Quy trình kê khai thuế TNDN

  • Thread starter phuongdoan1711
  • Ngày gửi
P

phuongdoan1711

Guest
18/9/05
12
1
0
39
viet nam
Mình chưa có kinh nghiệm thực tế trong việc kê khai và tính thuế TNDN. Hiện tại mình đang tìm hiểu về thuế TNDN, sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Trong một tài liệu mình đọc được thì cho rằng thu nhập chịu thuế được xác định bằng cách lấy lợi nhuận kế toán + điều chỉnh tăng - điều chỉnh giảm. Nhưng trong hạch toán thì mình thấy rằng TK 821 bao gồm 2 TK chi tiết là TK 8211 và TK 8212, trước tiên kế toán căn cứ vào Tờ khai quyết toán thuế để xác định CP thuế TNDN hiện hành, sau đó mới xác định chênh lệch tạm thời và xác định CP thuế TNDN hoãn lại hoặc TN thuế TNDN hoãn lại phải trả, tức là kế toán xác định CP thuế TNDN bằng cách điều chỉnh từ thu nhập chịu thuế x thuế suất (CP thuế TNDN hiện hành) + - (chênh lệch tạm thời x thuế suất)
Như vậy thực tế thì kế toán xác định lợi nhuận kế toán trước rổi cơ quan thuế mới tính thu nhập chịu thuế trên cơ sở điều chỉnh lợi nhuận kế toán hay ngược lại.
Mong các bạn nói rõ giúp mình!
Cảm ơn các bạn!:flowersun
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
itamateurvn

itamateurvn

Thành viên không tích cực
16/10/07
237
0
0
Mường Tè
Mình chưa có kinh nghiệm thực tế trong việc kê khai và tính thuế TNDN. Hiện tại mình đang tìm hiểu về thuế TNDN, sự khác nhau giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Trong một tài liệu mình đọc được thì cho rằng thu nhập chịu thuế được xác định bằng cách lấy lợi nhuận kế toán + điều chỉnh tăng - điều chỉnh giảm. Nhưng trong hạch toán thì mình thấy rằng TK 821 bao gồm 2 TK chi tiết là TK 8211 và TK 8212, trước tiên kế toán căn cứ vào Tờ khai quyết toán thuế để xác định CP thuế TNDN hiện hành, sau đó mới xác định chênh lệch tạm thời và xác định CP thuế TNDN hoãn lại hoặc TN thuế TNDN hoãn lại phải trả, tức là kế toán xác định CP thuế TNDN bằng cách điều chỉnh từ thu nhập chịu thuế x thuế suất (CP thuế TNDN hiện hành) + - (chênh lệch tạm thời x thuế suất)
Như vậy thực tế thì kế toán xác định lợi nhuận kế toán trước rổi cơ quan thuế mới tính thu nhập chịu thuế trên cơ sở điều chỉnh lợi nhuận kế toán hay ngược lại.
Mong các bạn nói rõ giúp mình!
Cảm ơn các bạn!:flowersun
Bạn tham khảo bài sau nhé:
Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán tạo ra các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, dẫn tới chênh lệch giữa số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ với chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này được phân thành hai loại liên quan đến thời điểm khấu trừ/tính thuế thu nhập: Chênh lệch vĩnh viễn và Chênh lệch tạm thời.

Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh khi thực hiện quyết toán thuế, cơ quan thuế loại hoàn toàn ra khỏi doanh thu/chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ căn cứ theo luật và các chính sách thuế hiện hành. Ví dụ Chênh lệch vĩnh viễn do: Khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị vượt mức khống chế 10% tổng chi phí trong kỳ; Khoản chi phí không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ chứng minh; Các khoản tổn thất tài sản; … Các khoản chênh lệch vĩnh viễn không thuộc đối tượng điều chỉnh của VAS 17.

Chênh lệch tạm thời (Temporary Difference) là các khoản chênh lệch phát sinh do cơ quan thuế chưa chấp nhận ngay trong kỳ/năm các khoản doanh thu/chi phí đã ghi nhận theo chuẩn mực và chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng. Các khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ hoặc tính thuế thu nhập trong các kỳ/năm tiếp theo. Các khoản chênh lệch tạm thời thường bao gồm các khoản chênh lệch mang tính thời điểm hay còn gọi là chênh lệch theo thời gian (Timing Differences); và các khoản ưu đãi thuế có thể thực hiện. Ví dụ: Chênh lệch về chi phí khấu hao do chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp không phù hợp với quy định về khấu hao theo chính sách thuế (Quyết định 206); Chênh lệch phát sinh do chính sách ghi nhận doanh thu nhận trước của doanh nghiệp với quy định của chính sách thuế; Chênh lệch do các khoản chi phí chưa thực hiện như trích trước chi phí bảo hành nhưng chưa thực chi, trích trước tiền lương nghỉ phép nhưng chưa thực chi; … Các khoản chênh lệch tạm thời là đối tượng điều chỉnh của VAS 17.


Lợi nhuận kế toán (Accounting Profit/Loss)

Theo VAS 17, lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Lợi nhuận kế toán phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng như: chính sách khấu hao; chính sách phân bổ tài sản đã xuất dùng; chính sách ghi nhận doanh thu; chính sách và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành;... Các chính sách này phải được thuyết minh chi tiết trong phần Thuyết minh Báo cáo tài chính.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax Expense or Income)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) được xác định bằng lợi nhuận/lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) nhân (x) với thuế suất. Thông thường, theo Luật thuế của Việt Nam: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp) = Lợi nhuận/Lỗ kế toán (loại trừ Chênh lệch vĩnh viễn) X 28%. Khái niệm này rất quan trọng, sau khi ban hành VAS 17, nó đánh dấu bước tiến mới khi coi thuế thu nhập là một khoản chi phí, thể hiện một quan điểm “tài chính” rất rõ rệt. Quan niệm này sẽ càng trở nên quan trọng khi nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển mạnh, thuế là một yếu tố chi phí quan trọng và tất yếu khi xem xét và ra các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

Thu nhập chịu thuế (Taxable Profit / Tax loss)

Theo VAS 17, Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được). Khoản chênh lệch giữa Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận kế toán chính là các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời đã được đề cập.
 
Y

yenloan1511

Guest
5/2/10
4
0
0
kiên giang
Quyet toan thue thu nhap

Nếu hoạch toán theo kế toán xong rồi khi quyết toán thuế thì loại bỏ những khoản chênh lệch vĩnh viễn sẽ dẫn đến sự khác biệt giữa 2 bên, như thế DN sẽ phải quản lý 2 sổ sách chăng? điều này có không đúng quy định không? em chưa hiểu nhiều về vấn đề này nên còn nhiều chỗ không rõ. Mong các anh chị diễn đàn giúp giải đáp.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA