Hạch toán chênh lệch tỷ giá

  • Thread starter NgHoangLong
  • Ngày gửi
H

huong84

Guest
20/12/07
45
0
0
Hà nội
phải trả người bán

Trường hợp của công ty mình là thế này:VD ở trên hoá đơn có viết là 200$ ,tỷ giá là 16000 và giá trị hàng hoá tính theo VNĐ là 3,200,000VNĐ và thuế VAT 10%:320,000.Vậy tổng số tiền phải thanh toán là:3,520,000VNĐ(trên hoá đơn có viết luôn cả VNĐ).Công ty mình thường thanh toán cho nhà cung cấp bằng VNĐ qua chuyển khoản.Nhưng bây giờ nhà cung cấp lại yêu cầu phải trả theo tỷ giá ngày mình trả.VD:hôm nay mình trả tiền họ,tỷ giá là:17,000 tức là công ty mình phải trả khoản nợ trên với số tiền:200$ x17000=3,400,000 +vat:340,0000.Tổng số tiền bên mình phải thanh toán:3,740,000VNĐ.Số tiền trên hoá đơn và thực tế phải trả là khác nhau.Vậy phải làm thế nào?(Trong khi đó số thuế bên mình chỉ được khấu trừ thực tế là 320,000VNĐ thôi)
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

HOANGNAM

Cao cấp
17/10/04
1,257
17
38
58
Binh duong
Trường hợp của công ty mình là thế này:VD ở trên hoá đơn có viết là 200$ ,tỷ giá là 16000 và giá trị hàng hoá tính theo VNĐ là 3,200,000VNĐ và thuế VAT 10%:320,000.Vậy tổng số tiền phải thanh toán là:3,520,000VNĐ(trên hoá đơn có viết luôn cả VNĐ).Công ty mình thường thanh toán cho nhà cung cấp bằng VNĐ qua chuyển khoản.Nhưng bây giờ nhà cung cấp lại yêu cầu phải trả theo tỷ giá ngày mình trả.VD:hôm nay mình trả tiền họ,tỷ giá là:17,000 tức là công ty mình phải trả khoản nợ trên với số tiền:200$ x17000=3,400,000 +vat:340,0000.Tổng số tiền bên mình phải thanh toán:3,740,000VNĐ.Số tiền trên hoá đơn và thực tế phải trả là khác nhau.Vậy phải làm thế nào?(Trong khi đó số thuế bên mình chỉ được khấu trừ thực tế là 320,000VNĐ thôi)

Theo tôi bên bán hàng cho bạn không có quyền đòi tiền nhiều hơn trừ trường hợp bên bạn đồng ý như vậy. Nếu bên bạn đồng ý thì khoản chênh lệch chỉ có thể hạch toán vào chi phí khác (thường là chi phí) ,không thể coi là chi phí tài chính được.
 
M

Madeleine

Guest
22/4/08
67
0
0
TP. HCM
Nếu Công ty bạn đồng ý thanh toán theo yêu cầu của bên bán lấy theo tỷ giá ngày thanh toán thì bạn chỉ thanh toán thêm chênh lệch phần tiền hàng thôi. Phần thuế GTGT bên bán cũng chỉ kê khai và nộp theo Hóa đơn đã xuất .

Thân chào,
 
H

huong84

Guest
20/12/07
45
0
0
Hà nội
Nếu Công ty bạn đồng ý thanh toán theo yêu cầu của bên bán lấy theo tỷ giá ngày thanh toán thì bạn chỉ thanh toán thêm chênh lệch phần tiền hàng thôi. Phần thuế GTGT bên bán cũng chỉ kê khai và nộp theo Hóa đơn đã xuất .

Thân chào,

Theo như bạn nói thì mình chỉ thanh toán thêm chênh lệch tiền hàng thôi và phần chênh lệch đó được hạch toán như bình thường tức là vào TK 635 hoặc 515 phải vậy không?
 
L

Luis LOC

Guest
3/6/08
35
1
8
TP.HCM
Trường hợp của công ty mình là thế này:VD ở trên hoá đơn có viết là 200$ ,tỷ giá là 16000 và giá trị hàng hoá tính theo VNĐ là 3,200,000VNĐ và thuế VAT 10%:320,000.Vậy tổng số tiền phải thanh toán là:3,520,000VNĐ(trên hoá đơn có viết luôn cả VNĐ).Công ty mình thường thanh toán cho nhà cung cấp bằng VNĐ qua chuyển khoản.Nhưng bây giờ nhà cung cấp lại yêu cầu phải trả theo tỷ giá ngày mình trả.VD:hôm nay mình trả tiền họ,tỷ giá là:17,000 tức là công ty mình phải trả khoản nợ trên với số tiền:200$ x17000=3,400,000 +vat:340,0000.Tổng số tiền bên mình phải thanh toán:3,740,000VNĐ.Số tiền trên hoá đơn và thực tế phải trả là khác nhau.Vậy phải làm thế nào?(Trong khi đó số thuế bên mình chỉ được khấu trừ thực tế là 320,000VNĐ thôi)

Chia xẻ với bạn 1 chút nhé:
Có một số đơn vị được bộ tài chính đồng ý cho sử dụng đồng tiền USD để hạch tóan sổ sách và lãi lỗ, nhưng tính tóan số thuế phải nộp và đã nộp vẫn phải dựa trên đồng VND ( Trường hợp cty của mình là 1 vdụ).

Vì vậy khi Cty của bạn thực hiện mua bán với 1 trong những đơn vị đó. Khi thực hiện hợp đồng họ đều quy định rõ giá trị mặt hàng là đồng USD (vd của bạn là 200usd-chưa có thuế 10% VAT), điều khỏan thanh tóan ghi rõ thanh tóan theo tỷ giá nào và vào ngày nào. Khi xuất hđơn GTGT, họ ghi giá trị mặt hàng là Usd, tỷ giá trên hđơn vào ngày xuất hđơn (Vd: 16.000đ/Usd) là để hạch tóan và kê khai thuế GTGT đầu ra trong tháng đó, công nợ vẫn là Usd:
- GTGT trên sổ sách là : Usd 20 (# 320.000vnd).
- Tờ khai thuế GTGT tháng là: Vnd 320.000.
- Số phải thu là: Usd 220.

Cty ty bạn nhận hàng và hạch tóan: vì cty bạn chỉ có thể hạch tóan bằng đồng Vnd, nhưng theo hợp đồng là bạn nợ Usd 220. Nếu có biên bản xác nhận công nợ vào cuối năm do kiểm tóan xác nhận giữa hai cty thì công nợ sẽ là Usd 220 ( và có thể thêm vào tỷ giá 16.000Vnd), không bao giờ công nợ chỉ là Vnd 3.520.000.
- GTGT đầu vào: Vnd 320.000.
- Phải trả người bán là: Vnd 3.520.000.

Khi thanh tóan khỏan chênh lệch tỷ giá (tỷ giá: 17.000đ/Usd) được hạch tóan:
- Phải trả người bán: Vnd 3.520.000.
- Chệch lệch tỷ giá thanh tóan (TK 635): Vnd (3.740.000 - 3.520.000).
- Chi tiền ngân hàng: Vnd 3.740.000.

Khỏan chênh lệch tỷ giá này được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ và được giảm trừ trước khi tính thuế TNDN. Chi có khỏan ngọai tệ đánh giá lại vào cuối năm (theo TT134) không được tính vào chi phí tài chính or doanh thu tài chính.

Thân chào,
 
H

huong84

Guest
20/12/07
45
0
0
Hà nội
Chia xẻ với bạn 1 chút nhé:
Có một số đơn vị được bộ tài chính đồng ý cho sử dụng đồng tiền USD để hạch tóan sổ sách và lãi lỗ, nhưng tính tóan số thuế phải nộp và đã nộp vẫn phải dựa trên đồng VND ( Trường hợp cty của mình là 1 vdụ).

Vì vậy khi Cty của bạn thực hiện mua bán với 1 trong những đơn vị đó. Khi thực hiện hợp đồng họ đều quy định rõ giá trị mặt hàng là đồng USD (vd của bạn là 200usd-chưa có thuế 10% VAT), điều khỏan thanh tóan ghi rõ thanh tóan theo tỷ giá nào và vào ngày nào. Khi xuất hđơn GTGT, họ ghi giá trị mặt hàng là Usd, tỷ giá trên hđơn vào ngày xuất hđơn (Vd: 16.000đ/Usd) là để hạch tóan và kê khai thuế GTGT đầu ra trong tháng đó, công nợ vẫn là Usd:
- GTGT trên sổ sách là : Usd 20 (# 320.000vnd).
- Tờ khai thuế GTGT tháng là: Vnd 320.000.
- Số phải thu là: Usd 220.

Cty ty bạn nhận hàng và hạch tóan: vì cty bạn chỉ có thể hạch tóan bằng đồng Vnd, nhưng theo hợp đồng là bạn nợ Usd 220. Nếu có biên bản xác nhận công nợ vào cuối năm do kiểm tóan xác nhận giữa hai cty thì công nợ sẽ là Usd 220 ( và có thể thêm vào tỷ giá 16.000Vnd), không bao giờ công nợ chỉ là Vnd 3.520.000.
- GTGT đầu vào: Vnd 320.000.
- Phải trả người bán là: Vnd 3.520.000.

Khi thanh tóan khỏan chênh lệch tỷ giá (tỷ giá: 17.000đ/Usd) được hạch tóan:
- Phải trả người bán: Vnd 3.520.000.
- Chệch lệch tỷ giá thanh tóan (TK 635): Vnd (3.740.000 - 3.520.000).
- Chi tiền ngân hàng: Vnd 3.740.000.

Khỏan chênh lệch tỷ giá này được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ và được giảm trừ trước khi tính thuế TNDN. Chi có khỏan ngọai tệ đánh giá lại vào cuối năm (theo TT134) không được tính vào chi phí tài chính or doanh thu tài chính.

Thân chào,

Trường hợp của công ty mình đúng như bạn nói đó. Trên hoá đơn họ có ghi là tỷ giá trên đây chỉ là giá tham chiếu,thanh toán theo tỷ giá ngày trả.Và khi đối chiếu công nợ họ chỉ ghi là USD thôi không có VNĐ.Vậy nếu công ty mình thanh toán bằng VNĐ thì có cần phải theo dõi USD không ?(vì cuối năm còn phải đánh giá lại chênh lệch ngoại tệ nữa mà).
 
M

Madeleine

Guest
22/4/08
67
0
0
TP. HCM
Mình đồng ý với cách hạch toán của bạn Luis LOC.
Bạn huong84 nên đồng thời theo dõi cả USD để dễ dàng đối chiếu công nợ với Nhà cung cấp.
Thân chào,
 
V

vuthiphuongthuy

Guest
24/10/06
38
0
0
45
Q6
Cách hạch toán chênh lệch tỷ giá

Công ty kem ký kết 1 hợp đồng với cty nước ngoài trị giá 48.000 USD
11/6/2008 Khi nhập hàng em lấy tỷ giá trên tờ khai là 16.000
em hoạch toán như sau: N156, C331: 48.000*16000=768.000.000 VNĐ
12/6 /2008 em thanh toán qua ngân hàng với tỷ giá 17.950
Em hoạch toán: N331, C1122: 48.000*17.950=861.600.000 VNĐ
Em hoạch toán chênh lệch tỷ giá :N635, C331 = 93.600.000 (861.600.000-768.000.000=93.600.000)
Chỉ cách nhau có 1 ngày mà chênh lệch tỷ giá lên đến 93 tr, do thị trường ngoại tệ lên mạnh trong những ngày qua.
Từ trước tới giờ em cũng hoạch toan như trên, nhưng lần này số tiền chênh lệch cao quá. Em không biết phải làm như thế nào, em sợ nếu cứ hoạch toán như trên mấy ông thuế nhà ta mà gạt ra thì... em lo quá, các bác chỉ cho em nhé
 
T

tranbinh200780

Cao cấp
25/2/08
519
40
28
42
Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty kem ký kết 1 hợp đồng với cty nước ngoài trị giá 48.000 USD
11/6/2008 Khi nhập hàng em lấy tỷ giá trên tờ khai là 16.000
em hoạch toán như sau: N156, C331: 48.000*16000=768.000.000 VNĐ
12/6 /2008 em thanh toán qua ngân hàng với tỷ giá 17.950
Em hoạch toán: N331, C1122: 48.000*17.950=861.600.000 VNĐ
Em hoạch toán chênh lệch tỷ giá :N635, C331 = 93.600.000 (861.600.000-768.000.000=93.600.000)
Chỉ cách nhau có 1 ngày mà chênh lệch tỷ giá lên đến 93 tr, do thị trường ngoại tệ lên mạnh trong những ngày qua.
Từ trước tới giờ em cũng hoạch toan như trên, nhưng lần này số tiền chênh lệch cao quá. Em không biết phải làm như thế nào, em sợ nếu cứ hoạch toán như trên mấy ông thuế nhà ta mà gạt ra thì... em lo quá, các bác chỉ cho em nhé

Chênh lệch tỷ giá do thay đổi tỷ giá trên thị trường quy định, việc thay đổi tỷ hía căn cứ vào tỷ giá ghi trên tờ khai nhập hàng và thời điểm trả tiền, các pác thuế làm gì mà gạt ra chứ.
Thân chào
 
K

ktdq2008

Guest
20/9/08
1
0
0
quảng ngãi
Xin chào!
Công ty tôi có nhập khẩu uỷ thác hàng hoá, có một số nghiệp vụ kế toán xin được hỏi về tỷ giá thanh toán như sau:
VD:
Số tiền theo hợp đồng 100USD, đồng tiền thanh toán VND hoặc USD đuợc quy đổi theo tỷ giá ngân hàng tại thời điểm thanh toán.
Ngày 15/09/08 thanh toán 100USD tỷ gia 16.000
hạch toán N331/C112 : 1.600.000VND
Ngày 16/09/2008: Người bán nhận 100USD , tỷ giá 15.000 quy ra VND la 1.500.000VND
Ngày 20/09/2008, Công ty nhận hoá đơn 100USD x 16.5000 = 1.650.000VND (đã bao gồm VAT 10%)
Hạc toán N152, N133/C331: 1.650.000VND
Như vậy số tiền công ty chúng tôi còn phải thanh toán là 1.650.000 -1.600.000VND = 50.000
Hạch toán N331/C331: 50.000
Nhưng người bán yêu cầu Công ty chúng tôi phải thanh toán: 1.650.000 - 1.500.000= 150.000
Công ty chúng tôi hạch toán có đúng không, người bán yêu cầu như vậy có đúng không. Xin cảm ơn
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Để biết người bán (bên nhận uỷ thác) yêu cầu có đúng không anh cần xem lại Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu của lô hàng này quy định về việc thanh toán, đặc biệt là việc sử dụng tỷ giá trong thanh toán như thế nào.

Giả sử bên bán làm đúng yêu cầu (theo hợp đồng quy định) hoặc bên anh mặc nhiên chấp nhận cách tính toán (tỷ giá) mà bên bán đưa ra thì anh đã hạch toán đúng như được nêu:
Ngày 20/09/2008, Công ty nhận hoá đơn 100USD x 16.5000 = 1.650.000VND (đã bao gồm VAT 10%)
Hạc toán N152, N133/C331: 1.650.000VND

Tuy nhiên anh sẽ sai khi ghi bút toán tiếp theo:
Hạch toán N331/C331: 50.000
Vì bút toán này tự loại trừ lẫn nhau và không có ý nghĩa gì trong trường hợp này ngoài việc làm tăng phát sinh hai bên của TK331!

Anh sẽ không ghi bút toán trên
Như vậy số tiền công ty chúng tôi còn phải thanh toán là 1.650.000 -1.600.000VND = 50.000
cho đến khi thanh toán số còn nợ thì ghi C111,112...N331: 50.000

Về việc thương thảo hợp đồng liên quan đến tỷ giá thanh toán thì nên lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Xác định rõ cách sử dụng tỷ giá trong thanh toán, tránh gây tranh cãi về sau nhất là trong những trường hợp tỷ giá biến động lớn như tình hình kinh tế của ta vừa qua.
- Thông thường bên bán nên chấp nhận tỷ giá tại ngày ngân hàng bên mua xuất lệnh thanh toán bởi vì quy trình thanh toán cần thêm vài ngày mà bên mua không thể kiểm soát được nếu có biến động tỷ giá (dĩ nhiên là trong thời gian quy định hợp lý của ngân hàng hai bên).
- Anh cũng nên đấu tranh một vấn đề nữa là do bên mua thanh toán trước, thường là bên bán phải có trách nhiệm chuyển ngay trị giá gốc hàng mua cho nhà cung cấp nước ngoài, nên khi xuất hoá đơn phải tính theo tỷ giá đã chuyển tiền vì giá trị gốc ngoại tệ đã được bảo toàn. Trong trường hợp của anh là tỷ giá 16.000 đ vì vậy anh không phải chịu thêm chênh lệch tỷ giá. Với uỷ thác xuất khẩu trả tiền trước thế này thì có thể chấp nhận chênh lệch giá trong khoảng thời gian xuất tiền thanh toán ra nước ngoài nếu bên bán thực hiện đúng cam kết (bên mua phải kiểm soát được thời gian này tránh việc bên bán lợi dụng luồng tiền thanh toán trước trong khi bên mua vẫn phải gánh rủi ro tỷ giá).
- Trên là nói về giá gốc hàng hoá, còn các khoản chi phí liên quan khác có thể chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá mà cả hai bên đều không kiểm soát được ví dụ thuế nhập khẩu, cước vận tải quốc tế...thì thương lượng sao cho hai bên cùng chia sẽ lợi ích và rủi ro.
 
D

dmnguyet

Sơ cấp
9/10/05
38
0
6
Da Nang
Chênh lệch tỷ giá mua hàng

Cty nhập khẩu hàng, hình thức thanh toán trả trực tiếp trước khi nhập hàng số tiền 9400 Eur x 24804=233157600, hạch toán N331/C112: 233.157.600
Hàng về theo tờ khai HQ: 9400Eur x 24733=232.492.832, Hto N1561/C331:232.492.832. Số chênh lệch hto N635/C331:664.768 có đúng không hay là hạch toán N1561/C331 bằng số tiền lúc chuyển để khỏi hạch toán chênh lệch, vậy thfi ko đúng vưói tờ khai HQ. Giúp mình với
 
L

luongha

Guest
13/5/08
105
0
0
38
Ha Noi
Bạn hạch toán phải trả cho người bán theo tỷ giá thực tế (24.804). Còn hạch toán thuế theo tỷ giá hải quan. Tổng giá trị hàng hoá bằng tổng tiền phải trả và tiền thuế. Ở đây không có chênh lệch
 
H

honghanhbt

Pinkcat
20/5/07
414
1
0
Hà Nội
Cty nhập khẩu hàng, hình thức thanh toán trả trực tiếp trước khi nhập hàng số tiền 9400 Eur x 24804=233157600, hạch toán N331/C112: 233.157.600
Hàng về theo tờ khai HQ: 9400Eur x 24733=232.492.832, Hto N1561/C331:232.492.832. Số chênh lệch hto N635/C331:664.768 có đúng không hay là hạch toán N1561/C331 bằng số tiền lúc chuyển để khỏi hạch toán chênh lệch, vậy thfi ko đúng vưói tờ khai HQ. Giúp mình với

- Bạn hạch toán Nợ 635/Co 331 là đúng rùi.
 
B

buikiem1980

Trung cấp
18/4/09
130
0
0
ho chi minh
xử lý chênh lệch tỷ giá.

chào tất cả các thành viên trong diễn đàn.
em có vấn đề này cần được giúp đỡ.
vd năm 2008 em mua hàng hoá tri giá 1000 USD tỷ giá lúc mua là 16.000 em định khoản như sau:
Nơ 156: 1.000 x16.000=16.000.000 đ
có 331: 16.000.000
đến cuối năm tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 16.500 nên em đánh giá lại cuối năm hạch toán lỗ tỷ giá như sau:
Nơ 413: 1.000 x 500 =500.000
có 331: 500.000 đ.
Như vậy đến cuối năm 2008 trên tk 331 của em nơ là :16.000.000 +500.000 đ.
đến tháng 4/2009 em chuyển trả khách hàng và luc đó tỷ giá sổ sách của em là 17.000d ( em hạch toan theo phương pháp nhập trước xuất trước )
khi chuyển trả em hạch toán:
Nợ 331: 1.000 x 17.000 =17.000.000
Có 112: 17.000.000 .
vậy cho em hỏi phần trên lệch 500.000 (của 17.000.000-16.500.000) em phải hạch toán như thế nào ? vì em đã đánh giá trên lệch cuối năm rồi bây giờ phải đánh giá trên lẹch tỷ giá nữa không? rất mong được các anh chi và các bạn chỉ giúp.
thân chào.
 
susu1012neu

susu1012neu

Trung cấp
7/6/08
147
9
18
39
Ha Noi
Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ bạn kết chuyển luôn vào kết quả hoạt động kinh doanh qua tài khoản 515 hoặc 635 không hạch toán vào 413; trong trường hợp của bạn hạch toán như sau:
Nợ 635: 500.000
Có 331:500.000
Lỗ tỷ giá này chưa thực hiện;
Khi thực thanh toán tiếp tục hạch toán phần chênh lệch tỷ giá theo tỷ giá ngày giao dịch:
Nợ 331: 16.500.000
Nợ 635: 500.000
Có 112: 17.000.000
Lỗ tỷ giá này đã thực hiện ngay lúc thanh toán 500.000 và thực hiện cho phần chưa thực hiện 500.000 đánh giá lai cuối năm trước. :D

Hạch toán như bạn thì trả tiền thừa à @@
 
O

ochin105

Guest
30/5/07
13
0
0
Ha Noi
Mình vẫn rất mông lung trong hạch toán chênh lệch tỷ giá, lúc nào thì dùng 413 rồi kết chuyển vào đâu? có phái 911 không?lúc nào thì dùng 635(515) ? có phải chênh lệch đã được thực hiện thì cho vào 635(515) còn chênh lệch chưa được thực hiện thì để ở 413
VD đầu ký nợ NCC la 1000USD ty gia 17.000=17.000.000VND
trong ky thanh toan cho NCC 1000USD ty gia 18.000=18.000.000
vay se dinh khoan
NO 331: 17.000.000
NO 635 : 1.000.000
Co 112: 18.000.000
Cac ban giup minh phan biet viec su dung 2 tk 413 va 635(515) nhe
 
O

ochin105

Guest
30/5/07
13
0
0
Ha Noi
Mình vẫn rất mơ hồ trong việc phân biệt sử dụng tk 413 va 635(515) trong hach toán chênh lệch tỷ giá
TK 413 được sử dung khi chênh lệch chưa được thực hiện(chỉ ghi nhận trên sổ sách) còn tk 635(515) được sử dụng khi chênh lệch đã được thực hiện, có phải không các bạn?
thế sử dụng 413 rồi cuối kỳ xử lý thế nào? kết chuyển vào đâu?
vd đầu kỳ nợ NCC la 1000usd,ty gia 17.000=17.000.000,trong kỳ thanh toán 1000usd,tỷ giá 18.000=18.000.000
No TK 331:17.000.000
No TK 635: 1.000.000
CO TK 111:18.000.000
các bạn hướng dẫn dùm mình nha
 
M

muaphun1011

Guest
bạn ơi, muốn phân biệt 2 TK này trước hết bạn phân biệt doanh nghiệp giai đoạn trước hoạt động và doanh nghiệp giai đoạn đang hoạt động.
+TK515,635 chỉ dùng khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ.
+TK413 thì gồm 2 Tk chi tiết 4131(chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ); 4132(chênh lệch trước hoạt động).
+TK4131: bạn chỉ hạch toán khi cuồi năm khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gộc ngoại tệ( của doanh nghiệp đang hoạt động), cuối kỳ bạn sẽ kết chuyển ngay vào 515 hoặc 635.
+TK4132:bạn sử dụng khi doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động( còn đang xây dụng) mà có phát sinh hoặc có đánh giá lại cuối năm. Đối với TK này nó sẽ được thể hiện Sdư trên bảng CĐKT nếu Doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động.Đến khi bắt đầu hoạt động mới chuyển vào 635,515 tùy theo quy định.

e ko biết như vậy là đầy đủ chưa, có j mọi người góp ý giúp e với nha.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA