THỦ THUẬT ĐỂ CÔNG TY TĂNG LÃI

  • Thread starter Handoi123
  • Ngày gửi
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
37
THỦ THUẬT ĐỂ CÔNG TY TĂNG LÃI


Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận).
Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải là bán hàng qua đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợi nhuận của DN trong kỳ. Thủ thuật này thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo.
Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng lại bằng việc sẵn sàng "ôm" sản phẩm của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá thiết yếu.
Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài. Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng.
Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm nên DN được phép ghi nhận định kỳ (như hợp đồng xây dựng), dựa trên ước tính chủ quan của bên nghiệm thu là DN tiến hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại.
Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong muốn.
Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao;
Với các khoản dự phòng phải thu, DN được lập dự phòng với các khoản phải thu quá 3 tháng, nhưng quá trình kinh doanh sẽ luôn tạo một nguồn vốn gối đầu mà DN bị chiếm dụng với khách hàng quen thuộc của mình. Vì vậy DN có thể ghi nhận các khoản thanh toán công nợ trong các giao dịch gần đây cho các lần mua hàng gần nhất và lần mua hàng xa hơn sẽ được quy vào nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng.

Cắt giảm các chi phí hữu ích
Một thủ thuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.
Trong một số tình huống, khi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính không đem lại kết quả như mong muốn, để tăng lợi nhuận, DN có thể bán các khoản đầu tư sinh lời. Động thái này thường được ví như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là DN tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA