Hoá đơn lập chỉ ký tên người bán và đóng dấu treo, không có chữ ký Thủ Trưởng có hợp lệ không?

  • Thread starter xuantham
  • Ngày gửi
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay có 1 bài bên FB đưa lên một hoá đơn không có chữ ký Thủ Trưởng, và hoá đơn đóng dấu treo. Với stt : "Em tức điên chưa có cái đơn vị xuất hóa đơn nào mà nhưng chỗ này. Kế toán vỗ ngực xưng tên nói là họ xuất hóa đơn cho VNPT, cho Vietel ,,,,, toàn cty lớn, chỉ cần ký như vầy, gạch như vầy, đóng dấu như vầy là xong. Thậm chí còn bảo là có ngta hóa đơn mấy trăm triệu còn ko sao, đây có mấy triệu mà này nọ.
Em bị 3 hóa đơn và một số hóa đơn chưa lấy có lẽ cũng bị như vậy. Thiết nghĩ mình ngu thật, còn họ quá giỏi.
Anh chị cho em xin cái ý kiến, em chụp nguyên cái ý kiến đó gửi qua mail cho họ xem"

Và sau đó là nội dung mà bạn đó nói KTT đưa ra là hình này đây:

k6rfj1ufnfspri6.jpg
-

Tôi có viết bài cmt cho nội dung trên và copy về đây để mọi người đọc. Vì cái nội dung này thường gây lăn tăn rất nhiều.

Cái trích TT 39 nêu trên người ta nói về tiêu thức người bán hàng: " Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về Lập hóa đơn.
“d) Tiêu thức “ người bán hàng ( ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên )”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn”

- Cái dẫn chứng cái chứng từ kế toán bên dứới lại nói về việc uỷ quyền ký ở chức danh thủ trưởng đơn vị. Đem so sánh 2 cái việc trớt quót với nhau để kết luận một chuyện được viện dẫn bằng 1 cái trớt quớt trước đó.

Không biết mọi người có đồng tình với tôi không nhưng tôi cảm thấy có khi các bạn biết nhiều thứ lắm nhưng có khi sử dụng đúng hay không thì phải tìm hiểu nghiền ngẩm. Chứ các bạn cứ nhầm lẫn cái này vào cái kia , mà khi trao đổi không thấy bản chất của sự khác biệt là chổ nào thì nói mãi cũng không ra.

Ví dụ trong phần viện dẫn về Chứng từ kế toán bên dưới sẽ cho thấy yêu cầu của luật kế toán yêu cầu chứng từ phải đầy đủ chữ ký. Hoá đơn là một loại chúng từ kế toán nên không được thiếu chữ ký nào. Và mục đích của người viện dẫn là : không được ký thiếu chữ ký nào; phải ký tên vào Thủ Trưởng đợn vị và đóng dấu lên chữ ký và ký đó là ký thừa uỷ quyền. ==> đây là một cách hiểu sai trường hợp áp dụng, cụ thể sai khi áp dụng vào hoá đơn. vì các lý do sau đây:
1. Hoá đơn là một loại chứng từ kế toán đặc biệt được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật riêng biệt, do đó nó phải theo quy định của VBPL riêng biệt. Và đây là một điểm mà kế toán hay nhiều người có thể hiểu sai khi dịch chuyển toàn bộ quy định của chúng từ kế toán sang để sử dụng: đây là một trường hợp cụ thể; còn một trường hợp khác bị sai là sửa hoá đơn rồi đóng thủ trường đơn vị dấu lên đó ( cái này chúng từ kế toán thông thường thì đúng, nhưng hoá đơn có quy định riêng là không được tấy, xoá, sửa).
2. TT 39 theo điều viện dẫn trên đây :
"Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn”.
Người ta nói rằng : "Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng" chứ Thông Tư không nói đến việc ký tên vào chỉ tiêu Thủ Trưởng đơn vị.
TT 39 không quy định chỉ tiêu Thủ Trưởng Đơn Vị là chỉ tiêu bắt buộc, mà là chỉ tiêu Người Bán Hàng mới bắt buộc ( người bán hàng chứ không phải nhân viên bán hàng).

3. Trong trích dẫn cái TT 07 gì đó về đóng dấu và ký thừa uỷ quyền, là đề cập đến viện thực hiện uỷ quyền như thế nào mới là hợp lệ cho ký thừa uỷ quyền, và nội dung đó nêu đó muốn nói đến việc ký uỷ quyền này chỉ được thực hiện từ Thử Trưởng cho cấp dưới trực tiếp ( mà người ta thường gọi là uỷ quyền xuống 1 cấp) thì đó là ký thừa uỷ quyền.

Toàn bộ cái mà KTT đưa ra là nội dung không sai gì hết. Chỉ có người đọc hiểu sai, vận dụng sai thôi

Theo quy định trên, trường hợp trên hóa đơn người bán hàng có chỉ tiêu người bán hàng. Công ty có ủy quyền cho nhân viên bán hàng ký vào chỉ tiêu người bán hàng và đóng dấu vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn, chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị để trống thì đó là hóa đơn hợp pháp.

Theo quy định của chính sách thuế hiện hành không có quy định bên mua phải có giấy ủy quyền của bên bán trong trường hợp này.
Chỉ có quy định : giấy uỷ quyền được lập và lưu tại Công ty

Like · Reply · 1 · 36 mins
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
TungNhiYB

TungNhiYB

Cao cấp
6/3/08
305
36
28
Hà Nội
Dạ, Cảm ơn chị @xuantham rất nhiều. Em xin tóm tắt lại rõ quy định về chỉ tiêu: "Người bán hàng" và "thủ trưởng đơn vị" trên hóa đơn theo ý hiểu của em.

- Người bán hàng: luôn luôn là chỉ tiêu bắt buộc. Kể cả có thủ trưởng ký hay không thì người này vẫn phải ký.
- Thủ trưởng đơn vị: Là Tổng Giám Đốc, GĐ. Chia làm hai trường hợp
+ Trong trường hợp TTĐV ủy quyền cho người bán hàng ký (vào chỉ tiêu "người bán hàng") thì đóng dấu treo (TTĐV không cần ký nữa)
+ Trường hợp TTĐV ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp (Phó tổng GĐ, phó GĐ) ký vào "thủ trưởng đơn vị" thì đóng dấu vào tên người ký.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Dạ, Cảm ơn chị @xuantham rất nhiều. Em xin tóm tắt lại rõ quy định về chỉ tiêu: "Người bán hàng" và "thủ trưởng đơn vị" trên hóa đơn theo ý hiểu của em.

- Người bán hàng: luôn luôn là chỉ tiêu bắt buộc. Kể cả có thủ trưởng ký hay không thì người này vẫn phải ký.
- Thủ trưởng đơn vị: Là Tổng Giám Đốc, GĐ. Chia làm hai trường hợp
+ Trong trường hợp TTĐV ủy quyền cho người bán hàng ký (vào chỉ tiêu "người bán hàng") thì đóng dấu treo (TTĐV không cần ký nữa)
+ Trường hợp TTĐV ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp (Phó tổng GĐ, phó GĐ) ký vào "thủ trưởng đơn vị" thì đóng dấu vào tên người ký.
Theo chị hiểu thì nếu ký vào " Thủ Trưởng đơn vị" thì phải ký tên đóng dấu vào nơi đó mà không đóng dấu treo, tuy nhiên chỉ tiêu "người bán hàng" vẫn phải có vì đó là chỉ tiêu bắt buộc.

Còn trường hợp có chữ ký thủ trưởng rồi thì thủ trưởng vẫn phải tiếp tục ký tên người bán hàng nữa hay không ( nếu không có uỷ quyền ). Còn trường hợp có chữ ký thủ trưởng rồi thì thủ trưởng mà "người bán hàng" không phải là Thủ Trưởng thì có phải làm Uỷ Quyền hay không. Hehe, đây chỉ là kiểu suy luậ logic thôi, còn quy định thì mình phải hỏi lại thôi. Vì có những khái niệm mình còn thấy mơ hồ. Vì trên tờ hoá đơn phần phía trên đã ghi rõ tên DN mua, DN bán rồi, và giao dịch mua bán này coi như là giao dịch của 2 Công Ty rồi, 2 chỉ tiêu "người mua", " người bán" theo suy nghĩ thông thường chỉ làm nhân viên của 2 bên mua và bán thôi. Thế nhưng không hiểu vì sao đối với bên mua thì đúng là nhân viên bên mua ký, còn bên bán thì lại quy định " Thủ Trưởng" bên bán ký vào chổ " Người bán", nếu không thì phải uỷ quyền cho ai ký phải lập uỷ quyền. Cảm thấy nó sao sao ấy.
 
  • Like
Reactions: TungNhiYB
T

tristantnguyen

Guest
4/5/15
8
0
1
39
Xin chào mọi người!

Bài viết rất hữu ích và lập luận của chị Thắm cũng rất "hài" nhưng lại rất thâm thúy.
Theo mình hiểu thì quy định bắt buộc có chữ ký của người bán hàng và TTĐV hình như là để nhắc nhở mọi người chủ DN phải có trách nhiệm khi lập hóa đơn chứng từ bán hàng => Có bán hàng thì phải xuất hóa đơn, nếu không mà xuất thì chắc như đinh rằng PC...gì gì đó sẽ mời lên làm việc thôi. Hic

Nhưng mình đang phát sinh một chứng từ đầu vào rất ư là đau đầu: bên bán chỉ ký tên vào người bán hàng (theo mình được biết cũng là chủ DN đó), nhưng lại không ghi rõ họ tên (không đóng dấu họ tên). Dấu mộc thì chỉ đóng dấu treo bên góc trái của HĐ đỏ. Vậy cho mình hỏi HĐ này có vấn đề gì e ngại không, vì sắp làm quyết toán cuối năm nên...rung quá mọi người ơi. (Do DN bán hàng ở xa quá - khác tỉnh - nên bây giờ không biết phải làm sao nữa, hic)
 
doducthanh91

doducthanh91

Tư vấn, giải đáp, chém gió và troll :D
30/12/12
1,613
376
83
Long Bien - Ha Noi
Hiểu 1 cách dễ hiểu nhất là trên mỗi 1 hóa đơn điều có sự liên quan, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cho dù có ký trực tiếp hay ủy quyền đóng dấu treo thì thủ trưởng đều có trách nhiệm pháp lý trc pháp luật
Về cơ bản, thông tư số 39/2014/tt-btc đc căn cứ từ khá nhiều văn bản (luật, nghị quyết...) trong đó có luật kế toán 2003 và dĩ nhiên là giá trị pháp lý thì luật kế toán cao hơn hẳn, có thể tiêu thức thủ trưởng đơn vị ko phải là yếu tố bắt buộc có trong thông tư số 39 nhưng nó là lại bắt buộc trong luật kế toán 2003. Nên nếu mổ xẻ và phân tích kỹ ra thì trên chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký (cho dù người bán và chủ đơn vị có là 1 người thì vẫn ký tuốt)
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Hiểu 1 cách dễ hiểu nhất là trên mỗi 1 hóa đơn điều có sự liên quan, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cho dù có ký trực tiếp hay ủy quyền đóng dấu treo thì thủ trưởng đều có trách nhiệm pháp lý trc pháp luật
Về cơ bản, thông tư số 39/2014/tt-btc đc căn cứ từ khá nhiều văn bản (luật, nghị quyết...) trong đó có luật kế toán 2003 và dĩ nhiên là giá trị pháp lý thì luật kế toán cao hơn hẳn, có thể tiêu thức thủ trưởng đơn vị ko phải là yếu tố bắt buộc có trong thông tư số 39 nhưng nó là lại bắt buộc trong luật kế toán 2003. Nên nếu mổ xẻ và phân tích kỹ ra thì trên chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký (cho dù người bán và chủ đơn vị có là 1 người thì vẫn ký tuốt)
Thế thì tại sao chúng từ kế toán thì được sửa rồi ký tên đóng dấu len, còn hoá đơn thì lại không được. Nếu nói là luật nó cao hơn Thoòng tư , nghị định?
Tôi không nói hiểu khó hay dể mà toi muốn hiểu đúng. Tôi không nói cai việc có chữ ký hay không có chữ ký thủ trưởng thì thủ trưởng chịu trách nhiệm hay không. Cái hoá đơn sau khi ký hợp đồng in và Thoòng báo phát hành là Thủ trưởng đã chịu trách nhiệm rồi.
Bạn phân biệt ở đây toi đang nói về thủ tục qui định, và cách để hiểu đúng thủ tục để thực hiện. Đang phân tích đây là một lập luận logic hay không về cách hiểu thoi
 
doducthanh91

doducthanh91

Tư vấn, giải đáp, chém gió và troll :D
30/12/12
1,613
376
83
Long Bien - Ha Noi
Thế thì tại sao chúng từ kế toán thì được sửa rồi ký tên đóng dấu len, còn hoá đơn thì lại không được. Nếu nói là luật nó cao hơn Thoòng tư , nghị định?
Tôi không nói hiểu khó hay dể mà toi muốn hiểu đúng. Tôi không nói cai việc có chữ ký hay không có chữ ký thủ trưởng thì thủ trưởng chịu trách nhiệm hay không. Cái hoá đơn sau khi ký hợp đồng in và Thoòng báo phát hành là Thủ trưởng đã chịu trách nhiệm rồi.
Bạn phân biệt ở đây toi đang nói về thủ tục qui định, và cách để hiểu đúng thủ tục để thực hiện. Đang phân tích đây là một lập luận logic hay không về cách hiểu thoi

Em chưa hiểu là văn bản nào nói là chứng từ kế toán thì được sửa rồi ký tên đóng dấu treo lên cả. Chị có thể cho em tham khảo đc ko? Còn chiếu theo khoản 3 điều 19 của luật kế toán 2003 thì đó là sai hoàn toàn nhé. Nhưng vì cái lỗi này xảy ra nhiều, đc du di chấp thuận vì thường là chỉ sai sót như là tên, địa chỉ và ko ảnh hưởng đến nghiệp vụ kinh tế, 2 bên lười ko làm cái biên bản điều chỉnh sai sót nên mới sửa rồi đóng cái dấu treo. Việc làm như vậy dù gì vẫn là sai, thuế có loại ra hay chấp nhận thì tùy vào nhiều yếu tố.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Em chưa hiểu là văn bản nào nói là chứng từ kế toán thì được sửa rồi ký tên đóng dấu treo lên cả. Chị có thể cho em tham khảo đc ko? Còn chiếu theo khoản 3 điều 19 của luật kế toán 2003 thì đó là sai hoàn toàn nhé. Nhưng vì cái lỗi này xảy ra nhiều, đc du di chấp thuận vì thường là chỉ sai sót như là tên, địa chỉ và ko ảnh hưởng đến nghiệp vụ kinh tế, 2 bên lười ko làm cái biên bản điều chỉnh sai sót nên mới sửa rồi đóng cái dấu treo. Việc làm như vậy dù gì vẫn là sai, thuế có loại ra hay chấp nhận thì tùy vào nhiều yếu tố.
Nói chính xác thì không có câu chữ quy định là cho sửa, nhưng trong luật kế toán chỉ quy định vầy :
"Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.

Còn trong TT 39 về hoá đơn lại quy định vầy:
"Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phảigạch chéo. "

Do đó người ta kết hợp giữa chứng từ kế toán là không cấm sửa, còn sổ kế toán sửa xong đóng dấu ký ten vào chổ sửa. Vì cái đóng đóng dấu này chỉ như là xác nhận sửa thôi, bản thân chứng từ đó sẽ không có giá trị khi không đảm báo các chỉ tiêu khác.

Như vậy luật kế toán không cấm sửa, mà TT 39 lại cấm sửa thì theo cái nào? Không lẻ theo luật kế toán? là không cấm sửa nên được quyền sửa hoá đơn? Đó là cái chưa tìm ra sự nhất quán nên cần làm rõ. Chứ Hội Tư Vấn Thuế cho rằng chỉ tiêu Thủ Trưởng Đơn Vị bỏ trống là hoá đơn hợp lệ đó
 
doducthanh91

doducthanh91

Tư vấn, giải đáp, chém gió và troll :D
30/12/12
1,613
376
83
Long Bien - Ha Noi
Nói chính xác thì không có câu chữ quy định là cho sửa, nhưng trong luật kế toán chỉ quy định vầy :
"Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.

Còn trong TT 39 về hoá đơn lại quy định vầy:
"Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phảigạch chéo. "

Do đó người ta kết hợp giữa chứng từ kế toán là không cấm sửa, còn sổ kế toán sửa xong đóng dấu ký ten vào chổ sửa. Vì cái đóng đóng dấu này chỉ như là xác nhận sửa thôi, bản thân chứng từ đó sẽ không có giá trị khi không đảm báo các chỉ tiêu khác.

Như vậy luật kế toán không cấm sửa, mà TT 39 lại cấm sửa thì theo cái nào? Không lẻ theo luật kế toán? là không cấm sửa nên được quyền sửa hoá đơn? Đó là cái chưa tìm ra sự nhất quán nên cần làm rõ. Chứ Hội Tư Vấn Thuế cho rằng chỉ tiêu Thủ Trưởng Đơn Vị bỏ trống là hoá đơn hợp lệ đó

Đâu mà chị ơi, luật kế toán có đề cập là chứng từ kế toán ko đc sửa mà, trích khoản 3 điều 19 luật kế toán 2003:
3. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

Còn việc sửa sổ kế toán thì luật kế toán quy định rõ ràng nên việc sửa này là đc phép sửa, và việc sửa này phải đảm bảo là đúng với quy định, nghiệp vụ xảy ra và phải giải trình rõ ràng.

Rõ ràng là thông tư 39 (h là văn bản hợp nhất số 17/vbhn-btc) đã dẫn chiếu theo luật kế toán 2003 và vẫn tuân thủ theo luật kế toán mà chị. Chỉ là luật thì yêu cầu phải đủ chữ ký còn thông tư thì ko đề cập, nếu chị là người nắm vững đc văn bản thì rõ ràng thông tư ko thể = luật đc, và nếu các đồng chí bên thuế mà nắm rõ thì hoàn toàn có thể loại bỏ ra đc chị ơi. Đành chịu thôi, nước mình có nhiều văn bản chồng chéo quá. Nên đành phải xét đến tính giá trị pháp lý của văn bản thôi, những gì trong thông tư số 39 là ko sai, nhưng thiếu so với luật kế toán 2003 có nghĩa là cái thông tư vẫn đúng, vẫn chuẩn với luật nhưng chỉ thiếu 1 xíu thôi.

Còn TTĐV bỏ trống có hợp lệ hay ko thì còn tùy vào các đồng chí bên thuế có làm đúng theo luật hay ko thôi, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà chị :D
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: xuantham
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Hahaha.
Ta nói cứ hiểu đương nhiên TT 200 cũng theo đúng luật kế toán, nhờ vậy mới phát hiện ra cái chệch này giữa TT 200 và Luật Kế Toán về việc lập chưng từ kế toán:

Điều 118. Lập và ký chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
 
doducthanh91

doducthanh91

Tư vấn, giải đáp, chém gió và troll :D
30/12/12
1,613
376
83
Long Bien - Ha Noi
Hahaha.
Ta nói cứ hiểu đương nhiên TT 200 cũng theo đúng luật kế toán, nhờ vậy mới phát hiện ra cái chệch này giữa TT 200 và Luật Kế Toán về việc lập chưng từ kế toán:

Điều 118. Lập và ký chứng từ kế toán
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

Hì, thực ra thì cái tiêu thức chữ ký TTĐV có hay ko thì vẫn đc mà chị. Có mẫu hóa đơn chỉ có tiêu thức là người mua hàng và người bán hàng thôi, ko có TTĐV và em khẳng định là hóa đơn này vẫn là quá hợp pháp về đầy đủ chữ ký. Tại trên mẫu hóa đơn của mình có thêm tiêu thức TTĐV nên đôi khi dập khuôn theo luật là phải có đầy đủ chữ ký.
Luật quy định là ko đc thiếu chữ ký nào cả trên chứng từ kế toán, còn thông tư cũng ko có nói tiêu thức TTĐV là phải có và nó cũng ko bắt buộc là phải có. Vậy nên thì trên hóa đơn chỉ cần ng mua ng bán ký tên là đc rồi, hóa đơn của ai mà có thêm TTĐV nữa thì ráng mà ký cho đủ theo luật.
Về cơ bản thì em thấy thông tư và luật vẫn rõ ràng, chưa có gì là đối nghịch với nhau cả. Còn nếu mà có đối nghịch thì em cứ theo luật em làm thôi chị à, nếu mà xảy ra kiện tụng thì mình còn có cơ sở mà phản biện.
 
Sửa lần cuối:
  • Like
Reactions: xuantham
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Theo em hiểu :
Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả các giao dịch ... của doanh nghiệp ( pháp nhân ) nên bắt buộc trên hóa đơn bán hàng phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị .
TTĐV có xác nhận vào tiêu thức người bán hàng hay tiêu thức TTDV đều hợp pháp và khi đó không cần chữ ký của nhân viên bán hàng vì thủ trưởng đơn vị là người là người cuối cùng xác nhận giao dịch..có giá trị pháp lý cao nhất nên khi thủ trưởng đơn vị đã ký không cần bắt buộc phải có chữ ký của người khác .
Khi thủ trưởng đơn vị đi công tác, hoặc bận công việc thì phải ủy quyền cho người khác xác nhận lên hóa đơn bán hàng và TTĐV chịu trách nhiệm trước pháp luật về giao dịch mà người được ủy quyền đã ký .
Tóm lại :
Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của doanh nghiệp nên anh ta phải trực tiếp hoặc gián tiếp xác nhận lên hóa đơn bán hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về giao dịch mua bán đó .
Việc phạt do thiếu chữ ký trên tiêu thức "người bán hàng "....chỉ là mấy thứ vặt vãnh bắt bẻ người khác .
Không mang tính đạo lý , không được xem xét khi đưa ra tranh chấp .
Chủ tóp có đề cập đến vấn đề không có chữ ký TTĐV và đóng dấu treo như vậy nếu có ủy quyền cho người khác ký vào tiêu thức : người bán hàng thì hoàn toàn hợp pháp .
 
doducthanh91

doducthanh91

Tư vấn, giải đáp, chém gió và troll :D
30/12/12
1,613
376
83
Long Bien - Ha Noi
Theo em hiểu :
Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả các giao dịch ... của doanh nghiệp ( pháp nhân ) nên bắt buộc trên hóa đơn bán hàng phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị .
TTĐV có xác nhận vào tiêu thức người bán hàng hay tiêu thức TTDV đều hợp pháp và khi đó không cần chữ ký của nhân viên bán hàng vì thủ trưởng đơn vị là người là người cuối cùng xác nhận giao dịch..có giá trị pháp lý cao nhất nên khi thủ trưởng đơn vị đã ký không cần bắt buộc phải có chữ ký của người khác .
Khi thủ trưởng đơn vị đi công tác, hoặc bận công việc thì phải ủy quyền cho người khác xác nhận lên hóa đơn bán hàng và TTĐV chịu trách nhiệm trước pháp luật về giao dịch mà người được ủy quyền đã ký .
Tóm lại :
Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của doanh nghiệp nên anh ta phải trực tiếp hoặc gián tiếp xác nhận lên hóa đơn bán hàng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về giao dịch mua bán đó .
Việc phạt do thiếu chữ ký trên tiêu thức "người bán hàng "....chỉ là mấy thứ vặt vãnh bắt bẻ người khác .
Không mang tính đạo lý , không được xem xét khi đưa ra tranh chấp .
Chủ tóp có đề cập đến vấn đề không có chữ ký TTĐV và đóng dấu treo như vậy nếu có ủy quyền cho người khác ký vào tiêu thức : người bán hàng thì hoàn toàn hợp pháp .

Bạn thử hình dung là các hóa đơn của các công ty thương mại vd: trần anh, thế giới di động ..... Hóa đơn nào mà cũng phải có xác nhận của ông TTĐV thì chắc ông này chỉ ăn và ký cả ngày quá.
Nên bạn để ý là hóa đơn của mấy ông này (hóa đơn điện tử in trực tiếp ra rồi ký) chỉ có người mua và ng bán rồi đóng phịch cái dấu lên góc trái của tờ hóa đơn => họ hoàn toàn tuân thủ theo thông tư số 39 ( h là văn bản hợp nhất số 17/vbhn-btc) :D.
 
  • Like
Reactions: Hơi Tí Hỏi
doducthanh91

doducthanh91

Tư vấn, giải đáp, chém gió và troll :D
30/12/12
1,613
376
83
Long Bien - Ha Noi
Không, chị chả khoái kiện tụng, tim hiểu kỹ cho logic rồi chọn cách làm an toàn

Hì, em thì cũng chưa dính đến kiện tụng nhưng cũng muốn thử cho biết ( dĩ nhiên là mình có cơ sở và căn cứ để thắng nhé). Ông sếp cũ em còn khuyến khích là phải tham gia kiện tụng với thuế thì mới khá lên đc, 1 khi mà thắng thì đi PR khét lẹt luôn :D ( Ông sếp là luật sư nên máu mấy vụ này)
 
J

JulianS

Sơ cấp
13/10/16
1
0
1
37
Em cũng vừa gặp 1 trường hợp tương tự. Nhưng lần này là về hóa đơn chỉ có tiêu thức người bán hàng và không có tiêu thức thủ trưởng đơn vị. Đọc qua cái thông tư 39/2014 này thì thấy họ hướng dẫn là:
- Người bán hàng kí ghi rõ họ tên, đóng treo dấu đơn vị bên trái.
- Ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người bán hàng.
Em là bên mua hàng nhưng không thấy ủy quyền của bên kia thì có được yêu cầu xem, hoặc lấy 1 bản về lưu không ( photo cũng được).
Nếu nhiều hóa đơn bên em đã nhận như này rồi, thì có ảnh hưởng gì đến đơn vị không. Gần đây sếp em bảo em kiểm tra kỹ trước khi thanh toán xem có thiếu chứng từ không.
Mong anh chị xem xét và giúp đỡ. Em cám ơn.
 
H

HoaHaTinh

Guest
21/11/16
6
0
1
30
các a chị ơi cho e hỏi trường hợp : boss đi vắng nên e xuất hóa đơn đóng mộc treo nhưng hôm nay boss ký hóa đơn không để nên lại ký vào những hóa đơn e đã đóng mộc rồi liệu có sao ko mọi người
 
Thuynguyen300394

Thuynguyen300394

Trung cấp
3/10/14
67
15
8
30
Quận 12
Em cũng vừa gặp 1 trường hợp tương tự. Nhưng lần này là về hóa đơn chỉ có tiêu thức người bán hàng và không có tiêu thức thủ trưởng đơn vị. Đọc qua cái thông tư 39/2014 này thì thấy họ hướng dẫn là:
- Người bán hàng kí ghi rõ họ tên, đóng treo dấu đơn vị bên trái.
- Ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người bán hàng.
Em là bên mua hàng nhưng không thấy ủy quyền của bên kia thì có được yêu cầu xem, hoặc lấy 1 bản về lưu không ( photo cũng được).
Nếu nhiều hóa đơn bên em đã nhận như này rồi, thì có ảnh hưởng gì đến đơn vị không. Gần đây sếp em bảo em kiểm tra kỹ trước khi thanh toán xem có thiếu chứng từ không.
Mong anh chị xem xét và giúp đỡ. Em cám ơn.
Cứ xin ngta 1 bản photo giấy ủy quyền cho chắc bạn à. Hoặc kêu ngta scan gửi qua rồi mình tự in ra cho lẹ :)
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA