3 thắc mắc được nhiều DN quan tâm liên quan đến HĐĐT

E-invoiceVn

E-invoiceVn

Tài Phạm
1. Lập hóa đơn điện tử kèm bảng kê có được hay không?

Xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê có được hay không là việc được quyết định bởi cơ quan thuế trực mà tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc. Bởi, hiện nay ở Việt Nam, một số cơ quan thuế vẫn chấp nhận hóa đơn điện tử xuất kèm bảng kê còn một số khác lại không.

Lập hóa đơn điện tử kèm bảng kê có được hay không?


Lập hóa đơn điện tử kèm bảng kê có được hay không?

Chẳng hạn như như Cục Thuế TP. Hà Nội đã ra Công văn số 78552/CT-TTHT ngày 28/11/2018 và Cục Thuế Bắc Ninh có Công văn số 3474/CT-TTHT ngày 08/11/2018 quy định việc lập hóa đơn điện tử doanh nghiệp không được phép lập kèm bảng kê.

Do đó, trước khi muốn xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê, tổ chức, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ yêu cầu của cơ quan thuế trực thuộc để tránh sai sót, mất thời gian xuất hóa đơn kèm bảng kê rồi phải làm lại.

2. Hóa đơn điện tử khi chuyển đổi ra chứng từ giấy có được lập nhiều trang hay không?

Theo quy định, nếu hóa đơn điện tử được chuyển đổi sang chứng từ giấy mà danh mục hàng hóa nhiều hơn so với số dòng trên một trang hóa đơn thì được phép lập hóa đơn nhiều hơn một trang.

Tuy nhiên, muốn vậy thì trên phần đầu của những trang hóa đơn sau buộc phải hiển thị những nội dung gồm: Số hóa đơn (giống trang đầu); tên, địa chỉ, mã số thuế người mua và người bán (giống trang đầu); mẫu và ký hiệu hóa đơn (giống trang đầu); ghi chú bằng tiếng Việt “Tiep theo trang truoc - Trang X/Y” (X: số thứ tự trang; Y: tổng số trang của hóa đơn).

3. Hóa đơn điện tử đã lập nếu xảy ra sai sót thì xử lý như thế nào?

Hóa đơn điện tử xảy ra sai sót là điều doanh nghiệp rất dễ gặp phải. Muốn xử lý sai sót đúng theo quy định thì bạn cũng phải hiểu nó thuộc trường hợp nào để đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
Cụ thể, hóa đơn điện tử xảy ra sai sót có thể phân loại thành 2 trường hợp:
  • Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử xảy ra sai sót đã lập, đã gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng, chưa cung ứng dịch vụ; hoặc hóa đơn điện tử đã lập, đã gửi cho người mua, đã giao hàng, cung ứng dịch vụ nhưng người bán chưa kê khai thuế.
Với trường hợp này thì có thể xử lý như sau: Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự đồng ý của 2 bên bán và mua, song vẫn phải lưu trữ hóa đơn đã hủy để phục vụ mục đích tra cứu; đồng thời bên bán cần lập lại hóa đơn điện tử mới để gửi lại cho bên mua, trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “Hóa đơn này thay thế hóa đơn số… ký hiệu.... ngày/tháng/năm.
  • Trường hợp 2: Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua cũng đã kê khai thuế.
Với trường hợp này thì sẽ xử lý như sau: Cần lập văn bản thỏa thuận, ghi rõ sai sót và có chữ ký của cả 2 bên; bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót và ghi rõ các nội dung cần điều chỉnh; sau khi đã xuất hóa đơn điều chỉnh thì cả 2 bên bán - mua đều phải kê khai điều chỉnh theo đúng quy định pháp luật; đồng thời lưu ý rằng: hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm(-)

Nguồn: einvoice.vn
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA