Mỗi tuần một chuyên đề

Có nên làm thủ tục giải thể công ty?

  • Thread starter kieuanh.92
  • Ngày gửi
K

kieuanh.92

Guest
10/1/17
17
0
1
31
Chào các anh chị trong diễn đàn. Em có một thắc mắc nhỏ, mong anh chị giải đáp.
Công ty em đang làm hiện tại bị thua lỗ, sếp em muốn giải thể. Nhưng theo em tìm hiểu thì được biết làm thủ tục giải thể rất phức tạp, tốn kém, bị làm khó đủ đường. Vì thế người ta thường chọn cách là nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh rồi ỉm luôn. Hoặc là bỏ trốn, DN ko nộp báo cáo, tờ khai cho thuế nữa. Vậy anh chị cho em hỏi nếu làm như thế thì đại diện pháp luật của công ty sẽ gặp phải rắc rối gì? Công ty em không nợ thuế, ko trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ ạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
vuthitien

vuthitien

Trung cấp
22/10/12
162
52
28
33
long an
Chào các anh chị trong diễn đàn. Em có một thắc mắc nhỏ, mong anh chị giải đáp.
Công ty em đang làm hiện tại bị thua lỗ, sếp em muốn giải thể. Nhưng theo em tìm hiểu thì được biết làm thủ tục giải thể rất phức tạp, tốn kém, bị làm khó đủ đường. Vì thế người ta thường chọn cách là nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh rồi ỉm luôn. Hoặc là bỏ trốn, DN ko nộp báo cáo, tờ khai cho thuế nữa. Vậy anh chị cho em hỏi nếu làm như thế thì đại diện pháp luật của công ty sẽ gặp phải rắc rối gì? Công ty em không nợ thuế, ko trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ ạ.


Công ty bạn không nợ thuế, không trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ vậy sao giờ bạn lại có ý định thông báo tạm ngưng sau đó không nộp báo cáo, k nộp tờ khai cho thuế nữa? Đã kinh doanh không hiệu quả muốn giải thể thì cứ làm thôi, thuế xuống kiểm tra một lần cho xong còn hơn bạn định dùng chiêu tạm ngừng rồi bỏ luôn đấy.
 
K

kieuanh.92

Guest
10/1/17
17
0
1
31
Công ty bạn không nợ thuế, không trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ vậy sao giờ bạn lại có ý định thông báo tạm ngưng sau đó không nộp báo cáo, k nộp tờ khai cho thuế nữa? Đã kinh doanh không hiệu quả muốn giải thể thì cứ làm thôi, thuế xuống kiểm tra một lần cho xong còn hơn bạn định dùng chiêu tạm ngừng rồi bỏ luôn đấy.
Phần vì thủ tục quá lằng nhằng rắc rối. Phần nữa là vì sếp em ngại phải chi tiền cho cán bộ thuế chị ạ. Mà theo em biết thì doanh thu dưới 1 tỷ/năm thì không cần phải làm quyết toán thuế có đúng ko chị nhỉ?
 
doducthanh91

doducthanh91

Tư vấn, giải đáp, chém gió và troll :D
30/12/12
1,613
376
83
Long Bien - Ha Noi
Phần vì thủ tục quá lằng nhằng rắc rối. Phần nữa là vì sếp em ngại phải chi tiền cho cán bộ thuế chị ạ. Mà theo em biết thì doanh thu dưới 1 tỷ/năm thì không cần phải làm quyết toán thuế có đúng ko chị nhỉ?
Bạn ở đâu nhỉ? Kể cả là doanh thu 1tr/năm vẫn quyết toán như bt nhé
 
thanh.andy

thanh.andy

Guest
21/8/17
10
0
3
Bạn có thể nhờ công ty dich vụ họ làm. Ko có tốn nhiều chi phí đâu. Đừng nên tiết kiệm những cái không đáng.
 
viethlu

viethlu

Cao cấp
14/8/14
804
226
43
Hà Nội, Việt Nam
Chào các anh chị trong diễn đàn. Em có một thắc mắc nhỏ, mong anh chị giải đáp.
Công ty em đang làm hiện tại bị thua lỗ, sếp em muốn giải thể. Nhưng theo em tìm hiểu thì được biết làm thủ tục giải thể rất phức tạp, tốn kém, bị làm khó đủ đường. Vì thế người ta thường chọn cách là nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh rồi ỉm luôn. Hoặc là bỏ trốn, DN ko nộp báo cáo, tờ khai cho thuế nữa. Vậy anh chị cho em hỏi nếu làm như thế thì đại diện pháp luật của công ty sẽ gặp phải rắc rối gì? Công ty em không nợ thuế, ko trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ ạ.
Thủ tục giải thể thực ra không phức tạp đâu, nếu thấy phức tạp quá thì bạn thuê dịch vụ nhé.
Thả trôi thì người đại diện theo pháp luật sẽ không đứng tên đại diện pháp luật ở các cty nữa, đồng thời có thể bị cấm xuất ngoại nhé.
Nếu cty bạn xưa nay nộp thuế đầy đủ, tờ khai đầy đủ thì cứ vậy làm thủ tục giải thể, giải quyết dứt điểm nhé. Nộp nốt tờ khai của quý này, báo cáo tài chính cho năm 2017 và công văn xin giải thể, thông báo giải thể để cơ quan thuế đóng mã số thuế nhé. Xong thuế là coi như đc 80% rồi
 
caochienpy

caochienpy

Cao cấp
21/8/10
412
180
43
cao xa lam thao phu tho
Chào các anh chị trong diễn đàn. Em có một thắc mắc nhỏ, mong anh chị giải đáp.
Công ty em đang làm hiện tại bị thua lỗ, sếp em muốn giải thể. Nhưng theo em tìm hiểu thì được biết làm thủ tục giải thể rất phức tạp, tốn kém, bị làm khó đủ đường. Vì thế người ta thường chọn cách là nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh rồi ỉm luôn. Hoặc là bỏ trốn, DN ko nộp báo cáo, tờ khai cho thuế nữa. Vậy anh chị cho em hỏi nếu làm như thế thì đại diện pháp luật của công ty sẽ gặp phải rắc rối gì? Công ty em không nợ thuế, ko trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ ạ.
Em lưu ý kiểm tra lại hàng tồn kho đến thời điểm hiện tại còn bao nhiêu( giá trị còn lại trên sổ sách) 10% giá trị hàng tồn kho ( sau khi bù trừ với số VAT còn được trên tờ khai thuế ) là khoản tiền bên em sẽ phải nộp cho nhà nước vì khi em mua hàng có hóa đơn VAT thì đã khấu trừ VAT đầu vào rồi .
Tiền thuế VAT đánh vào người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ trên lãnh thổ quốc giá tính thuế nên hàng hóa tồn kho em mua về dùng để kinh doanh thì sẽ được khấu trừ còn khi giải thể mà chưa bán chưa xuất hóa đơn thì bên em sẽ được coi là người tiều dùng hàng hóa tồn kho cuối cùng đó và phải nộp thuế VAT cho lô hàng đó . Đây là đạo lý em hiểu chứ .
Nhiều người không hiểu cứ cho là không còn nợ trên tờ khai thuế, không còn công nợ các bên... là hồ sơ trong sạch nhưng không phải nhé còn thêm không còn hàng tồn kho nữa . Đây là con số thuế bên em tự tính quan trọng là phải quyết toán cơ quan thuế tính lại số ký trên biên bản quyết toán thuế mới là con số chốt cuối cùng lúc đó em mới được kết luận "công ty em không nợ thuế nhé "
 
Sửa lần cuối:
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
Phần vì thủ tục quá lằng nhằng rắc rối. Phần nữa là vì sếp em ngại phải chi tiền cho cán bộ thuế chị ạ. Mà theo em biết thì doanh thu dưới 1 tỷ/năm thì không cần phải làm quyết toán thuế có đúng ko chị nhỉ?
Chỉ khi bạn ko có doanh thu, ko phát sinh 1 khoản thuế phải nộp nào thì mới ko phải làm quyết toán thuế
 
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
Chào các anh chị trong diễn đàn. Em có một thắc mắc nhỏ, mong anh chị giải đáp.
Công ty em đang làm hiện tại bị thua lỗ, sếp em muốn giải thể. Nhưng theo em tìm hiểu thì được biết làm thủ tục giải thể rất phức tạp, tốn kém, bị làm khó đủ đường. Vì thế người ta thường chọn cách là nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh rồi ỉm luôn. Hoặc là bỏ trốn, DN ko nộp báo cáo, tờ khai cho thuế nữa. Vậy anh chị cho em hỏi nếu làm như thế thì đại diện pháp luật của công ty sẽ gặp phải rắc rối gì? Công ty em không nợ thuế, ko trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ ạ.
Sau này sếp bạn sẽ ko thể đứng tên mở DN khác đc nữa. Cty bạn bỏ trốn sau này sẽ có nhiều rắc rối pháp lý cho chủ DN, rồi các cty làm ăn với cty bạn cũng bị ảnh hưởng về hóa đơn đầu vào của họ. Bên bạn cứ làm thủ tục giải thể đi, doanh thu cty bạn hàng năm ntn, có lớn ko? Thường đối với những cty giải thể bên chi cục thuế cũng ko quá khó khăn khi quyết toán thuế lắm đâu. Mình cũng giải thể 1 cty, ko mất nhiều tiền đâu, bên thuế họ cũng hỗ trợ ko gây khó khăn nhiều, cũng mất nhiều thời gian do hồ sơ bên mình kế toán cũ để lại be bét quá, nhưng sau đó an toàn cho chủ DN mình và các cty liên quan tới cty mình
 
aavvnguyen

aavvnguyen

Cao cấp
16/12/11
309
122
43
32
HCM
Chào các anh chị trong diễn đàn. Em có một thắc mắc nhỏ, mong anh chị giải đáp.
Công ty em đang làm hiện tại bị thua lỗ, sếp em muốn giải thể. Nhưng theo em tìm hiểu thì được biết làm thủ tục giải thể rất phức tạp, tốn kém, bị làm khó đủ đường. Vì thế người ta thường chọn cách là nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh rồi ỉm luôn. Hoặc là bỏ trốn, DN ko nộp báo cáo, tờ khai cho thuế nữa. Vậy anh chị cho em hỏi nếu làm như thế thì đại diện pháp luật của công ty sẽ gặp phải rắc rối gì? Công ty em không nợ thuế, ko trốn thuế, đóng BHXH đầy đủ ạ.
Vì thế người ta thường chọn cách là nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh rồi ỉm luôn
---> Tào lao quá, công ty bạn không nợ thuế thì làm hồ sơ giải thể thôi, các biểu mẫu thì trên mạng có sẵn rồi, nếu không thì thuê dịch vụ làm cho.
 
W

water830101

Trung cấp
8/8/17
83
1
8
41
anh chị cho em hỏi với ạ,bên em chuẩn bị xin giải thể,em có kiểm tra sổ sách để quyết toán thuế ,cũng sai nhiều vấn đề,do em chưa có nhiều kinh nghiệm nên em muốn nhờ anh chị giúp với ạ.em kiểm tra sai một số khoản ví dụ như: tài khoản trả trước cho người bán và phải trả người bán bị sai trên bảng CĐKT.và chỉ tiêu 43 cuối quý chuyển sang chỉ tiêu 22 bị sai ,tài sản mua cũ đã khấu hao hết nhưng vẫn trích khấu hao ..... và một số vấn đề khác,em muốn hỏi có phải làm lại báo cáo tài chính và giải quyết như thế nào ạ,em cám ơn rất nhiều ạ
 
P

Phuongliên2016

Trung cấp
19/9/17
110
30
28
Hà Nội
anh chị cho em hỏi với ạ,bên em chuẩn bị xin giải thể,em có kiểm tra sổ sách để quyết toán thuế ,cũng sai nhiều vấn đề,do em chưa có nhiều kinh nghiệm nên em muốn nhờ anh chị giúp với ạ.em kiểm tra sai một số khoản ví dụ như: tài khoản trả trước cho người bán và phải trả người bán bị sai trên bảng CĐKT.và chỉ tiêu 43 cuối quý chuyển sang chỉ tiêu 22 bị sai ,tài sản mua cũ đã khấu hao hết nhưng vẫn trích khấu hao ..... và một số vấn đề khác,em muốn hỏi có phải làm lại báo cáo tài chính và giải quyết như thế nào ạ,em cám ơn rất nhiều ạ
theo mình bạn nên làm lại sửa lại. sai đâu sửa đấy. chắc chắn là phạt rùi
 
Rua Diu Dang

Rua Diu Dang

Điều hành viên
Thành viên BQT
29/5/17
631
436
63
anh chị cho em hỏi với ạ,bên em chuẩn bị xin giải thể,em có kiểm tra sổ sách để quyết toán thuế ,cũng sai nhiều vấn đề,do em chưa có nhiều kinh nghiệm nên em muốn nhờ anh chị giúp với ạ.em kiểm tra sai một số khoản ví dụ như: tài khoản trả trước cho người bán và phải trả người bán bị sai trên bảng CĐKT.và chỉ tiêu 43 cuối quý chuyển sang chỉ tiêu 22 bị sai ,tài sản mua cũ đã khấu hao hết nhưng vẫn trích khấu hao ..... và một số vấn đề khác,em muốn hỏi có phải làm lại báo cáo tài chính và giải quyết như thế nào ạ,em cám ơn rất nhiều ạ
Bạn tham khảo công văn dưới đây nhé.

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 51140/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2015
[TBODY] [/TBODY]
Kính gửi: Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính
Cục thuế TP Hà Nội nhận được phiếu chuyển số 747/PC-TCT ngày 16/7/2015 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chính sách thuế của Độc giả Trần Thị Thu Hiền (SĐT: 0944478175; Email: baytheogio@gmail.com) do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến. Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
- Tại Điều 5 quy định về văn bản giao dịch với cơ quan thuế như sau:
“Điều 5. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế
1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác do người nộp thuế; tổ chức được ủy nhiệm thu thuế và các tổ chức, cá nhân khác gửi đến cơ quan thuế. Đối với những văn bản, hồ sơ phải nộp cơ quan thuế theo quy định thì người nộp thuế nộp 01 bộ.
2. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế phải ký, ban hành đúng thẩm quyền; thể thức văn bản, chữ ký, con dấu trên vấn bản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác văn thư.
3. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế được thực hiện thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.”

- Tại Khoản 5 Điều 10 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế như sau:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
….
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh...”
b) Hồ sơ khai bổ sung
- Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh;
- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế);
- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.
c) Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế
c.1) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ; tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
c.2) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung, và tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
c.3) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm tiền thuế phải nộp thì lập hồ sơ khai bổ sung.
Số tiền thuế điều chỉnh giảm được tính giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế.”
- Tại Điểm b Khoản 4 Điều 12 quy định về hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
“b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b.3) Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
…”

Căn cứ Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Căn cứ Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính thuế.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp báo cáo tài chính của Công ty Độc giả Trần Thị Thu Hiền có sai sót thì được khai bổ sung. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
- Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị làm hồ sơ khai bổ sung (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.
- Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán bị xử phạt theo Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/9/2013 của Chính phủ, các hành vi vi phạm hành chính về thuế bị xử phạt theo quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính.
Công ty của Độc giả Trần Thị Thu Hiền đã đăng ký kê khai thuế qua mạng thì thực hiện việc nộp tờ khai qua mạng và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính trả lời Độc giả Trần Thị Thu Hiền./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để b/c);
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT, HTr(2).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn
[TBODY] [/TBODY]
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA