Xác định ngày hàng nhập khẩu về?

  • Thread starter thuhuebaby
  • Ngày gửi
van anh nb90

van anh nb90

Đứng im có nghĩa là bạn đang chết dần
Cái phần mình bôi đen có gạch chân ý, sao bạn nói làm mình khó hiểu quá. Giá hàng hóa và giá nhập khẩu???nó là 1 mà?
Là giá trị hàng hóa (tỉ giá ngân hàng) và các loại thuế nhập khẩu TTĐB (tỉ giá tờ khai) đó.
mình chưa từng thấy điều khoản nào nói là lấy tỉ giá bình quân 2 lần đâu
 
  • Like
Reactions: thuhuebaby
Khóa học Quản trị dòng tiền
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Thông tư 53/2016 đã đưa ra các quy định đơn giản hóa quá trình ghi sổ các giao dịch bằng ngoại tệ.

Nếu theo quy định gốc tại TT 200 thì khi ghi nhận trị giá hàng nhập khẩu nếu trả trước thì ghi theo tỷ giá bán của ngân hàng tại thời điểm trả trước, nếu trả ngay thì ghi theo tỷ giá mua của ngân hàng tại thời điểm nhập hàng (bên Có tiền theo tỷ giá ghi sổ), nếu trả sau thì ghi theo tỷ giá bán của ngân hàng tại thời điểm nhập khẩu.

TT 53/2016 cho phép sử dụng tỷ giá xấp xỉ. Tỷ giá hải quan áp để tính thuế là tỷ giá mua chuyển khoản của VCB cuối thứ 5 tuần trước nên thường xấp xỉ với tỷ giá mua/bán của ngân hàng (chênh lệch thường dưới 1%) và các công ty có thể sử dụng tỷ giá trên tờ khai hải quan để ghi sổ thay cho tỷ giá thực tế khi nhập hàng theo TT 200 (trường hợp trả trước thì phải sử dụng tỷ giá khi trả trước để ghi nhận trị giá hàng nhập khẩu).

Em xin nêu ý kiến một chút về việc sử dụng tỷ giá.

Việc ghi nhận tỷ giá đối với công nợ hàng nhập khẩu trả sau theo tỷ giá tờ khai nhập khẩu là cách ghi nhận phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Thực tế việc này giúp kế toán có thể giảm thiểu được rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình theo dõi các nghiệp vụ mua hàng. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân em, trước khi thông tư 53 có hiệu lực, việc ghi nhận này hoàn toàn không đúng. Tỷ giá ghi nhận trên tờ khai chỉ dùng để làm căn cứ tính các loại thuế khi làm thủ tục nhập khẩu, thời điểm ghi nhận công nợ phụ thuộc vào điều kiện giao hàng cũng như thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa (không phải là thời điểm nhập khẩu). Việc xác định tỷ giá sai có thể ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính (ví dụ xác định sai nguyên giá TSCĐ có thể gây ảnh hưởng đến chi phí của nhiều kỳ kế toán. Với các DN FDI, lượng TSCĐ tăng hàng năm có thể lên đến vài chục triệu USD, ảnh hưởng về tính cắt kỳ của chi phí em cho rằng có thể trọng yếu). Chưa kể, một số kiểm toán viên cho rằng việc ghi nhận tỷ giá này nhìn chung ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ bị lẫn giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận tài chính. Tuy nhiên vì chưa được tiếp cận phương pháp đánh giá về ảnh hưởng lan tỏa của nó đối với BCTC từng năm, cho nên em cho rằng ý kiến này chỉ mang tính đánh giá chủ quan và chưa thuyết phục. Mặt khác, các DN có giao dịch xuất nhập khẩu lớn thường là các công ty FDI, rất nhiều trong số họ đang được ưu đãi về miễn giảm thuế. Sự sai lệch giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận tài chính có thể dẫn đến sự sai lệch trong việc tính nộp thuế TNDN.

Bàn về thông tư 53 mới ra đầu năm nay, đã có quy định về tỷ giá xấp xỉ giúp doanh nghiệp đơn giản hơn trong quá trình hạch toán kế toán. Em cũng đồng tình với ý kiến của anh Hiền. Tuy nhiên, em nghĩ cần lưu ý rằng, tỷ giá của Vietcombank được giữ tương đối ổn định (có thể do vai trò điều tiết của nó đối với thị trường), điều này dẫn đến một số thời điểm tỷ giá của Vietcombank và tỷ giá của các ngân hàng nước ngoài có sự chênh lệch khá lớn. Em đã làm thử phép so sánh với tỷ giá của các ngày trong năm 2015, có một số thời điểm mà tỷ giá của ngày trên tờ khai hải quan chênh lệch trên 1% so với tỷ giá mua bán bình quân của ngân hàng Shinhan. Đó là các thời điểm rơi vào tháng 8 và tháng 10, khi thị trường tỷ giá biến động rất mạnh (Ngày 19/08/2015, chênh lệch lên đến 1,63%). Vì vậy, nếu lựa chọn hạch toán theo tỷ giá trên ngày tờ khai, thì việc này cũng chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn phù hợp trong mọi trường hợp. Kế toán cần cân nhắc khối lượng công việc cũng như khả năng bao quát thông tin để lựa chọn phương án hạch toán thích hợp.
 
D

d05403054

Trung cấp
18/4/11
199
18
18
Đồng Nai
lấy tỷ giá bán của ngân hàng VCB , mình làm như thế.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Em xin nêu ý kiến một chút về việc sử dụng tỷ giá.

Việc ghi nhận tỷ giá đối với công nợ hàng nhập khẩu trả sau theo tỷ giá tờ khai nhập khẩu là cách ghi nhận phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Thực tế việc này giúp kế toán có thể giảm thiểu được rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình theo dõi các nghiệp vụ mua hàng. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân em, trước khi thông tư 53 có hiệu lực, việc ghi nhận này hoàn toàn không đúng. Tỷ giá ghi nhận trên tờ khai chỉ dùng để làm căn cứ tính các loại thuế khi làm thủ tục nhập khẩu, thời điểm ghi nhận công nợ phụ thuộc vào điều kiện giao hàng cũng như thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa (không phải là thời điểm nhập khẩu). Việc xác định tỷ giá sai có thể ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính (ví dụ xác định sai nguyên giá TSCĐ có thể gây ảnh hưởng đến chi phí của nhiều kỳ kế toán. Với các DN FDI, lượng TSCĐ tăng hàng năm có thể lên đến vài chục triệu USD, ảnh hưởng về tính cắt kỳ của chi phí em cho rằng có thể trọng yếu). Chưa kể, một số kiểm toán viên cho rằng việc ghi nhận tỷ giá này nhìn chung ít ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ bị lẫn giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận tài chính. Tuy nhiên vì chưa được tiếp cận phương pháp đánh giá về ảnh hưởng lan tỏa của nó đối với BCTC từng năm, cho nên em cho rằng ý kiến này chỉ mang tính đánh giá chủ quan và chưa thuyết phục. Mặt khác, các DN có giao dịch xuất nhập khẩu lớn thường là các công ty FDI, rất nhiều trong số họ đang được ưu đãi về miễn giảm thuế. Sự sai lệch giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận tài chính có thể dẫn đến sự sai lệch trong việc tính nộp thuế TNDN.

Bàn về thông tư 53 mới ra đầu năm nay, đã có quy định về tỷ giá xấp xỉ giúp doanh nghiệp đơn giản hơn trong quá trình hạch toán kế toán. Em cũng đồng tình với ý kiến của anh Hiền. Tuy nhiên, em nghĩ cần lưu ý rằng, tỷ giá của Vietcombank được giữ tương đối ổn định (có thể do vai trò điều tiết của nó đối với thị trường), điều này dẫn đến một số thời điểm tỷ giá của Vietcombank và tỷ giá của các ngân hàng nước ngoài có sự chênh lệch khá lớn. Em đã làm thử phép so sánh với tỷ giá của các ngày trong năm 2015, có một số thời điểm mà tỷ giá của ngày trên tờ khai hải quan chênh lệch trên 1% so với tỷ giá mua bán bình quân của ngân hàng Shinhan. Đó là các thời điểm rơi vào tháng 8 và tháng 10, khi thị trường tỷ giá biến động rất mạnh (Ngày 19/08/2015, chênh lệch lên đến 1,63%). Vì vậy, nếu lựa chọn hạch toán theo tỷ giá trên ngày tờ khai, thì việc này cũng chỉ mang tính tương đối, không hoàn toàn phù hợp trong mọi trường hợp. Kế toán cần cân nhắc khối lượng công việc cũng như khả năng bao quát thông tin để lựa chọn phương án hạch toán thích hợp.
Vậy Anh/ Chị cho em hỏi. trong trường hợp của em, hàng thanh toán trước, nhưng thanh toán làm 2 lần ( cả 2 lần đều là thanh toán trước), giá trị của hàng nhập khẩu trong TH Thanh toán trước là lấy tỷ giá bán của ngày trả trước. Nhưng có tận 2 lần trả trước, thì tính tỷ giá bình quân của 2 lần đó làm tỷ giá của ngày nhập khẩu hàng ạ? Ngày nhập hàng đó lấy theo ngày trên tờ khai hải quan hay lấy theo ngày đã nộp thuế?
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Mình đồng ý với ý kiến của bạn là lấy tỷ giá trung bình giữa 2 lần thanh toán để quy đổi ngoại tệ tính tăng nguyên giá tài sản cố định. Thời điểm ghi nhận tăng tài sản xác định vào thời điểm bàn giao tài sản giữa bên bạn và bên bán.

Ví dụ: Nếu tài sản được giao nhận theo điều kiện giao hàng là CIF hay FOB (rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua ở cảng người bán), ngày ghi tăng tài sản được ghi nhận là ngày trên vận đơn (ngày laden on board, nếu trên vận đơn không có ghi chú riêng thì ngày ghi tăng tài sản được tính là ngày phát hành vận đơn (thường là ở phía dưới cùng bên phải của tờ vận đơn). Tài sản được giao theo điều kiện D.. thì căn cứ vào giấy báo hàng đến địa điểm giao hàng theo chỉ định từ trước để hạch toán tăng. (Việc xác định ngày ghi tăng tài sản không đơn giản, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn bạn nên tìm đọc về incoterms)

Tài sản chưa ở trong trạng thái sẵn sàng sử dụng, bạn nên ghi tăng 241 trước, khi đã lắp đặt chạy thử xong thì bạn tập hợp tất cả các chi phí liên quan để kết chuyển sang 211 và bắt đầu tính khấu hao TSCĐ (kể từ ngày tài sản được đưa vào sử dụng theo biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng).

Mình trình bày trên là cách hạch toán theo các chuẩn mực và quy định hiện hành. Cách này giúp bạn đảm bảo được các cơ sở dẫn liệu trong việc lên báo cáo tài chính. Thực tế nếu việc xác định ngày tăng của những tài sản bên bạn không quá quan trọng và giá trị tài sản không quá lớn, bạn có thể hạch toán theo mọi người là sử dụng ngày trên tờ khai hải quan để đơn giản hóa công việc kế toán.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Mình đồng ý với ý kiến của bạn là lấy tỷ giá trung bình giữa 2 lần thanh toán để quy đổi ngoại tệ tính tăng nguyên giá tài sản cố định. Thời điểm ghi nhận tăng tài sản xác định vào thời điểm bàn giao tài sản giữa bên bạn và bên bán.

Ví dụ: Nếu tài sản được giao nhận theo điều kiện giao hàng là CIF hay FOB (rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua ở cảng người bán), ngày ghi tăng tài sản được ghi nhận là ngày trên vận đơn (ngày laden on board, nếu trên vận đơn không có ghi chú riêng thì ngày ghi tăng tài sản được tính là ngày phát hành vận đơn (thường là ở phía dưới cùng bên phải của tờ vận đơn). Tài sản được giao theo điều kiện D.. thì căn cứ vào giấy báo hàng đến địa điểm giao hàng theo chỉ định từ trước để hạch toán tăng. (Việc xác định ngày ghi tăng tài sản không đơn giản, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn bạn nên tìm đọc về incoterms)

Tài sản chưa ở trong trạng thái sẵn sàng sử dụng, bạn nên ghi tăng 241 trước, khi đã lắp đặt chạy thử xong thì bạn tập hợp tất cả các chi phí liên quan để kết chuyển sang 211 và bắt đầu tính khấu hao TSCĐ (kể từ ngày tài sản được đưa vào sử dụng theo biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng).

Mình trình bày trên là cách hạch toán theo các chuẩn mực và quy định hiện hành. Cách này giúp bạn đảm bảo được các cơ sở dẫn liệu trong việc lên báo cáo tài chính. Thực tế nếu việc xác định ngày tăng của những tài sản bên bạn không quá quan trọng và giá trị tài sản không quá lớn, bạn có thể hạch toán theo mọi người là sử dụng ngày trên tờ khai hải quan để đơn giản hóa công việc kế toán.
Của bên em là hàng hóa, nên chắc em sẽ để là ngày trên tờ khai cho đơn giản hóa công việc kế toán vì dù sao thì bên em toàn thanh toán tiền trước cho nên sẽ lấy tỷ giá theo giá thanh toán trước. Nhưng nếu áp dụng theo tỷ giá thanh toán trước như vậy thì không có chênh lệch tỷ giá? ( ví dụ trong trường hợp chỉ thanh toán 1 lần trước chẳng hạn)
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Câu hỏi của bạn đã được trả lời rõ ở điều 69 thông tư 200/2014 và điều 1 thông tư 53/2016 rồi. Trường hợp thanh toán ngay bằng tiền thì tỷ giá tài sản = tỷ giá tại thời điểm thanh toán ngay, do vậy không có chênh lệch tỷ giá.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Câu hỏi của bạn đã được trả lời rõ ở điều 69 thông tư 200/2014 và điều 1 thông tư 53/2016 rồi. Trường hợp thanh toán ngay bằng tiền thì tỷ giá tài sản = tỷ giá tại thời điểm thanh toán ngay, do vậy không có chênh lệch tỷ giá.
Vậy cho em hỏi thêm với : Đối với tài khoản có gốc ngoại tệ, thời điểm cuối năm, tại ngày 31/12 phải đánh giá lại giá trị, lấy tỷ giá ngày hôm đó của ngân hàng mở TK để đánh giá lại đúng ko? cho em hỏi thêm về : thu đổi ngoại tệ, bán ngoại tệ hạch toán thì giống nhau, chỉ khác nhau về bản chất thôi, còn có gì cần lưu ý không ạ? Để tìm hiểu kỹ về phần ngoại tệ em nên đọc lần lượt theo thứ tự thông tư như này có đúng ko? TT 179/2012/TT-BTC, TT 200/2014/TT-BTC, TT 26/2015-BTC, TT 53/2016/TT-BTC.
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Các câu hỏi của bạn thì đều có thể tự trả lời khi đọc TT 53/2016. Mình nghĩ là nên tự tin với kiến thức mình chủ động cập nhật được hơn là cứ trông chờ vào sự khẳng định của người khác. Hướng dẫn về tỷ giá khi hạch toán kế toán hiện nay áp dụng theo TT 53. Trước ngày 01/01/2016 thì bạn áp dụng theo TT 200/2014. Trước ngày 01/01/2015 thì áp dụng theo TT 179/2012. TT 26/2015 chỉ hướng dẫn việc quy đổi tỷ giá khi tính thuế. Tùy mục đích mà bạn sử dụng thông tin cho phù hợp.

Thân mến,
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Các câu hỏi của bạn thì đều có thể tự trả lời khi đọc TT 53/2016. Mình nghĩ là nên tự tin với kiến thức mình chủ động cập nhật được hơn là cứ trông chờ vào sự khẳng định của người khác. Hướng dẫn về tỷ giá khi hạch toán kế toán hiện nay áp dụng theo TT 53. Trước ngày 01/01/2016 thì bạn áp dụng theo TT 200/2014. Trước ngày 01/01/2015 thì áp dụng theo TT 179/2012. TT 26/2015 chỉ hướng dẫn việc quy đổi tỷ giá khi tính thuế. Tùy mục đích mà bạn sử dụng thông tin cho phù hợp.

Thân mến,
Em cảm ơn, đã đọc và chưa hiểu nên phải hỏi lại, không nên giấu dốt :)))). Không phải không tự tin mà là chưa hiểu nên phải hỏi thôi. haizzz
 
Y

Yoon

Trung cấp
18/6/15
127
75
28
Với thông tin về nguồn tài liệu tham khảo mình đã liệt kê như ở post trên, mình hi vọng bạn sẽ tìm hiểu lại kỹ hơn vì các câu hỏi của bạn chỉ đơn thuần là tóm tắt lại thông tư vậy thôi. Nếu đọc kỹ rồi mà vẫn chưa hiểu thì hi vọng bạn có thể post lại đoạn bạn chưa hiểu để mọi người trên diễn đàn có thể giúp bạn.
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Với thông tin về nguồn tài liệu tham khảo mình đã liệt kê như ở post trên, mình hi vọng bạn sẽ tìm hiểu lại kỹ hơn vì các câu hỏi của bạn chỉ đơn thuần là tóm tắt lại thông tư vậy thôi. Nếu đọc kỹ rồi mà vẫn chưa hiểu thì hi vọng bạn có thể post lại đoạn bạn chưa hiểu để mọi người trên diễn đàn có thể giúp bạn.
Lời nói của bạn, mình xin ghi nhận, vậy hi vọng những topic tiếp về phần chênh lệch ngoại tệ của mình vẫn có sự tham gia, chia sẻ của bạn. Cảm ơn bạn, nhưng thực lòng, là mình đã đọc và không hiểu nên mới hỏi, biết là câu hỏi quá ngu ngơ nhưng có cơ hội thì vẫn cứ hỏi, yên tâm là mình chỉ ngu ngơ ở giai đoạn đầu :D.
 
L

Lager22

Guest
3/4/09
34
2
8
Hanoi
Vậy Anh/ Chị cho em hỏi. trong trường hợp của em, hàng thanh toán trước, nhưng thanh toán làm 2 lần ( cả 2 lần đều là thanh toán trước), giá trị của hàng nhập khẩu trong TH Thanh toán trước là lấy tỷ giá bán của ngày trả trước. Nhưng có tận 2 lần trả trước, thì tính tỷ giá bình quân của 2 lần đó làm tỷ giá của ngày nhập khẩu hàng ạ? Ngày nhập hàng đó lấy theo ngày trên tờ khai hải quan hay lấy theo ngày đã nộp thuế?
Thông tư 53 mình đọc thấy ghi khá rõ ràng, theo ý mình hiểu thì trị giá hàng nhập để ghi 156 như sau:
- Thanh toán trả tiền trước toàn bộ 1 lần: trị giá hàng nhập lấy tỉ giá bán của ngày thành toán
- Thanh toán tiền trước toàn bộ, nhưng chia làm 2 lần: cái này thông tư k nói cụ thể, tuy nhiên cứ theo trường hợp trên mà làm. Vd lần 1 thanh toán 4.000 tỉ giá 20.000, lần 2 thanh toán 6.000 tỉ giá 21.000 thì giá trị hàng nhập là 4.000 x 20.000 + 6.000 x 21.000. Tức là vẫn lấy tỉ giá bán của ngày thanh toán, thanh toán bao nhiêu lần thì lấy đủ tỉ giá của từng đó ngày. Chứ nếu bạn ứng trước lần 1 có 500, lần 2 tận 9.500 mà lấy tỉ giá trung bình 20.500 thì lúc đó giá trị hàng nhập không chính xác.
- Thanh toán toàn bộ ngay ngày hàng về: lấy tỉ giá bán của ngày hôm đó, ngày hàng về thì xác định theo tờ khai HQ.
- Thanh toán toàn bộ sau ngày hàng về: vẫn lấy tỉ giá bán của ngày hàng về.
- Thanh toán trước 1 phần, thanh toán phần còn lại ngay khi hoặc sau khi hàng về: Vd thanh toán trước 4.000 tỉ giá 20.000, thanh toán ngay khi hàng về hoặc sau khi hàng về 6.000 còn lại. Ngày hàng về tỉ giá 21.000.
Vậy thì giá trị hàng nhập vẫn là 4.000 x 20.000 + 6.000 x 21.000
Có bác nào có ý kiến khác không ạ?
 
  • Like
Reactions: thuhuebaby
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Thông tư 53 mình đọc thấy ghi khá rõ ràng, theo ý mình hiểu thì trị giá hàng nhập để ghi 156 như sau:
- Thanh toán trả tiền trước toàn bộ 1 lần: trị giá hàng nhập lấy tỉ giá bán của ngày thành toán
- Thanh toán tiền trước toàn bộ, nhưng chia làm 2 lần: cái này thông tư k nói cụ thể, tuy nhiên cứ theo trường hợp trên mà làm. Vd lần 1 thanh toán 4.000 tỉ giá 20.000, lần 2 thanh toán 6.000 tỉ giá 21.000 thì giá trị hàng nhập là 4.000 x 20.000 + 6.000 x 21.000. Tức là vẫn lấy tỉ giá bán của ngày thanh toán, thanh toán bao nhiêu lần thì lấy đủ tỉ giá của từng đó ngày. Chứ nếu bạn ứng trước lần 1 có 500, lần 2 tận 9.500 mà lấy tỉ giá trung bình 20.500 thì lúc đó giá trị hàng nhập không chính xác.
- Thanh toán toàn bộ ngay ngày hàng về: lấy tỉ giá bán của ngày hôm đó, ngày hàng về thì xác định theo tờ khai HQ.
- Thanh toán toàn bộ sau ngày hàng về: vẫn lấy tỉ giá bán của ngày hàng về.
- Thanh toán trước 1 phần, thanh toán phần còn lại ngay khi hoặc sau khi hàng về: Vd thanh toán trước 4.000 tỉ giá 20.000, thanh toán ngay khi hàng về hoặc sau khi hàng về 6.000 còn lại. Ngày hàng về tỉ giá 21.000.
Vậy thì giá trị hàng nhập vẫn là 4.000 x 20.000 + 6.000 x 21.000
Có bác nào có ý kiến khác không ạ?
Nếu nói Thông tư ghi khá rõ ràng thì mình không đồng ý lắm. Thông tư không có ghi rõ cụ thể từng trường hợp mà thực tế xảy ra. Chỉ thấy cụ thể trường hợp Thanh toán trước thôi. Bạn nói ở ý Thanh toán trước toàn bộ rất có lý, nhưng thực tế ví dụ như sau :
Giá trị theo HĐ A bao gồm 6 mặt hàng A, B, C,D,E,F,. Tổng giá trị là 3.933,6USD. Trả trước lần 1 là 2000USD, trả trước lần 2 là 1.933,6USD.
Mặt hàng A số lượng 3 chiếc, đơn giá 922USD,
Mặt hàng B số lượng 20 chiếc, đơn giá 12.91USD
Mặt hàng C số lượng 20 chiếc, đơn giá 11.08USD
Mặt hàng D số 30 chiếc, đơn giá 6USD
Mặt hàng E số lượng 10 chiếc, đơn giá 23,24 USD
Mặt hàng F số lượng 10 chiếc, đơn giá 27.54USD
Mình đang không biết 2.000USD kia và 1.933,6USD kia sẽ phân chia như nào. Nhờ bạn chỉ giúp
 
vanganh1

vanganh1

Trung cấp
Nếu nói Thông tư ghi khá rõ ràng thì mình không đồng ý lắm. Thông tư không có ghi rõ cụ thể từng trường hợp mà thực tế xảy ra. Chỉ thấy cụ thể trường hợp Thanh toán trước thôi. Bạn nói ở ý Thanh toán trước toàn bộ rất có lý, nhưng thực tế ví dụ như sau :
Giá trị theo HĐ A bao gồm 6 mặt hàng A, B, C,D,E,F,. Tổng giá trị là 3.933,6USD. Trả trước lần 1 là 2000USD, trả trước lần 2 là 1.933,6USD.
Mặt hàng A số lượng 3 chiếc, đơn giá 922USD,
Mặt hàng B số lượng 20 chiếc, đơn giá 12.91USD
Mặt hàng C số lượng 20 chiếc, đơn giá 11.08USD
Mặt hàng D số 30 chiếc, đơn giá 6USD
Mặt hàng E số lượng 10 chiếc, đơn giá 23,24 USD
Mặt hàng F số lượng 10 chiếc, đơn giá 27.54USD
Mình đang không biết 2.000USD kia và 1.933,6USD kia sẽ phân chia như nào. Nhờ bạn chỉ giúp
Nếu không biết thanh toán đích danh cho SP nào thì bạn phân chia theo tổng giá trị thôi mà
 
thuhuebaby

thuhuebaby

Trung cấp
17/7/13
138
14
18
33
Hà Nội
Nếu không biết thanh toán đích danh cho SP nào thì bạn phân chia theo tổng giá trị thôi mà
"Nếu không biết đích danh cho sản phẩm nào" là như thế nào? Khi thanh toán cho lô hàng lại còn có cả thanh toán đích danh cho từng sản phẩm á? Phân chia theo tổng giá trị là như nào bạn ơi? có đơn giá , có số lượng cho từng sản phẩm rồi? Bạn nói chi tiết hơn ý hiểu của bạn được không? như trên mình có ví dụ rồi đó, bạn hiểu thì gõ ra cũng nhanh thôi mà, chứ bạn cứ nói chung chung như này mình càng ko hiểu:confused:.
 
M

Moonbp

Sơ cấp
28/6/18
4
2
3
34
Hàng của bạn là hàng thanh toán trước hay thanh toán sau? Nếu tt trước thì giá nhập kho là giá bạn thanh toán với ngân hàng, còn tt sau thì giá nhập kho là giá trên tờ khai hải quan, khi nào cầm tờ khai hải quan trên tay thì hạch toán đâu cần bạn phải ''canh'' làm gì cho khổ vậy
Cái này căn cứ vào đâu vậy bạn ơi. Căn cứ vào đâu để lấy tỷ giá nào. Căn cứ nào để lấy tỷ giá vào thanh toán trước, hay thanh toán sau ạ
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA