Phân tích báo cáo Tài chính

  • Thread starter duc1975
  • Ngày gửi
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
StonyHeartedMan nói:
Trong 10 nguyên tắc vàng (có thể là 9 hay 11 cũng được) thì tớ luôn thấy nguyên tắc cuối cùng là: "Lương tri luôn là lời mách bảo tốt nhất". Phân tích xong một thôi một hồi, cuối cùng cũng phải kết hợp với "lương tri" của mình nữa.
Trong kế toán tôi mới biết có lương hưu , còn lương tri là cái phạm trù gì vậy?
Bạn có thể giải thích giúp tôi với!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
Bathanh nói:
Trong kế toán tôi mới biết có lương hưu , còn lương tri là cái phạm trù gì vậy?
Bạn có thể giải thích giúp tôi với!

Ngày xưa đọc Phân tích tài chính trong việc mua/bán cổ phiếu, tớ đọc thấy có nói đến mấy cha "cao thủ" nào đó khi nó quyết định thực hiện 1 giao dịch kinh tế quan trọng, nhiều khi nó còn dựa vào 1 giác quan nào đó. "Lương tri" là tớ copy từ 1 sách về kế hoạch KD ra thôi, ko có trong kế toán (mà tớ vẫn nghe người ta nói câu "Lương tri mách bảo" ấy mà). (bác đi hỏi sách nhé). Hê hê... Bây giờ bác Bathanh đổi bộ mã đọc sướng thật.
 
Sửa lần cuối:
S

StonyHeartedMan

Guest
2/10/04
306
2
0
Hà nội
www.vnuni.net
tranvanhung nói:
(Xin lỗi các bác tôi ngoài lề 1 chút.)

Em đã đổi bộ gõ, không biết bác Hải đã đọc được chưa nhỉ ?

Quá ngon quá ngon. Đọc được rồi. Giờ đã có thể đọc bài của 3 người thuộc dạng post bài nhiều nhất 1 cách ngon lành (tranvanhung, bathanh,gialinh) (mấy hôm nọ cứ gặp bài của mấy người này là...bỏ qua, hi hi). Thanks to all!

PS: Nhân tiện các bác sửa luôn cái chữ ký của các bác đi nhé
 
Sửa lần cuối:
T

thanhtrang

Guest
29/10/04
8
0
0
41
HCM city
Xin lỗi ai biết phân tích báo cáo tài chính thì giai thích dùm cho mình hiểu và nếu có bài ví dụ cũng được nhé, mình rất cần nhé xin cảm ơn nhiều.
 
L

Lý Thanh Châu

Guest
Tôi cũng xin mạn fép bàn về việc lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bao cao LCTT duoc lap theo 2 cach: gian tiep va truc tiep..
Theo pp truc tiep:
Cac ban phai phan chia duoc ra 3 hoat dong chinh:
1) Tien tu hoat dong kinh doanh:
Day la nhung khoan ma chung ta thu va chi co lien quan den HDKD gom:
Nguon thu tu HDKD:
-Tien thu tu ban hang hoa, cung cap dich vu trong ky
- Tien thu tu khoan no phai thu
-Tien thu tu khoan khac( thu tam ung va thu khac)
Chi ra cho cac khoan:
-Trả cho người bán
-Trả cho Công nhân viên
-Thuế và các khỏan nộp cho NNước
-Trả cho các khỏan khác ( chi tạm ứng và chi khác)
2) Tiền từ HĐ đầu tư
-Tiền thu hồi vốn đầu tư vào đơn vị khác
-Tiền lãi (liên doanh, cổ phần) thu được khi đầu tư vào đơn vị khác
_tiền thu do bán TSCD
Cấn trừ với
-Tiền chi đầu tư vào đơnvị khác
-Tiền chi mua TSCD
3) dòng tiền từ HD tài chính
-Tiền thu do đi vay
-Tiền thu do CSH góp vốn
-Thu thu từ lãi tiền gởi
Cấn trừ với
-Trả nợ vay
-Hòan vốn cho CSH
-Tiền lãi trả cho các nhà đầu tư đầu tư vào công ty mình
Công 3 dòng lưu chuyển tiền tệ trên, ta được dòng lưu chuyển tiền tệ trong kỳ....
Việc lập báo cáo LCTT giúp cho DN có thể quản lý tình hình tài chính một cách dễ dàng, Dn có thể thấy được dòng tiền "chạy" ntn, từ đó có thể họach định được kế họach tài chính cho thời gian tới...
 
T

tyt

Guest
28/12/04
17
0
0
42
Hà Nội
Cho mình hỏi một chút về báo cáo tài chính với. Công ty mình thành lập tháng 9/2004 hiện đang lỗ. Mình tập hợp chi phí TK 641, 642 vào TK 1422 để kết chuyển năm sau có đúng không vậy? À quên công ty mình là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh. Như vậy mình không tập hợp chi phí vào 911 vì mình chưa có doanh thu mà. Mọi người à mình làm như vậy có đúng không?
 
H

haidoan

Guest
3/8/04
9
0
0
50
Ha Noi
Cách lập BCLCTT thi ai cũng biết rồi, vậy bạn có thể nói cụ thể cho mình cách phân tích được không???


Lý Thanh Châu nói:
Tôi cũng xin mạn fép bàn về việc lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Bao cao LCTT duoc lap theo 2 cach: gian tiep va truc tiep..
Theo pp truc tiep:
Cac ban phai phan chia duoc ra 3 hoat dong chinh:
1) Tien tu hoat dong kinh doanh:
Day la nhung khoan ma chung ta thu va chi co lien quan den HDKD gom:
Nguon thu tu HDKD:
-Tien thu tu ban hang hoa, cung cap dich vu trong ky
- Tien thu tu khoan no phai thu
-Tien thu tu khoan khac( thu tam ung va thu khac)
Chi ra cho cac khoan:
-Trả cho người bán
-Trả cho Công nhân viên
-Thuế và các khỏan nộp cho NNước
-Trả cho các khỏan khác ( chi tạm ứng và chi khác)
2) Tiền từ HĐ đầu tư
-Tiền thu hồi vốn đầu tư vào đơn vị khác
-Tiền lãi (liên doanh, cổ phần) thu được khi đầu tư vào đơn vị khác
_tiền thu do bán TSCD
Cấn trừ với
-Tiền chi đầu tư vào đơnvị khác
-Tiền chi mua TSCD
3) dòng tiền từ HD tài chính
-Tiền thu do đi vay
-Tiền thu do CSH góp vốn
-Thu thu từ lãi tiền gởi
Cấn trừ với
-Trả nợ vay
-Hòan vốn cho CSH
-Tiền lãi trả cho các nhà đầu tư đầu tư vào công ty mình
Công 3 dòng lưu chuyển tiền tệ trên, ta được dòng lưu chuyển tiền tệ trong kỳ....
Việc lập báo cáo LCTT giúp cho DN có thể quản lý tình hình tài chính một cách dễ dàng, Dn có thể thấy được dòng tiền "chạy" ntn, từ đó có thể họach định được kế họach tài chính cho thời gian tới...
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
tyt nói:
Cho mình hỏi một chút về báo cáo tài chính với. Công ty mình thành lập tháng 9/2004 hiện đang lỗ. Mình tập hợp chi phí TK 641, 642 vào TK 1422 để kết chuyển năm sau có đúng không vậy? À quên công ty mình là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh. Như vậy mình không tập hợp chi phí vào 911 vì mình chưa có doanh thu mà. Mọi người à mình làm như vậy có đúng không?
Theo mình thì tài khoản 142 chỉ dùng để treo chi phí trong ngắn hạn (dưới 1 năm) thôi bạn ạ, trong dài hạn thì bạn nên treo vào 242.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
ah cái món phân tích tài chính doanh nghiệp này trong các trường kinh tế nhất là khoa kế toán có đến 1 môn gọi là "phân tích tài chính doanh nghiệp" cơ mà.
Dựa trên nền tảng đó các bác cũng có khối ý kiến rồi, chắc phân tích hết phải đến 10 trang có dư ấy chứ có phải không ạ.
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
vo vinh nam nói:
ah cái món phân tích tài chính doanh nghiệp này trong các trường kinh tế nhất là khoa kế toán có đến 1 môn gọi là "phân tích tài chính doanh nghiệp" cơ mà.
Dựa trên nền tảng đó các bác cũng có khối ý kiến rồi, chắc phân tích hết phải đến 10 trang có dư ấy chứ có phải không ạ.
Dạ đúng thế bác ạ, trong Nam bọn em gọi là "Phân tích hoạt động kinh doanh", chủ yếu phân tích về các chỉ tiêu giá thành, sản xuất.v.v... và có 1 chương học về phân tích báo cáo tài chính trong đó có: phân tích chiều ngang, chiều dọc, nhận xét khen, chê , rút kinh nghiệm.v.v...hi hi hi. Nhưng em thấy ra đi làm cũng ít đụng tới nó bác ạ.
 
T

tyt

Guest
28/12/04
17
0
0
42
Hà Nội
Gửi Cothant: Cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của tớ nhưng tớ vẫn hưa rõ lắm. Tớ nói ở đây là trong bảng cân đối số phát sinh mình không đưa vào 911 ma đưa vào 1422. Tớ thấy một chị làm như vậy mà. Tính ra công ty mình mới thành lập cho nên chưa phát sinh doanh thu. Như vậy không dược à?
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
cothant nói:
Dạ đúng thế bác ạ, trong Nam bọn em gọi là "Phân tích hoạt động kinh doanh", chủ yếu phân tích về các chỉ tiêu giá thành, sản xuất.v.v... và có 1 chương học về phân tích báo cáo tài chính trong đó có: phân tích chiều ngang, chiều dọc, nhận xét khen, chê , rút kinh nghiệm.v.v...hi hi hi. Nhưng em thấy ra đi làm cũng ít đụng tới nó bác ạ.
Ít đụng vì đâu? cothant có biết ko?
vì mấy lý do sau:
1. vì phân tích của bạn chỉ thuần túy lý thuyết, ko có tính thực tiễn, ko kết luận được điều mà người lãnh đạo muốn có.
2. Vì người lãnh đạo của bạn ko hiểu dc vai trò quan trọng của nó, nên chẳng bận tâm và giao nhiệm vụ cho bộ phận kế toán phân tích số liệu.
3. Vì Người lãnh đạo của bạn đã đủ thông minh để đọc báo cáo thống kê và tự đưa ra kết luận trong đầu ông ấy.
4. v.v và v.v

Nếu báo cáo của bạn thực sự sâu sát so với thực tế của đơnvị, và nếu báo cáo của bạn được thực hiện định kỳ, có tính thuyết phục về phân tích, có tính gợi mở đưa ra được hướng đi mới ( chỉ cần có tính gợi mở thôi nhé) thì chắc chắn sẽ được sử dụng thường xuyên, và người kế tóan sẽ vất vả hơn, nhưng cũng sẽ vinh quang hơn trong công việc của bộ phận tại doanh nghiệp.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
Xin đơn cử 1 chỉ tiêu thôi: DOANH SỐ BÁN HÀNG!
Chỉ tiêu này, là tổng hợp của 3 số liệu tổng hợp trên các TK 511, 521, 531, 532.
Con số này muốn thể hiện được bản chất tốt xấu sẽ phải so sánh với cái gì?
1. So với chính nó giữa các phân đoạn thời gian ( Quý, tháng/ trong năm, cùng kỳ v.v).
2. Tìm được lý do tăng giảm? ( đâu là do chủ ý của DN, đâu là do khách quan của thị trường? và giải pháp nào khắc phục được nó?).
3. So sánh nó với các chỉ tiêu khác:
- so với doanh thu? -> thấy được điều gì? giữa bán hàng và cho nợ?
- so với cơ cấu chi phí -> thấy được chi phí nào ảnh hưởng đến tăng doanh số?
- So với giá vốn: -> lựa chọn cơ cấu mặt hàng phù hợp?
- So với lợi nhuận -> chỉ ra giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận. ko hẳn doanh số cao có thể làm cho lợi nhuận tốt.
4. So với các mục tiêu kế hoạch khác: ( ko phải số thực hiện).
v.v
chỉ 1 chỉ tiêu. Muốn phân tích thấu đáo, phải nhìn nó trong quá trình hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, ko thể tách rời được
Khi đó mới kết luận và đề xuất phương án hợp lý hợp tình và khả thi được.
Khi đó báo cáo phân tích của bạn mới thực sự hữu ích với doanh nghiệp và với người lãnh đạo.
hãy xem xét cẩn thận.
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Ph6an tích tài chính. Hiện nay Trường Đại Học Mở bán công TP.HCM đang có một lớp Ph6an tích tình hình tài chính" Đề nghị liên hệ với trường để biết thêm chi tiết.
 
T

Tina

Guest
10/11/03
62
0
0
40
Nha Trang
Truy cập trang
BCTC có đến 4 phần cơ mà . Sao em ít thấy mọi người phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính vậy ? Nếu muốn phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phân tích như thế nào ? Em nghe nhiều người nói báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp nhà quản lý kiểm soát luồng tiền thu , chi trong DN .... Nhưng mà em cũng chưa hình dung ra cái báo cáo lưu chuyển tiền tệ nó quan trọng như thế nào ?
Cho em hỏi một chút nữa . Khi phân tích BCTC , cụ thể là phân tích các chỉ tiêu trên bảng CĐKT , báo cáo kết quả kinh doanh . Muốn đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động của DN như tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp , kết cấu TSCĐ đã hợp lý hay chưa.... thì phải dựa vào các chỉ tiêu qua các năm của DN, so sánh các chỉ tiêu đó với chỉ tiêu bình quân của ngành . Em muốn hỏi là mình lấy số liệu thống kê về các chỉ tiêu trong một ngành nào đó thì sẽ tìm các số liệu ấy ở đâu ?
 
cothant

cothant

Thằng ham chơi
29/9/04
875
18
18
HCMC
tyt nói:
Gửi Cothant: Cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của tớ nhưng tớ vẫn hưa rõ lắm. Tớ nói ở đây là trong bảng cân đối số phát sinh mình không đưa vào 911 ma đưa vào 1422. Tớ thấy một chị làm như vậy mà. Tính ra công ty mình mới thành lập cho nên chưa phát sinh doanh thu. Như vậy không dược à?
Vâng, vẫn được, nhưng vấn đề là bạn muốn treo nó trong bao lâu, nếu bạn treo nó dưới 1 năm thì bạn để vào 142, trên 1 năm thì là 242 (ở công ty mình thì mình để vào 242)
Cách hạch toán: cuối kỳ, thay vì kết chuyển N911 - C 6....
Thì sẽ kết chuyển N 242 (hoặc 1422) - C 6...
 
H

haidoan

Guest
3/8/04
9
0
0
50
Ha Noi
Phân tích báo cáo LCTT sẽ rất hữu ích. Ở VN mình thấy mọi người ít quan tâm tới báo cáo LCTT, nhưng ở nước ngoài phân tích báo cáo LCTT hết sức quan trọng. Tiền với DN cũng như máu với cơ thể con người, trong kinh doanh có câu "Cash is king", đã có nhưng DN phá sản ngay trong khi kinh doanh đang có lãi cao nhưng quản lý đồng tiền không tốt. những bạn nào đã làm cho các DN có tài chính yếu, overtrading càng cảm nhận được sự quan trọng của đồng tiền. BCLCTT là cái đầu tiên ngân hàng và người cho vay, nhà đầu tư cần ở DN.

Phân tích báo cáo LCTT, chúng ta bỏ qua việc tổng hợp không chính xác các chỉ tiêu, từ BCLCTT phương pháp gián tiếp chúng ta sẽ thấy (mình không nhắc lại cánh lập ở đây):
- Giả sử các chỉ tiêu (các khoản phải thu, các khoản phải trả...) so với năm trước không đổi, lợi nhuận là ra được bao nhiêu sau khi đã trừ đi các chi phí không dùng tới tiền (khấu hao) chúng ta có thêm từng ấy tiền trong tài khoản hoặc là ở két đúng không? ấy vậy mà trong két hay trên tài khoản lại chẳng có mấy đồng. Việc chi trả, khả năng thanh toán sao vẫn khó khăn vậy. Tiền ơi mày nằm ở đâu??? Chúng ta hãy xem phần điều chỉnh, khách hàng nợ nhiều quá, so với đầu kỳ số dư nợ phải thu tăng lên rồi, vậy là khách hàng đã giữ của ta một phần tiền. Số điều chỉnh nợ phải thu tăng lên nhiều hay ít nỏi lên khả năng quản lý các khoản phải thu là tốt hay xấu. Nợ phải trả giảm đi, có nghĩa là nhà cung cấp không cho nợ thêm nữa, bán được nhiều hàng lãi tăng nhưng thanh toán khó khăn quá.
- Dòng tiền luân chuyển từ hoạt động KD được xác định là dòng luân chuyển chính, chủ yếu của dn, nó nhieu hay it, lớn hay nhỏ cho biết sức mạnh tài chính của DN.

- Với các hoạt động đầu tư, chủ yếu là chi tiêu, mua sắm. sẽ tiêu tốn nhieù tiền của DN. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư cho thấy tương lai, tăng quy mô của DN. Tuy nhiên số tiền này phải được cân đối với số tiền mà DN có được từ hoạt động kinh doanh. Và khi phân tích phải chú ý tới loại hình doanh nghiệp có chịu nhiều tác động của sự thay đổi về công nghệ.

- Với hoạt động tài chính, doanh nghiệp nếu dư rả sẽ đẩu tư vào các hoạt động tài chính, mua cổ phiếu, trái phiếu (họ mua là họ đang có tiền đấy). Còn họ đi vay và phát hành cổ phiếu chắc là họ cần tiền rồi. Hãy xem lại xem họ huy động vốn cho hoạt động kinh doanh hay đầu tư nhé. Nếu là kinh doanh, đầu tư ít, họ đang cần vốn, cần tiền. Nếu đầu tư, xem họ đầu tư vào đâu - xem lại cơ cấu tài sản, nguồn tài trợ nhé.

- Minh còn muốn viết thêm nữa nhưng muộn rồi. Các bạn có hứng thú về Phân tích TC hay cho mình ý kiến nhé. Thực sự mình rất thích phân tích tài chính và tìm hiểu về nó cũng nhiều. Cảm ơn các ban.

Tina nói:
BCTC có đến 4 phần cơ mà . Sao em ít thấy mọi người phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính vậy ? Nếu muốn phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phân tích như thế nào ? Em nghe nhiều người nói báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp nhà quản lý kiểm soát luồng tiền thu , chi trong DN .... Nhưng mà em cũng chưa hình dung ra cái báo cáo lưu chuyển tiền tệ nó quan trọng như thế nào ?
Cho em hỏi một chút nữa . Khi phân tích BCTC , cụ thể là phân tích các chỉ tiêu trên bảng CĐKT , báo cáo kết quả kinh doanh . Muốn đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động của DN như tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp , kết cấu TSCĐ đã hợp lý hay chưa.... thì phải dựa vào các chỉ tiêu qua các năm của DN, so sánh các chỉ tiêu đó với chỉ tiêu bình quân của ngành . Em muốn hỏi là mình lấy số liệu thống kê về các chỉ tiêu trong một ngành nào đó thì sẽ tìm các số liệu ấy ở đâu ?
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Hoan hô Haidoan, tiếp đi bạn.

Tiện đây ketoan@ bổ sung 1 tẹo về cái phần "Tiền ơi mày nằm ở đâu???", Ngoài việc tìm hiểu sự biến động trên các khoản phải thu, phải trả để biết được doanh nghiêp có bị chiếm dụng vốn hay là đi chiếm dụng vốn, còn cần xem xét thêm biến động của hàng tồn kho.... Nếu hàng tồn kho tăng lên tức là Mr. Tiền đang chui vào kho nằm ngủ.... vốn của doanh nghiệp đọng lại ở đó.

Theo phương pháp gián tiếp là chúng ta dựa vào bảng TKTS 2 kỳ liên tiếp để phân tích LCTT. Còn theo phương pháp trực tiếp thì.... "ngon" hơn là biết ngay Mr. Tiền đi ra cửa nào, đi về cửa nào. Nhưng phương pháp này hơi không dễ làm nếu không có hệ thống quản lý tiền (cash management) "xìn xịn" một chút từ việc định hướng ghi chép ban đầu cho từng mục thu, chi.

Một số chủ doanh nghiệp "thực dụng" thường chú trọng nhiều vào BCLCTT hơn là BTKTS hay BCKQKD. Bởi vì thực tế tiền đâu tư ra, thu về lại như thế nào chỉ nhìn thấy rõ nhất ở BCLCTT mà thôi. Mà suy cho cùng, anh đầu tư tiền của mình ra không quan tâm đến tiền thu về thế nào, bao lâu thì thu được về, thì còn có gì khác cần quan tâm đâu nhỉ???

Điều này giải thích cho 1 chủ đề bị tranh cãi khá gay gắt và sôi nổi trên WKT trước đây, rằng, tại sao mấy anh Nhật lùn thích đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trên BCLCTT hay tiếng Tây gọi là "Cashflows" chứ không phải là mấy cái báo cáo khác.....

Việc phân tích các BCTC rất là hay và lý thú đấy.

Haidoan ơi, bạn thêm 1 bài về các chỉ số phân tích đi, vòng quay của tiền vào kinh doanh chẳng hạn, đánh giá khả năng sinh lời hay khả năng thanh khoản, v.v...
 
H

hanhnguyen2312

Guest
Cám ơn haidoanh, hôm nào bạn có điệu kiện hãy nói tiếp về phân tích BCLCTT nhé, mình chưa biết tý gì cả đọc bài của bạn cũng thấy vỡ ra đôi chút. Rất muốn được học hỏi thêm.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA