Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN QUÝ 3-2014

  • Thread starter beckentan
  • Ngày gửi
beckentan

beckentan

Cao cấp
Chào cả nhà!
Sếp em có một công ty và một cửa hàng hoạt động độc lập, bên cty mua hàng có hóa đơn đầu vào và bán ra xuất hóa đơn theo đúng quy định. Tuy nhiên các khoản xác định cp hoạt động kinh doanh thì đa phần công ty lấy các chi phí bên cửa hàng qua nữa để giảm bớt tiền thuế. Như vậy làm cách nào để hợp lý hóa các chi phí này đây ạ? Cụ thể có một số chi phí sau em k biết giải quyết sao:
1. Hóa đơn vận chuyển hàng mua ở Hà Nội (đơn vị vận chuyển ở HN xuất): hóa đơn xuất cho đơn vị công ty nhưng thực chất là hàng mua cho bên cửa hàng, mà các hóa đơn mua hàng đầu vào bên em toàn là mua ở TP. HCM
2. Hóa đơn tiếp khách: khá nhiều, mà công ty em mới thành lập tháng 7/2014. có thể giải trình công ty mới thành lập nên ngoại giao nhiều k?
3. Chi phí nhân viên đi thị trường đem về hóa đơn thuê phòng.
4. CP lương chưa có đăng ký tình hình sư dụng lao động
5. CP bánh trung thu,...
6. Hóa đơn tiền xăng vận chuyển hàng trong khu vực nội tỉnh nơi cty đặt trụ sở
Công ty em là công ty TNHH MTV, anh chị nào có kinh nghiệm giúp em xử lý các chi phí này với ạ, cp nào hợp lý được trừ và cp nào không ạ?
Em mới ra trường lại ngay công ty mới thành lập, đây là quý đầu tiên em tính thuế TNDN ak
Mong nhận được sự chia sẻ và góp ý kiến của mọi người. Chân thành cảm ơn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
V

Vũ Thị Kim Oanh

Cao cấp
10/4/07
400
30
28
Hưng Yên
Chi phí vận chuyển đơn vị nào cấp hóa đơn không quan trọng vì có thể đơn vị ở HN nhưng tiện xe trong HCM trở hàng ra. Nhưng quan trọng là có hợp lý tiền vận chuyển có tương ứng với giá trị vận chuyển thật từ HCM ra HN ko? có thể xử lý làm hợp đồng rõ ràng.
Tiếp khách thì trong mức khống chế 15%
Chi phí thuê phòng của nhân viên phải được quy định rõ trong quy chế hoạt động hoặc quyết định phụ cấp của giám đốc
CP lương thì cũng ko quan trọng về đăng ký lao động mà phải có đủ hồ sơ lao động, bảng lương, ký tá
CP Bánh trung thu thì cũng phải phù hợp với quy định của công ty, thường khoản này bị loại vì nó thuộc quỹ công đoàn
hóa đơn xăng có thì phải có xe cộ vận chuyển thuộc quyề sở hữu của công ty hoặc thuê mượn.
 
  • Like
Reactions: beckentan
vanganh1

vanganh1

Trung cấp
1. Hóa đơn vận chuyển hàng mua ở Hà Nội (đơn vị vận chuyển ở HN xuất): hóa đơn xuất cho đơn vị công ty nhưng thực chất là hàng mua cho bên cửa hàng, mà các hóa đơn mua hàng đầu vào bên em toàn là mua ở TP. HCM.
Chi phí vận chuyển này nếu trên hóa đơn ghi chỉ là "vận chuyển hàng hóa..." thì không thành vấn đề, Nhưng nếu ghĩ rõ lộ trình của hàng hóa thì là chủ động loại nó ra khi liệt kê chi phí được trừ.
2. Hóa đơn tiếp khách: khá nhiều, mà công ty em mới thành lập tháng 7/2014. có thể giải trình công ty mới thành lập nên ngoại giao nhiều k?
Tiếp khách là chi phí khống chế, lưu ý, trên hóa đơn đừng ghi là tiếp khách nhé : ghi thức ăn nước uống là ok. Bị khống chế 15% tổng chi phí được trừ.
3. Chi phí nhân viên đi thị trường đem về hóa đơn thuê phòng.
Nếu có lệnh điều động công tác, và chứng minh được việc đi công tác là có thật thì nó là chi phí hợp lệ
4. CP lương chưa có đăng ký tình hình sư dụng lao động
Có hợp đồng lao động, soạn thêm cái quy chế lương, chấm công, bảng lương, ký nhận đầy đủ
5. CP bánh trung thu,...
Cp này là chi phí không được trừ, trừ trường hợp trong hợp đồng lao động và quy chế lương có quy định.
6. Hóa đơn tiền xăng vận chuyển hàng trong khu vực nội tỉnh nơi cty đặt trụ sở
Nếu cty có xe hoặc có hợp đồng thuê xe, thì liệt kê nó vào chi phí được trừ
 
  • Like
Reactions: beckentan
beckentan

beckentan

Cao cấp
@Vũ Thị Kim Oanh, @vanganh1
Hóa đơn tiền xăng cho xe vận chuyển là xe gắn máy, xe được đứng tên chủ công ty TNHH MTV thì vẫn được chứ ak.
Lệnh điều động đi công tác down mẫu ở đâu ạ
CP bánh trung thu chỉ có hóa đơn tiền bánh tặng cho KH chứ không phải nhân viên ak
Còn CP tiếp khách có một vài hóa đơn để là thức ăn nước uống, một vài hóa đơn ghi là cơm khách, tiếp khách thì vẫn được tính chứ ạ.
Chân thành cảm ơn m.n nhiều nha
 
N

NguyenBienHoa

Guest
17/3/10
8
7
3
Biên Hòa - Đồng Nai
Chào em Trai, các anh chị ở trên cố vấn nhưng chưa cụ thể lắm, Mục đích em làm sai "sự thật" là theo yêu cầu của sếp? để né đi thuế TNDN mà ông chủ của em muốn. Tội nghiệp mới ra trường đã phải làm sai.
Em nói Cửa hàng và Cty MTV hoạt động độc lập? hạch toán có độc lập ko? Nếu độc lập thì

1. Hóa đơn vận chuyển hàng mua ở Hà Nội (đơn vị vận chuyển ở HN xuất): hóa đơn xuất cho đơn vị công ty nhưng thực chất là hàng mua cho bên cửa hàng, mà các hóa đơn mua hàng đầu vào bên em toàn là mua ở TP. HCM
==> Cơ quan thuế sẽ kiểm tra Hợp đồng vận chuyển , hoá đơn , do đó nếu em đảm bảo được 2 thứ này hợp lý cộng thêm giải thích hợp lý thì CQ Thuế có thể chấp nhận. Vận chuyển hàng gì? hàng này Cty có bán không?...
==> Nếu mang CP từ cửa hàng qua Cty như vậy có lợi hơn không? lợi hơn bao nhiêu? nếu thuế phát hiện thì xử phạt như thế nào? phải nghĩ kỷ trước khi làm.
2. Hóa đơn tiếp khách: khá nhiều, mà công ty em mới thành lập tháng 7/2014. có thể giải trình công ty mới thành lập nên ngoại giao nhiều k?
==> Cái gì cũng hợp lý 15% là mức qui định : Chú ý Đối với cty thương mại, dịch vu thương mại thì không bao gồm giá vốn, đối với cty sản xuất, xây lấp, dịch vụ thì bao gồm giá vốn
3. Chi phí nhân viên đi thị trường đem về hóa đơn thuê phòng.
4. CP lương chưa có đăng ký tình hình sư dụng lao động
5. CP bánh trung thu,...
==> Năm 2014 theo ND78 thì được
6. Hóa đơn tiền xăng vận chuyển hàng trong khu vực nội tỉnh nơi cty đặt trụ sở
 
  • Like
Reactions: beckentan
beckentan

beckentan

Cao cấp
Em mới bắt đầu khai thuế TNDN tạm tính thực tế nên còn non kinh nghiệm lắm ak, không biết xử lý sao với mấy hóa đơn chi phí này nữa, ai có kinh nghiệm khai thuế TNDN tạm tính quý chia sẽ em kinh nghiệm với, nên bắt đầu từ đâu ak?
 
N

NguyenBienHoa

Guest
17/3/10
8
7
3
Biên Hòa - Đồng Nai
Chào Bạn
Khai báo thuế TNDN tạm tính ( nghĩa là theo quí - chắc năm sau hy vọng sẽ bỏ ) hay báo cáo năm cũng vậy, chỉ khác nhau là cuối năm làm kỹ một chút. Em phải biết Báo cáo Thuế ( thuế TNDN) và báo cáo tài chính trong congty là khác nhau. Và điểm khác nhau là do qui định của luật thuế và CM kế toán khác nhau. Luật thuế sẽ loại bỏ nhiều CP của không ty hơn (nghĩa là ko chấp nhận chi phí, chi phí không hợp lý) còn chuẩn mực kế toán là báo cáo các chi phí thực phát sinh trong cong ty cho HĐQT do đó sẽ có khác nhau. Ví dụ : Đi tiếp khách ăn uống đâu đó rồi xuất hoá đơn trên hoá đơn ghi TIÊP KHÁCH , thì tiếp khách không có nghĩ gì không liên quan đến HĐSX KD nên bị loại CP này, nhưng nếu ghi ăn cơm cùng khách hàng thì đây là CP liên quan đến KD lại được chấp nhận. Mà theo kế toán thì cứ có chi phí là ghi nhận
Hiện theo TT 78 thì có 37 khoản chi phí loại trừ của Thuế
Vậy em phải làm :
Sau khi có BCTC theo luật kế toán rồi, em xem lại trong Quí, trong năm gi...đó. có bao nhiêu khoản mà Thuế không chấp nhận....thì loại ra hết ( mục đích là tăng thu nhập chịu thuế mà) hoặc tăng doanh thu...
Khi đó
Số theo báo cáo tài chính + Tăng doanh thu + Chi phí loại trừ = Thu nhập chịu thuế TNDN ( theo thuế )
Ví dụ : BCTC lời 3 tỷ nhưng có nhiều chi phí không chứng từ, không hoá đơn....nói chung là không hợp lý khoảng 0.5 tỷ
Thì khi báo cáo thuế TNDN tạm tính thì phải tính và nộp thuế trên số lời trước thuế là 3+0.5 =3.5 tỷ
Kế toán hơn thua nhau là điều này, hạn chế rủi ro chênh lệch giữa BCTC với BC Thuế. ( Thời gian, kinh nghiệm, cập nhật thật nhiều luật thuế, gia chạm thực tế, hỏi bạn bè...)
Chúc em làm một KT tốt, Đừng trở thành một kẻ duyệt Giám Đốc trong tương lai.
 
beckentan

beckentan

Cao cấp
Chào Bạn
Khai báo thuế TNDN tạm tính ( nghĩa là theo quí - chắc năm sau hy vọng sẽ bỏ ) hay báo cáo năm cũng vậy, chỉ khác nhau là cuối năm làm kỹ một chút. Em phải biết Báo cáo Thuế ( thuế TNDN) và báo cáo tài chính trong congty là khác nhau. Và điểm khác nhau là do qui định của luật thuế và CM kế toán khác nhau. Luật thuế sẽ loại bỏ nhiều CP của không ty hơn (nghĩa là ko chấp nhận chi phí, chi phí không hợp lý) còn chuẩn mực kế toán là báo cáo các chi phí thực phát sinh trong cong ty cho HĐQT do đó sẽ có khác nhau. Ví dụ : Đi tiếp khách ăn uống đâu đó rồi xuất hoá đơn trên hoá đơn ghi TIÊP KHÁCH , thì tiếp khách không có nghĩ gì không liên quan đến HĐSX KD nên bị loại CP này, nhưng nếu ghi ăn cơm cùng khách hàng thì đây là CP liên quan đến KD lại được chấp nhận. Mà theo kế toán thì cứ có chi phí là ghi nhận
Hiện theo TT 78 thì có 37 khoản chi phí loại trừ của Thuế
Vậy em phải làm :
Sau khi có BCTC theo luật kế toán rồi, em xem lại trong Quí, trong năm gi...đó. có bao nhiêu khoản mà Thuế không chấp nhận....thì loại ra hết ( mục đích là tăng thu nhập chịu thuế mà) hoặc tăng doanh thu...
Khi đó
Số theo báo cáo tài chính + Tăng doanh thu + Chi phí loại trừ = Thu nhập chịu thuế TNDN ( theo thuế )
Ví dụ : BCTC lời 3 tỷ nhưng có nhiều chi phí không chứng từ, không hoá đơn....nói chung là không hợp lý khoảng 0.5 tỷ
Thì khi báo cáo thuế TNDN tạm tính thì phải tính và nộp thuế trên số lời trước thuế là 3+0.5 =3.5 tỷ
Kế toán hơn thua nhau là điều này, hạn chế rủi ro chênh lệch giữa BCTC với BC Thuế. ( Thời gian, kinh nghiệm, cập nhật thật nhiều luật thuế, gia chạm thực tế, hỏi bạn bè...)
Chúc em làm một KT tốt, Đừng trở thành một kẻ duyệt Giám Đốc trong tương lai.
Em cám ơn anh nhiều lắm ak, công ty em mới thành lập hồi đầu tháng 7/2014, quý 3 này là quý đầu tiền làm báo cáo thuế TNDN ak, còn BCTC thì cuối năm nay em mới được làm ak, em mới bắt đầu va chạm thực tế nên kinh nghiệm còn non lắm ak, giờ bắt đầu làm báo cáo tạm tính thuế TNDN nên còn nhiều cái k biết bắt đầu từ đâu ạ, anh có thể chia sẻ một số kinh nghiệm giúp em được không ạ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA