Chuyện vui nói lái của ISKATA

  • Thread starter ISKATA
  • Ngày gửi
hồngtrường

hồngtrường

Guest
3/3/07
1,077
3
38
Hà Lội
Hay quá hehehhe
Hôm nay mới biết con hào nó sống ngoài đồng hehheh
Bác ISKATA này tài thật heheh phục bác quá
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Tỉnh Gia Lai - KonTum

Hồi đất nước mới thống nhất, có 2 vị, một vị Sư, và một vị Thầy ở đồng bằng lên Tỉnh Gia Lai KonTum (Hồi đó Gia Lai - KonTum còn chung một tỉnh) , định sẽ lập chùa để tu ở ẩn. Lúc đầu, Sư và Thầy phải kiếm kế sinh nhai bằng cách làm quản lý vườn cà phê, tiêu, rừng cao su cho các chủ đất.
Thầy ở phía KonTum, còn Sư qua Gia Lai.
Không may mắn cho Sư và Thầy, hai năm liên tiếp khô hạn, mất mùa.

Thầy ở KonTum bị ông chủ đuổi.
Vùng đất Thầy quản lý được đạt tên là Sa Thầy
(nay là huyện Sa Thầy, tỉnh KonTum)

Sư ở Gia Lai cũng không hơn gì,
nhưng nể Sư, ông chủ chỉ phê bình, khiển trách,
Chê Sư và cho tiếp tục quản lý tiếp.
Địa danh đó cũng được người dân đặt là Chê Sư.

May mắn thay, những năm sau đó,
mưa thuận gió hoà, được mùa, bội thu.
Ông chủ rất vui mừng cám ơn Sư.
Và đổi địa danh Chê Sư thành Chư Sê.
(Huyện Chê Sư - tỉnh Gia Lai nằm dọc quốc lộ 14)

-------------

Thứ 6 vừa rồi anh bạn ở tỉnh Dăk Nông về thành phố, trong buổi tiệc đón tiếp ở nhà hàng Vườn phố, mấy người bạn điện thoại kể chuyện sau:

Sau khi thầy không ở Kon Tum nữa, thầy theo hướng nam, qua khỏi Buôn Ma Thuột hơn trăm km, thầy thấy ở đây có nhiều sắt phế liệu thế là thầy quyết định ở lại đó kinh doanh sắt vụn phế thải.
Hồi đó không có cân, nên thầy lấy gỗ đóng mấy cái thùng để thu mua, bà con đến bán, thấy lấy thùng ra đong.

Bà con ( đa số là người đồng bào - dân tộc) thu gom được, chở ra chổ thầy. mỗi lần như vậy, gọi là đi đong sắt. Dần dần, từ đong sắt thành địa danh.

Cũng vào thời thầy đong sắt làm ăn được, các vùng xung quanh tích cực thu gom, kể cả đinh cũ cũng thu gom bán cho thầy tái chế. Nên đinh cũ ở đó rất mắc, giá mua bán rất cao. Ở vùng đó gọi là huyện ĐINH MẮC.

Sau này chia tỉnh, người ta đổi tên
huyện ĐONG SẮT thành huyện ĐẮC SONG.:052:
Huyên ĐINH MẮC thành huyện ĐẮC MIN (do đồng bào phát âm thế) nhưng để đồng bào vui vẻ không bị bắt lỗi, sửa lại là ĐẮC MIL.
-------------------------------------------------
Khi nào các bạn đi du lịch Tây Nguyên, đến Huyên Đắc Mil điện thoại cho a NPT , hoặc ISKATA nhé !
 
Sửa lần cuối:
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
Bác ISKATA ơi, làm một bài về Mê Linh quê Pear đi. Khi Pear còn nhỏ, Mê Linh thuộc Hà nội. Sau một hồi chia tách về Vĩnh Phú, Vĩnh Phúc... bây giờ có thể lại trả về Hà Nội.
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Bác ISKATA ơi, làm một bài về Mê Linh quê Pear đi. Khi Pear còn nhỏ, Mê Linh thuộc Hà nội. Sau một hồi chia tách về Vĩnh Phú, Vĩnh Phúc... bây giờ có thể lại trả về Hà Nội.

Chào chị Pear !
Còn 61 ngày nữa, chị Pear lại trở thành người Hà Nội. ISKATA viết về Mê Linh đây.

Vào đầu thế kỷ 15, giặc Minh bên Tàu sang đô hộ nước ta...cho đến khi Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra. Lúc đó Vua Lê ( Lê Lợi) liên tiếp giành thắng lợi, từ Thanh Hóa, tiến ra Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội. Quân giặc bị thua liên tiếp, rút quân về phía Bắc.

Sau khi giành được Bắc Ninh. Các tướng quân của nhà Lê tập trung binh lực tấn công tàn quân Minh.
Nói về quân Minh, khi bị thua, đã dồn về phía bắc, nhưng đường rút lên Bắc Cạn, Lặng Sơn đều bị chặn.
Cùng đường, định sau khi vượt Sông Hồng (Đọan Bắc Thăng Long ngày nay) sẽ rút về theo hướng Thái Nguyên. Quân nhà Lê từ Bắc Ninh bọc phía trên ngay thành Cổ Loa- Sóc Sơn chặn lại làm cho giặc lúng túng, phải chạy liều về phía Tây Bắc.
Đến đọan đường cùng, phía sau là vùng bán sơn địa Phú Thọ hiểm trở, giặc Minh phải cố thủ ở đây đển chờ quân chi viện cả mấy tháng trời. Địa danh ở đó cũng gọi là tổng Minh (tổng là danh từ chung chỉ địa danh, khỏang 3-4 xã).

Sau khi giành lại các tỉnh phía Đông Bắc Hà Nội, quân nhà Lê tập trung tiến công trân cuối, chiến sự ác liệt, gằng co (chổ bây giờ là cầu vượt đó chị Pear à).
Lúc này phía đi Phú Thọ là tổng Minh, phía về Hà Nội là tổng Lê.
Cuối cùng , quân nhà Lê chiến thắng, đánh tan quân Minh, địa danh ở đó gộp lại thành Minh Lê.

Hội đồng bô lão họp và nhất định không chịu địa phương mình liên quan đến nhà Minh nên thống nhất đổi
tổng Minh Lê thành tổng Mê Linh.
----------------------------------------------------------------------
Các bạn nào tranh thủ ghé qua Mê Linh - nơi xuất thân của Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa mang tên Hai Bà trước khi Mê Linh về lại với Hà Nội các bạn nhé.
Đi từ Hà Nội, qua Cầu Thăng Long, theo hướng Nội Bài, đến ngã 4 đèn xanh đỏ, rẽ trái. Qua nhà máy Toyota VN là đến Mê Linh.
Đến đó liên hệ chị Pear, hoặc ISKATA để được hứơng dẫn tham quan các di tích.
 
Sửa lần cuối:
B

binhminhhanoi

Guest
26/12/07
31
0
0
hà nội
Anh không giỏi mấy, mấy cái tên mà ngồi nghĩ chuyện mệt quá,lại không đúng thực tế gì cả. Có rảnh anh tra lục lại lich sử cho Em coi tại sao lại gọi là Hà Nội đi. ha ha.Đố anh đấy...
 
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
----------------------------------------------------------------------
Các bạn nào tranh thủ ghé qua Mê Linh - nơi xuất thân của Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa mang tên Hai Bà trước khi Mê Linh về lại với Hà Nội các bạn nhé.
Đi từ Hà Nội, qua Cầu Thăng Long, theo hướng Nội Bài, đến ngã 4 đèn xanh đỏ, rẽ trái. Qua nhà máy Toyota VN là đến Mê Linh.
Đến đó liên hệ chị Pear, hoặc ISKATA để được hứơng dẫn tham quan các di tích.

Cảm ơn ISKATA, sao bạn ở cố đô mà biết nhiều về HN, VP thế :045: Mình nói thêm về cái ngã tư đèn xanh đỏ nhé: Nó nằm ở Nam Hồng. Đi lối này sẽ không qua Toyota đâu nhưng tới đền hai Bà Trưng (đất Mê Linh) thì gần lắm, chỉ khoảng 5km thôi.
 
Thien Thanh_

Thien Thanh_

Trần Lạc Nhi
24/3/06
459
0
18
Miền Trung
Cảm ơn ISKATA, sao bạn ở cố đô mà biết nhiều về HN, VP thế :045: Mình nói thêm về cái ngã tư đèn xanh đỏ nhé: Nó nằm ở Nam Hồng. Đi lối này sẽ không qua Toyota đâu nhưng tới đền hai Bà Trưng (đất Mê Linh) thì gần lắm, chỉ khoảng 5km thôi.

Ặc, cái đoạn này e cứ tưởng bác IS nói đùa, thía thật sự như vậy ạ ? Bác IS ơi :thumbsup: bác tới đây chưa? hay bác khai thác từ nguồn nào vậy ạ ?
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA