Chi phí bảo dưỡng tài sản cố định đưa vào TK nào?

  • Thread starter giahuong
  • Ngày gửi
G

giahuong

Guest
2/8/04
62
0
0
Truy cập trang
Giúp mình với:
Mình đang có mấy cái hoá đơn chi phí bảo dưỡng định kỳ tài sản cố định (xe ôtô). Chi phí này được hạch toán vào tài khoản nào vậy? Nhờ mọi người chỉ giúp nhé.

Thanks,
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
K

kiemtoan

Sơ cấp
6/8/04
37
2
8
44
Hanoi
Minh thi khong dong y voi y kien cua ban Ngaact: CP bao duong the nao lon? 50 trieu, 100 trieu hay nhieu hon...Viec hach toan CP sua chua bao duong dinh ky vao CP SXKD hay Gia tri tai san khong phai can cu vao gia tri lon hay nho ma can cu vao tinh chat cua viec sua chua.

Cu the: Neu sau khi sua chua tai san cua ban nang cao duoc cong suat so voi thiet ke ban dau, chat luong san pham cao hon, tiet kiem chi phi, keo dai tuoi tho tai san... thi CP sua chua moi duoc tap hop phan anh vao TK 241, de sau do phan anh vao Nguyen gia TSCD khi sua chua hoan thanh. Con neu viec sua chua chi mang tinh chat thuong xuyen duy tu,trung tu,dinh ky bao duong...thi phai hach toan vao CP trong ky.
 
  • Like
Reactions: Phuongthuy92
G

giahuong

Guest
2/8/04
62
0
0
Truy cập trang
Cảm ơn Kiemtoan nhé. Chi phí sữa chữa bảo dưỡng mình nói là chi phí định kỳ ấy mà (cứ hai ba tháng lại phải ra hãng để bảo dưỡng theo đúng lịch trình bảo dưỡng). Như vậy, mình sẽ định khoản vào chi phí trong kỳ thôi nhỉ!

Thanks a lot.
 
H

hong hot

Cao cấp
Theo tôi thì xử lý như ngaact là hợp lý rồi. Tuy nhiên, trên thực tế các chi phí này ở DN thường hạch toán thẳng vào chi phí luôn chứ không qua tài khoản tập hợp vì tài khoản 241 gì đó thông thường là sửa chữa lớn có yếu tố nâng cấp cải tạo và quá trình sửa chữa kéo dài chứ không như việc sơn sì, thay săm lốp...

Như ý kiểm toán nói thì cái quan trọng phải phân biệt là chi phí đó thuộc revenue expenditure hay capital expenditure, các doanh nghiệp đặc biệt là DNNN thường hay cố tình hiểu sai khái niệm này để đưa chi phí sửa chữa lớn vào chi phí trong kỳ vì sửa chữa lớn thủ tục thực hiện rách việc hơn. Chắc là kiểm toán gặp nhiều "quả" như này rồi nên mới "coóng cơ" như vậy.
 
D

dangminhha

Guest
ngaact nói:
Chi phi bao duong cua ban co lon khong?
Neu lon thi ban hach toan nhu sau:
Tap hop chi phi:
No 241
No 133
Co 111,112,331....
Sau do ket chuyen
a) neu tinh vao CF SXKD
No 154
Co 241
b) Neu phan bo dan
No 242
Co 241
c) Neu ghi tang nguyen gia ( du dk ghi tang)
No 211
Co 241
dong thoi ghi don vao Co TK 009 neu sua chua lon bang nguon von khau hao.
Con sua chua nho thi ghi vao:
No 642 or 154
Co 111,112,331....
Minh dong y voi dap an nay vi day la sua chua lon TSCD theo dinh ky
 
D

dontrung

Guest
28/8/03
5
0
0
VN
giahuong thân! Việc quan trọng nhất của bạn là phân biệt bản chất công tác sửa chữa TSCĐ. Sau khi bạn chắc chắn về hình thức sửa chữa TSCĐ thì việc phản ánh nó bằng các bút toán chỉ là đồ con muỗi!-) chúc khỏe!!!
 
H

hathu

Trung cấp
30/9/04
74
1
0
43
Ha Noi
Bạn dontrung nói rất đúng. Chỉ hạch toán như ngaact khi ban đầu chưa biết là liệu những chi phí này có được vốn hoá hay không thôi. Còn nếu đã biết là để duy trì năng lực bình thường của máy móc thì tống vào chi phí luôn.
:banana:
 
Sửa lần cuối:
M

maihang

Guest
30/11/03
22
0
1
Bạn phải phân biệt ra 02 khái niệm như sau :
1) Sửa chửa TSCĐ có lớn hay không lớn gì thì tôi không biết : phải hạch tóan vào chi phí ( có thể trong 1 hay nhiều kỳ, không quan trọng )
2) Nâng cấp : phải tập hợp để ghi tăng nguyên giá
Đơn giản quá mà, còn sửa chửa la gì và nâng cấp là gì thì còn tùy thuộc bạn chi ra sử dụng làm cái gì và còn các yếu tố kỹ thuật trong đó nữa, tùy theo từng ngành nghề mà
 
H

hathu

Trung cấp
30/9/04
74
1
0
43
Ha Noi
To gia huong, chi phí bảo dưỡng định kỳ thì chắc chắn đưa vào phí rồi, vấn đề là nếu chi phí đó mà lớn thì bạn hãy phân bổ.
Ví dụ: định kỳ 3 tháng/lần đem bảo dưỡng tài sản mất 60 triệu
-> phân bổ 1 tháng: 20.000.000đ như thế giá thành của bạn không bị biến động.
Vấn đề này cậu có thể xem trong Chuẩn mực.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA