Kế toán cho DN ngoài quốc doanh - sao cho đúng luật ?

  • Thread starter Viet Accounting
  • Ngày gửi
V

Viet Accounting

Guest
Kế toán ở các DN ngoài quốc doanh : Sao cho đúng luật

Người làm kế toán, kể cả kế toán trưởng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh này còn mang tính tạm bợ, chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng. Các DN lựa chọn KT rất đơn giản, sai nguyên tắc... bài viết này trích một số tiêu chuẩn người làm KT trong Luật KT, mời các bạn tham khảo.

Từ năm 1998 đến nay các cơ quan Nhà nước đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước đều thực hiện công tác kế toán theo Pháp lệnh Kế toán thống kê. Đối với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thì có điều lệ kế toán Nhà nước, nên người làm kế toán được tuyển chọn theo quy định và đã có tác động tích cực trong lĩnh vực quản lý tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1988 đến nay đã tăng dần, nhất là hơn 3 năm gần đây thực hiện Luật Doanh nghiệp thì số doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập đã lên tới gần 50 nghìn doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân v.v. Nhưng người làm kế toán, kể cả kế toán trưởng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh này còn mang tính tạm bợ, chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng, phần lớn người làm kế toán là cán bộ kế toán về hưu đến làm việc, hoặc kế toán tự học - tự làm, kế toán Nhà nước xin làm thêm. Về những người có quan hệ với người đứng đầu doanh nghiệp mà Pháp lệnh kế toán thống kê, hoặc Luật Kế toán đã công bố như vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột ở cùng một đơn vị với người đứng đầu doanh nghiệp cũng được sử dụng tràn lan, tình hình đó gây nhiều tiêu cực trong quản lý kế toán tài chính ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thực tế bất kỳ một doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào, kể cả hợp tác xã ít nhất cũng có các quan hệ với Nhà nước như: quan hệ tín dụng (kể cả tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại), quan hệ về thuế và các khoản phải nộp ngân sách, quan hệ thanh toán với ngân hàng, quan hệ về BHXH cho người lao động... Do đó công tác kế toán và người làm kế toán ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được quan tâm, cụ thể là:

Ngày 17/6/2003 Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán (3/2003 - QH11) có ghi: "Để thống nhất quản lý kế toán; bảo đảm kế toán là công cụ quản lý giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kế toán tài chính; cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời, công khai minh bạch đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân".

Về đối tượng áp dụng, Luật Kế toán có nói đến các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam và nói về người làm kế toán.

Trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết sau Luật Kế toán hoặc Bộ Tài chính có ban hành điều lệ kế toán và kế toán trưởng thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần quan tâm rà soát đến một số nội dung để đến ngày 1/1/2004 Luật Kế toán có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều lúng túng và khó khăn trong công tác kế toán và người làm kế toán ở doanh nghiệp; cụ thể là: Đơn vị phải có tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê kế toán, có chuyên môn nghiệp vụ kế toán; phải bố trí người làm kế toán trưởng, trường hợp đơn vị chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (Điều 48 Luật Kế toán). Người làm kế toán phải có tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ kế toán.

Luật Kế toán quy định người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán (Điều 50 Luật Kế toán). Theo Luật Kế toán đơn vị không được bố trí những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị c m hành nghề, c m làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của tòa án, đang phải truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc đang chấp hành hình phạt tù về các tội về kinh tế có liên quan đến tài chính kế toán mà chưa được xóa án. Hoặc không được bố trí bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột làm kế toán kể cả thủ kho, thủ quỹ ở cùng đơn vị của người có trách nhiệm điều hành đơn vị, kể cả kế toán trưởng ở công ty cổ phần, hợp tác xã... (Điều 51 Luật Kế toán).

Riêng kế toán trưởng phải lựa chọn những người thỏa mãn như người làm kế toán nói trên, ngoài ra cần có trình độ nghiệp vụ trung cấp đã có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm; hoặc người có trình độ đại học kế toán trở lên và có thời gian thực tế về công tác kế toán ít nhất là 2 năm (Điều 53 Luật Kế toán). Luật Kế toán quy định đối với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán (giám đốc, tổng giám đốc...) có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn quy định của Luật Kế toán: Có quyết định thuê người làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng. Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra (Điều 49 Luật Kế toán).

Trên cơ sở Luật Kế toán (3/2003-QH11 ngày 17/6/2003) đã công bố và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 xin nêu một số nội dung cơ bản trên để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xem xét và có hướng khắc phục ngay những hiện tượng trái với tinh thần của Luật Kế toán, để đến khi Luật Kế toán có hiệu lực thì các doanh nghiệp đã có điều kiện thuận lợi về công tác kế toán, và người làm kế toán, cũng như kế toán trưởng. Từ đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước về kế toán của Nhà nước về kế toán của doanh nghiệp của mình.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Tóm lại là cái gì nhỉ ?
 
H

hoangbichngoc6981

Guest
Tôi ko hiểu cho lắm bạn viết cái gì?
Trích lại luật hay là nhắc nhở mọi người đây.
Tôi nghĩ đã là người làm nghề kế toán thì ai cũng phải tìm hiểu những điều này và biết rõ chứ nhỉ?
Tui thấy hình như đây là box nghiệp vụ chứ nhỉ?
 
D

dangminhha

Guest
Đúng là tôi không hiểu gi cả. Chắc là ban đó đã chép từ một văn bản nào đó mà gửi cho moi người thôi. Dù gì thì cũng cám ơn ah !!!
 
H

hong hot

Cao cấp
Mấy bạn chê bai gì ghê vậy? các bạn thử suy ngẫm xem trong những cái mà Vietacc nói có gì sai? cho dù đó là do bạn ấy sưu tầm hay gì đi nữa thì cũng là ý thức đóng góp xây dựng diễn đàn chứ.

Với một số người, thông tin trên có thể là thừa, có thể là ngớ ngẩn song với Vietacc thì nó lại là quan trọng và đương nhiên trên wkt còn nhiều người coi nó là quan trọng.

Đấy là về ý thức tham gia diễn đàn, quay trở lại bài viết của Vietacc, tôi thấy ý bạn ấy muốn mô tả thực trạng của kế toán ở các DN ngoài quốc doanh và nếu gắn nó với quy định của luật thì cần phải khắc phục các điểm gì. Tuy nhiên các kiểu kế toán như bạn nói đến bây giờ không phải là tình trạng phổ biến nữa rồi, rất nhiều các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bộ máy kế toán và HTKSNB cực kỳ tốt, cái quan trọng là chủ DN đã ý thức được vai trò, vị trí và có quan điểm đúng đắn về chức năng, tác dụng của các bộ phận này và yêu cầu của công việc chứ thực ra không phải do quy định của pháp luật vì nếu như vậy thì chỉ là chống đối mà chống đối thì không thể có kết quả tốt được. Tôi được biết ở một số DN TNHH, điều kiện học hành của nhân viên kế toán rất tốt, có nơi còn bố trí cho học kế toán quốc tế và kế toán Anh để đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Hi vọng với vài thông tin trên, bạn sẽ đỡ bi quan hơn khi nhìn về kế toán trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh của VN ta.
 
K

kingh

Guest
7/11/03
63
0
0
Danang
Truy cập trang
Bạn có ưa cái không rõ ràng không???
Tôi thấy kế toán ở các DN ngoài quốc doanh vừa dễ dãi lại vừa làm khó khăn. Giữa hai cái này ranh giói không rõ ràng, đấy chính là cái mà các DN tranh thủ để làm 2 sổ. Một để đối phó với thuế, hai là để theo dõi và quản trị thực sự.
 
H

hong hot

Cao cấp
Việc làm 2 sổ từ xưa ta cứ tưởng nó là một việc làm xấu xa tội lỗi, thực ra đâu phải vậy. Hệ thống kế toán có nhiệm vụ sản sinh ra các báo cáo tài chính bao gồm cả cung cấp thông tin quản trị nội bộ. Để đáp ứng được yêu cầu này, đương nhiên họ phải có hệ thống theo dõi khác nhau. Có thể gọi cái báo cáo tài chính hằng năm của DN là chính thức nhưng nó cũng phải phù hợp với các báo cáo tài chính và phi tài chính quản trị khác. Để làm được việc đấy không gì hơn là các bác phải kế toán cho phù hợp với luật định và chuẩn mực. Việc có hai hay ba sổ không không quan trọng mà quan trọng là cái thông tin tôi được anh báo cáo nó phải phản ánh trung thực cái thực tế của anh. thế thôi.
 
K

ketovi

Đời lận đận.....;)
24/7/04
189
2
18
Nơi SX bánh ... Cáy
Tôi cũng đồng ý với bạn honghot, chung ta đừng nên chê bai kiểu ấy, cùng tham gia diễn đàn là để học hỏi bổ sung kiến thức cho nhau, theo tôi cái gì chưa rõ nên bình tĩnh hỏi lại.
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
hong hot nói:
Việc làm 2 sổ từ xưa ta cứ tưởng nó là một việc làm xấu xa tội lỗi, thực ra đâu phải vậy...
...
Việc có hai hay ba sổ không không quan trọng mà quan trọng là cái thông tin tôi được anh báo cáo nó phải phản ánh trung thực cái thực tế của anh. thế thôi.
Hay, một cách nhìn được đấy. Nhưng vấn đề thế này:
1. Khi có 2 sổ trở lên, một sổ được rà soát bởi bên Thuế. Vậy sổ còn lại ai sẽ kiểm soát đây?
2. Và khi có hai sổ trở lên, chắc chắn, có sự chênh lệch, khác biệt giữa hai sổ đó. Vậy chúng ta phải giải trình thế nào?

Hóng Hớt đâu rồi, cho ý kiến nhé.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Sổ thứ hai do doanh nghiệp tự kiểm soát, đó là hoạt động thực tế của doanh nghiệp, bác Sunf là chủ doanh nghiệp chắc cũng hiểu có nhiều thứ chi phí khó nói, đưa ra cơ quan thuế có khi lại bị pass sang cảnh sát kinh tế hay công an kinh tế mất, do vậy quyển sổ đó cố mà giữ cho kín.

Còn với các doanh nghiệp hoạt động minh bạch thì vẫn không tránh khỏi trường hợp số liệu kế toán quản trị và kế toán thuế chênh lệch, hiện nay nhà nước chấp nhận việc hạch toán kết quả kinh doanh theo thực tế và theo các quy định thuế, trên báo cáo có lãi lỗ kế toán và lãi lỗ chịu thuế, lãi lỗ kế toán được chấp nhận nhằm phục vụ các công ty cổ phần khi công khai tài chính, như vậy nó không nằm trong sự kiểm soát của cơ quan thuế nhưng nằm trong sự kiểm soát của hội đồng cổ đông thông qua ban kiểm sát và hệ thống kiểm toán nội bộ, độc lập.
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Ối già. Chuyện số liệu không minh bạch thì chắc không ai muốn, và chúng ta cũng không bàn ở đây. Quay lại vấn đề chênh lệch giữa báo cáo quản trị và báo cáo thuế. Cứ cho là được chấp nhận đi. Nhưng mỗi một ngày ta có một dung sai nào đó. Vậy thì dần dần, năm này qua năm khác, sự chênh lệch đó càng ngày càng lớn. Cho dù được kiểm soát đi nữa, thì cũng sẽ đến một ngày, sự chênh lệch sẽ tới một mức quá giới hạn, và lúc đó thì sẽ ra sao? Và thêm nữa, cứ có chênh lệch là vấn đề trở nên cực kỳ phức tạp rồi. Rồi mỗi một quý, chênh lệch một chút, giải trình được. Nhưng giả sử sau 3 năm, con số dung sai có thể lên tới hàng triệu USD, thì giải trình thế nào?
 
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Bác SUNF này, không có chênh lệch, DN chỉ cần 1 hệ thống sổ sách thôi thì đúng là perfect rồi còn gì. Có điều trên thực tế, quản trị DN và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước khó có thể hoàn toàn tương đồng được do Ý chí là khác nhau.

Bác nói giải trình chênh lệch ở trên là giải trình cho đối tượng nào vậy?
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Cho em góp vài câu như thế này !
Khi đã phát sinh ra 2 hệ thống sổ trong cùng một doanh nghiệp ( mà cái này thấy ở hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ) thì mục tiêu của 2 sổ đó hoà toàn trái ngược nhau. Nếu như vậy việc chênh lệch giữa 2 sổ đó em nghĩ không nói lên điều gì khi cả 2 hệ thống sổ cùng thực hiện tốt mục tiêu của mình.
- Hệ thống báo cáo quản trị thì luôn yêu cầu phải nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của nó một cách chính xác nhất, từ đó rút ra được các thông tin cần thiết.
- Còn hệ thống sổ Kế toán thuế theo em các ông chủ muốn lập ra một cái báo cáo sao cho giảm thiểu khoản DN phải nộp đến mức hợp lý nhất. Thực ra nhìn vào sổ này thì không thể đánh giá đúng tình hình Sản xuất - Tài chính của doanh nghiệp.
Vì thế việc chênh lệch giữa 2 sổ đôi khi lại là điều đáng mừng.
- Nói túm lại vì đối tượng sử dụng thông tin khác nhau --> Mục tiêu khác nhau ---> mà mục tiêu khác nhau thì cách lấy thông tin cũng khác nhau rồi !
- Các bác bẩu em thêm tý !
 
tonbatuong

tonbatuong

Trung cấp
10/10/03
70
0
8
An giang
Mình góp ý về vđề này:
_Cách tính thuế đ/v các tp ktế hiện nay của ngành Thuế chưa mang tính chuyên môn và chạy theo chỉ tiêu, nên các DN tư nhân nào hưởng mức thuế thấp hoặc có ưu đãi thì nhào ra làm ăn, còn cao họ rút lui đi vào kd tín dụng ngoài. Do đó, sổ sách họ nhờ KT làm để b/c cho Thuế là chính, còn thực tế tự thân người chủ có cách theo dõi riêng để kinh doanh vì đó là bí mật KD. Nếu người ngoài biết thì bị cạnh tranh sao!
 
P

Pham Quynh Anh

Guest
8/10/05
3
0
0
TP HCM
Toi dang cong tac o Ho Chi Minh trong vong 1 nam. Toi co dieu kien sap xep thoi gian di hoc them chung chi CPA Viet Nam nhung khong biet o Ho Chi Minh dang ky hoc o dau? Cac ban hay tu van thong tin cho toi voi nhe!
 
T

Tranghuynh

Guest
27/4/05
19
0
0
TP.HCM
cam_to_80 nói:
Cho em góp vài câu như thế này !
Khi đã phát sinh ra 2 hệ thống sổ trong cùng một doanh nghiệp ( mà cái này thấy ở hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ) thì mục tiêu của 2 sổ đó hoà toàn trái ngược nhau. Nếu như vậy việc chênh lệch giữa 2 sổ đó em nghĩ không nói lên điều gì khi cả 2 hệ thống sổ cùng thực hiện tốt mục tiêu của mình.
- Hệ thống báo cáo quản trị thì luôn yêu cầu phải nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của nó một cách chính xác nhất, từ đó rút ra được các thông tin cần thiết.
- Còn hệ thống sổ Kế toán thuế theo em các ông chủ muốn lập ra một cái báo cáo sao cho giảm thiểu khoản DN phải nộp đến mức hợp lý nhất. Thực ra nhìn vào sổ này thì không thể đánh giá đúng tình hình Sản xuất - Tài chính của doanh nghiệp.
Vì thế việc chênh lệch giữa 2 sổ đôi khi lại là điều đáng mừng.
- Nói túm lại vì đối tượng sử dụng thông tin khác nhau --> Mục tiêu khác nhau ---> mà mục tiêu khác nhau thì cách lấy thông tin cũng khác nhau rồi !
Mình tán thành cách giải thích của bạn cam_to_80.
 
yen85

yen85

Trung cấp
14/3/05
65
0
6
38
in your heart
to sunf: em thấy phần chênh lệch đó có ai biết đâu mà cần giải trình, một thuộc bí mật doanh nghiệp , một công khai cho co quan thuế hai cái sổ này đâu thể mang ra đối chiếu. Mà để bị đối chiếu nhu thế thì việc dùng hai sổ đã bị co quan thuế tóm gáy rùi còn giải trình chi nũa.^_^
 
D

dankt

Guest
25/11/05
23
4
3
Ha Noi
mọi người vẫn nhầm lẫn giữa kế toán thuế và kế toán tài chính. Bây giờ hệ thống kế toán không chỉ 2 mà thậm chí phải 3, 4 hệ thống sổ ấy chứ. VN trước đây và hiện nay quy định như vậy vì cũng không hiểu gì về kế toán. Cung cấp thông tin để tính thuế chỉ là một trong các nhiệm vụ của hệ thống kế toán. Trong kế toán người ta chia ra:
kế toán tài chính: cung cấp thông tin để lập báo cáo tài chính. các thông tin này thường phải được kiểm toán trước khi công bố. Trong tương lai gần VN sẽ phải đi theo quy định này nếu muốn hội nhập và nhận đầu tư từ nước ngoài hoặc khi thị trờng chứng khoán VN phát triển các DN nào huy động vốn bằng cổ phiếu sẽ phải làm.
kế toán quản trị: cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính phục vụ quản trị DN. Đây là vấn đề đang yếu ở VN.
kế toán thuế: chứa có mà mọi người đang lầm tưởng kế toán tài chính là kế toán thuế.
còn kế toán chi phí thì sao.
Nếu theo cơ sở kế toán có kế toán dồn tích (accrual acc.) và kế toán trên cơ sở tiền (cash basic acc.) rõ ràng 2 loại kế toán dựa trên 2 cơ sở khác nhau thì phải khác nhau chứ.
Tóm lại bao nhiêu hệ thống sổ không quan trọng, càng nhiều có khi càng tốt vì thông tin sẽ rõ ràng rành mạch hơn và chứng tỏ được vai trò quan trọng của kế toán. Vấn đề quan trọng là phải tuân thủ pháp luật. Anh nào vi phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật.
 
M

MINHHAI

Guest
30/12/05
3
0
0
Vũng Tàu
Tại sao không là 1 hệ thống kế toán mà là 2 haynhiều hơn ? theo tôi vì có nhiều chi phí mà cơ quan thuế / sở tài chính / CQ Ql vốn của nhà nước không chấp nhận dù đó là chi phí ( theo tôi là hợp lý) mà DN thực chi nhưng khi quyết toán hoặc kiểm toán thì bị các cơ quan có thẩm quyền loại ra không được tính vào chi phí.Vì vậy mới có vấn đề nêu trên.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA