh khách quan trung thực các nghiệp vụ kinh tế thì bác đừng theo. Em nói lan man thế cuối cùng cũng chỉ là để bảo lưu ý kiến của em là cái phiếu nhập/xuất kho nhà bác không nên đưa phần giá trị với thành tiền vào. Khi nào bác hạch toán thì bác gán giá trị cho nó cũng được.

Hoan hô bác ITDOAC. Bác nêu rất đúng thực tế khi hạch toán hàng nhập kho kế toán nhà ta thường chưa có đủ thông tin về các chi phí tạo lập nên giá trị hàng hoá. Cái này em mà viết ra thì hơi dài nhưng sếp em đang gọi em vào họp, em sẽ trở lại diễn đàn khi nào có thời gian. Tuy nhiên em sẽ bàn luận với bác trên cơ sở của chuẩn mực 02 nhé.

Trong lúc em vắng mặt các bác nào có cao kiến gì thì cứ đưa ra trước nhé.
 
I

ITDOAC

Guest
To Iso:
Về tỷ giá, hàng nhập khẩu nên ghi theo tỷ giá Hải Quan vì Hải Quan về mặt pháp lý là người xác định giá trị hàng khi đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam, không phải Ngân hàng. Chênh lệch tỷ giá khi thanh toán là chuyện khác, thuộc vấn đề tài chính không liên quan đến việc ghi nhận giá gốc của TS
Tui không bảo phải ghi giá nhập kho theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán, mà chỉ đề cập đến vấn đề ghi theo tỷ giá HQ hay tỷ giá NH (theo ý MINA ở trên) cũng đều đưa vào chi phí một khoản tương ứng. Iso có thể chưa hiểu nên kết luận không chính xác nhé.
 
H

hp4155

Guest
Theo kinh nghiệm của tôi, nếu các bạn cứ bám vào chuẩn mực quá thì chính các bạn bị "bó" trong việc sử dụng các thông tin phục vụ quản lý và điều hành doanh nghiệp.
Hiện nay giữa chế độ và thực tế tại doanh nghiệp chưa phù hợp với nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động. Vì sao tôi đưa ra luận điểm này, vì chế độ thị quy định cứng nhắc, trong khi đó mỗi loại ngành nghề hoạt động có đặc thù khác nhau, và mỗi doanh nghiệp cùng ngành nghề cũng đã khác nhau.
Cho nên, theo tôi, khi quy định hạch toán tại doanh nghiệp, tuỳ từng thời kỳ khác nhau nên một số kỹ thuật hạch toán cũng phải thay đổi cho phù hợp. Ở thời gian này hạch toán như thế này là đúng, nhưng thời gian sau có lẽ phải thay đổi (tất nhiên không được vi phạm chế độ).
Ở đây chúng ta chú ý đến từ " lách". Nói " lách" không có nghĩa là "vi phạm" mà chúng ta vận dụng tránh cứng nhắc để hài hoà lợi ích của doanh nghiệp trong sự điều chỉnh của chế độ quy định.
Do vậy, việc hạch toán tỷ giá ở đây do bạn lựa chọn vì tỷ giá này bị phụ thuộc khi mỗi nghiệp vụ (nhập kho- xuất kho- bán hàng- thu tiền) kết thúc ở các thời điểm khác nhau. Tỷ giá nào cũng được, nhưng phải thống nhất ( ví dụ lấy tỷ giá VCB thì khi hạch toán ở các nghiệp vụ các nhau phải lấy tỷ giá VCB tại thời điểm phát sinh mà ko lấy tỷ giá khác). Các phần chênh lệch đã được hạch toán tại TK chênh lệch rồi.
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Hạch toán tỷ giá nào cũng được (bạn nhan vien ke toan thế nào cũng bắt bẻ cho xem) vì tỷ giá nào cũng chưa phải là tỷ chưa phải là tỷ giá theo thời điểm thanh toán

To ITDOAC, bác viết câu trên hơi khó hiểu nên nhận xét của tôi chỉ khẳng định lại để tránh người khác có thể bị rắc rối hiểu sai ý về giá gốc khi ghi nhận TS, hàng hóa, nó sẽ không liên quan tới tỷ giá thời điểm thanh toán sau này. Không nói là bác khẳng định ghi nhận theo tỷ giá thanh toán sau đó.


To hp4155 :

Do vậy, việc hạch toán tỷ giá ở đây do bạn lựa chọn vì tỷ giá này bị phụ thuộc khi mỗi nghiệp vụ (nhập kho- xuất kho- bán hàng- thu tiền) kết thúc ở các thời điểm khác nhau. Tỷ giá nào cũng được, nhưng phải thống nhất ( ví dụ lấy tỷ giá VCB thì khi hạch toán ở các nghiệp vụ các nhau phải lấy tỷ giá VCB tại thời điểm phát sinh mà ko lấy tỷ giá khác). Các phần chênh lệch đã được hạch toán tại TK chênh lệch rồi

Tỷ giá khi ghi nhận giá trị TS, hàng hóa nhập khẩu ghi theo tỷ giá Hải Quan tại thời điểm nhận hàng, sau này thanh toán, bán chác không ai lấy theo tỷ giá Hải Quan cả. Ngoài ra, đối với DN sử dụng tỷ giá hạch toán thì riêng đối với TK vốn bằng tiền, công nợ họ cũng chẳng lấy theo tỷ giá VCB tại thời điểm phát sinh làm gì, cuối kỳ mới đánh giá theo tỷ giá thực tế theo NHTW. Do đó, dù dùng tỷ giá nào thì đối với hàng nhập khẩu khi ghi nhận giá trị cứ phải ghi theo tỷ giá của Hải Quan xác nhận tại thời điểm đó.
 
N

nhan vien ke toan

Guest
Em xin chào các bác. Hôm nay em lại có thời gian để bàn luận với các bác về việc hạch toán giá trị hàng tồn kho. Điều này vượt ra ngoài chủ đề mà bác freshman đã nêu ở trên nên em để nghị các bác Admin thay đổi tên chủ đề để nhiều người cùng tham gia cho sôi nổi.

Trước hết em đồng ý với bác hp4155 về việc mỗi doanh nghiệp với đặc thù khác nhau sẽ có cách tập hợp chi phí khác nhau cho hàng tồn kho. Những qui định hạch toán cụ thể thông thường sẽ được qui định trong Accounting policies của từng công ty. Khi còn đi học, chắc các bác đều thuộc lòng việc hạch toán hàng hoá nhập kho là Nợ 152 hoặc 156 nhưng khi đi làm thực tế các bác mới thấy là tập hợp chi phí một cách đầy đủ cho một lượng hàng nhập kho không phải là chuyện dễ dàng. Có rất nhiều chi phí phát sinh để có được một đơn vị hàng hoá nhập kho ví dụ như chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, bảo quản, thuế nhập khẩu,... Mỗi công ty sẽ phải tự tìm ra cho mình một cách hạch toán phù hợp để giá trị hàng hoá trong kho phản ánh đúng những chi phí mà công ty bỏ ra để có được lượng hàng hoá đó.

Chắc các bác cũng đồng ý với em là việc hạch toán giá trị hàng tồn kho liên quan đến hai vấn đề rất quan trọng cho mỗi doanh nghiệp đó là hạch toán giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối và Kết quả kinh doanh. Chính ở vấn đề này mà em không đồng ý với quan điểm của bác hp4155 cho rằng bám vào chuẩn mực quá thì sẽ bị "bó" trong việc sử dụng các thông tin phục vụ quản lý và điều hành doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán được đưa ra là để làm cơ sở cho các doanh nghiệp hạch toán và lập báo cáo tài chính sao cho các báo cáo này phản ánh trung thực, khách quan tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc tuân theo chuẩn mực sẽ làm cho các báo cáo tài chính có thể so sánh với nhau bởi lẽ tất cả các báo cáo đều được lập trên cùng một cơ sở. Nói như vậy thì việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán sẽ giúp đỡ rất nhiều trong việc cung cấp thông tin cho quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp. Em nói vậy có đúng không hả các bác.

Hôm nay em chỉ xin viết đến đây thôi, em sẽ quay lại diễn đàn sau bởi vì em chưa đưa ra được phương pháp tập hợp chi phí và hạch toán giá trị hàng tồn kho phù hợp với thực tiễn là khi hàng hoá nhập kho có nhiều chi phí liên quan chưa được xác định.

Bác nào quan tâm tới chủ đề này thi xin hãy tham gia nhé. Em thấy nó cũng thú vị lắm.
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
44
Hà đông
Theo ý bác ISO là tốt rồi !
 
V

vodanhkhach

Guest
HACH toán như bác ICTOAC thì xong đời à, thuế nhập khẩu Và chi phí thu mua mà được tính vào chi phí thì cảm ơn nhiều nhé, DN vừa mất tài sản vừa bị các bác thuế và kiểm toán nhà mình xuất toán thi keu trời sao???????, giá nhạp kho phải bao gồm cả thuế NK và chi phí thu mua + một vài chi phí hợp lý khác, còn phân bổ chi phí thu mua thì đầy cách , miễn sao cho thống nhất, nếu có liên quan đến nhiều loại thì cứ phân bổ theo từng loại (thường là theo số lượng từng loại), nếu chưa có hóa đơn thì hạch toán treo (331....),,,,,,,,
 
H

hp4155

Guest
Thế các bạn có biết chuẩn mực của VN được xây dựng thế nào không? Và trong chuẩn mực có điều gì khiến doanh nghiệp trốn thuế dễ hơn không? Và để sửa điều đó cơ quan thuế lại ra văn bản để rồi lại vi phạm nguyên tắc kinh tế thị trường không?Ngâm cứu kỹ tý nhể
Chuẩn mực thì đúng là "chuẩn" rồi, nhưng trong tình hình Việt Nam hiện nay thì có vẻ không được " mực".
Nếu chuẩn mực Việt Nam mà okie thì anh em kế toán đỡ phải vướng vào cái vòng luẩn quẩn "hợp lý, hợp lệ" nữa, và đỡ phải lên cơn run khi cơ quan thuế hỏi, đỡ phải trả lời "láo" mà vẫn được chấp nhận là "đúng"..
Mk, chế độ kế toán của VN toàn thằng ngồi bàn giấy vẽ ra bằng cách copy của Mẽo một ít, của Phú lãng sa một ít, rồi chỉnh lên sửa xuống. Rồi lại đào tạo cho các chú xhcn ra trường thực hành trong kinh tế thị trường, thế mà làm gỉ chẳng "ẩm"
 
I

ITDOAC

Guest


Hạch toán tỷ giá nào cũng được (bạn nhan vien ke toan thế nào cũng bắt bẻ cho xem) vì tỷ giá nào cũng chưa phải là tỷ chưa phải là tỷ giá theo thời điểm thanh toán
To ITDOAC, bác viết câu trên hơi khó hiểu nên nhận xét của tôi chỉ khẳng định lại để tránh người khác có thể bị rắc rối hiểu sai ý về giá gốc khi ghi nhận TS, hàng hóa, nó sẽ không liên quan tới tỷ giá thời điểm thanh toán sau này. Không nói là bác khẳng định ghi nhận theo tỷ giá thanh toán sau đó.
Nếu Iso cho là tui nói khó hiểu và cần trích dẫn thì phải QUOTE cho đầy đủ, câu của tui có phải tới đó chấm xuống dòng đâu.

To vodanhkhach:
HACH toán như bác ICTOAC thì xong đời à, thuế nhập khẩu Và chi phí thu mua mà được tính vào chi phí thì cảm ơn nhiều nhé, DN vừa mất tài sản vừa bị các bác thuế và kiểm toán nhà mình xuất toán thi keu trời sao???????, giá nhạp kho phải bao gồm cả thuế NK và chi phí thu mua + một vài chi phí hợp lý khác, còn phân bổ chi phí thu mua thì đầy cách , miễn sao cho thống nhất, nếu có liên quan đến nhiều loại thì cứ phân bổ theo từng loại (thường là theo số lượng từng loại), nếu chưa có hóa đơn thì hạch toán treo (331....),,,,,,,,
Xong đời là xong như thế nào, ông chỉ giùm chỗ nào tui nói hạch toán trốn thuế, hoặc ghi khống chi phí để ông kết luận như vậy. Trên diễn đàn, mọi người có thể trao đổi tranh luận những vấn đề chưa thống nhất, nhưng có thiện chí chứ không phải để nói cho.... sướng miệng nhé.
 
N

nhan vien ke toan

Guest
Bác hp4155 ơi, em chỉ là một nhân viên kế toán nên không biết được quá trình xây dựng chuẩn mực của Việt Nam mình nó thế nào. Nhưng em biết chắc chắn rằng những người được Bộ tài chính mời tham gia xây dựng chuẩn mực đều là những cây đa cây đề trong làng kế toán, kiểm toán của Việt Nam ta đó. Họ không phải chỉ là những người ngồi bàn giấy và đi copy những qui định của nước ngoài thành chuẩn mực Việt Nam đâu (có nhiều người đang làm công tác thực tế của Big Four và của các công ty). Bác nói thế là oan cho họ rồi. Tất nhiên việc xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ phải dựa trên những kinh nghiệm quốc tế bởi vì như bác biết đấy, nền kinh tế thị trường của Việt Nam được hình thành chưa lâu mà.

Theo bác nói ở trên thì bác đã nghiên cứu các chuẩn mực kế toán của Việt Nam rồi, vậy bác hãy đưa ra một số dẫn chứng cụ thể để chứng minh rằng chuẩn mực của ta có "chuẩn" mà chưa "mực" đi. Bác không nên kết luận mà không đưa ra dẫn chứng như vậy.

Em cũng xin gửi bác ITDOAC mấy lời này nhé: Nếu người khác hạch toán giá trị hàng tồn kho bao gồm cả các chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu,... thì theo bác là sai hay đúng. Nếu bác trả lời là sai thì em đề nghị bác tìm đọc lại các sách dạy hạch toán kế toán, còn nếu bác trả lời là đúng thì bác nên xem xét lại cách hạch toán hiện nay ở công ty bác. Em nói vậy bác đừng giận nhé, em không có ý định lên lớp bác đâu nhưng em nghĩ chân lý chỉ có một thôi. Không thể có hai kết quả khác nhau mà lại đều đúng đâu.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA