Vốn hoá lãi vay đối với chi phí sửa chữa.

  • Thread starter vn582466
  • Ngày gửi
V

vn582466

Trung cấp
12/3/14
55
7
8
Da Nang
Chào mọi người, mình có một thắc mắc như thế này mong mọi người cùng nhau thảo luận ạ.
Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (tự đơn vị sửa chữa, ko thuê ngoài) được tập hợp trên TK 241 sau đó sẽ kết chuyển sang phân bổ trên TK 242. Thì trong quá trình sửa chữa (TK 241), chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc sửa chữa có được vốn hoá, tập hợp lên TK 241 hay không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HO Anh Hue

Cao cấp
11/11/11
6,185
1,235
113
Hoa Binh
Chào mọi người, mình có một thắc mắc như thế này mong mọi người cùng nhau thảo luận ạ.
Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (tự đơn vị sửa chữa, ko thuê ngoài) được tập hợp trên TK 241 sau đó sẽ kết chuyển sang phân bổ trên TK 242. Thì trong quá trình sửa chữa (TK 241), chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc sửa chữa có được vốn hoá, tập hợp lên TK 241 hay không?

Trường hợp này được vốn hóa. Khi Bạn có KH cho việc S/C lớn trong đó có: Nguồn vốn lấy từ Trích trước .., vay thêm .. bao nhiêu ? KH vay, trả ( Gốc, lãi ) ...
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Chào mọi người, mình có một thắc mắc như thế này mong mọi người cùng nhau thảo luận ạ.
Đối với chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (tự đơn vị sửa chữa, ko thuê ngoài) được tập hợp trên TK 241 sau đó sẽ kết chuyển sang phân bổ trên TK 242. Thì trong quá trình sửa chữa (TK 241), chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc sửa chữa có được vốn hoá, tập hợp lên TK 241 hay không?
Chế độ kế toán Việt Nam không quy định cụ thể về vấn đề này.

VAS 23 và TT 200 chỉ quy định vốn hóa lãi vay với các tài sản dở dang chứ không nói đến vốn hóa lãi vay sửa chữa lớn TSCĐ. Theo thông lệ thì không vốn hóa lãi vay vào chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà không làm tăng nguyên giá TSCĐ.
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Về kế toán: Chi phí lãi vay vẫn là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ -> vốn hóa. Khấu hao khoản sửa chữa này thì theo luật là khấu hao không quá 3 năm, nhưng thấy các bác kiểm toán hay vặn vẹo là sửa chữa lớn thì phải đánh giá lại tài sản để khấu hao mốc mới (chắc theo nguyên tắc có lợi cho ngành thuế thì không sợ, năm nào kiểm toán cũng kêu 1 là phải chứng minh sửa chữa là khôi phục nguyện trạng, 2 là tăng giá trị nên phải đánh giá lại)
Về thuế: Vốn hóa
 
V

vn582466

Trung cấp
12/3/14
55
7
8
Da Nang
Trường hợp này được vốn hóa. Khi Bạn có KH cho việc S/C lớn trong đó có: Nguồn vốn lấy từ Trích trước .., vay thêm .. bao nhiêu ? KH vay, trả ( Gốc, lãi ) ...
Mình chưa rõ lắm bạn nói thêm được ko.

Chế độ kế toán Việt Nam không quy định cụ thể về vấn đề này.

VAS 23 và TT 200 chỉ quy định vốn hóa lãi vay với các tài sản dở dang chứ không nói đến vốn hóa lãi vay sửa chữa lớn TSCĐ. Theo thông lệ thì không vốn hóa lãi vay vào chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà không làm tăng nguyên giá TSCĐ.
Theo mình thấy thì trường hợp này đang được tập hợp trên tài khoản 241, nên cái này là tài sản dở dang rồi. Như vậy có đúng ko?
 
proboy1011

proboy1011

Hoàng Vinh
13/3/09
1,018
147
63
33
HCM
Mình cùng ý kiến với anh Hiền, nếu chi phí sửa chữa lớn không làm tăng giá trị TSCĐ (tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí vận hành, tăng thời gian sử dụng hữu ích) => không được vốn hoá vào giá trị TSCĐ.

@vn582466
Tài khoản 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2411 - Mua sắm TSCĐ: Phản ánh chi phí mua sắm TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí mua sắm TSCĐ trong trường hợp phải qua lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng (kể cả mua TSCĐ mới hoặc đã qua sử dụng). Nếu mua sắm TSCĐ về phải đầu tư, trang bị thêm mới sử dụng được thì mọi chi phí mua sắm, trang bị thêm cũng được phản ánh vào tài khoản này.
- Tài khoản 2412 - Xây dựng cơ bản: Phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (theo từng đối tượng tài sản hình thành qua đầu tư) và ở mỗi đối tượng tài sản phải theo dõi chi tiết từng nội dung chi phí đầu tư XDCB.
- Tài khoản 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ: Phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Trường hợp sửa chữa thường xuyên TSCĐ thì không hạch toán vào tài khoản này mà tính thẳng vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
[TBODY] [/TBODY]
 
V

VANCHIEN17

Cao cấp
17/2/17
270
57
28
35
Mình thì không hiểu vốn hóa nghĩa là tăng giá trị tài sản liên quan đến chi phí đó mà hiểu theo nghĩa vốn hóa nghĩa là ghi nhận ở TK nào đó phần chi phí không phải của khoản doanh thu trong kỳ, mà sẽ phân bổ vào các khoản chi phí tạo ra doanh thu các kỳ sau. Nên ở đây vốn hóa nghĩa là tăng tài sản trên cân đối, chứ không chỉ là tăng ts cố định mới là vốn hóa.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình thì không hiểu vốn hóa nghĩa là tăng giá trị tài sản liên quan đến chi phí đó mà hiểu theo nghĩa vốn hóa nghĩa là ghi nhận ở TK nào đó phần chi phí không phải của khoản doanh thu trong kỳ, mà sẽ phân bổ vào các khoản chi phí tạo ra doanh thu các kỳ sau. Nên ở đây vốn hóa nghĩa là tăng tài sản trên cân đối, chứ không chỉ là tăng ts cố định mới là vốn hóa.
Theo nghĩa gốc của từ vốn hóa trong chuẩn mực quốc tế thì vốn hóa là treo lại tài sản để phân bổ dần, và nó chỉ tương ứng với trường hợp nâng cấp tài sản theo chế độ kế toán VN.

Trong TT 200 có nói chi phí sửa chữa lớn được kết chuyển sang 242 để phân bổ dần trong trường hợp không phải chi phí nâng cấp thì điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế (theo IFRS nếu sửa chữa lớn không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai thì ghi thẳng vào chi phí thời kỳ), và trong IAS 23 hay VAS 16 không có quy định về vốn hóa chi phí lãi vay để sửa chữa lớn tài sản.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Về kế toán: Chi phí lãi vay vẫn là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ -> vốn hóa. Khấu hao khoản sửa chữa này thì theo luật là khấu hao không quá 3 năm, nhưng thấy các bác kiểm toán hay vặn vẹo là sửa chữa lớn thì phải đánh giá lại tài sản để khấu hao mốc mới (chắc theo nguyên tắc có lợi cho ngành thuế thì không sợ, năm nào kiểm toán cũng kêu 1 là phải chứng minh sửa chữa là khôi phục nguyện trạng, 2 là tăng giá trị nên phải đánh giá lại)
Về thuế: Vốn hóa
Cái quy định về trích trước và phân bổ chi phí sửa chữa lớn khôi phục nguyên trạng theo TT 200 không đúng với thông lệ quốc tế và vi phạm ngay cả VAS 01: Ghi nhận nợ phải trả không thỏa mãn định nghĩa nợ (không có nghĩa vụ) và vốn hóa chi phí không thỏa mãn định nghĩa đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Cái quy định này đặt ra để phù hợp với quy định của thuế thôi.

Theo VAS 16 thì chi phí sửa chữa lớn không thỏa mãn định nghĩa tài sản dở dang để vốn hóa.
 
H

Ho Anh Hue10 10

Cao cấp
22/4/17
794
267
63
68
Theo nghĩa gốc của từ vốn hóa trong chuẩn mực quốc tế thì vốn hóa là treo lại tài sản để phân bổ dần, và nó chỉ tương ứng với trường hợp nâng cấp tài sản theo chế độ kế toán VN.

Trong TT 200 có nói chi phí sửa chữa lớn được kết chuyển sang 242 để phân bổ dần trong trường hợp không phải chi phí nâng cấp thì điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế (theo IFRS nếu sửa chữa lớn không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai thì ghi thẳng vào chi phí thời kỳ), và trong IAS 23 hay VAS 16 không có quy định về vốn hóa chi phí lãi vay để sửa chữa lớn tài sản.

Mình thấy:
- Câu này: (..sửa chữa lớn không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai ..) là chưa đúng. Một TSCĐ bị hao mòn nên năng suất hiện tai thấp hơn ban đầu. Sau khi đầu tư S/C lớn ( không phải năng cấp ) sẽ làm cho năng suất tăng lên so với khi chưa S/C chứ.
- Nếu: (..ghi thẳng vào chi phí thời kỳ..) mà chi phí đó không phục vụ cho SP sản xuất ra trong kỳ thì Giá thành SP không chính xác cũng như QĐ các TK 635, 641, 642 không phân bổ cho SP đang tồn kho, dỡ dang vậy.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Mình thấy:
- Câu này: (..sửa chữa lớn không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai ..) là chưa đúng. Một TSCĐ bị hao mòn nên năng suất hiện tai thấp hơn ban đầu. Sau khi đầu tư S/C lớn ( không phải năng cấp ) sẽ làm cho năng suất tăng lên so với khi chưa S/C chứ.
- Nếu: (..ghi thẳng vào chi phí thời kỳ..) mà chi phí đó không phục vụ cho SP sản xuất ra trong kỳ thì Giá thành SP không chính xác cũng như QĐ các TK 635, 641, 642 không phân bổ cho SP đang tồn kho, dỡ dang vậy.
Theo VAS 3 hiện tại thì chi phí sau ghi nhận ban đầu được phân thành 2 loại:

1. Khôi phục lại tình trạng ban đầu

2. Cải thiện lại tình trạng ban đầu

Cái mô hình này theo IAS 16 cũ, và loại 1 theo IFRS thì không vốn hóa mà ghi ngay vào chi phí thời kỳ.

Việc phân loại như vậy trong thực tế là rất khó thực hiện nên IAS 16 sửa đổi quy định: Nếu chi phí sau ban đầu làm tăng lợi ích kinh tế nhận được trong tương lai thì vốn hóa và khấu hao.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA