"Money"_ xin việc ngày nay...

  • Thread starter hieukt
  • Ngày gửi
H

hieukt

Guest
16/11/06
179
0
0
37
TP Ho Chi Minh
Các bạn ah, tôi thực sự cảm thấy rất buồn, thứ nhất là cho nhà nước Việt Nam chúng ta, thứ hai là cho các bạn sinh viên giỏi ngày nay.
Để làm việc trong các công ty lớn nhà nước bây giờ thật buồn quá, họ không cần trình độ đâu chỉ cần " money is all ". Ngẫn từ bản thân tôi ra, thi đúng đầu vào khối chuyên viên dịch vụ tài chính thế mà họ lại gạt mình ra và theo đó là rất nhiều các mối quan hệ của họ không cần thi cử gì nhét vào đó. Vậy thử hỏi tổ chức ra thi để làm gì ? Nếu vì "các mối quan hệ" thì cho những người dự thi như chúng tôi rớt luôn đi, sao lại thông báo trúng tuyển như thế. Để rồi nhận được thông báo có thay đổi nên phải đợi ....................Đợi... đợi ... chắc là cho đến khi các "mối quan hệ" của họ không còn đủ để "quan hệ" nữa chăng?
Thi vào đại học đã rất khó ra trường mong tìm được việc làm tốt càng khó hơn, nhất là đối với con nhà nghèo như chúng tôi hiện nay.... Không biết các nhà chức trách có biết vấn đề này không nhỉ?
Còn các bạn nào có ý kiến gì nữa không?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HienMQ

Guest
11/5/06
19
1
3
Tp HCM
Các bạn ah, tôi thực sự cảm thấy rất buồn, thứ nhất là cho nhà nước Việt Nam chúng ta, thứ hai là cho các bạn sinh viên giỏi ngày nay.

Câu này chỉ đúng một nửa thôi.

"một con vẹt cũng có thể trở thành nhà kinh tế khi ta dạy cho nó 2 chữ Cung - Cầu"

Tuyển dụng và Ứng viên tạo nên mối quan hệ cung cầu, cả hai đều vừa là cung, vừa là cầu.

Mấy nhà (ma) tuyển dụng kiếm được tiền cũng chỉ vì nhiều người "cầu" họ.

Những SV thực sự giỏi thì chẳng cần ta buồn cho họ đâu, và chắc chắn họ không để mất tiền oan uổng (vì nếu có "cần chi tiền" thì họ cũng đã tính toán được mất) - họ sẽ tìm đến những nguồn "cung" khác, nơi có những người đang "cầu" họ.

Buồn cho nhà nước (hay là buồn cho tương lai của nhà nước?) thì cũng chẳng trách được những người trong bộ máy (móc) tuyển dụng bằng tiền kia được. Suy cho cùng cũng chỉ do mất cân bằng cung cầu. "Vòi vĩnh" cũng là hệ lụy của vô số các nguyên nhân cắc cớ.

Đường đi bây giờ nhiều lắm, đường nào mà có trạm thu phí thì mình vòng đường khác mà đi, than hoài mệt...
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
Tại sao lại cố chen chân vào nời đó làm gì kia chứ? Oai hả? Sợ rằng chạy không kịp.
Vào rồi lại phải nịnh? Nịnh từ quan nhỏ đến quan to? Ghét!
Nhìn thấy nịnh phát ghét, làm kế tóan không chịu học tập nâng cao tay nghề, không cố gắng sống cho ra sống, lúc nào cũng tìm cách nịnh bợ, hầu hạ cấp trên để lấy lòng, để hảnh diện vì mình được gần với sếp. Ói!

Sống mà dựa vào hào quan của ngừời khác mà lấy làm hảnh diện!? :wall:

Có ham chăng? Có ai trọng dụng kẻ nịnh đâu? Kẻ nịnh đến lúc bị khinh rẻ, bị đuổi đi rồi cũng cố quỳ lại người ta, mắt nhắm tai ngơ đi những lời dèm pha để còn được ờ lại làm việc (chứ nghỉ rồi xin chổ khác sao được). Lúc nào cũng phải cười để che dấu sự nhục nhã.

Những kiểu ngừơi như vậy tồn tại đầy. Cần gì cty nhà nước. Cung-cầu gặp nhau thôi.

Trách sao được. Ai thích sống sao thì sống. Có khi đồi với người này đi bằng đầu gối là nhục nhã, nhưng người khác lại cảm thấy tự hào. Dể ghét vậy đó!
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
@ hieukt:
Tôi đang làm việc trong một "công ty gia đình", các nhân viên khác đều có mối quan hệ. Riêng tôi.. bơ vơ.
Nhưng tôi ko để ý đến vấn đề đó. Tôi vẫn làm việc, tự tin và được tạo điều kiện để toàn tâm với công việc của mình.
 
H

hieukt

Guest
16/11/06
179
0
0
37
TP Ho Chi Minh
Bạn Thien_Thanh ah, mình cũng đã từng làm ở công ty cổ phần gia đình rồi, cũng tường đối quan trọng, chĩnh vì các bạn đang nói không thể nào nịnh bợ để rồi họ bảo sao mình phải làm trong khi đó trách nhiệm mình sẽ phải chịu nên mình đã nghỉ, mặc dù họ vẫn muốn mình quay lại nhưng mình không thể vì mình không muốn luồn cúi ai cả. Do đó mình đã thi vào công ty Tài chính của nhà nước, vậy mà chưa vào họ đã muốn mình phải "luồn cúi " rồi. Nên các pác có thi vào các công ty như mình thì hãy chuẩn bị "money" trước nhé. Đừng nghĩ đố là được đâu hẫy lấy mình làm kinh nghiệm, thi đứng điểm cac nhất, đã có quyết định tiếp nhận, thế mà chỉ qua 1 ngày 1/2 , trời ơi mình đã không được nhận quyết định nữa. Thay vào đó là một người không đạt nhưng biết đi đúng đường thì "may mắn thay" đang đi làm...........
 
hai2hai

hai2hai

VNUNI Makes a difference
29/4/04
2,032
125
63
50
Hà nội
vnuni.net
Mình tới 1 số công ty và thấy mọi người có vẻ sợ sệt "sếp" (chứ ko phải khâm phục sếp), cảm thấy chán môi trường đó vô cùng. Không thích cái câu "sếp" tý nào. Công việc là công việc, còn ngoài ra, chỉ là anh chi em thôi chứ việc gì phải cứ phải "sếp ơi sếp ăn hoa quả đi", ý tứ với sếp (ý tứ đến mức...phát chán lên được).

Chỉ thèm thấy câu: "Sao anh ko để việc đó em làm cho", "anh hướng dẫn cho em làm, lần sau em sẽ làm được", "theo em nghĩ, để việc này được hiệu quả, chúng ta nên làm theo cách này, anh thấy có được ko?"

Do đó mình đã thi vào công ty Tài chính của nhà nước, vậy mà chưa vào họ đã muốn mình phải "luồn cúi " rồi. Nên các pác có thi vào các công ty như mình thì hãy chuẩn bị "money" trước nhé. Đừng nghĩ đố là được đâu hãy lấy mình làm kinh nghiệm, thi đứng điểm cao nhất, đã có quyết định tiếp nhận, thế mà chỉ qua 1 ngày 1/2 , trời ơi mình đã không được nhận quyết định nữa. Thay vào đó là một người không đạt nhưng biết đi đúng đường thì "may mắn thay" đang đi làm...........

Ôi, khổ thân bạn. Bây giờ bạn mới biết à?

Chuyện "money" như "diễm xưa" đó có ở những nơi "hành là chính" hoặc những công ty trước kia là trực thuộc nhà nước mới tách ra thành cổ phần (thường là các TCT, các cơ quan độc quyền 1 ngành nghề nào đó). Còn đối với các doanh nghiệp dạng "ngừng kinh doanh là ngừng thở, ngừng tiến lên là chết" thì chắc ít hiện tượng này. Bây giờ trên thị trường nhân lực, người giỏi hiếm lắm. Người giỏi kiếm tiền về cho doanh nghiệp của họ thì họ phải "nịnh" lại chứ ai lại ngược đời muốn được nịnh.

Bạn làm ở đâu cũng được, miễn là nơi đó cho bạn 1 triển vọng về lâu dài, nơi đó cho bạn thỏa sức tung hoành khả năng của bạn (chỉ sợ bạn ko làm được tốt đến thế thôi chứ ai chẳng muốn nhân viên mình làm giỏi, đem lại nhiều giá trị cho khách hàng, tức là cho công ty, cho chính bạn và cho GĐ của bạn).

Thêm nữa, trên đời này chả có khái niệm cái gì là "Ổn định" cả. Ổn định là do chính bạn chứ ko thể dựa vào người khác, tổ chức khác. Không phải cứ "tổ chức tài chính của nhà nước" mới là ổn định. Vào đâu cũng vậy, mỗi môi trường bạn lại đều phải phát huy "khả năng" để "cạnh tranh" theo đúng nghĩa tương ứng với môi trường làm việc. Nếu có khả năng, ở "ngoài" hay ở "trong" bạn đều sống tốt cả. (dĩ nhiên, ở "trong" thì khả năng là khác với khả năng ở "ngoài", sự "cạnh tranh" cũng khác nhau).

Nếu bạn xem bóng đá đỉnh cao thì thấy tính "ổn định" được thể hiện rõ ràng nhất. Có cầu thủ ở câu lạc bộ này, ở thời điểm này được tung hô như một anh hùng nhưng ở thời điểm khác, ở câu lạc bộ khác mà đang ở điểm rơi phong độ hoặc "tịt ngòi" thì chắc chắn sẽ trở thành dự bi hoặc cùng lắm là siêu dự bị là cùng.
 
Sửa lần cuối:
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Bạn Thien_Thanh ah, mình cũng đã từng làm ở công ty cổ phần gia đình rồi, cũng tường đối quan trọng, chĩnh vì các bạn đang nói không thể nào nịnh bợ để rồi họ bảo sao mình phải làm trong khi đó trách nhiệm mình sẽ phải chịu nên mình đã nghỉ, mặc dù họ vẫn muốn mình quay lại nhưng mình không thể vì mình không muốn luồn cúi ai cả. Do đó mình đã thi vào công ty Tài chính của nhà nước, vậy mà chưa vào họ đã muốn mình phải "luồn cúi " rồi. Nên các pác có thi vào các công ty như mình thì hãy chuẩn bị "money" trước nhé. Đừng nghĩ đố là được đâu hẫy lấy mình làm kinh nghiệm, thi đứng điểm cac nhất, đã có quyết định tiếp nhận, thế mà chỉ qua 1 ngày 1/2 , trời ơi mình đã không được nhận quyết định nữa. Thay vào đó là một người không đạt nhưng biết đi đúng đường thì "may mắn thay" đang đi làm...........
TT tiếp thu ý kiến của bạn, đúng là cũng có những trường hợp như vậy, ai mà chẳng thích được khen... Nhưng trường hợp như bạn nói, mình nghĩ chỉ là phiếm diện.


TT hoàn toàn tán thành ý kiến của anh H2H
Mình tới 1 số công ty và thấy mọi người có vẻ sợ sệt "sếp" (chứ ko phải khâm phục sếp), cảm thấy chán môi trường đó vô cùng. Không thích cái câu "sếp" tý nào. Công việc là công việc, còn ngoài ra, chỉ là anh chi em thôi chứ việc gì phải cứ phải "sếp ơi sếp ăn hoa quả đi", ý tứ với sếp (ý tứ đến mức...phát chán lên được).
Đọc tới đoạn này thấy buồn cười, bình thường thì gọi "anh" nhưng mỗi khi có cái gì đó ko tán thành với GĐ, hoặc có ý chọc tức GĐ thì TT lại gọi "sếp".
Có khi nói chuyện với người thứ 3, gọi sếp là vì mọi người có thói quen vậy thôi anh H2H ạ.
 
A

act

Guest
29/11/05
85
1
0
TP Hồ Chí Minh
Là một sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, act cũng muốn đóng góp một vài ý kiến của mình trong topic này. Bởi act không muốn những bạn sinh viên sau khi đọc xong topic này lại có một cảm giác bi quan trên con đường tìm kiếm công việc yêu thích cho bản thân mình.

Đầu tiên, act đồng ý với ý kiến của hieukt rằnng việc sử dụng "mối quan hệ" có chứ không phải không khi đi xin việc. Nhưng theo ý kiến riêng của act đây không phải là sai hoàn toàn. Thậm chí khi đã đi làm, act dám chắc rằng tất cả chúng không nhiều thì ít cũng phải sử dụng đến những "mối quan hệ" xung quanh ta. Bởi lẽ, mỗi con người là một mắt xích của xã hội, bản thân mỗi con người không thể tồn tại đơn lẻ trong cuộc sống. "Mối quan hệ" bản thân nó không có gì sai, chỉ có người sử dụng "mối quan hệ " đó có mục đích sai mà thôi. Riêng chuyện đi xin việc, act nghĩ sử dụng mối quan hệ thật sự không sai, chẳng hạn như một số công ty có chế độ ưu tiên cho con em trong công ty của mình và xem đó là một trong những chính sách đãi ngộ của nhân viên...Hoặc đôi khi để hạn chế chi phí tuyển người, một số công ty sẽ dựa vào sự giới thiệu, đề cử ... Tuy nhiên act không phủ nhận hoàn toàn sự tiêu cực trong việc sử dụng các mối quan hệ để kiếm chác lợi lộc cho bản thân một cách kô chính đáng, như ý kiến của hieukt là "dùng tiền để bọc hậu" rất đáng bị lên án.

Thứ hai, hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn cho mỗi sinh viên chúng ta khi muốn tìm cho mình một công việc. Nhiều công ty bây giờ không còn xem "kinh nghiệm" là một tiêu chí quan trọng khi lựa chọn các ứng cử viên. Họ chấp nhận training cho các bạn nếu như bạn thể hiện được khả năng của bản thân mình trong quá trình test hoặc phỏng vấn. Bởi khi một công ty chú trọng vào viêc lựa chọn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực thì công ty đó mới có thể phát triển bền vững được. Bởi thật sự thì con người chính là nhân tố quan trọng nhất cho sự tồn tại và phát triển của một công ty.

Vấn đề thứ ba, act muốn đề cập ở đây là môi trường trong công ty, act đồng ý với bác haihai:

Bạn làm ở đâu cũng được, miễn là nơi đó cho bạn 1 triển vọng về lâu dài, nơi đó cho bạn thỏa sức tung hoành khả năng của bạn (chỉ sợ bạn ko làm được tốt đến thế thôi chứ ai chẳng muốn nhân viên mình làm giỏi, đem lại nhiều giá trị cho khách hàng, tức là cho công ty, cho chính bạn và cho GĐ của bạn).

Thêm nữa, trên đời này chả có khái niệm cái gì là "Ổn định" cả. Ổn định là do chính bạn chứ ko thể dựa vào người khác, tổ chức khác. Không phải cứ "tổ chức tài chính của nhà nước" mới là ổn định. Vào đâu cũng vậy, mỗi môi trường bạn lại đều phải phát huy "khả năng" để "cạnh tranh" theo đúng nghĩa tương ứng với môi trường làm việc. Nếu có khả năng, ở "ngoài" hay ở "trong" bạn đều sống tốt cả. (dĩ nhiên, ở "trong" thì khả năng là khác với khả năng ở "ngoài", sự "cạnh tranh" cũng khác nhau).


Và act cũng muốn nói thêm rằng, khi bạn đã chấp nhận làm công việc nào đó tức là bạn đã bắt đầu trở thành một nhân tố trong môi trường đó. Môi trường công việc ắt hẳn sẽ tác động lên bạn, nhưng bạn cũng đừng quên rằng luôn tồn tại một sự tương tác qua lại. Hay nói cách khác bạn cũng tác động lên môi trường đó. Vì thế nếu bạn muốn môi trường làm việc thật tốt, trước tiên hãy khởi đầu từ bản thân mình. Cuộc sống vốn dĩ không phải màu hồng, nhưng cũng không phải là một màu đen kịt như đêm 30. Chính vì thế, đến lúc nào đó, cảm thấy môi trường công việc này không còn thích hợp với mình hãy mạnh dạn thay đổi và chấp nhận sự đánh đổi này, để tìm cho mình sự hứng thú trong công việc.

Cuối cùng act chúc cho các bạn sinh viên ra trường nói riêng và các bạn đang trên đường tìm cho mình một hướng đi trong công việc nói chung sẽ gặt hái được thành công. Dẫu biết rằng con đường phía trước sẽ kô hề bằng phẳng, sẽ có lắm chông gai, sẽ có những lần vấp ngã, nhưng act rất mong rằng chúng ta sẽ vẫn mãi là chúng ta.

Thân.
 
Sửa lần cuối:
letmyha

letmyha

Hư không
18/5/04
815
6
0
43
The land of the living
@ hieukt:
Tôi đang làm việc trong một "công ty gia đình", các nhân viên khác đều có mối quan hệ. Riêng tôi.. bơ vơ.
Nhưng tôi ko để ý đến vấn đề đó. Tôi vẫn làm việc, tự tin và được tạo điều kiện để toàn tâm với công việc của mình.
Hiểu được phần nào tâm trạng của em TT.

Nhà tôi, cả thảy các anh, chị đều có công ty riêng hoặc chí ít là làm GĐ cho cty của nước ngoài nhưng tôi không và cũng chưa bao giờ có ý nghĩ là phải chen chân vào đấy để tìm chút sự an nhàn và bình yên. Có lẽ tính tôi vốn tự lập từ bé và cũng không thích luồn cúi ai nên... cứ mãi thích tự do tự tại và cũng thích để người khác tôn trọng mình, thích để người khác thẳng thắng khen cái tài của mình cũng như thích để người khác chê cái dốt của mình nữa. Đấy là những lý do chính đáng mà bản thân tôi không bao giờ muốn dựa dẫm vào người khác cũng như không bao giờ muốn mượn bình phong của người khác làm lá chắn cho mình. Có lẽ ai ai cũng bảo rằng tôi ngu khi không biết nắm bắt...

Cách đây 2 năm, khi cty anh tôi mở rộng, thiếu nhân sự nên anh bảo tôi về quản lý hộ anh. Thấy cả nhà ai cũng nói và cũng muốn giúp anh một tay nên tôi đồng ý về cty anh làm và về đúng 1 tuần tôi thấy không ổn và đành phải bỏ đi ra ngoài làm trong sự phẩn nộ của anh và chịu lời trách mắng của gia đình. Ai đã từng làm cho gia đình thì chắc là hiểu rõ...

Thiết nghĩ ở môi trường nào cũng thế cả, cái quan trọng là mình biết nắm bắt và biết vận dụng nó nhưng có lẽ môi trường bên ngoài giúp cho chúng ta dễ tung hoành hơn và ít phải nghĩ suy hơn nên luôn thấy thoải mái trong quá trình làm việc. Phải không nhỉ!?
 
Sửa lần cuối:
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
mình đã thi vào công ty Tài chính của nhà nước, vậy mà chưa vào họ đã muốn mình phải "luồn cúi " rồi. Nên các pác có thi vào các công ty như mình thì hãy chuẩn bị "money" trước nhé. Đừng nghĩ đố là được đâu hẫy lấy mình làm kinh nghiệm, thi đứng điểm cac nhất, đã có quyết định tiếp nhận, thế mà chỉ qua 1 ngày 1/2 , trời ơi mình đã không được nhận quyết định nữa. Thay vào đó là một người không đạt nhưng biết đi đúng đường thì "may mắn thay" đang đi làm...........
To Bạn hieukt:
Không nên vì một sự việc mà bi quan rồi đánh đồng cá mè một lứa.
Đành rằng bạn có quyết định tiếp nhận rồi nhưng sau đó lại thay đổi. Theo Lão đó là chuyện rất bình thường trong quản lý.
Trong xã hội, có quan hệ và duy trì mối quan hệ là rất quan trọng, chuyện này không thể đánh giá bằng tiền và tôi chắc chắn rằng việc họ thay bạn bằng một người khác không phải chỉ có lý do là tiền, vì có khi chuyện này không phải vì tiền mà vì Rất nhiều tiền.
Tôi ví dụ: (chỉ ví dụ thôi) bạn thi vào Công ty tài chính. Công ty này chuẩn bị đầu tư vào một dự án nào đó (ví dụ Khu Eden chẳng hạn), bỗng dưng xuất hiện bên cạnh bạn một ứng viên có điểm thi thấp hơn bạn nhưng là con (hay em) của một người có thể quyết địh về dự án của Công ty tài chính đó. Vậy thì sếp của Công ty đó sẽ ưu tiên ai trước, nếu bạn là sếp công ty tài chính đó thì bạn chọn ai.
Do những mối quan hệ như thế, nó không phải là tiền nhưng sẽ đẻ ra tiền, tất nhiên. Vì vậy, bạn không nên nghĩ là nhà tuyển dụng muốn tiền của bạn, vì thực tế bạn có được bao nhiêu, có đáng để họ đánh đổi lòng tự trọng hay không.
Vì vậy, với tư cách của "người già" sống lâu, có hơn 10 năm làm trong công ty nhà nước, trong đó hơn 6 năm làm Kế toán trưởng của một doanh nghiệp nhà nước, và bây giờ làm công ty tư nhân, Lão gia khuyên các bạn không nên có ý nghĩ tiêu cực như vậy.
Nếu bạn có đủ khả năng làm công tác tài chính, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể làm ở bất cứ nơi đâu. Cụ thể, nếu bạn muốn làm một chuyên viên phân tích đầu tư tài chính và dự án, mời bạn đến Công ty hiện nay Lão gia, Lão sẽ tiếp nhận và trả lương xứng đáng, cũng như bạn sẽ được đối xử một cách công bằng.
Một lời khuyên nữa: Các bạn hãy cố gắng tự đi trên đôi chân của mình, đừng ỷ lại và dựa vào mối quan hệ nào khác. Rất nhiều bạn mới ra trường đợt này đã tìm được việc với mức lương rất cao đó thôi, đâu cần mối quan hệ nào.

Trong cuộc sống, các bạn cũng không nên đặt nặng chữ tiền. Hãy nhìn xung quanh các anh chị khác trong webketoan này, khi tổ chức các cuộc chơi, các anh chị ấy làm hết sức mình bằng niềm đam mê, sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao nhất, có ai nhắc tiếng nào về tiền đâu, suy rộng ra xã hội cũng vậy thôi. Việc để chữ tiền chi phối hành động và suy nghĩ chỉ làm cho bản thân mình thấp kém xuống mà thôi.
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Cái chủ đề này hay phết, ban đầu liếc qua liếc lại không vào, vào rồi lại thấy hay hay, hay vì vào mà không mất mó nì, vẫn được nói thẳng nói thật, nói mà không sợ "sếp" nghe, sướng...........................

Tại sao trong Cty nhà nước người ta lại sợ sếp? Để trả lời câu này chúng ta hãy xem 2 trường hợp đối nghịch nhau. Ở DN nhà nước, ngày tết ngày lễ nhân viên phải lo quà cáp cho cấp trên. Ngược lại ở các DN dân doanh, ngày lễ ngày tết ông chủ phải móc hầu bao phát thưởng cho nhân viên.

Ngày trước lão già đi làm cho một ông chủ tư nhân, ông chủ tư nhân này lại đang là một cán bộ của một đơn vị nhà nước. Ngày lễ ngày tết, ông chủ này nhận thưởng của DN nhà nước xong lại phải "châm thêm" vào để phát thưởng lại cho lão già. Tại sao vậy?

Vì tư lợi cả thôi. Ông sếp DN nhà nước làm lợi (hại) cho nhà nước vẫn không thể quên lợi ích riêng của mình. Ông sếp tư nhân cũng vì nghĩ đến lợi ích riêng của mình mà hành động ngược lại ông sếp nhà nước.
 
T

thu6tudo

I have changed
24/6/06
345
3
0
Đồng Nai
Hic, đọc cái topic này, thu6 không hiểu gì hết:(. Có lẽ thật tệ khi nói vậy, nhưng ấn tượng đầu tiên khi thu6 đọc, là thu6 nghĩ, mình chưa có ý định làm cho công ty nhà nước bao giờ????
Vì thế, quan hệ với tiền bạc, thu6 chịu...! Hình như thu6 vẫn còn nhìn đời màu hồng quá thì phải?:wall:
 
P

PAT

PAT
10/12/04
287
1
18
61
Ho chi Minh city
Các bạn ah, tôi thực sự cảm thấy rất buồn, thứ nhất là cho nhà nước Việt Nam chúng ta, thứ hai là cho các bạn sinh viên giỏi ngày nay.
Để làm việc trong các công ty lớn nhà nước bây giờ thật buồn quá, họ không cần trình độ đâu chỉ cần " money is all ". Ngẫn từ bản thân tôi ra, thi đúng đầu vào khối chuyên viên dịch vụ tài chính thế mà họ lại gạt mình ra và theo đó là rất nhiều các mối quan hệ của họ không cần thi cử gì nhét vào đó. Vậy thử hỏi tổ chức ra thi để làm gì ? Nếu vì "các mối quan hệ" thì cho những người dự thi như chúng tôi rớt luôn đi, sao lại thông báo trúng tuyển như thế. Để rồi nhận được thông báo có thay đổi nên phải đợi ....................Đợi... đợi ... chắc là cho đến khi các "mối quan hệ" của họ không còn đủ để "quan hệ" nữa chăng?
Thi vào đại học đã rất khó ra trường mong tìm được việc làm tốt càng khó hơn, nhất là đối với con nhà nghèo như chúng tôi hiện nay.... Không biết các nhà chức trách có biết vấn đề này không nhỉ?
Còn các bạn nào có ý kiến gì nữa không?

Bạn này có cách nhìn hơi bi quan. Tôi chưa nghĩ bạn thật sự là giỏi.

Giỏi là gì nhỉ chắc phải có thêm một topic khác quá nhưng chí ít thì phải làm đươc điều mình muốn bất chấp mọi hoàn cảnh. Không nên bình luận DN tư nhân hay NN mà nên nhìn chủ thể này ở môi trường làm việc, văn hóa công ty hay đại loại là một cái gì đó tương tự. Nếu bạn định hướng cư phải vào công ty NN chẳng hạn, bạn phải tìm hiểu nó thật kỹ cái xấu cái đẹp của nó trước khi apply và nếu giỏi bạn hãy phấn đấu thế nào đó để trở thành người cải tạo được môi trường theo ý bạn. Sự việc cũng tương tự như bạn chọn làm cho DN tư nhân thôi. Mới sơ bộ đã thấy bạn than thở rồi có xu hướng cầu cứu rồi.

Giống như mọi người phân tích bản thân chữ "mối quan hệ" hoặc "ekip" chẳng có gì là sai cả - Vấn đề là cách vận dụng nó thôi. Nếu ko hợp bạn có thể đi tìm công ty khác cơ mà

Đâu đó có một bạn sinh viên đã nói rằng Tôi không sợ thiếu việc làm chỉ sợ không kiếm nổi ông chủ giỏi - Rất bản lĩnh, Bạn có thể có suy nghĩ ấy không?
 
T

THỊ NỞ

Guest
Hay quá, các bác già viết zui quá. Nở cũng đọc được mấy chữ nhưng cũng thấy zui zui. Nhất là bác Già chát và bác PAT. Khi nào mời các bác đến bụi chuối nhà NBở chơi cho zui nhé, tiện thể cho Nở học mấy chiêu,..
 
H

hieukt

Guest
16/11/06
179
0
0
37
TP Ho Chi Minh
To Pat : Tôi viết bài này không phải là để than thở hay mong cầu cứu gì mà muốn nói lên thực trạng vào các công ty NN hiện nay mà thôi. Tất nhiên chẳng bao giờ tôi lại waste time để chờ đợi vào công ty đó mà bỏ qua rất nhiều công việc đang cần mình bạn ah. Thế chỉ muốn nói rằng thi vào các công ty NN giỏi chưa hẳn đã được đâu nhé.
 
thanhvunt

thanhvunt

http://thanhvunt.com
22/1/06
2,078
10
0
Nha Trang
thanhvunt.com
Nếu ko hợp bạn có thể đi tìm công ty khác cơ mà

Đâu đó có một bạn sinh viên đã nói rằng Tôi không sợ thiếu việc làm chỉ sợ không kiếm nổi ông chủ giỏi - Rất bản lĩnh, Bạn có thể có suy nghĩ ấy không?
Em thì không nghĩ vậy anh ạh, có thể nói ở tp HCM thị trường lao động cạnh tranh quyết liệt, đồng lương tương xứng với khả năng lao động. Ở tỉnh lẻ nó khác anh ạh, DN lớn hiếm hoi, thị trường lao động không có cạnh tranh. Con bé em gái của em về nhà hỏi "anh ơi tại sao bạn em cùng học với em (chưa học xong ĐH) lại đang làm trong kho bạc. Những đơn vị có mức thu nhập gọi là cao ở các tỉnh lẻ không nhiều, nếu không có mó nì thì không thể vào (gần như là hiển nhiên). Bạn học cùng với mình ngày xưa toàn điểm F lại đang là cán bộ tín dụng BIDV còn mình thì có người nói nhỏ là 50 chai là được. Có những đơn vị mà ở tp HCM người ta cho là bình thường thì ở các tỉnh lẻ nó lại là chỗ làm nhiều người mong muốn. Do đó mà ở tp HCM có nhiều lao động là người tứ xứ đến vậy. Em chắc một điều, nếu có bạn nào đó đang làm việc ở tp HCM với mức lương 400USD (tương xứng với sức lao động) nếu vì lý do gì đó (1001 lý do) mà không thể tiếp tục xa nhà, buộc phải quay về tỉnh lẻ thì tìm không nổi một công việc tương xứng, mà nếu có thì chắc gì đã có "cửa" để vô.

Tỉnh em, trường sư phạm mỗi năm tuyển theo chỉ tiêu, căn cứ theo nhu cầu từng địa phương (huyện) mà chỉ lấy số lượng theo từng huyện. Ấy vậy mà khi ra trường mấy con em ở tp lại nhào về huyện công tác lấy đủ năm để điều chuyển về lại thành phố, mấy con em ở huyện thất nghiệp tìm việc khác (không phải sư phạm) làm. Oái oăm

Do đó mà theo em bạn ấy nói không phải là bi quan mà là nói cái bất công anh ạh.
 
P

PAT

PAT
10/12/04
287
1
18
61
Ho chi Minh city
Em thì không nghĩ vậy anh ạh, có thể nói ở tp HCM thị trường lao động cạnh tranh quyết liệt, đồng lương tương xứng với khả năng lao động. Ở tỉnh lẻ nó khác anh ạh, DN lớn hiếm hoi, thị trường lao động không có cạnh tranh. Con bé em gái của em về nhà hỏi "anh ơi tại sao bạn em cùng học với em (chưa học xong ĐH) lại đang làm trong kho bạc. Những đơn vị có mức thu nhập gọi là cao ở các tỉnh lẻ không nhiều, nếu không có mó nì thì không thể vào (gần như là hiển nhiên). Bạn học cùng với mình ngày xưa toàn điểm F lại đang là cán bộ tín dụng BIDV còn mình thì có người nói nhỏ là 50 chai là được. Có những đơn vị mà ở tp HCM người ta cho là bình thường thì ở các tỉnh lẻ nó lại là chỗ làm nhiều người mong muốn. Do đó mà ở tp HCM có nhiều lao động là người tứ xứ đến vậy. Em chắc một điều, nếu có bạn nào đó đang làm việc ở tp HCM với mức lương 400USD (tương xứng với sức lao động) nếu vì lý do gì đó (1001 lý do) mà không thể tiếp tục xa nhà, buộc phải quay về tỉnh lẻ thì tìm không nổi một công việc tương xứng, mà nếu có thì chắc gì đã có "cửa" để vô.

Tỉnh em, trường sư phạm mỗi năm tuyển theo chỉ tiêu, căn cứ theo nhu cầu từng địa phương (huyện) mà chỉ lấy số lượng theo từng huyện. Ấy vậy mà khi ra trường mấy con em ở tp lại nhào về huyện công tác lấy đủ năm để điều chuyển về lại thành phố, mấy con em ở huyện thất nghiệp tìm việc khác (không phải sư phạm) làm. Oái oăm

Do đó mà theo em bạn ấy nói không phải là bi quan mà là nói cái bất công anh ạh.

Đồng ý với oldNTV hichic, bất công bây giờ thì ở đâu chẳng có. Các nước khác có khi bất công còn nhiều hơn mình nữa ấy chứ .

Phải nói là một số bạn máu vào làm Nhà nước thật. Làm một bài tính đơn giản thế này từ ví dụ của oldNTV. Mất 50 triệu để được làm cán bộ tín dụng lương theo bảng lương công chức cho một nhân viên khoảng 700k Đồng nghĩa để trang trải số tiền đã lo bạn cần không ăn uống, sinh hoạt và ốm đau gì trong vòng 71 tháng (gần 6 năm) mới return được investment - Hơi bị kinh khủng.

OldNTV tính hộ với mức lương công chức chính xác với nhé - PAT này chỉ tạm tính thôi :angel:
 
L

lannhu

It's me!
14/10/04
1,372
2
0
42
~S~
Phải nói là một số bạn máu vào làm Nhà nước thật. Làm một bài tính đơn giản thế này từ ví dụ của oldNTV. Mất 50 triệu để được làm cán bộ tín dụng lương theo bảng lương công chức cho một nhân viên khoảng 700k Đồng nghĩa để trang trải số tiền đã lo bạn cần không ăn uống, sinh hoạt và ốm đau gì trong vòng 71 tháng (gần 6 năm) mới return được investment - Hơi bị kinh khủng.
Anh ơi, 2 từ này thường đi kèm với nhau: "lương+bổng". Anh cắt mất cái đuôi thì sẽ mất cân đối nghiêm trọng rùi. Một số bạn vào máu vào làm NN là vì cái đuôi này í.:angel::angel::angel:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA