Quy trình mới về cưỡng chế nợ thuế

  • Thread starter Webketoan Hub
  • Ngày gửi
Webketoan Hub

Webketoan Hub

Dịch vụ & Đào tạo kế toán
13/2/21
965
126
43
webketoan.com.vn
Quyết định số 1795/QĐ-TCT ngày 11/11/2022 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế.

Quyết định ban hành Quy trình mới về cưỡng chế nợ thuế, bao gồm các biện pháp cưỡng chế sau được quy định tại Điều 125 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 :

1. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của người nộp thuế

2. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

3. Đề nghị cơ quan Hải quan cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

4. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

5. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên

6. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ

7. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Về nguyên tắc, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế sẽ được áp dụng lần lượt từ trước đến sau; tuy nhiên, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan thuế sẽ đồng thời áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế.

Trường hợp doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn thì trong thời gian áp dụng cưỡng chế, cơ quan thuế sẽ không tiếp nhận thông báo phát hành hóa đơn, không cấp mã đối với HĐĐT có mã, không bán, không cấp hóa đơn cho doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp đáp ứng điều kiện được cấp hóa đơn để sử dụng từng lần sau khi tạm nộp 18% doanh thu).

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 20/4/2015.

Nguồn: LuatVietnam.net
 
Khóa học Quản trị dòng tiền

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA