Hoàn thiện Hồ sơ để đưa khoản CP du lịch cho nhân viên là CP được trừ khi xác định thuế TNDN

  • Thread starter Handoi123
  • Ngày gửi
Handoi123

Handoi123

User đã bị cấm truy cập
8/7/16
140
38
28
37
1. Căn cứ :
- Khoản 4 Điều 3 thông tư số 25/2018/TT-BTC Sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
+ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
+ Cách xác định tháng lương Bình quân: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia :)) 12 tháng. Quỹ lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp ABC năm 2017 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018 của doanh nghiệp như sau: (12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.
2. Hồ sơ gồm: Để đảm bảo chi phí du lich cho nhân viên được tính vào chi phí được trừ doanh nghiệp cần bổ sung các chứng từ trong từng trường hợp như sau:
2.1 Doanh nghiệp không tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát cho nhân viên:
+ Hợp đồng lao động có quy định;
+ Thoả ước lao động tập thể, Quy chế lương, thưởng có quy định;
+ Quy chế tài chính của công ty;
+ Quyết định của Giám đốc, ban giám đốc về việc cho nhân viên nghỉ mát kèm theo tở trình nghỉ mát của phòng ban quản lý chịu trách nhiệm công việc này;
+ Bảng kê danh sách nhận tiền nghỉ mát;
+ Chứng từ thanh toán;
...
2.2 Doanh nghiệp có tổ chức cho nhân viên đi nghi mát:
+ Hợp đồng lao động có quy định;
+ Thoả ước lao động tập thể, Quy chế lương, thưởng có quy định;
+ Quy chế tài chính của công ty;
+ Quyết định của Giám đốc, ban giám đốc về việc cho nhân viên nghỉ mát kèm theo tờ trình nghỉ mát của phòng ban quản lý chịu trách nhiệm công việc này;
+ Dự toán cho phí nghỉ mát;
+ Lịch trình, thời gian, địa điểm của chuyến du lịch;
+ Danh sách cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát;
+ Bảng kê danh sách cán bộ cong nhân viên đi nghỉ mát
+ Các chứng từ cho khoản chi du lịch, nghỉ mát như: Hợp đồng du lịch, ăn, nghỉ, các hoá đơn ăn, nghỉ, vui chơi, dịch vụ khác, vé máy bay, tầu xe, báo nợ…
Note: Các chứng từ nên trên phải đúng theo quy định của pháp luật hiện hành
3. Cách hạch toán:
- Căn cứ vào bảng kê chi tiền cho nhân viên nghỉ mát:
Nợ TK 642,641,627: Chi tiết theo từng bộ phận
Có TK 111, 112
Có TK 3335 : (Nếu chi tới mức chịu thuế TNCN)
- Căn cứ vào chứng từ chi cho nghỉ mát, kế toán hạch toán :
Nợ TK 642, 641,627 : Chi tiết theo từng bộ phận
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA