T
Những ý kiến bên dưới, mình có gửi cho báo Tuổi trẻ để mong có phản ánh kịp thời, nhưng chắc là bên đó họ chưa xem hoặc không thể đăng.
Ngày 25.08.2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC, sửa đổi tận...4 thông tư trước đó hướng dẫn về thuế. Những tưởng rằng Thông tư mới này sẽ giúp giải tỏa nhiều khúc mắc của các Doanh nghiệp, góp phần kéo giảm thời gian làm thủ tục về thuế, vốn đang đứng "đội sổ" trong khu vực. Thế nhưng, càng đọc thì Thông tư này càng lộ rõ những bất cập mới.
1. Giảm thời gian kê khai nhưng tăng thời gian "hậu kê khai"
Ngay đầu Thông tư, BTC khẳng định sẽ cải cách biểu mẫu kê khai thuế, gồm thuế GTGT, thuế TNCN, lệ phí trước bạ theo hướng bỏ bớt một số biểu mẫu trong hồ sơ khai thuế và bỏ bớt một số cột trong các bảng kê gồm cột "ký hiệu mẫu hóa đơn", "ký hiệu hóa đơn", "Mặt hàng", "thuế suất". Điều này thoạt nghĩ sẽ giảm được thời gian kê khai, nhưng thực tế lại làm tăng thời gian đối chiếu, soát xét "hậu kê khai".
Cụ thể, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra các DN về thuế GTGT, cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào và bán ra do DN nộp trong hồ sơ khai thuế hàng tháng (quý), đối chiếu với hồ sơ chứng từ lưu lại DN để xác định số thuế GTGT được khấu trừ / được hoàn. Căn cứ chủ yếu để xác định số thuế này là cột "mặt hàng" trên bảng kê mua vào. Bây giờ, nếu bỏ cột "mặt hàng", cơ quan thuế sẽ không còn cơ sở để xác định tính hợp lệ của hóa đơn DN kê khai, dẫn đến việc yêu cầu DN giải trình những hóa đơn này. Việc lục lại hồ sơ chứng từ để giải trình sẽ ngốn của DN rất nhiều thời gian, thậm chí nhiều hơn so với thời gian bỏ ra để kê khai cột "mặt hàng" nói trên.
Nếu tính đến điều này trước, DN sẽ vẫn phải kê khai đầy đủ các nội dung, nhưng khi lập hồ sơ khai thuế thì bỏ bớt các cột theo quy định. Như vậy thì thời gian thực tế DN bỏ ra để làm thủ tục về thuế không hề giảm, thậm chí còn tăng hơn ban đầu do tăng thêm 1 khâu "lọc lại bảng kê cho hợp quy định".
Tương tự, cột "ký hiệu hóa đơn" nếu bỏ cũng sẽ gây ra rắc rối không kém. Đơn cử một ví dụ nhỏ: Công ty A bán các mặt hàng B,C,D. Để dễ quản lý, công ty tạo ra 3 loại hóa đơn GTGT ký hiệu là AB/14P, AC/14P, AD/14P, khi bán loại hàng hóa nào thì xuất hóa đơn có ký hiệu tương ứng. Công ty A xuất cả 3 loại hóa đơn trên cho Công ty X, đều là hóa đơn số 1. Như vậy, khi kiểm tra bảng kê mua vào của công ty X, cơ quan thuế sẽ thấy có 3 hóa đơn số 1 do công ty A phát hành với số tiền khác nhau. Ngoài ra không có thông tin gì khác. Cơ quan thuế muốn kiểm tra, sẽ yêu cầu công ty X giải trình chi tiết về 3 hóa đơn này. Công ty X khi đó phải lục lại dữ liệu và hóa đơn gốc thì mới biết cụ thể thông tin về 3 hóa đơn trên. Điều này rất mất thời gian, đặc biệt là khi cơ quan thuế thường kiểm tra sau khi giao dịch mua bán giữa X và A đã hoàn thành... vài năm.
Thiết nghĩ, việc bỏ bớt các cột đối với bảng kê hóa đơn bán ra thì rất hợp lý, nhưng đối với bảng kê mua vào, sẽ tạo ra nhiều chuyện oái oăm mà ví dụ trên chỉ là một trong số đó.
2. Điều chỉnh không thống nhất giữa các sắc thuế & quy định hóa đơn.
Trong thông tư 119 nêu ra 4 ví dụ, nhìn sự việc thì giống nhau nhưng 4 ví dụ lại nằm ở 2 điều, điều chỉnh cho 2 sắc thuế khác nhau là thuế GTGT và thuế TNDN.
Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT.
Ví dụ 28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng
(sửa đổi về thuế GTGT)
Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ôtô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B có xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để dùng làm việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp”.
(sửa đổi về thuế TNDN)
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
(quy định về hóa đơn)
Qua các quy định và ví dụ nêu trên, vẫn không thể làm rõ được những việc mà DN phải làm khi phát sinh giao dịch "tiêu dùng nội bộ".
Chẳng hạn: DN sản xuất ra máy tính, rồi dùng chính máy tính do mình sản xuất ra để cho cán bộ nhân viên sử dụng. Như vậy, theo các ví dụ trên:
- DN không phải quy đổi để tính doanh thu chịu thuế TNDN (chắc chắn)
- DN không phải kê khai, tính thuế GTGT (có chắc hay không? Máy tính để nhân viên sử dụng có giống với chai nước sử dụng trong cuộc họp của công ty? Bởi vì máy tính thì nhân viên có thể sử dụng lâu dài, mọi lúc mọi nơi, có thể sử dụng cho các mục đích cá nhân của nhân viên (không liên quan đến hoạt động kinh doanh) còn chai nước chỉ sử dụng 1 lần trong cuộc họp)
- DN vì không phải quy đổi doanh thu, cũng không phải kê khai,tính thuế GTGT thì DN không cần phải xuất hóa đơn cho giao dịch này? (không chắc chắn, vì quy định về hóa đơn không điều chỉnh bỏ phần này). Và nếu có xuất hóa đơn mà không kê khai, tính thuế, thì xuất hóa đơn để làm gì? Liệu có DN nào dám mạnh dạn bỏ hẳn, không xuất hóa đơn? Câu trả lời là Không.
3. Quy định về hóa đơn khó hiểu
Quy định về hóa đơn có đoạn như sau:
Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
Đối với hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, khi lập hóa đơn được thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hóa đơn giao khách hàng được thể hiện trên một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức đã được đăng ký tại hóa đơn mẫu gửi cùng Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Câu hỏi là: thay thế liên 1 bằng bảng kê, vậy liên 2, liên 3... thì sao? Khi mà nội dung các liên phải thống nhất. Người mua sẽ nhận liên 2 chứ không phải liên 1.
Tình huống dẫn đến quy định này là việc kê khai hóa đơn viễn thông quá nhiều. Chẳng hạn, một công ty có 100 điện thoại bàn cho 100 nhân viên. Mỗi điện thoại bàn phát sinh cước phí khác nhau, và công ty viễn thông phải phát hành 1 hóa đơn cước phí cho 1 số ĐT. Như vậy, một tháng, riêng tiền điện thoại, công ty phải nhận 100 hóa đơn để kê khai thuế. Để giảm thiểu số lượng hóa đơn, BTC cho phép dùng bảng kê để thay thế. Theo đó, công ty viễn thông chỉ phát hành 1 hóa đơn kèm theo bảng kê cước phí của 100 số điện thoại. Nếu thông tư cũng quy định như vậy thì DN rất hoan nghênh, nhưng quy định như trong Thông tư là vô cùng khó hiểu và khi đã khó hiểu thì chẳng DN nào dám áp dụng, vì áp dụng sai thì điều chỉnh vô cùng khó khăn.
4. Tháo gỡ thủ tục hải quan, nhưng gặp rắc rối khi hoàn thuế:
Thông tư 119 khẳng định việc Bỏ hóa đơn xuất khẩu. DN sử dụng hóa đơn thương mại (kèm trong hồ sơ hải quan) để lập hồ sơ chứng minh khi hoàn thuế. Thông tư cũng bãi bỏ bảng kê 01-3/GTGT kèm theo tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Thông tư cũng nói rõ: "Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan."
Trước khi Thông tư 156 ra đời, bảng kê mẫu 01-3/GTGT được DN lập khi làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Trong bảng kê này, DN phải liệt kê chi tiết 4 loại giấy tờ: Hợp đồng xuất khẩu, Tờ khai xuất khẩu, Chứng từ thanh toán, Hóa đơn xuất khẩu. Khi Thông tư 156 ra đời, quy định DN phải lập bảng kê hàng tháng, bất kể có yêu cẩu hoàn thuế hay không. Điều này khiến cho DN tốn rất nhiều thời gian. Nay Thông tư 119 bãi bỏ quy định phải nộp bảng kê này kèm hồ sơ khai thuế GTGT, sẽ giảm được thời gian kê khai cho DN. Nhưng khi DN muốn hoàn thuế, vẫn phải lập bảng kê này, tức là thời gian kê khai, làm thủ tục không hề giảm). Chưa kể, quy định này còn làm phát sinh vấn đề về xác định doanh thu xuất khẩu. Kèm theo đó là bất cập về việc kê khai doanh thu xuất khẩu trên Bảng kê hàng hóa bán ra của DN.
Cụ thể là:
- Theo quy định: Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Ngày này là ngày thông quan, thể hiện trên Tờ khai hải quan. Còn ngày của hóa đơn thương mại luôn luôn trước ngày thông quan, bởi vì hóa đơn thương mại phải lập trước để hoàn chỉnh bộ hồ sơ hải quan, sau đó mới có thể làm thủ tục để thông quan.
- Khi lập bảng kê hàng hóa bán ra, căn cứ để lập là hóa đơn thương mại (trước đây là hóa đơn xuất khẩu). Trên bảng kê sẽ thể hiện ngày hóa đơn.
=> Có sự khác biệt giữa ngày hóa đơn và ngày xác định doanh thu.
=> Nếu ngày 31.08 DN phát hành hóa đơn nhưng bộ hồ sơ hải quan được thông quan vào ngày 05.09, thì DN phải kê khai doanh thu vào tháng 08 hay tháng 09? Theo đúng quy định, phải kê khai trong tháng 09, nhưng khi kê khai ngày hóa đơn là tháng 08 trong tháng 09, các phần mềm kê khai đều không chấp nhận do quy định về kê khai hóa đơn bán ra không được phép kê bổ sung.
=> DN rất khó xử lý.
Đó là chưa tính đến việc doanh thu ghi nhận vào 2 năm khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến số tiền thuế TNDN phải nộp của DN. Nếu xác định sai doanh thu, DN sẽ bị phạt về thuế TNDN rất nặng. Mà lỗi này đâu phải do DN muốn?
5. Cái cần quy định rõ thì lại không quy định
Đơn cử là chuyện tài khoản Ngân hàng phải đăng ký với cơ quan thuế.
Chủ trương này đưa ra là để nhằm ngăn chặn việc DN trốn thuế. Khi cơ quan thuế phát hiện DN trốn thuế thì sẽ có biện pháp chế tài, một trong số đó là được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của DN, tránh DN "tẩu tán" hết tiền. Để thực hiện điều đó, DN buộc phải đăng ký / thông báo tài khoản Ngân hàng của mình với cơ quan thuế.
Điều oái oăm là, Thông tư quy định: chi phí được trừ khi tính thuế TNDN phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó có việc "thanh toán qua Ngân hàng mà tài khoản bên mua và bên bán phải được đăng ký / thông báo với cơ quan thuế".
Trên thực tế, người mua hàng khi chuyển khoản cho người bán không hề biết rằng tài khoản mình chuyển tiền đến có được người bán đăng ký với cơ quan thuế hay chưa. Để tự bảo vệ mình, người mua phải yêu cầu người bán xuất trình giấy đăng ký tài khoản Ngân hàng với cơ quan thuế. Điều này sẽ gây ra nhiều chuyện bi hài mà vốn dĩ không đáng có.
VD: trên giấy đăng ký tài khoản, người bán phải đăng ký tất cả các tài khoản Ngân hàng mà mình có. Chẳng hạn là ACB, VCB, HSBC. Người mua (mở tài khoản tại VCB) thấy người bán có tài khoản tại ACB và VCB nhưng chỉ yêu cầu trả tiền vào Tài khoản ACB thì không chấp nhận, yêu cầu được quyền chuyển vào tài khoản VCB cho "cùng hệ thống, tiết kiệm phí chuyển tiền"; trong khi người bán vì nhiều lý do, nhất định không chịu => hai bên tranh cãi vì chuyện không đáng có.
Chuyện xoay quanh tài khoản Ngân hàng này, cơ quan Thuế có nói rằng trong dự thảo Thông tư 119, sẽ quy định "bên mua không cần yêu cầu bên bán chứng minh việc đăng ký tài khoản với cơ quan thuế", khi cần xác minh thì cơ quan thuế tự làm việc trên dữ liệu của mình. Tuy nhiên, khi chính thức ban hành, điều này đã không được đưa vào Thông tư.
Việc yêu cầu "tài khoản của 2 bên phải được đăng ký với cơ quan thuế" thiết nghĩ là điều không cần thiết. Không thể vì mục đích "chống trốn thuế" của bộ phận nhỏ DN mà gây khó khăn cho phần lớn các DN hoạt động minh bạch.
Ngoài 5 điểm trên, còn nhiều điểm bất hợp lý khác của quy định thuế mà không thấy Thông tư 119 giải quyết.
Dự báo của tôi là sau khi Thông tư này đi vào thực tiễn, hoạt động kê khai thuế của các DN vốn đã rối thì nay lại càng rối hơn. Giảm tải không biết được bao nhiêu, nhưng rắc rối về lâu dài thì đã thấy rõ.
Ngày 25.08.2014, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC, sửa đổi tận...4 thông tư trước đó hướng dẫn về thuế. Những tưởng rằng Thông tư mới này sẽ giúp giải tỏa nhiều khúc mắc của các Doanh nghiệp, góp phần kéo giảm thời gian làm thủ tục về thuế, vốn đang đứng "đội sổ" trong khu vực. Thế nhưng, càng đọc thì Thông tư này càng lộ rõ những bất cập mới.
1. Giảm thời gian kê khai nhưng tăng thời gian "hậu kê khai"
Ngay đầu Thông tư, BTC khẳng định sẽ cải cách biểu mẫu kê khai thuế, gồm thuế GTGT, thuế TNCN, lệ phí trước bạ theo hướng bỏ bớt một số biểu mẫu trong hồ sơ khai thuế và bỏ bớt một số cột trong các bảng kê gồm cột "ký hiệu mẫu hóa đơn", "ký hiệu hóa đơn", "Mặt hàng", "thuế suất". Điều này thoạt nghĩ sẽ giảm được thời gian kê khai, nhưng thực tế lại làm tăng thời gian đối chiếu, soát xét "hậu kê khai".
Cụ thể, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra các DN về thuế GTGT, cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào và bán ra do DN nộp trong hồ sơ khai thuế hàng tháng (quý), đối chiếu với hồ sơ chứng từ lưu lại DN để xác định số thuế GTGT được khấu trừ / được hoàn. Căn cứ chủ yếu để xác định số thuế này là cột "mặt hàng" trên bảng kê mua vào. Bây giờ, nếu bỏ cột "mặt hàng", cơ quan thuế sẽ không còn cơ sở để xác định tính hợp lệ của hóa đơn DN kê khai, dẫn đến việc yêu cầu DN giải trình những hóa đơn này. Việc lục lại hồ sơ chứng từ để giải trình sẽ ngốn của DN rất nhiều thời gian, thậm chí nhiều hơn so với thời gian bỏ ra để kê khai cột "mặt hàng" nói trên.
Nếu tính đến điều này trước, DN sẽ vẫn phải kê khai đầy đủ các nội dung, nhưng khi lập hồ sơ khai thuế thì bỏ bớt các cột theo quy định. Như vậy thì thời gian thực tế DN bỏ ra để làm thủ tục về thuế không hề giảm, thậm chí còn tăng hơn ban đầu do tăng thêm 1 khâu "lọc lại bảng kê cho hợp quy định".
Tương tự, cột "ký hiệu hóa đơn" nếu bỏ cũng sẽ gây ra rắc rối không kém. Đơn cử một ví dụ nhỏ: Công ty A bán các mặt hàng B,C,D. Để dễ quản lý, công ty tạo ra 3 loại hóa đơn GTGT ký hiệu là AB/14P, AC/14P, AD/14P, khi bán loại hàng hóa nào thì xuất hóa đơn có ký hiệu tương ứng. Công ty A xuất cả 3 loại hóa đơn trên cho Công ty X, đều là hóa đơn số 1. Như vậy, khi kiểm tra bảng kê mua vào của công ty X, cơ quan thuế sẽ thấy có 3 hóa đơn số 1 do công ty A phát hành với số tiền khác nhau. Ngoài ra không có thông tin gì khác. Cơ quan thuế muốn kiểm tra, sẽ yêu cầu công ty X giải trình chi tiết về 3 hóa đơn này. Công ty X khi đó phải lục lại dữ liệu và hóa đơn gốc thì mới biết cụ thể thông tin về 3 hóa đơn trên. Điều này rất mất thời gian, đặc biệt là khi cơ quan thuế thường kiểm tra sau khi giao dịch mua bán giữa X và A đã hoàn thành... vài năm.
Thiết nghĩ, việc bỏ bớt các cột đối với bảng kê hóa đơn bán ra thì rất hợp lý, nhưng đối với bảng kê mua vào, sẽ tạo ra nhiều chuyện oái oăm mà ví dụ trên chỉ là một trong số đó.
2. Điều chỉnh không thống nhất giữa các sắc thuế & quy định hóa đơn.
Trong thông tư 119 nêu ra 4 ví dụ, nhìn sự việc thì giống nhau nhưng 4 ví dụ lại nằm ở 2 điều, điều chỉnh cho 2 sắc thuế khác nhau là thuế GTGT và thuế TNDN.
Ví dụ 27: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai để phục vụ trong các cuộc họp công ty thì Công ty Y không phải kê khai, tính thuế GTGT.
Ví dụ 28: Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ sản xuất kinh doanh thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng
(sửa đổi về thuế GTGT)
Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ôtô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B có xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để dùng làm việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp”.
(sửa đổi về thuế TNDN)
Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
(quy định về hóa đơn)
Qua các quy định và ví dụ nêu trên, vẫn không thể làm rõ được những việc mà DN phải làm khi phát sinh giao dịch "tiêu dùng nội bộ".
Chẳng hạn: DN sản xuất ra máy tính, rồi dùng chính máy tính do mình sản xuất ra để cho cán bộ nhân viên sử dụng. Như vậy, theo các ví dụ trên:
- DN không phải quy đổi để tính doanh thu chịu thuế TNDN (chắc chắn)
- DN không phải kê khai, tính thuế GTGT (có chắc hay không? Máy tính để nhân viên sử dụng có giống với chai nước sử dụng trong cuộc họp của công ty? Bởi vì máy tính thì nhân viên có thể sử dụng lâu dài, mọi lúc mọi nơi, có thể sử dụng cho các mục đích cá nhân của nhân viên (không liên quan đến hoạt động kinh doanh) còn chai nước chỉ sử dụng 1 lần trong cuộc họp)
- DN vì không phải quy đổi doanh thu, cũng không phải kê khai,tính thuế GTGT thì DN không cần phải xuất hóa đơn cho giao dịch này? (không chắc chắn, vì quy định về hóa đơn không điều chỉnh bỏ phần này). Và nếu có xuất hóa đơn mà không kê khai, tính thuế, thì xuất hóa đơn để làm gì? Liệu có DN nào dám mạnh dạn bỏ hẳn, không xuất hóa đơn? Câu trả lời là Không.
3. Quy định về hóa đơn khó hiểu
Quy định về hóa đơn có đoạn như sau:
Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
Đối với hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, khi lập hóa đơn được thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hóa đơn giao khách hàng được thể hiện trên một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức đã được đăng ký tại hóa đơn mẫu gửi cùng Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Câu hỏi là: thay thế liên 1 bằng bảng kê, vậy liên 2, liên 3... thì sao? Khi mà nội dung các liên phải thống nhất. Người mua sẽ nhận liên 2 chứ không phải liên 1.
Tình huống dẫn đến quy định này là việc kê khai hóa đơn viễn thông quá nhiều. Chẳng hạn, một công ty có 100 điện thoại bàn cho 100 nhân viên. Mỗi điện thoại bàn phát sinh cước phí khác nhau, và công ty viễn thông phải phát hành 1 hóa đơn cước phí cho 1 số ĐT. Như vậy, một tháng, riêng tiền điện thoại, công ty phải nhận 100 hóa đơn để kê khai thuế. Để giảm thiểu số lượng hóa đơn, BTC cho phép dùng bảng kê để thay thế. Theo đó, công ty viễn thông chỉ phát hành 1 hóa đơn kèm theo bảng kê cước phí của 100 số điện thoại. Nếu thông tư cũng quy định như vậy thì DN rất hoan nghênh, nhưng quy định như trong Thông tư là vô cùng khó hiểu và khi đã khó hiểu thì chẳng DN nào dám áp dụng, vì áp dụng sai thì điều chỉnh vô cùng khó khăn.
4. Tháo gỡ thủ tục hải quan, nhưng gặp rắc rối khi hoàn thuế:
Thông tư 119 khẳng định việc Bỏ hóa đơn xuất khẩu. DN sử dụng hóa đơn thương mại (kèm trong hồ sơ hải quan) để lập hồ sơ chứng minh khi hoàn thuế. Thông tư cũng bãi bỏ bảng kê 01-3/GTGT kèm theo tờ khai thuế GTGT hàng tháng. Thông tư cũng nói rõ: "Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan."
Trước khi Thông tư 156 ra đời, bảng kê mẫu 01-3/GTGT được DN lập khi làm hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Trong bảng kê này, DN phải liệt kê chi tiết 4 loại giấy tờ: Hợp đồng xuất khẩu, Tờ khai xuất khẩu, Chứng từ thanh toán, Hóa đơn xuất khẩu. Khi Thông tư 156 ra đời, quy định DN phải lập bảng kê hàng tháng, bất kể có yêu cẩu hoàn thuế hay không. Điều này khiến cho DN tốn rất nhiều thời gian. Nay Thông tư 119 bãi bỏ quy định phải nộp bảng kê này kèm hồ sơ khai thuế GTGT, sẽ giảm được thời gian kê khai cho DN. Nhưng khi DN muốn hoàn thuế, vẫn phải lập bảng kê này, tức là thời gian kê khai, làm thủ tục không hề giảm). Chưa kể, quy định này còn làm phát sinh vấn đề về xác định doanh thu xuất khẩu. Kèm theo đó là bất cập về việc kê khai doanh thu xuất khẩu trên Bảng kê hàng hóa bán ra của DN.
Cụ thể là:
- Theo quy định: Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Ngày này là ngày thông quan, thể hiện trên Tờ khai hải quan. Còn ngày của hóa đơn thương mại luôn luôn trước ngày thông quan, bởi vì hóa đơn thương mại phải lập trước để hoàn chỉnh bộ hồ sơ hải quan, sau đó mới có thể làm thủ tục để thông quan.
- Khi lập bảng kê hàng hóa bán ra, căn cứ để lập là hóa đơn thương mại (trước đây là hóa đơn xuất khẩu). Trên bảng kê sẽ thể hiện ngày hóa đơn.
=> Có sự khác biệt giữa ngày hóa đơn và ngày xác định doanh thu.
=> Nếu ngày 31.08 DN phát hành hóa đơn nhưng bộ hồ sơ hải quan được thông quan vào ngày 05.09, thì DN phải kê khai doanh thu vào tháng 08 hay tháng 09? Theo đúng quy định, phải kê khai trong tháng 09, nhưng khi kê khai ngày hóa đơn là tháng 08 trong tháng 09, các phần mềm kê khai đều không chấp nhận do quy định về kê khai hóa đơn bán ra không được phép kê bổ sung.
=> DN rất khó xử lý.
Đó là chưa tính đến việc doanh thu ghi nhận vào 2 năm khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến số tiền thuế TNDN phải nộp của DN. Nếu xác định sai doanh thu, DN sẽ bị phạt về thuế TNDN rất nặng. Mà lỗi này đâu phải do DN muốn?
5. Cái cần quy định rõ thì lại không quy định
Đơn cử là chuyện tài khoản Ngân hàng phải đăng ký với cơ quan thuế.
Chủ trương này đưa ra là để nhằm ngăn chặn việc DN trốn thuế. Khi cơ quan thuế phát hiện DN trốn thuế thì sẽ có biện pháp chế tài, một trong số đó là được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của DN, tránh DN "tẩu tán" hết tiền. Để thực hiện điều đó, DN buộc phải đăng ký / thông báo tài khoản Ngân hàng của mình với cơ quan thuế.
Điều oái oăm là, Thông tư quy định: chi phí được trừ khi tính thuế TNDN phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó có việc "thanh toán qua Ngân hàng mà tài khoản bên mua và bên bán phải được đăng ký / thông báo với cơ quan thuế".
Trên thực tế, người mua hàng khi chuyển khoản cho người bán không hề biết rằng tài khoản mình chuyển tiền đến có được người bán đăng ký với cơ quan thuế hay chưa. Để tự bảo vệ mình, người mua phải yêu cầu người bán xuất trình giấy đăng ký tài khoản Ngân hàng với cơ quan thuế. Điều này sẽ gây ra nhiều chuyện bi hài mà vốn dĩ không đáng có.
VD: trên giấy đăng ký tài khoản, người bán phải đăng ký tất cả các tài khoản Ngân hàng mà mình có. Chẳng hạn là ACB, VCB, HSBC. Người mua (mở tài khoản tại VCB) thấy người bán có tài khoản tại ACB và VCB nhưng chỉ yêu cầu trả tiền vào Tài khoản ACB thì không chấp nhận, yêu cầu được quyền chuyển vào tài khoản VCB cho "cùng hệ thống, tiết kiệm phí chuyển tiền"; trong khi người bán vì nhiều lý do, nhất định không chịu => hai bên tranh cãi vì chuyện không đáng có.
Chuyện xoay quanh tài khoản Ngân hàng này, cơ quan Thuế có nói rằng trong dự thảo Thông tư 119, sẽ quy định "bên mua không cần yêu cầu bên bán chứng minh việc đăng ký tài khoản với cơ quan thuế", khi cần xác minh thì cơ quan thuế tự làm việc trên dữ liệu của mình. Tuy nhiên, khi chính thức ban hành, điều này đã không được đưa vào Thông tư.
Việc yêu cầu "tài khoản của 2 bên phải được đăng ký với cơ quan thuế" thiết nghĩ là điều không cần thiết. Không thể vì mục đích "chống trốn thuế" của bộ phận nhỏ DN mà gây khó khăn cho phần lớn các DN hoạt động minh bạch.
Ngoài 5 điểm trên, còn nhiều điểm bất hợp lý khác của quy định thuế mà không thấy Thông tư 119 giải quyết.
Dự báo của tôi là sau khi Thông tư này đi vào thực tiễn, hoạt động kê khai thuế của các DN vốn đã rối thì nay lại càng rối hơn. Giảm tải không biết được bao nhiêu, nhưng rắc rối về lâu dài thì đã thấy rõ.