Chi phí thuê ngoài từ công ty khác hạch toán vào TK nào

  • Thread starter baolinh755
  • Ngày gửi
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
42
vietnam
:) thế trường hợp thuê khoán lẫn là nhân công, vật tư, máy, cpc thì các bạn hạch toán thế nào nhỉ, không biết cho vào đâu thì tương cả cục 154 hay 627 à. thường thì các đơn vị sẽ hạch toán thằng 6322 chi phí thuê ngoài :D
 
Sửa lần cuối:
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
:) thế trường hợp thuê khoán lẫn là nhân công, vật tư, máy, cpc thì các bạn hạch toán thế nào nhỉ, không biết cho vào đâu thì tương cả cục 154 hay 627 à. thường thì các đơn vị sẽ hạch toán thằng 6322 chi phí thuê ngoài :D

Các bạn xem lai TT 200
+ Tk 154 .. 5.. ( ..b) Tài khoản 154 "Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất ..
c) Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,...); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.
d) Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên tài khoản 154 gồm những chi phí sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
- Chi phí nhân công trực tiếp;
- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp);
- Chi phí sản xuất chung... ) ..
5 vận dụng trong nghành XD: (..
d) Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình, hạng mục công trình và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp, gồm:
- Chi phí vật liệu;
- Chi phí nhân công;
- Chi phí sử dụng máy thi công;

- Chí phí chung...)
Như vậy dù HT vào TK nào DN cũng phải theo dõi chi tiết theo khoản mục chi phí.
+ TK 622: ..1..
( ..a) Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,...).
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc..)
Như vậy với câu hỏi trên thì HT vào TK 622 là chính xác
Còn các Tk 627, 632 đều không phù hợp :cool::cool::cool:
 
Sửa lần cuối:
ghet_that

ghet_that

Cao cấp
9/4/05
371
48
28
42
vietnam
Bạn chưa hiểu lao động thuê ngoài và thuê công ty pháp nhân khác thực hiện khác nhau như thế nào, bạn thử hạch toán cho mình nếu thuê công ty kia làm cả nvl, nhân công, vl cho 1 hạng mục thì bạn hạch toán thế nào, hay là hỏi bên kia tách hộ 621 622 623 627 rồi bạn hạch toán à :D hay là bạn tự tách theo dự toán của bạn. Phải hiểu ở đây là phần việc lẽ ra là nhân công trực tiếp hoặc thuê ngoài của mình nhưng thuê công ty khác thì nó không còn là lao động thuê ngoài mà nó đã trở thành chi phí thầu phụ nên hạch toán thẳng vào 6322, ở đây nếu vẫn là công nhân của bạn thì các chi phí đi kèm nó đã tách riêng ra ở 623 627 rồi, còn thuê đơn vị khác thì chi phí này nó sẽ ko đơn thuần chỉ là 622 vì đơn vị khác cũng sẽ phải triển khai nvl, máy, chi phí chung khác. Nên lẽ ra đơn vị mình làm thì các chi phí khác đã có sẵn lên chỉ còn 622, nhưng đơn vị khác làm thì nó lại bao gồm cả các chi phí khác nên không còn là 622 nữa.

Còn về thực tế các đơn vị gia công xây lắp hạch toán vào 6322 vì nó đúng là chi phí thầu phụ không tách riêng được 621 622 623 627 để kc 154
 
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Bạn chưa hiểu lao động thuê ngoài và thuê công ty pháp nhân khác thực hiện khác nhau như thế nào, bạn thử hạch toán cho mình nếu thuê công ty kia làm cả nvl, nhân công, vl cho 1 hạng mục thì bạn hạch toán thế nào, hay là hỏi bên kia tách hộ 621 622 623 627 rồi bạn hạch toán à :D hay là bạn tự tách theo dự toán của bạn. Phải hiểu ở đây là phần việc lẽ ra là nhân công trực tiếp hoặc thuê ngoài của mình nhưng thuê công ty khác thì nó không còn là lao động thuê ngoài mà nó đã trở thành chi phí thầu phụ nên hạch toán thẳng vào 6322, ở đây nếu vẫn là công nhân của bạn thì các chi phí đi kèm nó đã tách riêng ra ở 623 627 rồi, còn thuê đơn vị khác thì chi phí này nó sẽ ko đơn thuần chỉ là 622 vì đơn vị khác cũng sẽ phải triển khai nvl, máy, chi phí chung khác. Nên lẽ ra đơn vị mình làm thì các chi phí khác đã có sẵn lên chỉ còn 622, nhưng đơn vị khác làm thì nó lại bao gồm cả các chi phí khác nên không còn là 622 nữa.
Còn về thực tế các đơn vị gia công xây lắp hạch toán vào 6322 vì nó đúng là chi phí thầu phụ không tách riêng được 621 622 623 627 để kc 154

Trường hợp bạn hỏi thì hiện nay trong XL có rất nhiều ( 100% DN có thuê ngoài ). Trong Hợp đồng XL với chủ Đầu tư hay với Nhà thầu phụ ... bao cũng có Dự toán hay khối lượng, đơn giá thỏa thuận ( chi tiết ).. Khi nhận được HĐ nhà thầu phụ thì nhà thầu chính HT có 331 nợ 133, 622 ( 200), 154 ( 48 Chi tiết theo khoản mục )
 
Sửa lần cuối:
C

Châu kt

Sơ cấp
26/7/15
5
2
3
69
Theo tôi:
* Khi hạch toán theo TT200:
- Hạch toán lao động thuê ngoài: Nợ 622 Có 111, 112, 331...
- Hạch toán tiền lương công nhân của Cty: Nợ 622 Có 334
- Hạch toán tính giá thành: Nợ 154 Có 621, 622, 623, 627 - > Nợ 155, 632 Có 154
- Khi chi tiền lương công nhân của Cty: Nợ 334 Có 111, 112...
Vì TK 622 dùng cho cả 2 trường hợp: nhân công của Cty và nhân công thuê ngoài trong quá trình tính giá thành, TK 334 là TK thanh toán với công nhân của Cty, không dùng cho lao động thuê ngoài.
* Khi hạch toán theo QĐ48:
- Hạch toán lao động thuê ngoài: Nợ 154(NCTT) Có 111, 112, 331...
- Hạch toán tiền lương công nhân của Cty: Nợ 154(NCTT) Có 334
- Hạch toán tính giá thành: Nợ 155, 632 Có 154
Chỉ đơn giản và ngắn gọn vậy thôi. Các bạn thấy sao?
Rất cám ơn các bạn đã tham gia thảo luận về vấn đề này. :)
 
S

Su-kute

Trung cấp
25/9/15
118
4
18
32
TP HCM
Không phải trường hợp này họ xuất hóa đơn thì mình hạch toán vào TK 331 ah?
 
Trương Lan

Trương Lan

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
21/10/15
826
315
63
Bác HO Anh Hue nói rất đúng. Đây là trường hợp nhân công thuê ngoài, đơn vị thuê để trực tiếp thi công sửa chữa tàu. Vì vậy toàn bộ chi phí nhân công này cần phải hạch toán trên TK 622 để tập hợp chi phí phục vụ cho công tác tính giá thành dịch vụ cung cấp. Tài khoản này là chi phí nhân công trực tiếp chứ ko phải là tài khoản chi phí nhân công do công nhân của công ty trực tiếp thi công. Công ty họ chỉ thuê đơn vị khác cung cấp mỗi nhân công thôi mà, có cung cấp các sản phẩm dịch vụ kèm theo khác đâu mà cho vào 154 được. Mọi người nên áp dụng cái nguyên tắc coi trọng nội dung bản chất hơn hình thức pháp lý đi, 1 nguyên tắc kế toán mà thông tư 200 đang áp dụng đó.


Ở đây bạn chủ TOP nói là NHÂN CÔNG THUÊ NGOÀI ĐỂ THỰC HIỆN SỬA CHỮA TÀU BIỀN.
Vậy xin hỏi ở đây bạn ấy có theo dõi nhân công của cty kia giống như nhân công bên mình:
- Chấm công
- Tính lương
- Tính thưởng,
- Trích và đóng bảo hiểm, ...
Hàng ngày, hàng tháng không???
Bàn về bản chất, Nhân công trực tiếp:
TT200 của bác nó bảo thế này: "
"Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,. . .).

Chi phí nhân cộng trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
Bác có trả cho họ như thế không????

Hơn nữa cho đúng bản chất của DN đó thì phải nhìn vào tình hình SXKD của DN và nhu cầu kiểm soát CP của Giám đốc.

GĐ bảo mày cho t biết CP lương của cái tàu này là bao nhiêu.
KT cho= của mình + của thằng đang thuê =abc ? hay = NC bên mình.
Còn khoản thuê ngoài kia nó nói là công nợ của thằng XXX tính tới thời điểm YZ nào đó?



[
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nguyễn Văn Toản_301

Nguyễn Văn Toản_301

Ktoán - người giúp các con số trở nên mềm mại hơn!
20/5/16
264
86
28
33
Hà Nội
Ở đây bạn chủ TOP nói là NHÂN CÔNG THUÊ NGOÀI ĐỂ THỰC HIỆN SỬA CHỮA TÀU BIỀN.
Vậy xin hỏi ở đây bạn ấy có theo dõi nhân công của cty kia giống như nhân công bên mình:
- Chấm công
- Tính lương
- Tính thưởng,
- Trích và đóng bảo hiểm, ...
Hàng ngày, hàng tháng không???
Bàn về bản chất, Nhân công trực tiếp:
TT200 của bác nó bảo thế này: "
"Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,. . .).

Chi phí nhân cộng trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc, như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
Bác có trả cho họ như thế không????

Hơn nữa cho đúng bản chất của DN đó thì phải nhìn vào tình hình SXKD của DN và nhu cầu kiểm soát CP của Giám đốc.

GĐ bảo mày cho t biết CP lương của cái tàu này là bao nhiêu.
KT cho= của mình + của thằng đang thuê =abc ? hay = NC bên mình.
Còn khoản thuê ngoài kia nó nói là công nợ của thằng XXX tính tới thời điểm YZ nào đó?



[
Câu trả lời có trong phần trích dẫn thông tư 200 của bạn đó
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Đây là topic của năm 2016, đọc lại có vẽ như nội dung trả lời không hợp lý lắm. Tôi nghĩ nên đóng topic này ở đây và nên Post lại tình huống trong topic mới để trao đổi
 
  • Like
Reactions: hokado
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Nói chung mấy bạn kia là sai, bạn là đúng nhất, nhiều người cứ cho rằng 622 là nhân công đi thuê của đơn vị khác là sai về bản chất, 622 là ghi nhận lương của công ty trả cho công nhân sản xuất trực tiếp hoặc công nhân thuê ngoài (là lao động thời vụ hoặc là lao động khoán,..) còn việc công ty A thuê nhân công của công ty B, công ty B xuất hóa đơn cho công ty A thì nó là đi mua dịch vụ, nếu Công ty A đưa vào 622, công ty B cũng đưa vào 622 vậy thì người công nhân đó phải được nhận lương của 2 công ty, hơn nữa, ở đây là giao dịch thương mại giữa 2 bên và bên bán xuất hóa đơn VAT thì nó là dịch vụ hàng hóa cung cấp
Vậy theo bạn chi phí nhân công là nhân công của công ty thì khi đi mua ngoài nó không còn là chi phí nhân công nữa ah? Vậy nếu phân tích quản trị, phân tích giá thành thì khi thuê nhân công bên ngoài thì sản phẩm được cấu thành không có chi phí nhân công sao?
 
  • Like
Reactions: hokado
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,375
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tôi biết rằng trong XH ngày nay, các bạn không chấp nhận những ý kiến không theo đám đông, không theo số đông. Tôi chỉ viết lên đây cho những bạn nào đồng tình với quan điểm của tôi, và muốn phát triển thực sự bằng việc tạo ra giá trị thực sự cho XH và ham thích đọc ý nghĩa của những con số thôi.
Về Kế toán quản trị sẽ có rất nhiều kiến thức, rất nhiều, rất sâu xa và tuyệt vời.
Trong công tác quản lý, quản trị sản xuất, hay trong đời sống thực tế cũng vậy, người ta đọc và người ta nghe những gì nó khác với việc người ta đọc, người ta nghe và chấp nhận những điều đó.
Kế toán là một phương pháp ghi chép, tất nhiên mục đích ghi chép phải nói đúng ý nghĩa của nghiệp vụ phát sinh. Trong sản xuất , để kiểm soát chi phí, để đánh giá và phân tích giá thành sản phẩm không phải mà tự nhiên người ta đặt tên những khoản mục chi phí cấu thành sản phẩm đâu. và cũng không phải tự nhiện mà người ta phân tích cấu trúc chi phí giá thành mà phát hiện ra được sự gian lận đâu.
Tôi xin nêu lại nội dung chủ topic nêu bên trên để các bạn phân biệt trường hợp này khác với trường hợp khác.
Nội dung bên trên đang nói về dịch vụ sưar chữa tàu biển, và thông thường nghành này kế toán thường tính giá thành theo vụ việc, một số tập hợp thẳng vào TK 154, còn một số sẽ tập hợp vào TK 621.622.623 ( nếu có),627 trước rồi mới kết chuyển sang tk 154. Và về tính giá thành thì chắc các bạn hiểu rằng người ta sẽ phân tích bảng tính giá thành để coi có thể lập kế hoạch giảm giá thành bằng cách nào có thể thực hiện được, hoặc đánh giá lại cách tính giá bán mình đã hợp lý chưa người ta cũng dựa trên giá thành. cấu trúc giá thành. Khi phân tích ra người quản lý sẽ tìm hiểu cách đẻ giảm chi phí mua nguyên vật liệu ( như tìm nhà ncc, quản lý sản xuất, cải tiến máy móc thiết bi....vv.. chi phí nhân công thì có thể đánh giá, so sánh biến động để xem chi phí này có hợp lý không? thuê ngoài hiệu quản hơn hay dùng nhân công của mình lợi hơn. cũng số lượng công nhân này nhưng tại sao người quản lý kia lại tốn chi phí lương ít hơn người này, có gian lận gì không hay chỉ tại quản lý này nghiệp vụ yếu kém v.v....; tại sao cũng bao nhiêu công nhân, bao nhiêu ngày công mà nơi này cho thuê cao hơn bên kia, tại sao mình mua dịch vụ ở đây mà không mua bên kia, hay nên tìm chổ kahsc hay không .... Bất cứ kiểu nào cũng cần phải có cấu thành giá thành cần phải rõ ràng. Đó là chưa kể, trong luật thuế, trong một số ngành nghề còn cần phải phân biệt rõ ra những điều này để được hưởng lợi ích về thuế nữa.
Dù kế toán tài chính hay kế toán quản trị thì chi phí nhân công về bản chất đó là chi phí nhân công, chi phí lao động, là giá phí trong giá thành sản phẩm. Nó có thể là nguồn lực của công ty, cũng có thể là nguồn lực công ty mua bên ngoài.

Môt số trường hợp chi phí nhân công này, chi phí tiền lương tiền công này sẽ không gọi là chi phí nhân công; đó là trường hợp các công ty làm sự kiện, làm phim ảnh, làm game show. Họ thuê rất nhiều lao động bên ngoài, nhưng nó lại là giá vốn, trong các trường hợp này thì khi mua dịch vụ cung cấp diễn viên quần chúng, dịch vụ thực hiện từ một số người có chuyên môn phục vụ cho các nội dung này lại tính vào giá vốn chứ không phải chi phí nhân công. Ví dụ sản xuất 1 bộ phim, hay một chương trình game show. nhà sản xuất sẽ phải thuê có thể hàng ngàn người làm diễn viên quần chúng, có mặt rồi lĩnh tiền, hay ngồi vỗ tay rồi lĩnh tiền, cũng có thể khuân vác gì đó trong phim. Thu nhập của họ cũng là thu nhập từ tiền công, nhưng đó không là chi phí nhân công của đoàn phim, của công ty sự kiện mà nó là giá vốn của phim đó, nhưng trước tiên nó cũng là giá thành của phim đó. Trong trường hợp này lại không xét đến chi phí nhân công.

Tôi nghĩ rằng cách để phát triển là cần phải tìm hiểu rõ hơn từng quan điểm vì sao như vậy, Rồi từ đó hãy tóm lại và khái quát hóa vấn đề để ghi nhớ. Khi tôi trao đổi, tôi cũng muốn lắng nghe để tìm hiểu cái tư duy cái hiểu vấn đề có thể sai ở chổ nào. Tôi trao đổi không phải để dành hơn thua, mà chỉ là tôi quan điểm chia sẻ là một cách học tập, thế thôi.
Quan điểm, kiến thức của tôi, tư duy của tôi có thể có rất ít bạn đòng tình, tôi không quan tâm đièu đó Tôi chỉ thấy caí nội dung tôi nói là đúng là đủ. Sử dụng hay không là quyền của các bạn. Đơn giản tôi quen tác phong của một giáo viên từ hơn 30 năm nay rồi.
 
  • Like
Reactions: hokado
H

hokado

Cao cấp
17/1/18
241
46
28
38
@ANH Xuân Nam viết hay thật. đọc và thấm.
 

Similar threads

T
Trả lời
2
Lượt xem
3K
T
M
Trả lời
1
Lượt xem
2K
T
L
Trả lời
2
Lượt xem
2K
T

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA