V
Viet Accounting
Guest
Kế toán ở các DN ngoài quốc doanh : Sao cho đúng luật
Người làm kế toán, kể cả kế toán trưởng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh này còn mang tính tạm bợ, chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng. Các DN lựa chọn KT rất đơn giản, sai nguyên tắc... bài viết này trích một số tiêu chuẩn người làm KT trong Luật KT, mời các bạn tham khảo.
Từ năm 1998 đến nay các cơ quan Nhà nước đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước đều thực hiện công tác kế toán theo Pháp lệnh Kế toán thống kê. Đối với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thì có điều lệ kế toán Nhà nước, nên người làm kế toán được tuyển chọn theo quy định và đã có tác động tích cực trong lĩnh vực quản lý tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1988 đến nay đã tăng dần, nhất là hơn 3 năm gần đây thực hiện Luật Doanh nghiệp thì số doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập đã lên tới gần 50 nghìn doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân v.v. Nhưng người làm kế toán, kể cả kế toán trưởng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh này còn mang tính tạm bợ, chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng, phần lớn người làm kế toán là cán bộ kế toán về hưu đến làm việc, hoặc kế toán tự học - tự làm, kế toán Nhà nước xin làm thêm. Về những người có quan hệ với người đứng đầu doanh nghiệp mà Pháp lệnh kế toán thống kê, hoặc Luật Kế toán đã công bố như vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột ở cùng một đơn vị với người đứng đầu doanh nghiệp cũng được sử dụng tràn lan, tình hình đó gây nhiều tiêu cực trong quản lý kế toán tài chính ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thực tế bất kỳ một doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào, kể cả hợp tác xã ít nhất cũng có các quan hệ với Nhà nước như: quan hệ tín dụng (kể cả tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại), quan hệ về thuế và các khoản phải nộp ngân sách, quan hệ thanh toán với ngân hàng, quan hệ về BHXH cho người lao động... Do đó công tác kế toán và người làm kế toán ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được quan tâm, cụ thể là:
Ngày 17/6/2003 Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán (3/2003 - QH11) có ghi: "Để thống nhất quản lý kế toán; bảo đảm kế toán là công cụ quản lý giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kế toán tài chính; cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời, công khai minh bạch đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân".
Về đối tượng áp dụng, Luật Kế toán có nói đến các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam và nói về người làm kế toán.
Trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết sau Luật Kế toán hoặc Bộ Tài chính có ban hành điều lệ kế toán và kế toán trưởng thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần quan tâm rà soát đến một số nội dung để đến ngày 1/1/2004 Luật Kế toán có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều lúng túng và khó khăn trong công tác kế toán và người làm kế toán ở doanh nghiệp; cụ thể là: Đơn vị phải có tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê kế toán, có chuyên môn nghiệp vụ kế toán; phải bố trí người làm kế toán trưởng, trường hợp đơn vị chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (Điều 48 Luật Kế toán). Người làm kế toán phải có tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ kế toán.
Luật Kế toán quy định người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán (Điều 50 Luật Kế toán). Theo Luật Kế toán đơn vị không được bố trí những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị c m hành nghề, c m làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của tòa án, đang phải truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc đang chấp hành hình phạt tù về các tội về kinh tế có liên quan đến tài chính kế toán mà chưa được xóa án. Hoặc không được bố trí bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột làm kế toán kể cả thủ kho, thủ quỹ ở cùng đơn vị của người có trách nhiệm điều hành đơn vị, kể cả kế toán trưởng ở công ty cổ phần, hợp tác xã... (Điều 51 Luật Kế toán).
Riêng kế toán trưởng phải lựa chọn những người thỏa mãn như người làm kế toán nói trên, ngoài ra cần có trình độ nghiệp vụ trung cấp đã có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm; hoặc người có trình độ đại học kế toán trở lên và có thời gian thực tế về công tác kế toán ít nhất là 2 năm (Điều 53 Luật Kế toán). Luật Kế toán quy định đối với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán (giám đốc, tổng giám đốc...) có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn quy định của Luật Kế toán: Có quyết định thuê người làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng. Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra (Điều 49 Luật Kế toán).
Trên cơ sở Luật Kế toán (3/2003-QH11 ngày 17/6/2003) đã công bố và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 xin nêu một số nội dung cơ bản trên để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xem xét và có hướng khắc phục ngay những hiện tượng trái với tinh thần của Luật Kế toán, để đến khi Luật Kế toán có hiệu lực thì các doanh nghiệp đã có điều kiện thuận lợi về công tác kế toán, và người làm kế toán, cũng như kế toán trưởng. Từ đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước về kế toán của Nhà nước về kế toán của doanh nghiệp của mình.
Người làm kế toán, kể cả kế toán trưởng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh này còn mang tính tạm bợ, chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng. Các DN lựa chọn KT rất đơn giản, sai nguyên tắc... bài viết này trích một số tiêu chuẩn người làm KT trong Luật KT, mời các bạn tham khảo.
Từ năm 1998 đến nay các cơ quan Nhà nước đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước đều thực hiện công tác kế toán theo Pháp lệnh Kế toán thống kê. Đối với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước thì có điều lệ kế toán Nhà nước, nên người làm kế toán được tuyển chọn theo quy định và đã có tác động tích cực trong lĩnh vực quản lý tài chính Nhà nước và tài chính doanh nghiệp. Riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 1988 đến nay đã tăng dần, nhất là hơn 3 năm gần đây thực hiện Luật Doanh nghiệp thì số doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập đã lên tới gần 50 nghìn doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân v.v. Nhưng người làm kế toán, kể cả kế toán trưởng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh này còn mang tính tạm bợ, chưa được coi trọng cả về số lượng và chất lượng, phần lớn người làm kế toán là cán bộ kế toán về hưu đến làm việc, hoặc kế toán tự học - tự làm, kế toán Nhà nước xin làm thêm. Về những người có quan hệ với người đứng đầu doanh nghiệp mà Pháp lệnh kế toán thống kê, hoặc Luật Kế toán đã công bố như vợ, chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột ở cùng một đơn vị với người đứng đầu doanh nghiệp cũng được sử dụng tràn lan, tình hình đó gây nhiều tiêu cực trong quản lý kế toán tài chính ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thực tế bất kỳ một doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào, kể cả hợp tác xã ít nhất cũng có các quan hệ với Nhà nước như: quan hệ tín dụng (kể cả tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại), quan hệ về thuế và các khoản phải nộp ngân sách, quan hệ thanh toán với ngân hàng, quan hệ về BHXH cho người lao động... Do đó công tác kế toán và người làm kế toán ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được quan tâm, cụ thể là:
Ngày 17/6/2003 Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán (3/2003 - QH11) có ghi: "Để thống nhất quản lý kế toán; bảo đảm kế toán là công cụ quản lý giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kế toán tài chính; cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp thời, công khai minh bạch đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân".
Về đối tượng áp dụng, Luật Kế toán có nói đến các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam và nói về người làm kế toán.
Trong khi chờ Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết sau Luật Kế toán hoặc Bộ Tài chính có ban hành điều lệ kế toán và kế toán trưởng thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần quan tâm rà soát đến một số nội dung để đến ngày 1/1/2004 Luật Kế toán có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp sẽ giảm được nhiều lúng túng và khó khăn trong công tác kế toán và người làm kế toán ở doanh nghiệp; cụ thể là: Đơn vị phải có tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê kế toán, có chuyên môn nghiệp vụ kế toán; phải bố trí người làm kế toán trưởng, trường hợp đơn vị chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (Điều 48 Luật Kế toán). Người làm kế toán phải có tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. Có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ kế toán.
Luật Kế toán quy định người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ kế toán (Điều 50 Luật Kế toán). Theo Luật Kế toán đơn vị không được bố trí những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị c m hành nghề, c m làm kế toán theo bản án hoặc quyết định của tòa án, đang phải truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc đang chấp hành hình phạt tù về các tội về kinh tế có liên quan đến tài chính kế toán mà chưa được xóa án. Hoặc không được bố trí bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột làm kế toán kể cả thủ kho, thủ quỹ ở cùng đơn vị của người có trách nhiệm điều hành đơn vị, kể cả kế toán trưởng ở công ty cổ phần, hợp tác xã... (Điều 51 Luật Kế toán).
Riêng kế toán trưởng phải lựa chọn những người thỏa mãn như người làm kế toán nói trên, ngoài ra cần có trình độ nghiệp vụ trung cấp đã có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm; hoặc người có trình độ đại học kế toán trở lên và có thời gian thực tế về công tác kế toán ít nhất là 2 năm (Điều 53 Luật Kế toán). Luật Kế toán quy định đối với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán (giám đốc, tổng giám đốc...) có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn quy định của Luật Kế toán: Có quyết định thuê người làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng. Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm về hậu quả do những sai trái mà mình gây ra (Điều 49 Luật Kế toán).
Trên cơ sở Luật Kế toán (3/2003-QH11 ngày 17/6/2003) đã công bố và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004 xin nêu một số nội dung cơ bản trên để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xem xét và có hướng khắc phục ngay những hiện tượng trái với tinh thần của Luật Kế toán, để đến khi Luật Kế toán có hiệu lực thì các doanh nghiệp đã có điều kiện thuận lợi về công tác kế toán, và người làm kế toán, cũng như kế toán trưởng. Từ đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước về kế toán của Nhà nước về kế toán của doanh nghiệp của mình.