Tìm hiểu về thuế TNCN Cho Người Nước Ngoài

  • Thread starter lienpt.AHM
  • Ngày gửi
lienpt.AHM

lienpt.AHM

LH: 0968522858 - Http://ketoanthuctethanhhoa.vn
23/5/15
6
10
13
40
www.ketoanthanhhoa.org.vn
1. Những trường hợp phải nộp thuế tại Việt Nam
Trước năm 2009, mộtngười nước ngoàinếu không đặt chân đến Việt Nam có lẽ sẽ không bao giờ phải suy nghĩ về thuế nhu nhập cá nhân tại Việt Nam.Tuy nhiên,quy định hiện nay đã có nhiều thay đổi và người nước ngoài cần sẵn sàng tuân thủ với nghĩa vụ thuế của mình kể cả trong trường hợp họ không hề hiện diện tại Việt Nam. Sơ đồ dưới đây tóm lược các trường hợp cá nhân nước ngoài phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi trong trường hợp bạn không thể xác định được trường hợp của mình.

2. Xác định tình trạng cư trú
Một cá nhânđược xác định là cư trú thuế tại Việt Nam nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau (cá nhân không cư trú là những người không đáp ứng những điều kiện này):
• Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam (theo đó ngày đến và đi được tính là một ngày). Số ngày có mặt tại Việt Nam được tính dựa theo hộ chiếu của cá nhân đó.
• Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Nơi ở đăng ký thường trú tại Việt Nam, tức là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú; hoặc
- Chưa đăng ký thường trú tại Việt Nam nhưng có nhà thuê để ở với tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế. Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, nơi làm việc, trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay công ty thuê hộ.
Sau khi đã xác định được tình trạng cư trú theo các nguyên tắc trên, bạn có thể xem lại sơ đồ về Nhữngtrường hợp phải nộp thuế tại Việt Nam để biết được nghĩa vụ thuế phát sinh trong trường hợp của mình.
Trên thực tế, mặc dù đã có quy định rõ ràng về cách xác định tình trạng cư trú của cá nhân người nước ngoài, vẫn có nhiều bất cập và vướng mắc nảy sinh trong một số trường hợp, một vài ví dụcó thể kể ra như sau:
• Trường hợp cá nhân đáp ứng điều kiện là cư trú thuế của cả Việt Nam và một nước khác (ví dụ như Singapore)theo luật của hai nước?Xem thêm
• Nếu căn cứ theo điều kiện thuê nhà trên 90 ngày để xác định một cá nhân là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam, như vậy có thể nói tôi chắc chắn sẽ là đối tượng cư trú của Việt Nam nếu tôi ở Việt Nam trên 90 ngày(vì kiểu gì tôi cũng phải có nhà thuê hoặc ở khách sạn), mà không cần chờ thêm 6 tháng nữa để xem mình có thỏa mãntiêu chí ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên?Xem thêm
• Trường hợp tôi đã là cá nhân đóng thuế tại Việt Nam theo diện cư trú năm nay, năm sau tôi có bị mặc định là cư trú không?Xem thêm
Bạn có thể xem thêm sự khác nhau trong cách áp thuế đối với đối tượng cư trú và không cư trú tại phần Kê khai thuế và Thuế suất.
3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam là gì?
Đây là thắc mắc liên quan đến những cá nhân đóng thuế theo dạng không cư trú tại Việt Nam bởi theo quy định những cá nhân này chỉ chịu thuế tại Việt Nam trên những khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam (cá nhân cư trú đương nhiên chịu thuế trên toàn bộ thu nhập toàn cầu). Vậy thu nhập phát sinh tại Việt Nam là gì và được xác định như thế nào?
Có một vấn đề là không có định nghĩa cụ thể thế nào là thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong các quy định hiện hành về thuế TNCN, tuy nhiên có thể hiểu rằng đây là các khoản thu nhập do thực hiện công việc tại Việt Nam hoặc thực hiện hợp đồng cho một bên Việt nam (không phân biệt nơi chi trả thu nhập). Một cá nhân không nhất thiết phải có mặt ở Việt Nam để thực hiện công việc hoặc nhận thanh toán từ bên Việt Nam thì mới bị coi là có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Một số ví dụ thường gặp về thu nhập phát sinh tại Việt Nam như sau:
• Cá nhân nước ngoài tư vấn cho một dự án tại Việt Nam, nhận thu nhập từ chủ dự án ở Việt Nam. Khoản thu nhập này là thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Thậm chí nếu một tổ chức ở nước ngoài trả thu nhập cho cá nhân này để thực hiện công việc tại Việt Nam thì thu nhập này vẫn bị coi là thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
• Chuyên gia kỹ thuật của công ty mẹ được cử sang công ty con tại Việt Nam để thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý hoặc hỗ trợ kỹ thuật như lắp đặt thiết bị, đào tạo, chạy thử, v.v. và nhận thu nhập cho công việc này. Khoản thu nhập này chính là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt có do công ty con ở Việt Nam chi trả hay không.
• Thu nhập từ tiền lãi cho vay ở Việt Nam.
• Thu nhập từ đầu tư chứng khoán hoặc chuyển nhượng vốn ở một công ty tại Việt Nam.
• Thu nhập từ tiền bản quyền hoặc phí nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Tuy nhiên, một thực tế là có rất nhiều trường hợp cá nhân không thỏa thuận riêng về phần thu nhập phát sinh cho công việc tại Việt Nam,hoặc không thể tách phần thu nhập này ra khỏi các khoản thu nhập khác mà họ nhận được bên ngoài Việt Nam. Trong trường hợp này, thu nhập phát sinh tại Việt Nam sẽ được tính dựa trên tổng thu nhập toàn cầu phân bổ cho số ngày ở Việt Nam hoặc số ngày thực hiện công việc cho bên Việt Nam (trong trường hợp cá nhân không hiện diện tại Việt Nam).
4. Đăng ký mã số thuế (“MST”)
Một khi cá nhân nước ngoài có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (theo dạng cư trú hay không cư trú), việc đầu tiên cần làm để có thể bắt đầu thực hiện kê khai nộp thuế là đăng ký mã số thuếcho cá nhân đó tại Việt Nam.Cơ quan chi trả thu nhập có thể giúp cá nhân thực hiện công việc này (bằng hình thức đăng ký trực tuyến) hoặc bản thân cá nhân nước ngoài có thể trực tiếp đăng ký (bằng cách nộp hồ sơ giấy tờ đến cơ quan thuế quản lý). Trong trường hợp cá nhân tự đăng ký, bộ hồ sơ đăng ký (bao gồm mẫu đơn đăng ký thuế và bản sao hộ chiếu) phải được nộp cho cơ quan thuế tại nơi làm việc hoặc cư trú.
Về nguyên tắc, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ đăng ký MST hợp lệ (đối với hình thức đăng ký trực tuyển thì chỉ mất từ 2 đến 3 ngày làm việc), cá nhân sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế để sử dụng cho việc kê khai và nộp tất cả các loại thuế của cá nhân đó tại Việt Nam.
Trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào về thông tin đăng ký MST của cá nhân (ví dụ nhưt hay đổi số hộ chiếu, nơi ở, v.v.), cá nhân cần thông báo ngay (theo mẫu có sẵn) thông tin thay đổi này cho cơ quan thuế quản lý.
5. Kê khai thuế
Việc thực hiện kê khai thuế không hề đơn giản mà thực tế bao gồm rất nhiều các vấn đề, bao gồm (nhưng không giới hạn) xác định thu nhập chịu thuế, áp các mức thuế suất và nhiệm vụ khó khăn nhất là xác định xem ai sẽ là người chịu trách nhiệm kê khai và cách thức thực hiện kê khai thuế. Mục này sẽ cung cấp cho các bạn những hướng dẫn khái quát nhất về cách thức kê khai thuế của một cá nhân nước ngoài có thu nhập chịu thuế trong các trường hợp khác nhau.

Thu nhập không thường xuyên, bao gồm các loại thu nhập sau:
1. Thu nhập từ đầu tư vốn
2. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
3. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
4. Thu nhập từ trúng thưởng
5. Thu nhập từ tiền bản quyền
6. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
7. Thu nhập từ thừa kế
8. Thu nhập từ quà tặng
Kê khai hàng tháng/quý và Quyết toán cuối năm
Trong trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ hoạt động kinh doanh, việc kê khai thuế sẽ thực hiện theo hai quy trình quản lý hành chính thuế là Kê khai thuế hàng tháng/quý và Quyết toán thuế cuối năm.
Việc kê khai thuế hàng tháng/quý được coi như tạm kê khai thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh trong từng tháng/quý đó. Do thuế TNCN được xét kỳ tính thuế theo năm, nên nghĩa vụ thuế cuối cùng sẽ chỉ được xác định thông qua Quyết toán thuế cuối năm, trong đó toàn bộ thu nhập chịu thuế nhận được trong năm sẽ được gộp vào để xác định số thuế phải nộp cuối cùng.
Khấu trừ tại nguồn
Hầu hết thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được từ cơ quan chi trả thu nhập sẽ thuộc diện khấu trừ tại nguồn, theo đó tổ chức/cá nhân chi trả thu nhập sẽ chịu trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế thay mặt cho cá nhân.
Tự kê khai
Theo cơ chế này, cá nhân nhận thu nhập sẽ phải tự thực hiện việc kê khai và nộp thuế cho cơ quan thuế. Không giống như cơ chế khấu trừ tại nguồn, cơ quan/cá nhân chi trả thu nhập không có trách nhiệm gì đối với nghĩa vụ thuế của cá nhân (quy định này chỉ liên quan đến trách nhiệm đối với việc thực hiện thủ tục hành chính về thuế; việc bên nào, cá nhân hay cơ quan chi trả thu nhập, thực chịu chi phí thuế phát sinh sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên).
…với một ngoại lệ
Chỉ có một trường hợp ngoại lệ trong việc thực hiện quyết toán thuế cuối năm là trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nguồn duy nhất trong cả năm tính thuế. Trong trường hợp này cá nhân có thể ủy quyền cho người sử dụng lao động thực hiện việc quyết toán thuế cuối năm thay cho cá nhân đó (giống như trường hợp khấu trừ tại nguồn).
6. Thuế suất
Cá nhân không cư trú sẽ chịu mức thuế suất 20% cho thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam.
Thuế suất đối với thu nhập không thường xuyên

Thuế suất đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, và thu nhập từ kinh doanh (đối với cá nhân cư trú)

7. Thu nhập từ tiền lương, tiền công và Thu nhập từ kinh doanh
Sự khác nhau giữa hai loại thu nhập này và nguyên tắc áp dụng thuế tương ứng rất dễ làm cho mọi người bị nhầm lẫn. Ví dụ khi một cá nhân ký hợp đồng để thực hiện công việc quản lý một dự án tại Việt Nam thì đây sẽ được coi là thu nhập từ kinh doanh (dịch vụ quản lý dự án) hay về bản chất chính là thu nhập từ tiền lương, tiền công (người lao động với vai trò quản lý dự án)?
Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính (quy định cụ thể và chi tiết nhất hiện nay về thuế TNCN tại Việt Nam) chỉ đưa ra định nghĩa khá chung chung về thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công (chúng tôi nêu lại dưới đây để bạn tham khảo):
“Thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập từ việc thực hiện một trong các hoạt động sau:
- Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.”
”Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.”
Như vậy câu hỏi nêu ở trên vẫn chưa thể trả lời. Để giải quyết những vướng mắc này, Tổng cục thuế đã ban hành một số công văn hướng dẫn, theo đó thu nhập sẽ chỉ được coi là thu nhập từ hoạt động kinh doanh nếu hoạt động đó phù hợp với ngành nghề mà cá nhân đã đăng ký kinh doanh hoặc được công nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài. Trong trường hợp không có các giấy tờ chứng minh phù hợp, thu nhập này sẽ phải nộp thuế theo quy định về tiền lương, tiền công.
Như vậy nếu cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ phù hợp với đăng ký kinh doanh của họ, thu nhập nhận được sẽ được coi là thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, chỉ đóng thuế TNCN là chưa đủ, vì cá nhân này còn thuộc đối tượng quy định về thuế nhà thầu, trong đó nghĩa vụ thuế phát sinh sẽ bao gồm hai loại thuế là thuế TNCN và thuế Giá trị gia tăng. Có lẽ việc cá nhân phải đóng thuế nhà thầu nghe hơi lạ, và thực tế cũng ít xảy ra, tuy nhiên điều cần thiết là bạn phải nắm được vấn đề để có thể áp dụng đúng cho trường hợp của mình (tránh nộp sai và thiếu thuế).Bạn có thể liên hệ với chúng tôi nếu còn thắc mắc cho những trường hợp tương tự.
8. Thời điểm quyết toán thuế
Trong trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc có thu nhập từ kinh doanh và do đó phải thực hiện quyết toán thuế TNCN (các loại thu nhập khác không phải thực hiện quyết toán thuế - xem phần Kê khai thuế).
Về cơ bản, năm tính thuế là năm dương lịch và việc quyết toán thuế được thực hiện vào cuối năm (hạn nộp cuối là hết tháng 3 năm sau đó). Đối với một số trường hợp đặc biệt, việc quyết toán thuế được thực hiện như sau:
• Trong năm đầu tiên đến Việt Nam, nếu cá nhân nước ngoài ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, cá nhân đó sẽ phải quyết toán cho toàn bộ năm dương lịch đó tại Việt Nam (bao gồm cả giai đoạn trước khi đến Việt Nam). Thu nhập chịu thuế tại Việt Nam sẽ là thu nhập toàn cầu nhận được trong cả năm. Tất nhiên, phần thuế đã nộp ở nước ngoài tương ứng với thời gian chưa đến Việt Nam sẽ được khấu trừ.
• Trường hợp năm đầu tiên đến Việt Nam, cá nhân nước ngoài ở tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng trong 12 tháng liên tục lại trên 183 ngày, thì năm tính thuế đầu tiên sẽ là 12 tháng liên tục.
• Trong năm dương lịch tiếp theo, cá nhân sẽ xét lại các điều kiện trở thành đối tượng cư trú. Nếu vẫn thỏa mãn, năm tính thuế tiếp theo sẽ là năm dương lịch (thực hiện quyết toán vào cuối năm). Số thuế phải nộp trong năm thứ hai này sẽ được trừ đi phần thuế đã nộp trong năm tính thuế thứ nhất tương ứng thời gian trùng với năm tính thuế thứ hai.
• Cá nhân nước ngoài rời Việt Nam trong năm: Năm tính thuế cuối cùng sẽ được tính tới tháng cá nhân nước ngoài rời Việt Nam. Xem mục Điều cần làm trước khi rời Việt Nam?
9. Điều cần làm trước khi rời Việt Nam
Trong trường hợp cá nhân nước ngoài kết thúc hợp đồng lao động tại Việt Nam và chuyển tới một nước khác, cá nhân đó sẽ phải quyết toán nghĩa vụ thuế TNCN của mình trước khi rời khỏi Việt Nam. Giả sử rằng cá nhân đó đã thực hiện quyết toán đầy đủ trong năm tính thuế trước đó, thì việc cần làm trước khi rời khỏi Việt Nam sẽ là thực hiện quyết toán thuế cho giai đoạn từ ngày 01tháng 01 của năm đó cho tới tháng rời đi. Theo quy định, nếu cá nhân không thực hiện thủ tục nêu trên, họ có thể gặp khó khăn trong quá trình xuất cảnh.
Mặc dù quy định là khá rõ ràng, việc thực hiện kê khai và quyết toán thuế TNCN thực tế không hể đơn giản. Chúng tôi đã xây dựng một số ví dụ minh họa để bạn có thể hiểu hơn về phần này.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA