Định khoản: "Một nợ nhiều có" trong phần mềm

  • Thread starter BinhLeClick007
  • Ngày gửi
B

BinhLeClick007

Guest
Định khoản : "Một nợ nhiều có" trong phần mềm

Bác nào đã xài phần mềm kế toán cho mình hỏi : Chuyện định khoản một nợ nhiều có hoặc ngược lại.

1. Thứ nhất : Chúng ta có cần phải thực hiện công việc tách số tiền theo từng bút toán rồi cập nhật vào hay ko ? Nếu không thì căn cứ vào tiêu thức nào để chương trình tự động tách ra từng cặp đối ứng khi cần thiết hoặc nếu các nghiệp vụ khác không liên quan đến thu chi thì có định khoản như vậy được không ?

2. Thứ hai : Nếu một nghiệp vụ phát sinh nhiều có và nhiều nợ thì chương trình có cho phép chúng ta cập nhật được không ?

Mong Pác giải thích rõ hơn giùm các vấn đề trên.

Xin thanks !!!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
omargiaochu nói:
Phần mềm mà lại ko làm được việc đó thì làm sao thành PMKT được.

Thế là lại bạn chưa gặp cái phầm mềm kế toán không làm được phần này nên bạn lạc quan thế thôi.

omargiaochu nói:
Em nghĩ đơn giản để nhập được nhiều cặp định khoản cùng lúc thì chỉ là nhập nhiều dòng trên 1 phiếu là được.

Khái niệm nhập nhiều định khoản cùng lúc, lại khác với "định khoản một nợ nhiều có (hoặc ngược lại) rồi.


To binhleclick007. Như tôi nói ở trên, không phải phần mềm kế toán nào cũng có, vì tôi nghĩ phần mềm viết 5-7 năm trước không làm được việc này. Tốt nhất là bạn hỏi nhà cung cấp, và nói họ hướng dẫn mình sử dụng chức năng này.

Trong PMKT Fast bạn có thể thực hiện trong một phiếu kế toán nhiều định khoản 1 nợ,nhiều có (hoặc ngược lại) khi bạn dùng chức năng nhóm định khoản. Khi hạch toán lương vào chi phí thì chức năng này thuận tiện lắm.
 
F

ForestC

Guest
11/1/05
377
1
0
44
E'rywhere
Cái này cũng tuỳ từng phần mềm, phần mềm nào được tổ chức tốt thì thế nào cũng hỗ trợ cái việc định khoản nhiều bút toán trên cùng 1 fiếu thế này. Còn nếu phần mềm nào không cho fép thực hiện việc này thì quả thật cũng rất khó chịu khi làm việc với nó. Chẳng có câu trả lời chính xác cho vấn đề này mà nó phụ thuộc vào những người viết phần mềm nào đó bạn đang sử dụng có tích hợp cái chức năng này vào phần mềm của họ hay không mà thôi.!
 
T

TRINHDUY

Guest
27/1/05
26
0
0
48
Hanoi
Việc định khoản nhiều nợ một có hoặc ngược lại mà phần mềm không giải quyết được thì là do người cung cấp quá yếu không viết nổi mà thôi. Lúc này nên tìm phần mềm khác mà mua, hoặc yêu cầu họ phải sửa chữa nâng cấp lên.
 
B

BinhLeClick007

Guest
Mặc dù phần mềm mình đang sử dụng không có chức năng này nhưng mình rất muốn biết nguyên lý thực hiện của nó.

Mong các Pác quan tâm giúp đỡ !!!
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Chắc là bạn nên đến chỗ anh Tuấn hoặc anh Khánh để họ chỉ chi tiết cách thức hoạt động cho bạn.

Theo tôi được biết thì đa số phần mềm đều cho phép thực hiện 1 bút toán với nhiều định khoản. Điều này sẽ tạo sự linh động hơn cho người sử dụng vì đa số các chứng từ đều phải định khoản nhiều bút toán.
Phần mềm chỉ là công cụ để kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên việc quyết định đúng sai là do người dùng. Chỉ có 1 số quy định bắt buộc thì 1 số phần mềm mới gán vào phép thử còn lại thì đa số là tạo sự dễ dàng, tiện lợi tối đa cho người dùng.
Đây chỉ là ý kiến trên phương diện của người sử dụng, còn lại thì bạn phải hỏi các chuyên gia phần mềm nhé.
 
omargiaochu

omargiaochu

Guest
17/5/05
430
0
16
Viet Nam
www.sisvn.com
xuantham nói:
Khái niệm nhập nhiều định khoản cùng lúc, lại khác với "định khoản một nợ nhiều có (hoặc ngược lại) rồi.

Thế em hỏi bác ta là có thể tách 1 nợ nhiều có thành nhiều cặp định khoản chứ còn gì nữa, lấy ví dụ cho bác thấy nhé :
Ví dụ : Nợ 111 : 8 800.000
Có 511 : 8 000 000
Có 33311: 800 000
Đây là 1 nợ nhiều có đây đúng ko. Thế nó có phải là :

Nợ 111 : 8 000 000
Có 511 : 8 000 000
và :
Nợ 111 : 800 000
Có 33311 : 800 000
Trường hợp này hầu hết tất cả các PMKT đều phải làm được, em chưa tìm hiểu cái PMKT của ngày xưa nhưng mà nếu PMKT bây giờ mà ko làm đc thì gọi gì là PMKT bởi vì cái trường hợp này nó phát sinh thường xuyên.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
To omargiaochu:
Đồng ý với bạn hạch toán 1 NỢ nhiều Có hoặc ngược lại thì có thể tách ra nhiều định khoản. Hoặc có thể nhập nhiều định khoản thành 1 định khoản được.

Nhưng không phải nhiều định khoản đều có thể gộp lại thành 1 định khoản. Đó là sự khác biệt. Gặp làm gì những phần mềm xa xưa không được nâng cấp, Mình biết vì mình đã gặp rồi . Và kết quả là mình đã từ chối nhận làm nơi đó vì không chịu nổi cái PMKT đó
 
omargiaochu

omargiaochu

Guest
17/5/05
430
0
16
Viet Nam
www.sisvn.com
xuantham nói:
To omargiaochu:
Nhưng không phải nhiều định khoản đều có thể gộp lại thành 1 định khoản.

Nhiều định khoản có thể gộp thành 1 định khoản hay ngược lại chỉ có thể xảy ra ở trường hợp 1 nợ nhiều có hay 1 có nhiều nợ.

Theo em nghĩ bất kỳ phần mềm nào cũng đáp ứng rằng trong 1 phiếu luôn cho phép ta nhập nhiều dòng và mỗi dòng 1 cặp định khoản. Kể cả chương trình ngày xưa em nghĩ chắc chắn phải có.

To BinhLeClick007 :
Vấn đề là bạn đang dùng PM gì.
Còn PMKT thông thường hiện nay :
- Trường hợp 1 của bạn thì mình nghĩ để nhập vào PM thì phải tách ra để nhập thành từng dòng trên phiếu.
- Trường hợp 2 : Trong chương trình PMKT bao giờ cũng có 1 phiếu gọi là phiếu khác hay phiếu kế toán. Phiếu đó cho phép ta nhập nhiều cặp định khoản bất kỳ ứng với nhiều dòng.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
omargiaochu nói:
Kể cả chương trình ngày xưa em nghĩ chắc chắn phải có
.

Một số PMKT đã có từ những năm 1992 lận, ở thời điểm đó các NVKTPS không phức tạp nên phần mềm không cần đáp ứng yêu cầu định khoản này. PMKT hay hoặc dở không phải do nó ra đời ở thời điểm nào quyết định mà còn do programers nữa. Bây giờ 2005, nhưng nếu để chị viết cái gọi là PMKT thì nó còn "tệ hại" hơn những PMKT mà chị chê "quá tệ hại". Đồng ý không?
 
B

BinhLeClick007

Guest
Vấn đề mình nêu ra như thế này :

Ví dụ vào cuối tháng phát sinh nghiệp vụ kinh tế : Thanh toán tiền điện T07/05 với số tiền là 2.000.000 VNĐ (để đơn giản nên không đưa thuế vào) và được phân bổ cho BPBH 70% và BPQL 30%.

PM cho phép ta định khoản bút toán sau mà chúng ta không cần phải tách cho từng bút toán :

N641 : 1.400.000
N642 : 600.000
C111 : 2.000.000

Đây là trường hợp định khoản nhiều nợ một có chứ không phải nhập cùng lúc nhiều bút toán (trường hợp này rất dễ).

Thế thì chương trình sẽ căn cứ vào đâu để nhận diện ra hai bút toán riêng biệt (N641, C111 và N642, C111) của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi chúng ta in sổ chi tiết hoặc sổ cái ...

Do mình ở "xa nhà văn hoá" nên không gặp trực tiếp các anh ấy được. Vả lại trên diễn đàn mình cũng còn rất nhiều thành viên là nhân viên của CompasX, Fast, SiS, MISA … nên các Huynh này trả lời giúp để các thành viên khác cùng tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến.


Thanks a lol !

“Bầu ơi thương lấy bó cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung Cộng đồng (Webketoan)”
 
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
Code | Account | Dr/Cr | Value | ...
0001 | 641 | Dr | 1.400.000
0001 | 642 | Dr | 600.000
0001 | 111 | Cr | 2.000.000
----------------------------------------------
0002.....
.....

"Chương trình" sẽ căn cứ vào tổ hợp {Code, Account, Dr/Cr} --> "nhận diện ra hai bút toán riêng biệt (N641, C111 và N642, C111) của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh"

Đối với các quan hệ nhiều nhiều (n-n relation) thì theo lý thuyết database bao giờ cũng tách thành các quan hệ một nhiều (1-n relation) (Chuẩn hóa dữ liệu - chắc nghiệp vụ cũng có .... chuẩn hóa nghiệp vụ :))
 
Sửa lần cuối:
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
StonyHeartedMan nói:
Code | Account | Dr/Cr | Value | ...
0001 | 641 | Dr | 1.400.000
0001 | 642 | Dr | 600.000
0001 | 111 | Cr | 2.000.000
----------------------------------------------
0002.....
.....

Căn cứ vào tổ hợp {Code, Account, Dr/Cr} --> "nhận diện ra hai bút toán riêng biệt (N641, C111 và N642, C111) của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh"

Đối với các quan hệ nhiều nhiều (n-n relation) thì theo lý thuyết database bao giờ cũng tách thành quan hệ 1-n relation (Chuẩn hóa dữ liệu - chắc nghiệp vụ cũng có .... chuẩn hóa nghiệp vụ :))


Bó tay thôi bác ạ! Tôi không phải dân IT thì hiểu làm sao được lời bác giải thích, (mà bác BinhLe chắc cũng vậy - nếu không thì bác ấy hiểu được thì sẽ không thắc mắc).
 
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
To xuantham: Bạn xem lại câu hỏi của BinhLeClick007 nhé :)
Câu hỏi:
Thế thì chương trình sẽ căn cứ vào đâu để nhận diện ra hai bút toán riêng biệt (N641, C111 và N642, C111) của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi chúng ta in sổ chi tiết hoặc sổ cái ...

Trả lời:
Đó là 1 ví dụ (xem bài viết trên) về cách thiết kế để chương trình có thể căn cứ vào đó mà nhận diện 2 bút toán riêng tách biệt.
 
xuantham

xuantham

Cao cấp
18/8/05
5,376
652
113
58
TP. Hồ Chí Minh
To Stony Hearted

Bạn không hiểu ý mình à?

Có nghĩa là Chương trình căn cứ trên các tổ hợp đó để nhận diện ra. Nhưng để hiểu tại sao cái tổ hợp đó nhận diện được thì " bó tay".
Cho nên để hiểu sơ sơ là có cách để chương trình nhận diện được thì hiểu
Còn lý thuyết database thì mình không hiểu, mà để mình hiểu được thì bạn sẽ phải giảng giải dài dài.

Tóm lại: Đó là một lời than vản của người không có kiền thức về lập trình dữ liệu thôi. Tôi không có ý nói bạn trả lời đúng hay sai. Còn như Binh Le cũng là dân lập trình luôn thì tôi xin lỗi vì tưỡng bạn cũng như tôi
 
omargiaochu

omargiaochu

Guest
17/5/05
430
0
16
Viet Nam
www.sisvn.com
BinhLeClick007 nói:
Vấn đề mình nêu ra như thế này :

Ví dụ vào cuối tháng phát sinh nghiệp vụ kinh tế : Thanh toán tiền điện T07/05 với số tiền là 2.000.000 VNĐ (để đơn giản nên không đưa thuế vào) và được phân bổ cho BPBH 70% và BPQL 30%.

PM cho phép ta định khoản bút toán sau mà chúng ta không cần phải tách cho từng bút toán :

N641 : 1.400.000
N642 : 600.000
C111 : 2.000.000

Đây là trường hợp định khoản nhiều nợ một có chứ không phải nhập cùng lúc nhiều bút toán (trường hợp này rất dễ).

Thế thì chương trình sẽ căn cứ vào đâu để nhận diện ra hai bút toán riêng biệt (N641, C111 và N642, C111) của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi chúng ta in sổ chi tiết hoặc sổ cái ...

Bạn hãy thử tham khảo chương trình Fast xem, nó có Phiếu kế toán cho phép bạn nhập như vậy.

Còn căn cứ vào đâu á, căn cứ vào 1 code nào đó, như trong Fast thì có 1 trường là nhóm định khoản, cái này sẽ dùng để đánh dấu 1 lần định khoản (có thể 1 nợ nhiều có hay ngược lại) .

Theo VD của bạn : Bạn có thể nhập vào : Nợ 641, 642 - Có 111 trên 1 phiếu khi đó 3 dòng này sẽ đưa vào 1 nhóm định khoản.

Dựa vào nhóm định khoản chương trình khi post ra bảng để lên báo cáo sẽ tách ra thành 2 cặp là : Nợ 641, Có 111 và Nợ 642, có 111.
 
B

BinhLeClick007

Guest
Cảm ơn các Pác về phần giải đáp !

Mình đã hiểu việc tách các bút toán có quan hệ 1 -> n roài nhưng do không có chương trình DEMO nào để xem giao diện cập nhật loại định khoản này như thế nào ? (cách hỏi hơi mơ hồ nhưng mình rất muốn biết). Mong các huynh tiếp tục ủng hộ.

I.mail : binh_click@yahoo.com
 
T

t2vy1979

Guest
20/8/04
32
1
6
Binh Duong
bạn thử dowload phân mềm kT Unesco tại địa chỉ www.ucdit.com; về và nhập thử vài chứng từ kế toán là được liền.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
BinhLeClick007 nói:
Cảm ơn các Pác về phần giải đáp !

Mình đã hiểu việc tách các bút toán có quan hệ 1 -> n roài nhưng do không có chương trình DEMO nào để xem giao diện cập nhật loại định khoản này như thế nào ? (cách hỏi hơi mơ hồ nhưng mình rất muốn biết). Mong các huynh tiếp tục ủng hộ.

I.mail : binh_click@yahoo.com

Tự Demo bằng Excel đi, cái đó có gì khó đâu, còn phương án giải quyết thế nào để ra được một nợ nhiều có hai một có nhiều nợ là do mấy bác lập trình bác ấy thiết kế, giống như StonyHeartedMan trình bày ấy, nếu bạn quan tâm tới việc lập trình thế nào thì lại là vấn đề khác rồi.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA