Chuyện vui nói lái của ISKATA

  • Thread starter ISKATA
  • Ngày gửi
Coc Yeu

Coc Yeu

IME - Cô cô ham zui ^.^
19/11/07
911
5
18
Hỏi mần chi ^^ ?!
hiiii iiii Anh ISKATA oi! Anh thật là vui tính. Em hâm mo anh roi đấy:bigok: Em ở Cao Bằng quê noi ở Quảng Điền- Th­ua Thiên Huế. Anh có câu chuyện nào về Cao Bằng ko ạ? kể em nghe với. Cám ơn thần t­­uong nhé
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Nhân dịp các bạn đang thực hiện việc cứu trợ của CLB AET tại Quảng Nam, ISKATA kể thêm một chuyện của tỉnh Quảng Nam.

Ngày xưa, người Quảng làm nông nghiệp, dệt vải, đúc đồng là chính. Một số bộ phận chọn kinh doanh thương mại. Họ đóng thuyền buồm, thùng gỗ, mua lu, chai để buôn muối, nước mắm, cá ướp muối ở Sa Huỳnh( Quảng Ngãi), Phan Thiết chở ra bán cho các vùng ven biển THừa Thiên Huế, Quảng Trị,...

Sau mỗi chuyến đi, số thùng gỗ, chai lu bị hư hỏng, họ tập trung ở mảnh đất ven biển. Muối còn sót lại trong số chai lu đó chảy ra, ngấm vào đất là vùng dất nhiễm mặn, cả vùng đó được đặt tên là nước mặn. Sau này quân đội sử dụng làm căn cứ quan sự, sân bay Nước Mặn.

Công việc kinh doanh thuận lợi, và số lượng chai lu ngày càng tăng, lan sang vùng đất khác làm cả vùng rộng hàng trăm hecta nhiễm mặn không trồng trọt được, Nước Mặn sát nhập với vùng lân cận, được đặt tên là Chai Lu (vì nổi tiếng có nhiều chai, lu phế thải)

Kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng đất tăng, thấy vùng đất rộng lớn chỉ có chai lu phế thải quá lãng phí, sau khi nghiên cứu, nhà nước qui hoạch làm Khu kinh tế mở và đổi tên thành KHU KINH TẾ CHU LAI.
--------------------
Khu kinh tế mở CHU LAI ở phí Nam của tỉnh Quảng Nam, gần Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi) là khu kinh tế trẻ, năng động, ví vị trí giữa Dung Quất và Đà Nẵng, có cơ chế thuận lợi cho các nhà đầu tư nên được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.
 
Sửa lần cuối:
Lostly

Lostly

Trung cấp
Tiếp chuyện nữa nhé!
Lại nói tiếp về chuyện dời đô và Cây đa hồng. Sau khi vua Lý đi ngược lên phía trên để tìm cây đa hồng thì Hoàng Thái Tử cũng chẳng yên lòng bèn dẫn quân đi xuôi xuống phía dưới để vừa tìm cây đa vừa mở mang bờ cõi. Hoàng tử đi, đi mãi tới một vùng đất có con sông rộng bắt qua, Hoàng tử nói rằng “Theo như long mạch thì kinh đô nước nhà là thân con rồng, thì vùng này chính là cài đầu rồng, các ngươi xem hình dáng này có phải giống như Hàm con rồng không. Mảnh đất này vì thế sẽ chính là mảnh đất anh hùng khởi nguồn của những cuộc binh biến.“ Thái tử vừa nói xong thì bất chợt một đợt sóng to gầm lên cuốn theo con chiến mã của Hoàng tử. Quân lính ai nấy đều hoảng hốt nhưng thái tử vẫn bình tĩnh chàng nói:”Không lo đấy là thủy thần đã chứng giám lời nói của ta nên mới lấy lễ vật các ngươi cứ yên tâm qua sông được rồi” Sau này khúc sông trên được xây cây cầu Hàm rồng và dòng sông trên được gọi là Sông Mã.
Thái tử tiếp tục dẫn quân xuôi xuống, đi đến một vùng thấy bạt ngàn là cây nghệ. Thời xưa cây nghệ là rất quí vì nó vốn là vị thuốc chữa vết thương rất tốt, thậm chí mọi người cũng biết đến tác dụng của nghệ tươi với làn da nên hay xoa cả lên mặt sau này người nước ngoài tìm sang buôn bán thấy kỳ lạ mới gọi là dân “da vàng” là vì thế. Lại trở lại câu chuyện vì vốn dĩ nghệ quí như thế nên dân vùng này canh giữ cũng rất nghiêm nghặt, vì nghiêm ngặt quá nên sinh ra hay gây sự và bạo loạn. Hoàng tử bèn dừng chân tại đó đem quân bình định, cắt đất trấn thủ từ đó cả một dải đất được an bình và người ta gọi đó là Nghệ an cho đến ngày nay. Sau khi đặt quan trấn thủ tại Nghệ an hoàng tử tiếp tục con đường gian khổ tìm cây Đa hồng ngài tiếp tục đi đến một vùng đất kề cận Nghệ an. Vùng đất này thì lại trồng bạt ngàn là khoai lang nhưng có một điều rất lạ là không ai canh giữ những ruộng khoai cả, thêm một điều lạ nữa là mặc dù trống rất nhiều khoai lang nhưng vùng nay dân cư rất nghèo khó, thưa thớt nên rất yên tĩnh. Hỏi ra thì mới biết thì ra vùng này ngật lụt liên miên đất lại bị cát và nước mặt bồi lấp nên hầu hết khoai trồng ra đều bị Hà hết cả, mọi người nghèo quá nên đành tìm nơi khác làm ăn còn khoai bị Hà nên chẳng ai buồn lấy cắp. Thái tử thấy thế thương tình bèn mua hết số khoai hà của người dân. Lá khoai cắt bị vứt xuống dòng sông xanh biếc cả dòng nước nên con sông này về sau gọi là Sông Lam còn vùng đất yên tĩnh đó gọi là Hà tĩnh .
Thái tử tiếp tục cuộc hành trình đi tìm cây đa hồng của mình từ Hà Tĩnh chàng đi thêm một quãng nữa thì gặp một vùng đất liền kế sát cửa biển, vùng đất này thật bình yên, dân cư quanh năm chỉ theo nghề chài lưới. Một buổi sáng sớm khi chàng đang băn khoăn đứng bên bờ một con sông kề gần cửa biển thì nhận được tin báo vua cha đã tìm thấy cây đa hồng chàng mừng đến sa lệ. quân lính nhìn thấy hoàng tử sa lệ dưới ánh mặt trời buổi sáng cũng đổ nước mắt theo từ đó con sông trên được gọi là sông Nhật lệ, vùng đất bình yên này được gọi là “ Quãng Bình” sau đó do phát âm ngôn ngữ khác nhau giữa các vùng nên đến bay giờ được gọi là Quảng Bình. Thái tử định kéo quân về thì trên đường chợt thấy thuyền bè của người dân lũ lượt ngược sông, hỏi ra mới biết sở dĩ vùng đất bình yên này người dân không định cư được là vì cứ đến mùa nước lên là phía vùng hạ lưu do bị ngập úng quá mức nên dân chúng ở đó tràn sang tránh lũ kèm theo là cướp phá do quá nghèo đói. Thái tử động lòng trắc ẩn bèn ở lại kéo quân xuôi xuống phía Nam một quãng nữa đến vùng đất bị ngập lụt trên. Quả thật vùng đất đó dân chúng rất hung dữ chống trả lại quân triều đình rất dữ dội. Sau khi tiến vào vùng đó hoàng tử xem xét địa thế sai khơi dòng nước để giảm bớt lụt lội cho dân chúng lại xét thấy việc bạo loạn xảy ra là do dân chúng di cư nên truyền cho xây một cái thành để dễ bề cai trị đồng thời cũng để dân chúng thoát cảnh ly hương. vì vùng đất đó cách Quảng Bình một quãng nên về sau người ta gọi là “Quãng trị” và giờ là Quảng Trị và cái thành thời xưa qua biết bao thăng trầm xây phá gắn liền với sự tích 81 ngày đêm anh dũng của quân giải phóng miền Nam việt Nam với quân lực Việt Nam cộng hòa chính là Thành cổ Quảng Trị bây giờ.
Lại nói đến khi thành xây xong một đêm hoàng tử đứng trên thành ngắm trăng đang lúc trăng tròn vằng vặc bỗng chợt đâu sáng đỏ như ánh chiều ta khác hẳn bình thường hiện rõ hình một cây đa hồng. Hoàng tử thảng thốt không yên vì đã nhận được tin rằng vua cha tìm thấy vùng đất định đô sao lại còn thấy ở đây một cây đa hồng nữa. Hoàng tử băn khoăn trong dạ bèn quyết định kéo quân dọc lên phía trên một quảng nữa thì gặp một vùng đất sơn lam thủy tú có dáng rồng chầu hổ lượn cũng rất phù hợp cho việc định đô. Chàng bèn hỏi quan thái sư đi cùng thì được giải đáp, do vùng đất vua cha tìm thấy có cây đa hiện hữu nên việc lựa chọn định đô tại đó vào thời điểm này là tốt nhất còn cây đa của hoàng tử chỉ là điềm báo vùng đất phía trên đó sẽ là kinh đô sau này.
Hoàng tử bèn đóng quân ở trên núi đồng thời bày hương án tế lễ ở ven con sông dưới chân núi. Hoàng tử biết rằng trước sau vùng này cũng sẽ trở thành kinh đô của nước nhà nên khi tế lễ có truyền một đạo sắc phong là “ Thừa Thiên Huê Sắc” ( có nghĩa là sắc phong thừa lệnh trời) để răn dạy lễ nghi cho dân chúng trong vùng cho xứng đáng là đất kinh kỳ mai hậu. Dòng sông hoàng tử bày Hương án được gọi là sông Hương, ngọn núi hoàng tử ở lại sau này là núi Ngự còn vùng đất ở Quảng trị hướng Hoàng tử nhìn thấy cây đa hồng do sợ phạm thượng với vua cha đã tìm thấy trước người dân gọi lái ra là Đông Hà nay là thành phố trực thuốc tỉnh Quảng Trị. còn vùng đất Hoàng tử tìm thấy gọi là Thừa Thiên Huê sắc nhưng đến khi có chữ quốc ngữ mới gọi là Thừa thiên huế (vì đánh vấn huê sắc huế) và trở thành kinh đô của nước ta ở thời Nguyễn. Đến thời Nguyễn để tôn vinh công lao tìm kiếm và tầm nhìn xa của Hoàng tử mới qui định cho một phía của kinh thành không được xây cất các Công trình kiến trúc cao hơn nóc của ngôi chánh điện kinh thành và qui định đó còn được tuân thủ đến tận ngày nay.
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Chào Mừng Ngày Thành Lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam

Hôm nay ISKATA đi Bến Tre, ghi lại chuyện sau:

Hồi kháng chiến chống Mỹ cứu nước, địa danh Bến Tre nổi tiếng là quê hương Đồng Khởi. Ở vùng này, các ấp chiến lược được lập lên, dân bị tập trung vào ấp, xung quanh rào dây kẽm gai chằng chịt. Không những vậy, quân giặc còn muốn cách ly quần chúng nhân dân với lực lượng của Bà nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Để thực hiện ý định đó, quân giặc bắt buộc người dân hô hào bài trừ chị Định, một quận được chúng đặt tên là Bài Định (tức là bài trừ bà Định).

Nhưng hàng rào kẽm gai đâu có ngăn cản được lòng yêu nước. Một ngày nọ, dân trong ấp chiến lược phá rào, vùng lên. Tên quận trưởng quận ác ôn bị tiêu diệt cùng với nhiều lính.

Chính quyền phải cử một viên quận trưởng khác về. Quận trưởng mới , với quan điểm mới : không lập ấp chiến lược nữa, và phải đi sâu vào lòng dân may ra mới thành công. Ý kiến trình lên tỉnh , và được tỉnh trưởng đồng ý:
- Bỏ ấp chiến lược, và nội dung quan trọng nhất là
- Đổi tên quận BÀI ĐỊNH thành BÌNH ĐẠI.

Huyện Bình Đại cách TX Bến Tre 42km.
Đi từ Tp HCM, qua phà Rạch Miễu khỏang 3km, rẽ trái thêm 42km. Hy vọng cuối năm 2008 không còn đi phà nữa, mà đi qua cầu Rạch Miễu :drummer:
--------------------------------------------------------
Những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, người dân Bình Đại vẫn thấy quận trưởng không chạy về Sài Gòn.
Ngày đất nước thống nhất, trong lễ mừng chiến thắng, ra mắt chính quyền lâm thời Bình Đại, nhiều người ngạc nhiên thấy quận trưởng trên lễ đài.
Thì ra, quận trưởng cũ là Sĩ quan tình báo của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

Mọi người mới hiểu ra: thời gian qua, các cuộc công kích bằng đường bộ, đường thủy vào Bến Tre của Mỹ đều bị thất bại nặng nề.
Và hiểu ra rằng, quê hương Bến Tre, là nơi cập bến của những chuyến tàu không số theo đường Hồ Chí Minh trên biển để chi viện, tiếp tế vũ khí cho chiến trường Miền Nam
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Hồi trước, Thành phố Biên Hoà dành một khu đất để chăm sóc sức khỏe ngừơi dân, khu đất dọc quốc lộ 1K, phía sau là đường đi Huyện Vĩnh Cửu. Gồm 2 cụm : Cụm Bệnh viện Tâm thần ( bây giờ vẫn còn) và cụm gồm 2 viện : Viện Bỏng, và Viện Lao.

Bênh viện Tâm thần được xây dựng bằng phẳng, tường rào cao.
Viện Bỏng và Viện Lao được thiết kế chung 1 cụm vì : Lao cần cách ly, Bỏng thì cần phải có nước chống bỏng. Vậy là người ta chọn đất, đào hào cách ly, ở giữa như ốc đảo để làm nơi chữa Lao, còN xung quanh, phía ngoài hào là nơi chữa bênh bỏng, nhỡ khi có bệnh nhân bỏng là xách đầu nhúng xuống hào liền! Cụm này gọi là Cụm Bỏng Lao

Sau này, khu công nghiệp và dân cư phát triển người ta xây dựng Bệnh Viện đa khoa, chuyển khoa Bỏng, và khoa Lao vào chung trong trung tâm thành phố.

Cụm Bỏng Lao để không cũng phí, mà khi đào hào, đắp cù lao thì cảnh quan rất đẹp, vậy là người ta tận dụng để xây dựng Khu du lịch. Tẩy uế, sát trùng kỹ, và đặt tên là Khu Du Lịch Bỏng Lao.

Nghe tên quảng bá Du lịch Bỏng Lao, không có du khách nào đến, thế là họp, họp, họp
Cuối cùng đổi tên là KHU DU LỊCHBẢO LONG .
Nhưng lại đụng tên huý của Hoàng Tử Bảo Long nên sửa một chút thành
KHU DU LỊCH BỬU LONG.

Khu du lịch Bửu Long có cảnh quan rất đẹp, có Sơn Thuỷ hữu tình, hài hoà vì vậy được chọn làm phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng .

Các bạn đi từ Bắc vào, đi qua Quốc lộ 1K, Đi từ Tp HCM ra, đi qua Cầu Hoá An, khoảng 200m, có đường rẽ lên Huyện Vĩnh Cữu, đi khoảng 2 km là đến khu du lịch.
Nếu đến Biên Hoà mà không tìm ra, xin điện thoại cho ISKATA , các bạn nhé!
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Lại nói vể vùng đất này, cuối thế kỷ 17( vào khoảng năm 1695- 1699) một viên tướng nhà Minh tên là Mạc Cửu, bất phục triểu đình nhà Thanh, đã cùng quân lính dùng thuyền xuôi nam về phía biền Nam Việt (Nuớc ta lúc đó tên là Nam Việt), đầu tiên xin tạm trú ở đảo Hoàng Sa, nhà Nguyễn chấp nhận, thâu nạp, được chúa Nguyễn lúc đó là Minh Vương ((1694-1725)-Nguyễn Phúc Chu cho phép ở lại một thời gian, sau đó cho về vùng đất cuối cùng, phiá tây Nam nước Việt lập nghiệp.

Sau khi xuôi về phía Nam theo hứơng dẫn của Chúa Nguyễn, Mạc Cửu lập nghiệp, thâu quân và khai canh , phát triển thêm 7 xã ở vùng đất phía tây nam. Năm 1708, Mạc Cửu ra kinh đô Thuận Hóa trình sớ dâng phần đất 7 xã cho Chúa. Được Chúa Nguyễn chấp nhận và phong chức Tổng trấn.

Đáp lại lòng giao hảo của Mạc Cửu, Chúa Nguyễn cũng địch thân vào thăm dân 7 xã. Mạc Cửu đãi yến tiệc long trọng tại Mũi Nai ( nơi ISKATA đang ngồi viết bài này). Cảnh quan thiên nhiên hữu tình mà hùng vỹ.
Hứng khởi, vừa cụng ly với Mạc Cửu, Chúa vừa lên giọng ngâm thơ:

Mạc Cửu Tiên sinh, đáng bạn hiền
Ta làm chén rượu giữa thiên nhiên

Mạc Cửu nghe đến đây, lạnh tóat mồ hôi hột, vì chữ hiền là tên của tiền chúa(*), định thần trở lại, Mạc Cửu vốn là văn võ song tòan, và cũng đã có ý định tìm tên chung cho 7 xã, bèn ngâm tiếp:

Bình San, Thạch Động , Tô Chấu đó (**)
Trở về Nam Việt, thành Hà Tiên.

Ghép lại thành bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của chúa tôi

Mạc Cửu Tiên sinh, đáng bạn hiền
Ta làm chén rượu giữa thiên nhiên
Bình San, Thạch Động , Tô Chấu đó
Trở về Nam Việt, thành Hà Tiên

Từ đó vùng đất này có tên là HÀ TIÊN

-------------------------------------------
* :Tiền chúa : Chúa Hiền -Nguyễn PHúc Chu là chúa đời trước, ông nội chúa lúc đó
** : Bình San, Thạch Động , Tô Chấu: là tên 3 trong 7 xã, hiện nay là những địa danh , thắng cảnh của Hà Tiên

Phần nói chuyện nói lái của ISKATA năm 2007 đến đây là hết. Cũng đã đi từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Hẹn gặp lại trong 2008.
Nhân dịp này tặng các bạn bài hát ISKATA sưu tầm

HÀ TIÊN

Sáng tác: Lê Dinh
Ca sĩ : ISKATA

Tôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ
Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ
Nhớ ghi muôn đời nước trời biển mơ
xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa
như vấn vương ai trên bến chiều xa vắng năm tháng còn ngẩn ngơ

Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi

Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông ngân chiều vắng như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên

Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ôi luyến lưu làng mây
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên

ĐK:
Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi

Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông nghiêng chiều vắng, như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên

Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ơi luyến lưu làn mây
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên
--------------------------------------------------------------------
CHÚC CÁC BẠN THÀNH VIÊN WKT VÀ KHÁCH THAM QUAN WKT
NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG
 
Sửa lần cuối:
tiger2774

tiger2774

Guest
10/1/07
2,517
2
0
49
Vô định
tiger2774.blogketoan.com
Sau khi xuôi về phía Nam theo hứơng dẫn của Chúa Nguyễn, Mạc Cửu lập nghiệp, thâu quân và khai canh , phát triển thêm 7 xã ở vùng đất phía tây nam. Năm 1708, Mạc Cửu ra kinh đô Thuận Hóa trình sớ dâng phần đất 7 xã cho Chúa. Được Chúa Nguyễn chấp nhận và phong chức Tổng trấn.

Đáp lại lòng giao hảo của Mạc Cửu, Chúa Nguyễn cũng địch thân vào thăm dân 7 xã. Mạc Cửu đãi yến tiệc long trọng tại Mũi Nai ( nơi ISKATA đang ngồi viết bài này). Cảnh quan thiên nhiên hữu tình mà hùng vỹ.
Hứng khởi, vừa cụng ly với Mạc Cửu, Chúa vừa lên giọng ngâm thơ:

Mạc Tiên sinh, đáng bạn hiền
Ta làm chén rượu giữa thiên nhiên

Mạc Cửu nghe đến đây, lạnh tóat mồ hôi hột, vì chữ hiền là tên của tiền chúa(*), định thần trở lại, Mạc Cửu vốn là văn võ song tòan, và cũng đã có ý định tìm tên chung cho 7 xã, bèn ngâm tiếp:

Bình San, Thạch Động , Tô Chấu đó (**)
Trở về Nam Việt, thành Hà Tiên.

Ghép lại thành bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của chúa tôi

Mạc Tiên sinh, đáng bạn hiền
Ta làm chén rượu giữa thiên nhiên
Bình San, Thạch Động , Tô Chấu đó
Trở về Nam Việt, thành Hà Tiên

Từ đó vùng đất này có tên là HÀ TIÊN

-------------------------------------------
* :Tiền chúa : Chúa Hiền -Nguyễn PHúc Chu là chúa đời trước, ông nội chúa lúc đó
** : Bình San, Thạch Động , Tô Chấu: là tên 3 trong 7 xã, hiện nay là những địa danh , thắng cảnh của Hà Tiên

Phần nói chuyện nói lái của ISKATA năm 2007 đến đây là hết. Cũng đã đi từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Hẹn gặp lại trong 2008.
Nhân dịp này tặng các bạn bài hát ISKATA sưu tầm

Hà TiênSáng tác: Lê DinhCa sĩ : ISKATATôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ
Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ
Nhớ ghi muôn đời nước trời biển mơ
xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa
như vấn vương ai trên bến chiều xa vắng năm tháng còn ngẩn ngơ

Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi

Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông ngân chiều vắng như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên

Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ôi luyến lưu làng mây
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên

ĐK:
Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi

Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn
Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông
Nghe chuông nghiêng chiều vắng, như tiếng nói cô miên
xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên

Giây phút đẹp còn lại kỷ niệm khó phai trên bờ mắt ai
Hà Tiên đã ghi vào tâm trí tôi ơi luyến lưu làn mây
Nhớ thương với đầy hướng về Hà Tiên
Quê hương hùng vĩ hiên ngang ngắm mặt trùng dương
Đây bến Tô Châu khôn sánh niềm lưu luyến tôi hướng về Hà Tiên

--------------------------------------------------------------------
CHÚC CÁC BẠN THÀNH VIÊN WKT VÀ KHÁCH THAM QUAN WKT MỘT NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG

Thank you bác ISKATA đã giúp cho anh em kế toán giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc và có cơ hội hiểu thêm về các địa danh. Một lần nữa, thank you vinamilk bác.

See you in 2008.
 
gautrang202

gautrang202

Guest
2/11/06
277
0
0
www.vicuocsong.net
Cảm ơn bác ISKATA, giờ em biết thêm nhiều về sự hình thành các địa danh trong nước rồi. Sang năm, bác có định xuất ngọai không nhỉ?
Hẹn gặp lại năm 2008.
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
ISKATA mến chào tất cả các bạn!

CHÚC NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ VUI VẺ !

Năm 2008, ISKATA mời các bạn viết chuyện vui nói lái giúp ISKATA với nhé.
Dự kiến những tuần đầu 2008 có chuyện của các tỉnh sau:
Tuần thứ 1 : Chuyện ở tỉnh Thái Nguyên
Tuần thứ 2 : Chuyện ở tỉnh Quảng Trị
Tuần thứ 3 : Chuyện ở tỉnh Bình Định
Tuần thứ 4 : Chuyện ở tỉnh Bình Thuận
Tuần thứ 5 : Chuyện ở tỉnh Tây Ninh
Tuần thứ 6 : Chuyện tại gia ( Nghỉ Tết)

Sau đó tính sau

Tha thiết mời các bạn ủng hộ viết bài. Thân mến chào các bạn !
 
gautrang202

gautrang202

Guest
2/11/06
277
0
0
www.vicuocsong.net
ISKATA mến chào tất cả các bạn!

CHÚC NĂM MỚI AN KHANG THỊNH VƯỢNG VÀ VUI VẺ !

Năm 2008, ISKATA mời các bạn viết chuyện vui nói lái giúp ISKATA với nhé.
Dự kiến những tuần đầu 2008 có chuyện của các tỉnh sau:
Tuần thứ 1 : Chuyện ở tỉnh Thái Nguyên
Tuần thứ 2 : Chuyện ở tỉnh Quảng Trị
Tuần thứ 3 : Chuyện ở tỉnh Bình Định
Tuần thứ 4 : Chuyện ở tỉnh Bình Thuận
Tuần thứ 5 : Chuyện ở tỉnh Tây Ninh
Tuần thứ 6 : Chuyện tại gia ( Nghỉ Tết)

Sau đó tính sau

Tha thiết mời các bạn ủng hộ viết bài. Thân mến chào các bạn !
Sắp hết tùân thứ 1 rồi bác ơi. Mau mau cho em đọc truyện đê. :mrstraetz
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Hồi đó, ở một vùng đất với địa hình đa dạng: Đất đỏ do quặng xen lẫn đất bạc màu và núi đá vôi. Người dân từ Bắc Kạn, Bắc Giang sang canh tác, trồng Vải. Còn phí bắc, người Pháp thấy khí hậu ôn hòa, đất đỏ xem vào các thung lũng nên trồng thử nho Pháp. Cả hai lọai cây đều phát triển và cho năng suất cao, Cả vùng được đặt tên là Huyện Vải Nho.

Những năm đó, Quân Pháp chiếm Việt Bắc, trung đoàn chủ lực Charton tính đến chuyện tấn công vào thủ Đô Kháng chiến Việt Bắc.Năm 1949- 1950, nhận định tình hình như trên quân ta chủ động mở chiến dịch Việt Bắc, trong một mật thư gửi các trung đòan Việt Minh , có đọan :
" Để chuẩn bị chiến dịch lớn, đúng ngày,...Trung đòan có mặt ở huyện Vải Nho."

Người ghi mật thư và chuyển tín hiệu nghĩ, nếu ghi đúng tinh thần, thông tin bị giặc nắm được thì chiến dịch sẽ thất bại, vì vậy anh đề nghị cấp trên và mật thư được sửa lại:
" Để chuẩn bị chiến dịch lớn, đúng ngày,...Trung đòan có mặt ở huyện Võ Nhai, ngược lại. Không có mặt đúng thời gian bị kỷ luật"


Các trung đòan đều nhận thông tin và thực hiện đúng ý đồ chiến thuật. Chiến dịch thắng lợi, Trung đòan Charton của Pháp bị tiêu điện hòan tòan.
Sau chiến dịch, huyện Vải Nho được đổi thành Võ Nhai cho đến bây giờ. Trung tân huyện Võ Nhai là Thị trấn huyện lỵ Đình Cả, tỉnh Thái Nguyên
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Cuối thế kỷ XVI, Chúa Nguyễn Hòang tìm đất phía nam lập cơ đồ (hồi đó đất Việt chỉ mới đến đèo Hải Vân). Chúa chọn vùng đất Quảng Trị để lập phủ chúa. Chúa huy động sức dân để tiến hành xây dựng. Tất cả nhân lực vật lực tập trung cho việc xây thành. Trong quá trình vận chuyển vật liệu: đá vôi, gạch, ... một chiếc xe ngựa bị hỏng. Cả đòan người ngựa bị ùn tắc không di chuyển tiếp được một đọan đường dài trong đó có 1 chiếc cầu. Thời gian sửa chữa xe dài, nhiều con ngựa bị ruồi, muỗi cắn, đã đạp giẫm chân làm cho chiếc cầu không chịu nổi đã sập. Xe, người ngựa bị vật liệu nặng đè, bị thương và chết nhiều.
Phân tích nguyên nhân gãy cầu, người ta kết luận nguyên nhân chính là do qúa tải, ứ tải .

Chúa cho dừng việc xây phủ để cứu quân, lập đàn cúng cho lính bị tử nạn và tập trung làm lại cầu. Cầu làm xong , đặt tên là cầu Ứ TẢI

Câu cầu gãy làm nhiều người mẹ đau xót con mình, ngày đêm đến bên cầu Ứ TẢI khóc than.
Chúa thấy vậy, ngẫm nghĩ :thương con tiếng Hán là ái tử nên đổi tên cầu
Cầu Ứ TẢI thành Cầu ÁI TỬ

Cầu Ái Tử nổi tiếng không phải vì câu lớn, dài mà vì tình cảm của người mẹ dành cho con. Vì vậy ngày nay vẫn còn câu hò:

Mẹ thương con ngồi cầu Ái Tử
Vợ thương chồng đứng núi Vọng Phu.
-------------------------------------------------
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Ngày trước, ở Tây Sơn ( quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ), Bình Định có hai người bạn chung bán cháo da heo, đặt tên quán là Cháo Bì Da ( da cũng là bì mà) . Công việc làm ăn thuận lợi. Nhưng rồi lâu ngày cũng phát sinh bất đồng, hai người quyết định chia, người nào tự lo liệu. Kho là thương hiệu quán Cháo Bì Da ai cũng dành cho mình, người nào cũng có lý để kể công của mình. Tranh chấp xảy ra, hai bên kiện lên quan.
Giải quyết không được.Hai bên không chịu, ai cũng đòi tên quán của mình theo tên cũ.

Sự việc được tâu lên và Vua Quang Trung đứng ra xét xử. Sau khi nghe tấu trình của quan, Nguyễn Huệ một lần nữa khuyên 2 người vì tính bạn, ví xóm ghiện mà nhượng nhau, nhưng cũng không được. Cuối cùng
Nguyễn Huệ nói : Hai người không thảo thuận thì Trẫm tổ chức cho hai người thi, ai thắng được chọn tên quán.
Nội dung được quan thông báo như sau:
Hai người chủ quán thay nhau đọc tên hai quán trong : Bì Da, Bì Da, Bì Da,...cho đến khi nào ai hết hơi, chịu thua hoặc nói sai thì thua.
Hai người thay nhau nói trong khi trống đánh dồn dập:
Bì Da,
Bì Da,
Bì Da,
Bì Da,
Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da, Bì Da,Bì Da,
Các quan lắng tai nghe xem ai nói sai, từ sáng đến chiều tối, hai bên vẫn tiếp tục thay nhau nói, giọng rã rệu
B i ì D a a,
B i ì D a a,
B i ì D a a,
B a à D i i,

Đến đoạn này, Vua Quang Trung phất tay, trống dừng. Thông báo cuội thi đã có người nói sai từ Bì Da, thành Bà Di.
Chấp hành lệnh, người thắng được lấy tên là quán Bì Da.
Người thua xin được nói câu cuối trước khi kết thúc, bà này xin:
Muôn tâu hoàng đế, thần xin lấy tên là quán Bà Di luôn, và xin rời đất Tây Sơn, về ngả ba quốc lộ 1A làm quán bán ở đó.
Vua Quang Trung đồng ý, từ đó Ngã Ba đó được đặt tên là Ngã Ba Ba Di.

-------------------------
Bà này khôn thật, vì khi đi ra Bắc vào Nam, về thăm quê, Vua Quang Trung và quân lính đều phải đi qua ngã ba này. Quán Bà Di ngày càng đông khách không kém quán Bì Da ở Tây Sơn
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Đúng ra, sau khi lập đông, trời đã hết rét. Đúng là như vậy, nhưng các vị thần tiên cũng có thể can thiệp một chút nên bây giờ trời vẫn rét, là cho các mem ở Miền Bắc đang kêu rét. Nhất là anh Virgin từ Miền Nam ngược ra Bắc trong những ngày này. Nên có câu nhắc nhở : Rét tháng Ba, bà giá chết cóng. Đó là cái rét Nàng Bân.

Chuyện như sau:

Sau khi lập xuân, trời hết mưa, báo hiệu một mua khô bắt đầu. Một vùng đất phía Nam, tay nam bắt đấu khô hạn, cây cối, hoa màu thiếu nước nên đỏ vàng. Muôn thú thiếu nước uống. Ở thuên giới, Nàng Bân, nàng tiên tên Bân thấy vậy động lòng thương, xin lên Ngọc hoàng xuống cứu.
Ngọc Hoàng thấy con gái giàu lòng thương dân, đồng ý cho xuống hạ giới.
Nàng Tiên Bân thấy vùng đất phía tây khô hạn nhất liền hạ cánh xuống. Để tạo mưa, nàng Tiên Bân phất dải lụa đệ hạ thấp nhiệt độ khí quyển. NHờ nhiệt độ hạ thấp, hơi nước kéo từ Vình Thái Lan vào ngưng tụ và tạo thành mưa. Từng đơn mua mát mẻ cứu sống cây cối, hoa màu và muôn thú.
Nơi nàng Tiên Bân hạ giới, được toàn dân đặt tên là huyện Tiên Bân. Nuớc mưa sau khi làm mát cây cối, chảy thành dòng sông tên là sông Vàm Cỏ Đông.

Hàng năm, người dân cúng bái đếu nếu tên địa danh Tiên Bân, làm Nàng Tiên Bân hắc hơi mãi, nên trong một dịp hạ giới, Tiên Bân nói nên đổi tên khác. Hội đồng bô lão bàn bạc và xin đổi
Huyện Tiên Bân thành huyện Tân Biên.
Huyện tân Biên, tỉnh Tây Ninh là huyện biên giới sát Campuchia.

-----------------------------
Lại nói thêm một địa danh của tỉnh Tây Ninh. Có một lần, Nàng Tiên Bân hạ giới, có 1 anh chàng phải lòng nhưng không biết làm sao, khi nàng Tiên Bân về trời theo hướng tây, trái tim mách bảo anh này đi tìm. Anh đi theo hướng tây, đến Campuchia, thì thấy nhiều quán dịch vụ mát xa, Anh tò mò vào cho biết... Cuối cùng không gặp được tiên, trở về, bạn bè hỏi, anh nói bên đó có Xa Mát (thay vì mat xa - mát gần gì đó). Vì vậy địa danh đó được mọi người biết với tên là Xa Mát. Xa mát là một trong 2 cửa khẩu sang Campuchia của Tỉnh Tây Ninh.
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Dạo đó, người Việt theo hứơng Nam tiến, làm cho người Chăm phải di chuyển dần vào nam.
Theo tôn giáo và tín ngưỡng của người chăm, theo chế độ mẫu hệ và linh vật được thờ có bộ phận sinh dục Nam, nữ , họ cho đó là nguồn cội của sự sống con người (trong tháp Ponaga ở Nha Trang và Tháp chàm bên cạnh Lầu Ông Hoàng - tỉnh Bình Thuận đều có thờ bộ linh vật này). Bộ linh vật có tên theo tiếng Chăm là Liga, hoặc là Linga.
Khi người Việt tiến công nhiều quá, trong một lần phải rời thành Phan Rí, buộc phải đem linh vật theo. Đến địa phận, Hàm Tân ( nay thuộc Bình Thuận), đoàn quan quân người Chăm nghỉ nếu cứ đi thẳng mãi sẽ không còn đường đi, nên thấy có đường rẽ về hướng đông, xuống biến nên bạc bạc về đó để bảo toán lực lượng và bảo vệ các tượng, linh vật thờ cúng.
Đi hơn 20cây số, thấy có một ngôi miếu, tên là miếu Thầy Thím, Thầy Thím là người ở ẩn, chuyên cưu mang người gặp nạn nên vào xin tá túc.
Người Chăm rất tôn thờ các tượng và linh vật Liga nên tìm cách tìm đến viếng , dâng hương.
Sợ bị lộ, các vị lão tướng bàn nhau, tuyên truyền không được nói là đi viếng linh vật Liga. mà phải nói ngược lại là đi Lagi.

Lâu ngày địa danh ven biển đó được mọi người người gọi là La Gi.

Thị xã La Gi là thị xã ven biển tỉnh Bình Thuận, từ Quốc lộ 1A từ Hàm Tân rẽ trái về 22km, hoặc nếu ở Bà Rịa, Vũng Tàu, khu du lịch Long Hải, thì đi theo quốc lộ 55 sẽ đến TX La Gi.
---------------------------------------------------------------------------------
Khi nào các bạn đi du lịch ở đó, cần hướng dẫn viên, alô cho ISKATA nhé !
:beernow:
 
Sửa lần cuối:
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Chuyện ở tỉnh Bình Dương

Một địa phương nọ, phong trào nào cũng được phát động và người người dân đồng tình ủng hộ, nhất là thể dục thể thao. Khổ nỗi lực bất tòng tâm, khi nào cũng không đạt được thành tích cao nhất. Lần nào dự thi cũng chỉ vào tứ kết, bán kết là cao nhất.
Mổi khi đội của địa phương này thi đấu, mục tiêu là được vào bán kết, nên luôn giăng băng rôn, biểu ngữ BÁN KẾT, cổ động viên reo hò BÁN KẾT, BÁN KẾT.

Cái tên BÁN KẾT gắng liền, đặt tên cho huyện.

Năm ngóai, họ cố gắng, mua 3 ngọai binh, quyết tâm và giành Vô địch một giải danh giá.

Sau khi kết thúc giải, người dân bàn bạc, đổi tên từ BÁN KẾT thành BẾN CÁT !
----------------------------------------------------------------------
Huyện Bến Cát, Phía Tây Bắc tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều khu công nghiệp, có nhiều Vườn cao su rộng lớn.
 
Sửa lần cuối:
B

binhminhhanoi

Guest
26/12/07
31
0
0
hà nội
Anh sưu tầm? Anh nghĩ ra? Anh bịa? Anh kiếm được bao nhiêu nụ cười? Có lãi chưa? Chia em một ít đi./.
 
I

ISKATA

Trung cấp
9/9/06
77
1
0
Cố đô
Anh nghĩ ra...Chia em một ít đi./.

Như thế mới đúng. Chia? bạn đọc, thấy đã nhận được bao nhiêu nụ cười rồi?

Mời dự đóan: Sắp tới viết về địa danh ở Tp HCM, mời các bạn dự đóan, từ khóa của chuyện nói lái ở Tp HCM là gì?
Ai đóan đúng ý của ISKATA, sẽ được ISKATA mời cafe nếu ở Đà Nẵng, Huế, Tp HCM hoặc được tặng quà (nếu ở các tỉnh thành khác)
 
MPI of VN

MPI of VN

Trung cấp
12/3/07
145
0
0
Hanoi
Mod xoá giùm.. Tks
 
Sửa lần cuối:
P

Pear59

Cao cấp
11/12/06
558
1
18
49
VN
Như thế mới đúng. Chia? bạn đọc, thấy đã nhận được bao nhiêu nụ cười rồi?

Mời dự đóan: Sắp tới viết về địa danh ở Tp HCM, mời các bạn dự đóan, từ khóa của chuyện nói lái ở Tp HCM là gì?
Ai đóan đúng ý của ISKATA, sẽ được ISKATA mời cafe nếu ở Đà Nẵng, Huế, Tp HCM hoặc được tặng quà (nếu ở các tỉnh thành khác)

Mình đoán địa danh tiếp theo là CỦ CHI

:biggthump :biggrinda
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA