To phuong2n : Bạn có vẻ căng thẳng quá nhỉ !
Có lẽ do cách diễn đạt của mình làm bạn căng thẳng.
Hiện mình đang làm việc ở 1 Cty TNHH 1 thành viên gần 2 năm rồi và mình cũng chẳng thích thú gì công việc ở đó cả, có lẽ lời khuyên của bạn chí lý đấy! :bigok:
Mình sẽ giải thích lí do tại sao mình lại nói nếu để lâu mà chưa có khoản chi nào để cân đối thì bạn nên làm thủ tục giảm nguồn.
Thứ nhất: Nếu bạn để tồn quỹ trên sổ tiền mặt lớn trong khi thực tế bạn vẫn phải rút tiền gửi ngân hàng về để chi trả các khoản chi thực tế phát sinh thì sẽ nhận ra ngay sự vô lý.
Thứ hai: Muốn giảm một tài sản (ở đây là tiền mặt) thì phải hoặc tăng một TS khác hoặc giảm giảm một NVốn khác.
Tăng tài sản: Đối với các khoản chi nhỏ thì còn có thể cân đối còn tiền mua nhà là khoản tiền lớn, khó có thể bù đắp bằng các khoản chi phí hoạt động, còn nếu mua hàng thì phải bán ra hoặc tồn kho lớn, nếu mua tài sản cố định thì phải chuyển quyền sở hữu, trước bạ rất phức tạp và không khả thi...., nếu để ở 141, 138 thì cũng phải hoàn quỹ mà trong trường hợp sếp rút tiền mua nhà thì khả năng hoàn quỹ min.
Vì thể với việc tăng TS là rất khó vì các khoản chi tiêu đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp đi kèm.
Giảm nguồn vốn:
Nếu có các khoản vay vốn hay phải trả ngưòi bán bạn có thể cân đối bằng cách giảm vốn vay, giảm phải trả cái này cũng khó vì phụ thuộc 1 bên khác, và chi phí vốn vay ghi sổ (nếu có) đương nhiên cũng giảm.
Và cuối cùng là giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
Thứ ba: Là bất lợi cũng như thuận tiện vì là Cty TNHH 1 thành viên nên tài chính có thế nào thì báo cáo nội bộ thế vậy, không cần đến kỹ thuật xào nấu chi cả. (ngoại trừ T/h xếp mua nhà cho bà hai mà bà cả kiểm toán thì miễn bàn)
Mặt khác một số CT TNHH bây giờ chưa thực sự để ý đến sự sáng sủa và công khai của Báo Cáo tài chính mà chỉ đặt mục tiêu làm sao lãi nhiều, nộp thuế ít mà thôi, Xét trên khía cạnh thực tế đó việc ghi giảm nguồn trong trường hợp nếu sếp không hoàn quỹ là lựa chọn ít rủi ro hữu hình nhất, còn rủi ro vô hình thì khi sếp bạn làm thế thì sếp cũng phải cân nhắc rồi.(nếu sếp biết)
Thế thôi bạn nhỉ! có gì mà phải căng thẳng với nhau cho mất đi tinh thần slogan của WEB ta :dzo:
Mình biết gì thì nói vậy và có thể cũng chưa hiểu được thấu đáo kỹ thuật biến tấu các trường hợp tương tự nhưng xảy ra ở công ty TNHH nhiều TV, hay công ty Cổ phần, DNNNc thì mới là các cao thủ thực sự.
Nếu bạn nào có ý kiến khác xin đưa ra để mọi người cùng tham khảo. Vì có lẽ đây cũng là 1 trường hợp mà thực tế hay gặp: Ví dụ như mua ôtô của cá nhân phục vụ cho HĐSXKD của DN nhưng 8 tháng qua phải treo tồn quỹ vì chưa sang tên được do sự nhiêu khê của các thủ tục Hành là chính.
Ối trời ơi! gõ mỏi cả tay!!! :cheesebur