Hâm mộ MU

  • Thread starter wwwvietseo
  • Ngày gửi
Bienvang

Bienvang

game đế chế
23/11/08
231
0
16
xa lam
Chúc mừng MU trong trận đấu với Gamba Osaka. Thắng trận trong tư thế vượt trội về đẳng cấp và nhà hạ.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Chúc mừng MU trong trận đấu với Gamba Osaka. Thắng trận trong tư thế vượt trội về đẳng cấp và nhà hạ.
Trận đó mới chỉ là đá biểu diễn thôi, câu kéo CĐV là chính...trận gặp Inter sắp tới mới là bữa tiệc bóng đá thực sự. Hà...hà...sắp được xem đấu võ mồm với lão Mourinho roài...hay nhứt là đoạn này đấy, mà Chelse gặp đội nào nhở Football
Đây là những cuộc đấu võ mồm lịch sử giữa 2 HLV tài ba này: http://vietbao.vn/Bong-da/Man-dau-vo-mom-kinh-dien-giua-Mourinho-Ferguson/20934452/311/
 
Sửa lần cuối:
Bienvang

Bienvang

game đế chế
23/11/08
231
0
16
xa lam
Chúc mừng bác Malboro và MU, nếu MU k vô địch thì còn gì là CLB của giải ngoại hạng nữa.
:drummer::drummer::drummer::drummer::drummer:
 
chiprock126

chiprock126

When u say nothing at all
5/5/08
123
0
16
loading...
Những kỷ lục của MU

Kỷ lục

* Trận thắng đậm nhất: 10-1 v Wolves, Giải hạng nhất, 15 tháng 10 1892
* Trận thắng đậm nhất ở giải Ngoại hạng Anh: 9-0 Ipswich Town tháng 3 năm 1995
* Trận thắng đậm nhất khi đấu Cúp: 10-0 v Anderlecht, Cúp C1, vòng sơ loại, 26 tháng 9 1956
* Trận thắng trên sân khách đậm nhất: 8-1 v Nottingham Forest tháng 2 năm 1999
* Trận thua đậm nhất: 0-7 v Blackburn Rovers, giải hạng nhất Anh, 10 tháng 4 1926
* Trận thua đậm nhất khi đấu Cúp: 1-7 v Burnley, Cúp FA, vòng 1, 13 tháng 2 1901

* Cầu thủ nhiều lần khoác áo nhất: Bobby Charlton 754 trận
* Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất: Bobby Charlton (247 bàn)
* Cầu thủ ghi nhiều bàn tại giải vô địch nhất: Bobby Charlton, 199 bàn trong giai đoạn 1956-73
* Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất ở giải vô địch một mùa giải: Dennis Viollet, 32 bàn giải hạng nhất, 1959-60
* Cầu thủ ghi nhiều bàn trong 1 trận nhất: George Best 6 bàn vào lưới Northampton Town, 1970
* Cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất: Bobby Charlton, 106 lần khoác áo đội tuyển Anh
* Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tại giải vô địch: Bobby Charlton, 606 lần 1956-73
* Kỉ lục về số khán giả trên sân nhà tại giải vô địch: Old Trafford 70.504 v Aston Villa, giải hạng nhất, 27 tháng 12 1920
* Kỉ lục về số khán giả trong 1 trận đấu: Maine Road 83.250 v Arsenal, giải hạng nhất, 7 tháng 1 1948
* Kỉ lục về số khán giả đến sân Old Trafford: 76.962, Wolves v Grimsby Town, Cúp FA vòng bán kết, 25 tháng 3 1939
* Chuỗi trận bất bại lâu nhất (trên tất cả các mặt trận): 45 trận từ 24 tháng 12 1998 đến 10 tháng 3 1999
* Số bàn thắng nhiều nhất ghi trong một mùa giải: 103 bàn ở các mùa 1956/57 và 1958/59
* Số điểm đạt được nhiều nhất trong một mùa giải: 92 điểm ở mùa 1993/94
* Cầu thủ ghi bàn nhanh nhất: 15 giây - Ryan Giggs v Southampton, giải vô địch, 6 tháng 2 1999

* Cầu thủ 4 ghi bàn nhanh nhất: 13 phút - Ole Gunnar Solskjær v Nottingham Forest, giải vô địch, 18 tháng 11 1995

( Theo thể thao.com )

Mu không chỉ có nhiều fan hâm mộ mà được mệnh danh đội bóng có lối đá quyến rũ - bốc lữa , đường chuyền sắc nét, và rất fair play. Có lẽ nhiều fan của Chel hay Liv, As... chuyển qua MU cũng đúng thôi.
Chưa kể chiến thuật dùng người của Sir Alex nữa nhé ! Lúc nào có thời gian tớ bàn tiếp.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Một đội bóng lớn là đội bóng có truyền thống, có cổ động viên trung thành, ít đánh mất bản sắc trong lối chơi...và...hàhà...tiền đâu phải tất cả...
 
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
Một đội bóng lớn là đội bóng có truyền thống, có cổ động viên trung thành, ít đánh mất bản sắc trong lối chơi...và...hàhà...tiền đâu phải tất cả...

Tiền chưa phải là tất cả nhưng MU cứ xem MC hàng xóm xem. Có tiền vào cái khác ngay :banana::banana::banana::banana:
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Tiền chưa phải là tất cả nhưng MU cứ xem MC hàng xóm xem. Có tiền vào cái khác ngay :banana::banana::banana::banana:
Chẳng khác cái gì em Ky ợ, vẫn lẹt đà lẹt đẹt nửa phía dưới bảng xếp hạng, có tiền nhưng phải biết tiêu tiền nữa mới là quan trọng ...hà hà... chẳng hạn như tiền rơi vào tay Mourinho khác với rơi vào tay Scolary...:now:
 
Sửa lần cuối:
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
1a97dcd71a62a16ff57db82135de7b21-sheringham.jpg

Ngày sinh: 02/04/1966
Ngày kí hợp đồng: 27/06/1997
Trận đấu ra mắt: 10/8/1997 gặp Tottenham (A) tại Premier League
Tổng số bàn thắng: 46
Tổng số trận thi đấu: 101
Vị trí: Tiền đạo
Ngày rời United: 26/05/2001
Quốc tịch: Anh

Khi đến Manchester United năm 1997, Sheringham vẫn còn là một kẻ trắng tay. Bốn năm sau, khi rời Old Trafford, anh trở thành một "phú ông" giàu có với đủ mọi danh hiệu, trong đó có cú ăn ba độc nhất vô nhị vào mùa bóng 1999.

Nếu cứ xét riêng từng kỹ năng thì Sheringham chỉ là một tiền đạo trung bình. Kỹ thuật của anh bình thường, tốc độ không quá cao, thể lực cũng không có gì đặc biệt, khả năng đánh đầu tuy có xuất sắc, nhưng cũng không phải là một chuyên gia không chiến như Alan Shearer hay Oliver Bierhoff.

Nhân tố đưa Sheringham lên hàng ngôi sao chính là lối chơi cực kỳ ranh mãnh, thông minh. Là mẫu tiền đạo "tiêu cực" lười di chuyển, nhưng mỗi khi di chuyển thì Sheringham luôn tìm đến đúng điểm nóng để chớp thời cơ ghi bàn. Chính nhờ khả năng đọc trận đấu tốt mà Sheringham cũng đảm nhiệm tuyệt vời vai trò kiến thiết bóng, bất cứ ai đá cặp với Sheringham đều không thể chê được những đường chuyền dọn cỗ của anh.

Sau những năm tháng khởi đầu thành công ở CLB Millwall, năm 1991 anh chuyển đến Nottingham Forest, thi đấu cùng với đồng đội tương lai tại Man Utd là Roy Keane. Đầu mùa bóng 1992-93, Nottingham bán anh cho Tottenham Hotspur với giá 2,1 triệu bảng. Và ngay mùa giải đó, Sheringham đã trở thành Vua Phá Lưới đầu tiên của giải Ngoại hạng Anh (Premier League). Anh ghi được tất cả 22 bàn thắng, 1 cho Nottingham và 21 cho Tottenham.

Cho đến năm 1997, tuy không thiếu những danh hiệu cá nhân, Sheringham vẫn chưa có trong tay một chiếc cúp danh giá nào. Do vậy, anh quyết định đến với "ông lớn" Manchester United theo hợp đồng trị giá 3,5 triệu bảng. Trận đấu ra mắt của Sheringham tại Man Utd diễn ra vào ngày 10-8-1997, với đối thủ chính là Spurs. Nhiều fan hâm mộ Manchester United tỏ ra không hài lòng khi Quỷ Đỏ đem về một cầu thủ 31 tuổi xem ra đã gần hết đát, nhưng họ không ngờ được rằng chính những năm tại Old Trafford mới là buổi hoàng kim trong sự nghiệp của Sheringham.

Mùa bóng 1998-99 đánh dấu năm huy hoàng của bộ đôi Yorke-Cole, và Sheringham đành yên phận với trong vai dự bị. Nhưng càng về cuối giải, Sheringham thi đấu càng hay mỗi khi được ra sân. Trong chiến tích ăn 3 lịch sử có công rất lớn của anh. Trong trận chung kết cúp FA giữa United và Newcastle, chính Sheringham ghi bàn mở tỷ số. Trận chung kết Champions League, cũng chính anh ghi bàn gỡ hoà 1-1 vào phút 90 và đánh đầu chuyền bóng cho Solskjaer nâng tỉ số một phút sau đó để làm nên Cú ăn ba lịch sử.

Sheringham vẫn tiếp tục đóng vai trò siêu dự bị trong mùa bóng 1999-2000, vẫn tiếp tục ghi những bàn thắng quan trọng khi được tung ra sân. Sang đến mùa tiếp theo, khi Cole và Yorke đã sa sút phong độ, Sheringham được đưa vào đội hình chính. Như một ngôi sao bừng sáng mãnh liệt trước lúc tắt, anh đã thi đấu một mùa giải để đời, ghi được 15 bàn thắng tại giải VĐQG và 21 bàn trong tất cả các giải, dẫn dắt United lần thứ 3 liên tiếp vô địch nước Anh. Danh hiệu Cầu thủ Xuất sắc nhất nước Anh mùa giải 2000-01 xứng đáng thuộc về anh. Sau đó, nhận thấy rằng mình đã đạt đến đỉnh cao nhất tại Manchester United, Sheringham quyết định ra đi trong vinh quang. Hiện ở tuổi 41, Teddy vẫn khoác áo thi đấu chuyên nghiệp dưới màu áo Colchester City, và ở mùa bóng 2006-07, anh lập kỷ lục là cầu thủ nhiều tuổi nhất thi đấu tại giải Ngoại hạng Anh khi đeo băng đội trưởng của West Ham.

Với đội tuyển quốc gia Anh, Sheringham thi đấu 51 trận, ghi 11 bàn, từ năm 1993 đến 2002, tham dự các World Cup 1998 và 2002, Euro 1996. Trong khoảng 1993-1998, Sheringham hợp cùng Alan Shearer tạo nên cặp tiền đạo chính thức của tuyển Anh, và cũng là 1 trong những cặp tiền đạo ăn ý nhất châu Âu. Sự nghiệp quốc tế của anh chấm dứt sau World Cup 2002.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
3a573d2f39864df83d170d720fa42ba2-28andy_cole_big.jpg

Trận đấu ra mắt: 22/01/1995 gặp Blackburn (H) tại Premiership
Tổng số bàn thắng: 121
Tổng số lần ra sân: 275
Vị trí: Tiền đạo
Ngày rời United: 29/12/2001
Quốc tịch: Anh

Thành công không phải lúc nào cũng đến ngay tức khắc - và bất cứ người yêu mến Quỷ Đỏ nào đã từng mong muốn Alex Ferguson thuyết phục được Stan Collymore của Nottingham Forest về vị trí tiền đạo mới trong kỳ chuyển nhượng mùa bóng 1995 đều không thể không tỏ ra thất vọng về Andy Cole.

Một khởi đầu không thực sự thuận lợi cho sự nghiệp của anh ở Old Trafford trong trận đấu ra mắt, nhưng ngay sau đó tiền đạo sinh ra tại Nottingham đã kịp thời chứng tỏ giá trị của mình khi liên tục nổ súng với tỉ lệ trung bình hai trận đấu/một bàn, một hiệu suất cao chưa từng thấy ở "Nhà hát của những giấc mơ" kể từ thời kỳ vàng son của Denis Law. Và tất nhiên vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi.

Cole trước đó đã rất nổi bật ở St. James' Park khi ghi đến 68 bàn chỉ trong 74 trận bao gồm cả 41 bàn trong mùa giải 93/94. Một khi anh đã ra sân và cất những bước chạy, sự hỗ trợ từ Cantona, Ryan Giggs và Sharpe khiến anh chơi bóng như một giấc mơ. Cole thực sự đáng giá từng xu mà CLB đã bỏ ra trong bản chuyển nhượng kỷ lục thời đó, £6.25 triệu.

Mùa bóng đầu tiên đó đã chứng kiến Cole ghi đến 5 bàn trong trận thắng 9-0 trước Ipswich Town tại Old Trafford - một kỷ lục ghi bàn của cá nhân cũng như của một đội bóng ghi được trong lịch sử Premier League.

Andy Cole đã ghi được 11 bàn trong mùa giải 95/96 và cùng United có một mùa giải đáng nhớ khi đã "hớt tay trên" chiếc cúp vô địch từ những người đồng đội cũ tại Newcastle.

Mùa giải thành công tiếp theo là vào năm 1996/97, một mùa bóng bị cản trở bởi căn bệnh viêm phổi cũng như là hai vụ gãy chân. Rồi những ngày tháng tươi đẹp nhất của anh cũng đã đến với sự góp mặt của Dwight Yorke từ Aston Villa cho một mùa bóng 98/99 thần kỳ, một sự thật đã không thể khác hơn.

Cole và Yorke đã thật sự bùng nổ khi được chơi cùng nhau. Họ đã ghi được 35 bàn tại Premier League khi "cơn bão" United không chừa một ai trên con đường đến "cú ăn ba" của họ. Một Dwight Yorke khỏe và đầy mưu mẹo, một Andy Cole nhanh nhẹn và sỡ hữu một khả năng săn bàn xuất sắc đã tạo nên một sự ăn ý tuyệt vời mà điểm nhấn chính là chiến thắng 8-1 tại Nottingham Forest vào tháng 2/1998 - đây cũng là trận đấu mà Ole Gunnar Solskjaer đã có được 4 bàn thắng sau khi vào sân từ băng ghế dự bị.

Tuy nhiên, khi khoác lên mình chiếc áo ĐTQG, Andy Cole lại không thể tỏa sáng như trong màu áo Quỷ Đỏ. Thật sự vẫn còn những nghi ngờ về việc Andy có phải là một trong những tiền đạo hay nhất của CLB cũng như của bóng đá hiện đại hay không. Hiện tại, anh vẫn tiếp tục ghi những bàn thắng đẹp mắt ở Manchester City sau những khoảng thời gian ngắn lưu lạc tại Blackburn và Fulham.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
yorke9mg.jpg

Quốc tịch: Trinidad và Tobago (tuyển thủ quốc gia)
Nơi sinh: Canaan, Trinidad và Tobago trong 1 gia đình nghèo có 9 anh chị em.
Ngày sinh: 3/11/1971
Cao: 179 cm
Nặng: 76 kg
Số áo ở M.U: 19
Số lần khoác áo MU: 117
Bàn thắng: 64
Tên thân mật:Foxie,Yorkie.


Yorke rất ngac nhiên vì anh ta sẽ chuyển tới Aston Villa vào tháng 8/98 với số tiền là 12.6 triệu bảng Anh. Vậy mà mùa bóng đầu tiên của Yorke ở Old Trafford là ko thể tin được. Với tổng cộng 29 bàn thắng và chứng mình sự giá trị cho sự bồi thường của MU bằng cú ăn 3 đi vào lịch sử năm 1999. Anh ta ko chỉ ghi bàn thắng mà còn là những bàn thắng quyết định sự sống còn .

Cặp tiền đạo Yorke và Andy Cole trở thành cặp tiền đạo tốt nhất Châu Âu năm 99 với 53 bàn thắng. Yorke luôn mỉm cười và chơi bóng như thế anh ta đang thương thức những phút giây thỏai mái trên sân Old Trafford. Ngòai việc ghi bàn , anh ta còn có thể đoạt bóng từ đối thủ, vượt qua anh ta và giữ bóng bằng sức mạnh của mình trong khi chờ động đội hỗ trợ.

Nếu như người ta gọi Ole Gunnar Solskjaer là "Sát thủ có bộ mặt trẻ thơ" thì Dwight Yorke được mệnh danh là "Sát thủ có bộ mặt tươi cười". Với nụ cười luôn gắn trên môi cùng điệu nhảy Latin vui nhộn sau mỗi pha ghi bàn ngoạn mục, người nghệ sĩ tài ba trên sân cỏ này đã nhanh chóng chinh phục được cả thế giới bằng sự khổ luyện và tài năng bẩm sinh. Mùa thu năm 1998, CLB Manchester United quyết định bỏ số tiền kỉ lục của mình là 12,6 triệu bảng để mua Dwight Yorke, 1 tài năng da màu đến từ đất nước Trinidad & Tobago trên bán đảo Carribe xa xôi.

Dwight Yorke sinh ra trong 1 gia đinh gốc West Indies nghèo đông con gồm chín anh chị em được bố mẹ nuôi dưỡng tại 1 căn phòng tập thể ở Tobago, khi còn nhỏ anh đã phải chơi bóng trên hè phố với đôi chân trần bởi đất nước Tobago có rất ít sân bóng và anh đã ý thức và có 1 ước nguyện là sẽ tận dụng tài năng bóng đá của mình để đưa gia đình ra khỏi cảnh nghèo khốn. Yorke bắt đầu sự nghiệp bóng đá tại các CLB trong nước Signal Hill, St. Clairs. Anh được phát hiện 1 cách tình cờ khi CLB bóng đá nổi tiếng của Anh là Aston Villa thực hiện 1 chuyến du đấu Trinidad&Tobago, khi đó anh chơi cho ĐT Trinidad&Tobago ở tuổi 17 và anh đã lọt vào mắt huấn luyện viên nổi tiếng Graham Taylor và 1 hợp đồng chỉ 120 ngàn bảng đã nhanh chóng được thực hiện.

lần đầu tiên đặt chân đến "quê hương bóng đá", anh đã bị sốc bởi thời tiết của Anh và cũng là lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy tuyết. Trong thời gian ở CLB Aston Villa anh đã được làm quen với bóng đá đỉnh cao và dần dần trở thành 1 tiền đạo quốc tế có hạng.

Trước khi chuyển sang ManU, Yorke đã chơi cho Villa 11 mùa bóng, ghi được 98 bàn thắng trong 287 trận đấu trong đó đã ghi 47 bàn trong 98 trận khi chơi ở vị trí tiền đạo trung tâm (trung bình 1 bàn trong 2 trận). Với 1 khát vọng lớn được chơi tại Champions League để trở thành 1 tiền đạo siêu sao, Dwight Yorke phải đến tận nhà vị chủ tịch CLB Aston Villa để xin được chuyển nhượng sang thi đấu cho ManU, mặc dù anh có 1 kỉ niệm đẹp và hạnh phúc khi ở Aston villa và CLB này cũng đề nghị anh 1 hợp đồng mới rất hấp dẫn (5 triệu bảng trong 5 năm) có thể giúp anh trở thành người giàu có. Nhưng cuối cùng anh vẫn quyết định chuyển sang ManU với 1 hợp đồng chuyển nhượng 12.6 triệu bảng. Lúc này HLV John Gregory của Aston Villa rất muốn giữ anh lại trong chiến lược xây dựng lại đội bóng của mình (Yorke đã ghi 7 bàn thắng trong 7 rtận dưới thời ông). John nói: "ManU rất muốn Yorke bằng mọi giá. Tôi sẽ không trả lời điện thoại trừ khi họ đề nghị đổi cho tôi Andy Cole, David Beckham và Jaap Stam". Mặc dù hết sức cố gắng giữ Yorke lại, nhưng mọi nỗ lực của ông dường như không thể níu kéo được Yorke. John nói " nếu tôi có súng tôi sẽ bắn ngay 1 viên đạn vào đầu anh ta". Sự ra đi của Yorke thực chất là do Villa bắt buộc phải đồng ý vì họ không muốn giữ 1 cầu thủ thi đấu không có lý tưởng nữa, hơn thế và họ cũng không thể từ chối 1 món hời 12,48 triệu bảng từ ManU,đây quả là 1 cú kinh hoàng tuyệt hảo. D.Yorke cũng là thành viên của đội trẻ Trinidad&tobago. Mới đây anh đã được nhận huy chương cao quý nhất của Trinidad&Tobago vì nhờ có anh nhiều người mới biết đến đất nước Trinidad&Tobago. Với trình độ kĩ thuật hoàn hảo, khả năng giữ bóng tốt, có tốc độ và sự tinh tế trong các pha đánh đầu, phối hợp tốt với đồng đội, ghi bàn 1 cách lạnh lùng mặc dù khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười, Yorke xứng đáng trở thành 1 thần tượng huyền thoại trên đấu trường Old Trafford như đã từng là thần tượng của các fan Aston Villa khó tính.
:010: -->sát thủ có bộ mặt tươi cười
 
Sửa lần cuối:
Bienvang

Bienvang

game đế chế
23/11/08
231
0
16
xa lam
bác Mal chưa nói đến Eric Cantona, e hâm mộ nhất đó vì đó là cầu thủ của đội tuyển Pháp. Bác nói chút xíu về Eric đi.
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
giggs_kisses_ecup.jpg

33 tuổi, 16 năm đá ở giải đỉnh cao Premier League nhưng dường như không ai thấy Ryan Giggs mệt mỏi hay sa sút phong độ. Với mức thu nhập của một siêu sao, song Giggs lại không có một cuộc sống xa hoa như thường thấy ở những cầu thủ khác mà trái lại, anh sống lặng lẽ trong một ngôi làng ngoại ô Manchester với cô bạn gái ít ai biết đến và 2 người con.

Trong ký ức Gary Pallister

"Khi tôi vừa gia nhập Manchester United" - cựu trung vệ MU nhớ lại, "tôi được bố trí ở trong một khách sạn. Chẳng có việc gì làm cả, thế là tôi đi xem một trận đấu ở giải trẻ của FA Cup tại Old Trafford".


Ryan Giggs

"Paul Ince và tôi ngồi trong box dành cho ban huấn luyện, chung với Alex Ferguson và ông ấy bảo tôi: Này, có một thằng nhóc rất đặc biệt đấy".

"Lúc này Ryan vẫn còn đi học, tôi nghĩ cậu ta chỉ chừng 15, dáng người dong dỏng. Nhưng khi tôi nhìn thấy cậu ta điều khiển quả bóng với những bước chạy gây náo loạn bên cánh trái, tôi hiểu cậu ta đúng là món quà thiên phú".

Pallister thì bảo Giggs là món quà thiên phú, Paul Ince - bạn lâu năm của Giggs, bảo cậu ta là một thiên tài, còn Alan Shearer gọi tài năng của Giggs là không tưởng. Đối với Carlos Queiros - trợ lý của ông Ferguson thì cũng gói gọn "Giggs - nhà ảo thuật".

Và đến cuối tuần này, Giggs sẽ kỷ niệm 16 năm tròn đá ở giải ngoại hạng với tổng cộng 699 trận. Và dù đã ngần ấy thời gian, song vẫn có một chuyện không bao giờ thay đổi ở Old Trafford: Dù Giggs năm nay có 33 tuổi đi nữa, anh ta vẫn luôn là cầu thủ đá chính tại MU.

Tài năng

"Cậu ta là một trong số rất hiếm cầu thủ có thể đá bóng trong một cái trạm điện thoại mà vẫn tìm được lối ra bất kể có bao nhiêu cầu thủ trong đó", Queiros nhận xét. Pallister thì thú thực có biết bao nhiêu hậu vệ MU đã bị Giggs vặn đến xoắn cả người vì cố gắng kèm anh trong các buổi tập.

Và đã có những lời bình phẩm, so sánh chàng thủ quân tuyển Xứ Gan với huyền thoại MU - George Best, người Giggs rất giống trong những năm đầu khởi nghiệp. Duy có một điểm khác là: Giggs quyết định cống hiến cuộc đời của mình cho bóng đá, thay vì theo đuổi cuộc sống xa hoa bóng đá đem lại. Nhưng theo Ince, về khả năng thì giữa Giggs và Best giống hệt
"Thời của mình, Best đúng là một phù thủy, nhưng Giggs cũng có thể làm tương tự. Nếu đem so sánh thì giống nhau gần như tuyệt đối".

HLV của Birmingham City, ông Steve Bruce - bạn đá cặp trung vệ với Pallister, cũng đồng ý: "Khi chạy, bước chân của Giggs nhẹ như gió vậy, không ai có thể nghe thấy cả. Và với một thân hình uyển chuyển như vậy, cậu ta điều khiển quả bóng thì đúng là chỉ có những cầu thủ vĩ đại mới làm được. Phải xin lỗi Beckham và Scholes trước khi nói điều này: Giggs là cầu thủ duy nhất lúc nào cũng sẵn sàng trở thành siêu sao".

Đời tư khép kín

Dù rất nổi tiếng, nhưng rất ít người hiểu về đời tư của Giggs, ngoại trừ chỉ biết Ryan Giggs - cầu thủ đá bóng chuyên nghiệp. Họa hoằn lắm mới thấy anh ta trả lời một cuộc phỏng vấn, nhưng cũng chẳng lấy gì làm sốt sắng cả: mặt cứ lạnh băng, câu trả lời thì nhạt như nước ốc khiến chẳng ai muốn tiếp tục. Chả thế, Roy Keane đã mô tả trong quyển tự truyện của mình mô tả Giggs là một con người đầy tính cách, lịch lãm và tinh quái. Queiros cũng nhận định Giggs là hóm hỉnh và có giác quan rất chính xác. Nhưng như vậy không có nghĩa là Giggs ít có biểu lộ. Anh ta cũng thích ăn mừng chiến thắng cùng đồng đội, "cậu ta cũng thích la hét om sòm, vừa hát vừa nhảy trên bục nhận cúp đấy chứ" - Pallister bình phẩm.

Nhưng nhìn chung lại, đây là một con người trầm lặng. Ngay khi để thực hiện bài viết, phóng viên Andrew Benson của BBC cũng không hẹn được Giggs trả lời phỏng vấn.
"Cậu ta không thích ra công chúng" - Steve Bruce nhận định. "Giggs là vậy. Cậu ta muốn giữ mọi chuyện một cách riêng tư, không thích khoe khoang với cánh báo chí hay ngoài công chúng vì quan điểm của cậu ta là "đâu ai bắt mình làm như vậy". Thế nhưng người ta cứ viết về Ryan Giggs, đơn giản chỉ vì tài đá bóng của cậu ta thôi".

Nhưng thực tế chưa hẳn là vậy.

Trong những năm đầu sự nghiệp, Giggs nổi danh với những tấm poster phóng lớn, biểu trưng cho thế hệ cầu thủ trẻ tài năng của MU. Anh ta có mối quan hệ với nữ dẫn chương trình truyền hình - Dani Behr và cô nàng minh tinh Davinia Taylor. Và lập tức, anh ta nhanh chóng nhìn thấy ảnh mình đang tràn ngập các bìa 1, bìa cuối của các tờ báo lá cải.
"Vì vậy", Bruce đúc kết, "Giggs rất mừng khi Beckham đến MU và trút được sức nóng đang đè lên người cậu ấy".

Thế là Giggs rút lui vào im lặng từ nhiều năm nay, lặng lẽ sống trong một ngôi làng có tên Worsley, gần Manchester. Ở đó, Giggs bầu bạn với cô bạn gái Stacey Cooke và họ đã có 2 đứa con.

"Trong số rất nhiều người nổi tiếng mà tôi từng gặp, Giggs là người biết giữ mình nhất", Pallister nói. "Cậu ta có tất cả tài năng của George Best, đẹp trai cũng như một playboy nhưng sẽ chẳng ai thấy Giggs thay đổi một trăm gờ-ram nào cả bởi vì cậu ta vẫn giữ được đôi chân mình chạm đất. Trong khi đó, hàng tá cầu thủ trẻ giờ đây rất sớm quay đầu về hướng đồng tiền và giá trị thật về tài năng của họ cũng từ đó biến mất".

Khát vọng

"Với Giggs", Ince nói, "cậu ta chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện sẽ kiếm được bao nhiêu tiền. Cậu ta luôn có đam mê là làm sao để đá bóng được ở trình độ cao nhất, trong quãng thời gian lâu nhất có thể".

"Đối với những cầu thủ đỉnh cao", Bruce tiếp lời, "họ không bao giờ quan tâm là đã giành được 8 chức VĐ Premiership hay 4 cúp FA. Điều họ muốn là cứ tiếp tục giành thêm, thêm đến chừng nào không thể nữa thì thôi".

"Đôi khi chúng ta hơi lạm dụng từ vĩ đại, nhưng nếu phải chọn một đội bóng hay nhất trong vòng 20 năm qua và anh phải tìm cho được 1 tiền vệ trái, có lẽ anh sẽ chẳng bao giờ kiếm được ai hơn đâu". Bruce tiếp. "Giggs có thể đá trong đội hình của bất kỳ đội bóng nào trên thế giới. Cậu ta đã đá cực tốt trong suốt 16 năm liền, giữ đúng chuẩn mực sinh hoạt, thể hiện mình đúng nghĩa cầu thủ chuyên nghiệp. Đó là những dấu hiệu của một sự vĩ đại".

"Giggs là một trong những cầu thủ hay nhất mà tôi từng thấy", Queiros nhìn nhận, dù ông đã từng huấn luyện Ronaldo và Zidane ở Real Madrid. "Anh không thể là một con người đặc biệt trên thế giới nếu như anh cứ bắt chước một cái gì đó. Anh chỉ thực sự là một ngôi sao khi thể hiện mình bằng chính lối chơi bóng của mình, bằng chính nghệ thuật và đó là những yếu tố tạo nên phong cách của riêng anh".


"Giggs quyết định cống hiến cuộc đời của mình cho bóng đá, thay vì theo đuổi cuộc sống xa hoa bóng đá đem lại"
Paul Ince - cựu thủ quân tuyển Anh


"Cậu ta là một trong số rất ít cầu thủ có thể đá bóng trong một cái trạm điện thoại mà vẫn tìm được lối ra bất kể có bao nhiêu cầu thủ trong đó"
Carlos Queiros - cựu HLV Real Madrid


"Khi chạy, bước chân của Giggs nhẹ như gió vậy, không ai có thể nghe thấy cả. Và với một thân hình uyển chuyển như vậy, cậu ta điều khiển quả bóng thì đúng là chỉ có những cầu thủ vĩ đại mới làm được"
Steve Bruce - HLV Birmingham City
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
2%20Roy%20Keane.jpg

Khi phải làm hàng xóm với Roy Keane...
[/b]
Roy Maurice Keane (tên đầy đủ của tiền vệ đội trưởng MU) luôn khiến mọi người phải kiêng dè bởi nóng tính như Trương Phi. Không chỉ gây ra những vụ ẩu đả, quậy phá trên sân cỏ, Keane còn làm cho hàng xóm không ít phen bị tá hoả bởi tính khí nóng nảy…


Trước khi theo nghiệp “quần đùi, áo số", Roy Keane đã từng trải qua 3 năm lăn lộn trên các võ đài. Quãng thời gian “đấm người" khiến Keane càng thêm phần nóng nảy. Chính bản thân Keane từng thừa nhận anh khó mà kiềm chế được bản thân mỗi khi “nóng mắt".

Cho đến giờ, những người dân ở dãy phố Hale, thành phố Manchester vẫn chưa quên được cảnh tượng đội trưởng của CLB lừng danh MU một tay cầm gậy, một tay cầm kiếm rượt đuổi để “làm thịt" một người hàng xóm. Một vài nhân chứng lúc đó khẳng định nếu như không có sự can thiệp kịp thời thì người hàng xóm đáng thương kia có lẽ đã về với Chúa!?

Keane còn không ít lần va chạm với những tay chơi golf ở sân golf gần nhà. Mà lý do những vụ va chạm đó rất lãng xẹt. Keane thường có thói quen dắt chó đi dạo vòng quanh sân golf, để rồi lũ cẩu chạy lung tung vào sân golf. Tất nhiên là không có một tay chơi golf nào có thể thoái mái đánh golf trong khi mấy con chó của Keane chạy loạn xị ngậu và sủa ầm ĩ, và rốt cuộc xảy ra xung đột giữa Keane và những người chơi golf.

Gần đây nhất, cũng vì những nguyên nhân trên, Keane đã nổi khùng lên xông vào tẩn cậu bé 16 tuổi Christopher Needham một trận ra trò. Thậm chí, Keane còn giật đứt dây chuyền của cậu bé này cho hả giận. Còn nhớ, ngay sau khi xảy ra vụ việc tư dinh của Keane (trị giá 1,4 triệu bảng) bị tấn công bằng pháo hoa, nhiều người đã kháo nhau rằng đó chỉ là một đòn dằn mặt và cảnh báo Roy Keane bớt hung hăng và nóng nảy.

Không chỉ những người hàng xóm phải lao đao bởi tính tình nóng nảy của Keane mà ngay cả bản thân cô vợ dịu dàng, chung thuỷ Theresa cũng từng phải hứng chịu những cơn nóng giận của đức ông chồng. Theresa tiết lộ khi Keane “lên cơn" thì bất cứ thứ gì trong phạm vi đường kính 1m quanh chân Keane cũng bị đập phá tan tành.
Keane gặp Alex Ferguson lần đầu tiên vòa năm 1993, khi đó Forest có nguy cơ xuống hạng và do trong bản hợp đồng của anh có điều khoản cho phép chuyển nhượng nếu CLB bị rớt hạng nên Keane nhận được rất nhiều lời chào mời. Mặc dù chỉ là 1 cầu thủ 21 tuổi, nhưng anh đã là 1 tiền vệ xuất sắc nhất Anh quốc. Các CLB Liverpool, Arsenal, Leeds và Aston Villa đã nhiều lần lên tiếng muốn kí hợp đồng với Keane và đặc biệt HLV Blackburn, ông Kenny Dalghlish gần như đã giành được anh nhưng lại để tuột mất cơ hội này.

Cuối cùng khi Forest đã chính thức bị xuống hạng. HLV mới là Frank Clark vẫn nuôi hy vọng có thể thuyết phục được Keane để ở lại giúp họ thăng hạng. Clark nói "Sau vài phút tiếp xúc với anh tôi biết tôi không còn cơ may nào, và khi tôi được xem những điều khoản chuyển nhượng đáng kinh ngạc trong bản hợp đồng của anh tôi đã hiểu lí do anh ra đi". Keane được đảm bảo với mưc phí chuyển nhượng khá hời khi CLB Nottingham Forest được nhận 3 triệu bảng, tiền không phải là động cơ khiến anh chọn ManU vì nhiều CLB khác còn đưa ra điều kiện về tài chính hấp dẫn hơn.

Sau này Keane kể lại "Sau khi Nottingham Forest bị xuống hạng tôi đã có ý định chuyển sang ManU, nhưng tôi vẫn quyết định để ngỏ sự lựa chọn của mình và tôi đã rất mừng khi ManU bắt đầu xúc tiến công tác chuyển nhượng"


Vẫn là ông thầy Ferguson
Chính cuộc trò chuyện với HLV Alex Ferguson trên bàn Snooker (1 trò chơi bi-da) tại nhà Gaffer đã thuyết phục được anh.

Keane kể:" Chúng tôi không hề thảo luận về hợp đồng mà chỉ nói chuyện về bóng đá. Đó là thời điểm tôi quyết định đến với ManU. Tôi muốn đạt được thành công ở đây càng sớm càng tốt."

Anh đã kí hợp đồng với mức phí chuyển nhượng cao nhất ở Anh lúc bấy giờ là 3.75 triệu bảng. Keand cười vui vẻ và nói rằng "Tôi sẽ không bao giờ quên lần đầu tiên tôi gặp các cầu thủ ManU bởi vì tôi đã nhiều lần va chạm với họ trong thời gian tôi còn ở CLB Nottingham Forest, đặc biệt là Incey (Paul Ince), Pally ( Pallister) và Schmeichel. Tôi cảm thấy đôi chút khó khăn khi làm quen với họ. Nhưng rồi sau đó chúng tôi đã cùng nhau tới Nam Phi trước mùa giải mới và đó là 10 ngày đẹp nhất trong đời tôi. Đó là 1 chuyến đi tuyệt vời và tôi đã làm quen hết các cầu thủ. Chuyến đi đã thực sự giúp tôi hòa nhập với gia đình ManU".

Keane đã tham dự lễ trao cup vô địch Premiership của CLB mới. Anh ra quân trận đầu tiên khi MU gặp Sheffield Wednesday trên sân nhà vào tháng 8/1993 và đã thu hút được sự chú ý của moi người hơn cả 2 đồng đội mới là Bryan Robson và Paul Ince,ghi 2 bàn thắng trong hiệp 1 đem lại chiến thắng trong hiệp 1 đem lại chiến thắng chung cuộc 3-0 cho MU. Khi anh nâng tỉ số lên 2-0 trong chiến thắng 3-2 trước đối thủ đồng hương Manchester City. Keane đã nhanh chóng giành được 1 vị trí trong trái tim những con quỷ đỏ. Sát cánh cùng Paul Ince ở tuyến giữa, anh đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển chưa từng có của CLB và đội bóng áo đỏ đã giành được nhiều chiến thắng tại các giải thi đấu lớn ở Anh.

Cũng trong mùa hè năm đó, anh còn gặt hái được nhiều thành công hơn khi giữ vai trò chủ chốt trong chiến thắng vang dội của ĐT CH Ailen trước ĐT Italia tại VCK World Cup. HLV ĐT Ailen, ông Jack Charlton đã rất ngạc nhiên trước những gì Keane đã đạt được tại USA 1994: "Thật là ngạc nhiên là trong thời tiết nóng nực như vậy mà Roy không hề uống 1 giọt nước nào trong suốt trận đấu trừ lúc nghỉ giữa giờ. Anh chỉ chạy, chạy và chạy".

Tiếp đó là 1 mùa giải thật đáng thất vọng (1994/95) khi MU thất bại trước Blackburn trong cuộc đoạt cup VD Premiership và thua Everton trong trận chung kết cup FA. Việc Eric Cantona bị treo giò do cú "Kungfu" nổi tiếng vào CDV tại SVD Selhurst Park bị nhiều người coi là nguyên nhân của sự thất bại lần này, điều này cũng nói lên là cho dù Keane là 1 nhân vật quan trọng tại Old Trafford,nhưng chỉ 1 mình anh thì chưa đủ.


Người mang lại sức sống mới cho MU
Sự ra đi bất ngời của Paul Ince tới Inter Milan để lại 1 cú sốc lớn càng khiến Keane phải gánh nhiều trách nhiệm. Anh nói "Tôi chỉ muốn tiếp tục làm công việc của mình. Tôi không muốn bị coi là 1 Guv'nor mới. CLB này là 1 tổ chức và nó sẽ tồn tại lâu hơn bất kì cầu thủ nào cho dù người đó là ai".

Cantona đã khẳng định tài năng của mình bằng sự trở lại năm 1995 trong vai trò đội trưởng và đã dẫn dắt ManU giành được 2 chiến thắng kép. Trong khi chàng trai người Pháp này chiếm được tình cảm đặc biệt của người hâm mộ thì Keane cũng tỏ ra rất thành công khi anh tung hoành trong khu trung tuyến, góp phần quan trọng vào chiến thắng của cả đội. Trận thắng 2-0 trước Newcastle thang 12/1995 chỉ là 1 ví dụ chứng tỏ vai trò to lớn của anh. MU bước vào trận đấu sau khi thắng liên tiếp trên các sân Anfield, Ellend Road và CLB của ông Kevin Keegan trong cuộc đua giành chức vô địch. Khi Eric vẫn chưa khôi phục được phong đọ đỉnh cao của mình sau 1 thời gian dài bị treo giò thì chính Roy Keane là người đã mang lại sức sống cho ManU, anh đã hoàn toàn kiểm soat khu trung tuyến và thể hiện 1 lối chơi đầy cảm hứng đây hẳn là 1 bước tiến nữa cho tầm quan trọng của anh trong đội bóng.

Trong cuộc phỏng vấn với Peter Schmeichel năm 1996, khi được hỏi về ảnh hưởng của Eric Cantona đối với đội bóng thì chàng trai người Đan Mạch này đã nhanh chóng hướng sự chú ý sang vai trò quan trọng của Keane.

"Eric đã làm được những điều kì diệu trên sân bóng, những điều mà không 1 cầu thủ nào làm được. Anh được rất nhiều người kính trọng và cũng rất xứng đáng với sự kính trọng đó; các cầu thủ rất ngưỡng mộ anh. Nhưng tôi nghĩ cầu thủ có ảnh hưởng lớn nhất với chúng tôi là Roy Keane. Đã 1 vài lần chúng tôi gặp khó khăn khi đội bóng thiếu anh".

"À, Schmekes đã nói quá lời đấy mà"- câu trả lời khiêm tốn của Keane khi nghe được lời nhận xét của thủ môn số 1 này.

Mùa hè 1997 có ý nghĩa rất quan trọng đối với Keane khi anh kết hôn với cô bạn gái Theresa, rồi sau khi Eric Cantona giã từ sân cỏ, Keane được đeo băng đội trưởng theo sự phân công của HLV Ferguson. Những người hâm mộ coi anh là hiện thân cho tinh thần cạnh tranh và khát khao chiến thắng trong thi đấu của ông Ferguson thì đây được coi sự lựa chọn tất yếu.Nhưng đối với 1 số chuyên gia chỉ trích tính khí nóng như luear của Keane thì đó là 1 quyết định mạo hiểm của HLV.Tuy nhiên trong vòng 3 tháng, thực tế đã chứng minh đó là 1 quyết định hết sức đúng đắn của ông Ferguson.

Trong trận đấu trên SVD Elland Road với Leeds Keane thừa nhận hành động "không đẹp" của mình với các fan CLB Leeds. Keane đã mất bình tĩnh tung chân đạp 1 cách thô bạo Alf- Inge Haaland, khiến anh này đập đầu xuống sân và bị giãn dây chằng. Anh đã không được chơi các trận còn lại của mùa giải và MU bị mất 1 cầu thủ xuất sắc. Thật là 1 điều tồi tệ.

HLV Ferguson đã không hề nghi ngờ gì về nguyên nhân lớn nhất về sự thất bại của MU."Chúng tôi đã không thể nào thua trong những trận đấu của giải vừa rồi nếu Roy tham gia thi đấu. Ngoài ra còn vì 1 số bất đồng trong phòng thay đồ vào giờ giải lao và 1 phần lỗi của ban lãnh đạo nữa".

Thời giàn trở lại sau 10 tháng là 1 vết thương rất lớn đối với Keane cả về thể xác lẫn tinh thần "Mỗi ngày tôi đều tự hỏi liệu tôi có thể phục hồi hoàn toàn không. Tôi đã nghĩ rất nhiều lần 'Mọi chuyện thật đáng nguyền rủa', nhưng tất cả những gì tôi muốn là được trở lại chơi cho MU. Tôi đã cầu nguyện để được trở lại .Tôi mới chỉ đến Old Trafford để theo dõi các trận đấu khoảng 4 lần bởi vì tôi hơi ngượng"- anh kể. "Tôi cảm thấy như thể là tôi chỉ vừa mới quanh quẩn ở nơi này và gây nên chuyện".


Sự tương thân tương ái
Anh nhận được rất thông cảm từ những người không phải là fan của MU dù họ biết rõ những thiệt hại mà anh phải chịu do hành động xấu xa của mình. Keane tâm sự "Tôi không cố ý làm anh ta gẫy chân hay gẫy cổ. Tôi gần như đã mất cả sự nghiệp của mình và moi người cho rằng tôi đáng bị như vậy".

Vào thời điểm này, Pat Morlye,1 cầu thủ ít tên tuổi của CLB Shelbourne cũng bị vết thương tượng tự như Keane và có thể đe dọa sự nghiệp của anh ta. Keane đã gửi cho Morley bản copy chương trình phục hồi mà các chuyên gia của MU đã chuẩn bị cho anh. Morley nói "Đó là 1 phần tính cách của Roy mà công chúng không biết đến. Thậm chí cả khi đang phải chịu đau đớn, anh vẫn nghĩ đến tôi và giúp đỡ tôi. Và sau khi tôi nhận được chương trình đó, Roy thường xuyên gọi điện cho tôi để biết chắc là tôi vẫn luyện tập đúng như lời chỉ dẫn".
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
10_solskjaer_lights_416x300.jpg

Cuối tuần này, Man Utd sẽ tổ chức một trận đấu để tôn vinh người con huyền thoại thành Manchester, Ole Gunnar Solskjaer. Anh đã nói lời giã từ cách đây gần một năm trời, nhưng vẫn đang ở Old Trafford để cống hiến sức lực của mình. Chúng ta luôn hướng về Solsa với một niềm ngưỡng mộ và yêu mến sâu sắc ...

Có những quy luật thật sự nghiệt ngã, và cái duy nhất người ta có thể làm là học cách chấp nhận nó. Rất tự nhiên thời gian trôi đi, rất tự nhiên anh trở thành một nghệ sĩ tài năng ở Nhà Hát Của Những Giấc Mơ, rất tự nhiên anh trở thành biểu tượng của màu áo Đỏ, nhưng cũng rất tự nhiên khi anh nói lời chia tay. Câu hỏi còn lại, liệu thế giới này có 'rất tự nhiên' quên đi anh?

Ole - Anh Là Ai?

Đó là một cuộc gọi mà Age Hareide vẫn luôn sợ phải nhấc máy trả lời. HLV của Molde hiểu rất rõ khả năng của Ole Solskjaer, vấn đề chỉ là khi nào - chứ không phải là liệu có khi nào - những câu lạc bộ lớn sẽ bắt đầu để ý tới anh. "Sir Alex đã gọi rất nhiều lần để hỏi ý kiến của tôi về những cầu thủ ở Na Uy," Hareide nói.

"Ông ấy biết tôi hiểu rất rõ bối cảnh của bóng đá Anh thời điểm đó và muốn biết nhận định của tôi liệu một số cầu thủ có thể thích nghi được với nền bóng đá này hay không. Và cuối cùng ngày đó cũng đến [tháng Bảy năm 1996], có một cuộc gọi liên quan đến một cầu thủ của tôi.

"Sir Alex muốn Ole Gunnar! Tôi biết cầu thủ này rất quan trọng với chúng tôi, nhưng bạn sẽ không thể ngăn cản một tài năng đã được chính Man United dạm hỏi. Tôi đã nói với ông ấy rằng: 'Ông có thể ký hợp đồng với cậu ấy.' và ông ấy đã làm vậy. United đã mang cậu ấy đi với cái giá 1.5 triệu bảng, nhưng tôi nghĩ số tiền đó vẫn chưa tương xứng với tài năng của Ole."

Đầu tiên và mãi mãi...

Với United và Ole, mọi thứ giống như một tình yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên, không có nhiều sự kiện đình đám xung quanh vụ chuyển nhượng của anh, nhưng mọi chuyện đã thay đổi một cách nhanh chóng. Dấu ấn đầu tiên về "Sát thủ có gương mặt trẻ thơ" đã đến ngay trong trận đầu tiên đá cho đội dự bị khi anh ghi cả hai bàn trong trận gặp Oldham.

Chỉ vài ngày sau, anh đã được ra sân từ băng ghế dự bị trong trận United gặp Blackburn ở Old Trafford. Vào sân từ phút 64, anh đã ngay lập tức ghi bàn cân bằng tỉ số 2-2 cho United chỉ sáu phút sau đó, đồng thời giúp United nối dài kỉ lục 32 trận bất bại trên sân nhà.

Anh vẫn chưa quên dù là chi tiết nhỏ nhất: "Cả hai trận đấu đó sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí tôi," anh nói. "Giây phút đầu tiên được khoác lên mình chiếc áo Đỏ thật tự hào, cho dù chỉ là môt trận đấu ở đội dự bị đi nữa. Và sau đó, ghi bàn ngay tại Old Trafford cũng là một cảm giác rất đặc biệt."

Điều khiến anh trở thành huyền thoại

Trở thành chân sút tốt nhất của United ngay mùa bóng đầu tiên đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể tránh khỏi sự ve vãn của các câu lạc bộ khác. Mùa bóng 1997/98, Ole đã được các câu lạc bộ danh giá châu Âu liên hệ, và một cuộc chia tay gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng thật may mắn, anh đã giữ vững được lập trường của mình.

"Tôi nhớ mình đã bàn luận với người đại diện rất nhiều lần về việc sẽ đến Spurs hay không và ông ấy bảo rằng tôi đúng là một trong những cầu thủ cứng đầu và cương quyết nhất thế giới. "Hai câu lạc bộ đã đạt được thỏa thuận về mức phí chuyển nhượng - tôi vẫn còn giữ tờ fax đó. Mọi chuyện đã quá rõ ràng, nhưng tôi hoàn toàn không muốn ra đi và HLV đã nói rằng sẽ trao cho tôi cơ hội, và ông đã làm đúng như những gì đã nói. Thật tự hào khi được chơi cho đội bóng mạnh nhất của một quốc gia. Tôi muốn là một phần của màu Đỏ."

Khởi đầu trọn vẹn

Sau chín tháng với 33 lần ra sân, cùng 18 bàn thắng, anh không chỉ trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho United [18 bàn], mà còn có được danh hiệu Premier League đầu tiên. "Đó là lần đầu tiên tôi giành được một danh hiệu nếu không tính vô địch giải bóng đá địa phương lứa tuổi U-11 và U-12," anh nhớ lại.

"Ngày thứ Ba hôm đó như một giấc mơ, tôi ngồi trước máy thu hình xem hai trận đấu West Ham vs Newcastle và Liverpool vs Wimbledon. Sau khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, Ronny [Johnsen] đã gọi cho tôi - chúng tôi đứng đó gào hét như những người điên. Mọi chuyện thật tuyệt vời. Tôi luôn muốn tận hưởng cảm giác đó thêm nhiều lần nữa."

Mùa Đông 98/99 - Mùa Đông Của Giấc Mơ

"Tôi luôn mong được sút tung lưới Liverpool ở phút 90 giúp United giành thắng lợi sít sao 1-0 ngay trên Old Trafford.". Và giấc mơ của Ole đã thành sự thật vào một chiều đáng nhớ của cú ăn ba năm '99, khi đó Liverpool đang dẫn 1-0 nhờ công của Owen, mặc cho mọi nỗ lực không biết mệt mỏi của những chàng trai áo Đỏ, chúng ta vẫn không thể ghi bàn san bằng cách biệt.

Khi các CĐV Liverpool bắt đầu ăn mừng, Dwight Yorke ghi bàn gỡ hoà khi trận đấu chỉ còn hai phút. Thế trận đổi chiều, khu vực các CĐV đội khách bỗng im bặt. Sau đó, khắp sân cỏ như một trận hỗn chiến. Ngay phút thứ 90, Ole ghi bàn ấn định chiến thắng muộn màng cho United - một lần nữa anh trở thành một liều thuốc làm ngất ngây lòng người, trước khi cùng United lặp lại chiến tích của các cậu bé Busby năm '68 năm tháng sau đó.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi, nhưng vẫn không sao xóa nhòa ấn tượng đậm nét về Solsa trong lòng những Mancunian, bởi những khoảnh khắc mà sát thủ người Na-Uy đã tạo ra thực sự mang đến cảm xúc vô tận mà âm hưởng của nó còn vang vọng mãi từ quá khứ. Solsa đã không còn là cầu thủ nữa, nhưng anh vẫn luôn là một chiến binh của thành Manchester ...

Hat-trick + 1 = Ole

Rất ít cầu thủ có thể ghi được bốn bàn một trận, và càng hiếm cầu thủ làm được điều đó hai lần trong vòng có chín tháng.

Trong trận đấu giữa United và Everton vào tháng Mười Hai năm 1999, chỉ hai phút sau khi Dennis Irwin ghi bàn thắng cân bằng cách biệt cho Quỷ Đỏ, Ole đã giúp United vượt lên dẫn trước. Anh đã loại bỏ David Weir bằng pha đi bóng tốc độ, lừa bóng qua Paul Gerrard, và đưa bóng vào lưới trước ánh mắt tuyệt vọng của thủ thành này.

Vài phút trước giờ nghỉ, Everton lại để United sút tung lưới lần nữa. Và vẫn là Solskjaer, trong một tình huống đấu tay đôi, tận dụng phút chốc mất tập trung của Weir, anh đã ghi bàn nâng tỷ số lên 3-1. Tỉ số được nâng lên lần nữa khi Ole đệm bóng từ đường căng ngang của Denis Irwin và lập hattrick của riêng mình.

Không dừng lại ở đó, sau một pha tranh chấp hỗn loạn giữa Gerrard và Giggs, cầu thủ áo số 20 như từ "dưới đất chui lên" sút tung lưới đội bóng áo xanh lần thứ tư trong trận đấu này.

Sát thủ

Sau bảy năm của vinh quang và huy hoàng, có vài rắc rối về xung quanh bàn thắng thứ 100 vẫn luôn được mong chờ của anh. "Sau trận đấu với Bayer Leverkusen (tháng Mười Một năm 2002) một số người đã đề nghị UEFA công nhận bàn thắng của tôi, nhưng đã bị từ chối vì có vẻ như cú sút của tôi được thực hiện khi bóng đã ở ngoài sân," anh nhớ lại.

"Tốt thôi, cũng không có gì tệ lắm. Bàn thắng trong trận gặp West Brom [tháng Một năm 2003] đã được công nhận và dó là bàn thắng thứ 100 của tôi. Đối với tôi, bàn thắng thứ 99 hay 100 đều không quan trọng. Bàn thắng đơn giản là bàn thắng."

Quyết định treo giày

"Việc gặp phải một chấn thương đầu gối trong lúc luyện tập đã khiến tôi đưa ra quyết định của mình. Bởi vì với chấn thương đó, tôi sẽ khó có thể cống hiến nhiều như mình muốn cho CLB," Ole thừa nhận.

"Hơn nữa tôi cũng phải nghĩ đến sức khoẻ sau này. Trước đó mỗi lần bị chấn thương daì hạn, tham vọng của tôi không chỉ là được tiếp tục thi đấu trong màu áo Đỏ mà còn là được nâng chiếc cúp Premier League trên tay một ần nữa. Đó là giấc mơ lớn của tôi. Vì vậy, mùa bóng cuối cùng là một kỉ niệm khó quên và tôi mừng vì mình đã có cơ hội tận hưởng nó."

Mái nhà Old Trafford

Có thể chúng ta sẽ không còn được thấy Ole thi đấu nữa, nhưng huyền thoại về anh thì vẫn còn đó. Chắc chắn, số áo 20 sẽ còn mãi trên các khán đài, và cả trong tim anh nữa. "Mỗi sân vận động lớn ở châu Âu đều mang lại một cảm giác khác biệt, nhưng ngôi nhà thì chỉ có một và Old Trafford chính là nơi đó, điều đó thật đặc biệt," anh nói.

"Tôi có cảm giác Old Trafford như là mái ấm của mình vậy. Tôi thích thú với việc được chơi ở đây, không bao giờ tôi cảm thấy sợ việc phải bước ra sân và thi đấu trước những khán đài chật kín các CĐV, bởi tôi biết những con người đó luôn ủng hộ chúng tôi chơi tốt. Với tôi, không nơi nào như Old Trafford."



Ngày tháng cùng United

Sau 216 lần ra sân ngay từ đầu, cộng thêm hơn 150 lần từ băng ghế dự bị, tổng cộng Ole đã tham gia 366 trận và ghi 126 bàn. Cầu thủ này đã cống hiến tất cả sức lực cho CLB: "Có thể nói rằng tôi đã làm tất cả có thể trong khả năng của một cầu thủ tại Manchester United. Tôi tự hào vì được trở thành một phần của câu lạc bộ này, và được chơi dưới sự lãnh đạo của một HLV tài ba."

"Tôi cũng đã được chơi cạnh nhiều cầu thủ giỏi và có nhiều người bạn tốt ở đây. Nơi đây gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm của tôi, nhiều đến nỗi tôi không thể liệt kê được hết ngay bây giờ," Ole tâm sự.

Tình yêu ngoài sân cỏ

"Các CĐV luôn là dấu ấn sâu sắc trong tôi," Ole nói. "Con người Manchester và các CĐV của đội bóng toàn thế giới đã cho tôi cái nhìn xa hơn về tình yêu bóng đá của con người. Tôi thật sự phải cảm ơn các CĐV rất nhiều vì họ luôn ủng hộ tôi, không chỉ là trong sân mà kể cả những lúc khó khăn, những lúc tôi mới trở lại sau cấn thương."

"Suy nghĩ này có vẻ lạ lẫm, khi tôi già đi tôi sẽ gặp các CĐV của Man Utd và họ vẫn muốn bàn luận với tôi về những bàn thắng. Họ sẽ vẫn hỏi tôi những câu như: 'Cậu cảm thấy thế nào? Cậu là người đầu tiên giành được nó...' Tôi không phải người giành được điều đó, đội bóng giành được nó. Dù sao đi nữa đó cũng không chỉ là những nỗ lực của cá nhân tôi, đó là những gì đội bóng đã cố gắng cả mùa..."

Đường vẫn còn dài!

Tháng Năm năm 2008, Sir Alex đã tiết lộ rằng Ole sẽ nhận nhiệm vụ huấn luận đội dự bị kể từ mùa bóng 2008/2009. "Tôi rất hào hứng với việc được tiếp tục cống hiến cho bóng đá cho dù là ngoài sân cỏ," anh nói.

"Đây sẽ là một thách thức, là một bước ngoặt trong sự nghiệp huấn luyện, tôi hài lòng khi được đi bước đầu tiên trên con đường huấn luyện tại câu lạc bộ này. Bạn sẽ không thể hiểu đựơc trừ khi bạn thực sự muốn nó, vì vậy tôi đã thực sự vui mừng khi HLV nói rằng tôi có thể có một vị trí trong ban huấn luyện."
Những người yêu mến số 20 huyền thoại đã phải chờ đến tận gần 70 phút để thấy Ole ra sân ngay trong trận đấu người ta dành tôn vinh anh, như là màn tái hiện lại cả sự nghiệp lẫy lừng được "chắp vá" từ những phút giây không hoàn hảo đến mức hiếm hoi ở Nhà hát của những giấc mơ Old Trafford. Solsa lại ở đó, khoác lên mình chiếc áo hôm nay dành tặng riêng người con của miền đất thánh, tận hưởng nốt những giây phút cuối cùng trong bản hùng ca được hát bởi các trái tim United.

Nụ cười

Nếu có gì để nhớ về trận đấu không mang nặng về tính chuyên môn với đội bóng đến từ xứ Catalan, mảnh đất đã in dấu giày của Solskjaer trong đêm hè lộng gió cách đây 9 năm, hẳn phải là sự hứng khởi và đẹp đẽ như những vạt nắng vàng bao phủ Manchester trong buổi chiều đầu thu 2008. Cái năm đáng nhớ nối lại những giấc mơ dài, kỉ niệm 40 năm chức VĐ châu Âu đầu tiên, kỉ niệm 50 năm máy bay rơi và tròn 100 năm lần đầu Man United giành chức VĐQG, có một góc nhỏ lặng lẽ dành cho anh, nhẹ như nụ cười thoảng qua lịch sử oai hùng của Quỷ Đỏ.


Anh mãi là huyền thoại

Đó là nụ cười của những người United khi cuối cùng thì Quỷ Đỏ cũng đã có được chiến thắng muộn mằn trong trận đấu đầy ý nghĩa này. Đó cũng là nụ cười của Fraize Campell, cầu thủ trẻ đã sút tung lưới Espanyol bằng một cú dứt điểm đầy nghệ thuật để dành tặng cho người đàn anh vĩ đại cái kết thật viên mãn, một sự chuyển giao ngọt ngào đầy ý nghĩa. Và đó cũng là nụ cười của Ole dấu yêu như bao nhiêu năm qua vẫn vậy.

Anh đã cười nhạo lên số phận giữa bao nhiêu gian nan thử thách, biết bao đau khổ và sự nghiệt ngã trớ trêu không phải để giành lấy cho mình một cái danh hão nào đó như người ta vẫn gọi, 'Sát thủ có gương mặt trẻ thơ', 'Siêu dự bị' hay 'Cầu thủ thay người hay nhất mọi thời đại'. Solsa chiến đấu chỉ vì con tim tỏa rạng hào khí của dòng máu Đỏ United, thứ nhiệt huyết giúp cho anh tồn tại và vươn lên ở mảnh đất Manchester phồn hoa nhưng khắc nghiệt vô cùng.

Vì lẽ đó, Solsa giành được những thứ quý giá hơn gấp trăm lần, tất cả những người Man Utd đều sẽ tặng anh nụ cười của lòng kính trọng, sự mến yêu và bội phục muôn phần với những gì anh làm cho Quỷ Đỏ.

Và nước mắt nuốt vào tim ...

Ole đã cố để không khóc trước hàng vạn khán giá đang hướng nhìn anh, lắng nghe những lời chia tay anh nói và gọi tên anh theo cách của riêng mình, nhưng anh đã không thể làm được. Từ trong khóe mắt, chúng ta đã thấy anh bị "hạ gục" như thế nào: 11 năm qua anh gắn bó với mảnh đất này (nguyên văn: it's my family), kinh qua hết thảy các trải nghiệm từ đau khổ đến sung sướng, từ vinh quang chói lọi đến những hạnh phúc bình dị và giản đơn, giống như khi anh nâng chiếc cup năm xưa giành được tại Nou Camp ra chào khán giả và rồi bế cậu con cưng của mình tạm biệt Old Trafford một lần sau cuối.


"Xin như cơn mơ cho Solsa sẽ mãi mãi trong tim ta ..."


Khi tất cả những máy quay lia về khán đài Stretford End để cho ta thấy dòng chữ quen thuộc 20LEGEND, khi một CĐV nào đó giơ lên dòng chữ "Ronaldo anh là ai? Ole mới thực sự là huyền thoại!", tất cả đều biết rằng Solsa đã tạo lập chỗ đứng không thể phai mờ trong lòng của những Manucian, cho dù hai cú dứt điểm gọn gàng, bén nhạy đậm chất Solsa như ngày nào không thể thành bàn kéo theo một chút nuối tiếc của 'BabyFace Assassin'.

Tình yêu không chỉ bắt nguồn từ các con số, các thống kê, danh hiệu hay bàn thắng, đơn giản nó xuất phát từ trái tim với những cảm xúc mãnh liệt trong tâm khảm. Solsa đã mang đến cho các CĐV những giây phút không thể nào quên của niềm hạnh phúc vô bờ, nay lại thêm nỗi tiếc nhớ và sự tri ân đối với người chiến binh dành trọn vẹn cả cuộc đời để cống hiến cho một lý tưởng cao đẹp. Ole không phải là người Anh, cũng không xuất thân từ "lò United", nhưng chẳng có gì là quá đáng khi coi anh như một người con của mảnh đất này.

"Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây ... " Quá khứ đã đóng lại, để một trang sử mới mở ra đối với số 20 huyền thoại trên cương vị làm thầy ở Old Trafford. Vui sao khi một ngày nọ nhìn thấy tin tức về anh: 'Trận thắng đầu tay của HLV Solskjaer!', để biết rằng anh vẫn bình dị và giản đơn chọn cho mình một công việc thầm lặng ươm mầm tài năng trẻ. Tạm biệt Ole và cảm ơn anh vì tất cả, như một lời chia tay ...
 
Sửa lần cuối:
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Ferguson2.jpg


Trong hai thập niên dẫn dắt "Quỷ đỏ", HLV người Scotland không ít lần bị chỉ trích bởi cách xử lý vấn đề có phần độc đoán. Không phải tất cả đều thành công, nhưng 20 năm qua, Fergie đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng, góp phần giúp MU trở thành một đế chế bóng đá hùng mạnh như hiện nay.


Như HLV 64 tuổi người Scotaland từng nhiều lần thừa nhận, tính quyết đoán và khả năng tự thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh là hai yếu tố quan trọng nhất, là sợi chỉ xuyên suốt sự nghiệp cầm quân của ông. Yếu tố đầu tiên, theo quan điểm của Ferguson, là phẩm chất quan trọng nhất mà bất kỳ HLV bóng đá chuyên nghiệp nào cũng cần phải có. Trong khi đó, yếu tố thứ hai giúp ông và các học trò tự làm mới mình để vượt qua những áp lực khủng khiếp mà thứ bóng đá hiện đại ngày nay mang lại.

20 năm làm việc cho MU là 20 năm Fergie phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức, nhưng tất cả những điều đó vẫn không thể ngăn cản ông trở thành nhà cầm quân huyền thoại của MU. Với 17 danh hiệu lớn nhỏ trong 20 năm làm việc ở sân Old Tralford, rõ ràng người đàn ông Scotland có tính khí nóng như lửa này xứng đáng được vinh danh cạnh những bậc tiền bối vĩ đại như Bill Shankly, Bob Paisley, Matt Busby và, tất nhiên, cả Jock Stein.

Dưới đây là 20 quyết định được cho là lớn nhất trong nghiệp cầm quân của Alex Ferguson, kể từ khi ông đến với đội chủ sân Old Tralford cách đây tròn 20 năm (ngày 6/11).


1. Chấp nhận làm HLV trưởng MU



Vào tháng 11/1986, MU chỉ đứng thứ 19 trong 22 đội ở giải hạng nhất Anh (khi đó giải Ngoại hạng còn chưa ra đời) với thành tích 3 thắng, 4 hòa sau 13 trận. Vì thế, đừng nói đến chuyện cạnh tranh chức vô địch với Liverpool, trụ hạng mới là mục tiêu hàng đầu của "Quỷ đỏ". Hơn nữa, do tình hình tài chính khó khăn lúc đó, CLB cũng không có nhiều tiền để mua thêm cầu thủ và trả lương hậu hĩ HLV.


Bất chấp thực trạng không mấy sáng sủa đó, Fergie vẫn chấp nhận ngồi vào chiếc ghế HLV nóng bỏng ở sân Old Tralford mà người tiền nhiệm Ron Atkinson để lại, với mức lương chưa đến 30.000 bảng mỗi năm, chỉ bằng một phần tư so với số tiền mà ông nhận được khi còn dẫn dắt Aberdeen. Chưa hết, khi biết chuyện, vợ con ông phản đối rất kịch liệt, Fergie đáp lại với thái độ cương quyết: "Dẫn dắt MU không chỉ là công việc mà còn là bổn phận và trách nhiệm của tôi".


2. Xóa sạch và làm lại từ đầu



Không như những HLV mới lên chức khác, Ferguson chẳng buồn quan tâm đến nội tình đội bóng trước đó như thế nào. Ông bắt tay vào thực hiện kế hoạch riêng của mình, đầu tiên là chỉ ra "căn bệnh" khiến MU chơi tồi: tật nghiện rượu của các trụ cột như Whiteside, McGrath, Robson... và sự can thiệp quá sâu từ giới truyền thông. "Thuốc chữa liều cao" ngay lập tức được đưa ra khi Fergie cấm tiệt việc tiếp xúc với báo chí và buộc cả đội phải thực hiện "chế độ thiết quân luật" với những quy định cực kỳ nghiêm ngặt về tập luyện, dinh dưỡng, trang phục và giờ giấc. Bên cạnh đó, Fergie cũng cho khởi động hệ thống săn lùng tài năng và thúc giục CLB mở học viện bóng đá dành cho các cầu thủ trẻ.

3. Từ chối mua John Barnes

Mùa hè năm 1987, Ferguson được đồng nghiệp Graham Taylor mách nước mua John Barnes, cầu thủ chạy cánh triển vọng nhất của bóng đá Anh thời bấy giờ, với giá 900.000 bảng từ Watford. Tuy nhiên, HLV của MU đã thẳng thừng từ chối và đặt niềm tin vào Jesper Olsen bằng cách gia hạn hợp đồng với tiền vệ người Đan Mạch này. Tuy nhiên, quyết định này khiến Fergie phải nhận "quả đắng" khi Olsen rớt phong độ thảm hại còn John Barnes lại tỏa sáng rực rỡ ở Liverpool. Về sau, trong cuốn tự truyện của mình, ông thừa nhận: "Là con người, ai cũng có lúc đúng, có lúc sai. Nhưng rõ ràng tôi đã quá chủ quan khi để vuột mất Barnes". Đã sai lầm, nhưng việc "cả gan" từ chối một tài năng lớn như danh thủ người gốc Jamaica này, cũng phản ánh phần nào tính cách mạnh mẽ và độc đoán đến mực cực đoan của Fergie


4. Thanh lọc những trụ cột từ thời Ron Atkinson

Mùa giải thứ hai của Fergie ở sân Old Tralford kết thúc không như mong đợi khi MU rơi xuống vị trí thứ 11 và điều này đã thúc giục ông đi đến quyết định "thay máu" cho đội bóng. Cái tên đầu tiên phải cuốn gói ra đi là Gordon Strachan (3/1989), bất chấp sự phản đối quyết liệt của các CĐV. 4 tháng sau, Fergie lại khiến tất cả phải sửng sốt khi bán luôn Norman Whiteside và Paul McGrath cho Everton và Aston Villa khi cả 2 anh này đang chơi tốt và rất được lòng đồng đội cũng như giới CĐV. Nhưng Fergie có lý do riêng của mình: ông tin rằng tệ uống rượu trong các cầu thủ MU sẽ chấm dứt nếu hai "kẻ đầu têu" bị tống cổ ra khỏi tập thể. Và để thay thế bộ đôi nghiện ngập kể trên, ông mang về sân Old Tralford hai tài năng trẻ Paul Ince (từ West Ham) và Gary Pallister (từ Middlesbrough).
[color]
5. "Câu" Cantona từ Leeds Utd
[/color]

Có thể nói không ngoa rằng tiền đạo giàu cá tính người Pháp chính là bản hợp đồng thành công nhất mà Fergie mang về cho "Quỷ đỏ". Nhưng ít ai biết rằng, ông thực hiện thương vụ này trót lọt một cách hoàn toàn tình cờ. Kết thúc mùa giải 1991-1992, MU cán đích ở vị trí á quân và Fergie tin chắc rằng hàng công yếu kém là nguyên nhân khiến "Quỷ đỏ" để mất Cup vô địch vào tay Leeds Utd.

Vì vậy, trong mùa hè năm 1992, ông ký hợp đồng với Dion Dublin, nhưng anh này chỉ đá được vài vòng rồi bị gãy chân. Và khi Fergie đang sốt vó tìm người thay thế thì ông nhận được lời đề nghị mua Dennis Irwin từ Leeds Utd. Chẳng những không chấp thuận để hậu vệ người Ireland ra đi, mà Fergie còn "câu" luôn của đối phương Eric Cantona, chân sút đang bất đồng sâu sắc với BLĐ và các CĐV Leeds, với mức giá bèo 1,2 triệu bảng. Và sau đó thì như chúng ta đã biết, Cantona trở thành một biểu tượng của MU xuyên suốt những năm 1990 và được các CĐV đặt cho biệt danh "King Eric".

6. Kiên nhẫn với Cantona

"Sa thải" là ý nghĩ đầu tiên của Fergie sau sự kiện Cantona tung cú "kungfu" đầy tai tiếng nhằm vào một CĐV trên sân Selhurst Park tháng 1/1995. Nhưng khi bình tâm lại, ông quyết định sẽ cho cầu thủ ngổ ngáo người Pháp thêm một cơ hội để làm lại. Fergie cũng đứng ra dùng chính uy tín cá nhân của mình để bảo vệ "King Eric" trước sự chất vấn của ban lãnh đạo MU và giới truyền thông.

Tuy nhiên, do không chịu được sức ép khủng khiếp từ giới dư luận và án phạt cấm thi đấu 8 tháng của FA, tiền đạo này đã bỏ về Pháp trong nỗi thất vọng cùng cực. Và khi Cantona đã tính đến chuyện chia tay sân cỏ thì Fergie đích thân sang Pháp để thuyết phục anh trở lại. Và "King Eric" đã không phụ lòng ông thày bằng màn trình diễn tuyệt vời cùng một lô bàn thắng giúp MU đoạt cú đúp vô địch giải Ngoại hạng và Cup FA ở mùa giải 1995-1996.

7. Đặt niềm tin vào thế hệ Beckham
-
6 năm sau đợt thanh lọc lực lượng lần thứ nhất, Fergie lại gây náo động thành Manchester và hàng triệu CĐV MU trên toàn cầu với quyết định bán một lúc 3 trụ cột Paul Ince (cho Inter), Andrei Kanchelskis (Everton) và Mark Hughes (Chelsea). Nhưng khác với lần trước, ông không mua về bất cứ tên tuổi nào để thay thế mà đôn một loạt cầu thủ trẻ như anh em nhà Neville, David Beckham, Paul Scholes và Nicky Butt lên đội A.

Dưới sự dìu dắt của Fergie, thế hệ những Beckham, Scholes và anh em nhà Neville đã nhanh chóng trở thành những tên tuổi lớn trong làng túc cầu thế giới.

8. "Khích tướng" Kevin Keegan

Mùa giải 1995-1996, Newcastle chơi ấn tượng với thành tích toàn thắng 13 trận trên sân nhà và có lúc bỏ xa MU tới 12 điểm khi bước vào năm mới 1996. Tuy nhiên, cục diện cuộc đua đã thay đổi theo hướng ngược lại sau khi thày trò Ferige hạ Newcastle 1-0 (Cantona ghi bàn) ngay tại St. James Park ngày 4/3/1996. Và HLV người Scotland nảy ra ý định phải làm điều gì đó để đối thủ mất tập trung.

Cơ hội đã đến khi MU hạ Leeds 1-0 (Roy Keane ghi bàn) ngày 17/4/1996, Fergie lên truyền hình nói rằng rằng ông tin chắc Leeds sẽ đánh bại Newcaslte sau đó 12 ngày. Lời khích tướng này khiến HLV Kevin Keagan của đối phương sôi lên sùng sục và lên tiếng trả đũa sau khi "những chú chích chòe" thắng Leeds Utd 1-0 (Gillespie): "Tiên đoán của Fergie sai bét, chúng tôi vẫn chiến thắng và tôi lấy làm hạnh phúc vì điều đó". Tuy nhiên, có lẽ do hưng phấn quá mức với chiến thắng này, Newcastle liên tiếp mất điểm ở 2 vòng đấu cuối cùng và ngậm ngùi nhìn MU vượt lên, ẵm Cup vô địch.

9. Gia cố đội hình trong mùa hè năm 1998

Rất nhiều đối thủ đã cười thầm khi thấy Fergie bỏ ra 16,7 triệu bảng, kỷ lục chuyển nhượng đối với một hậu vệ thời bấy giờ, để tậu Jaap Stam từ PSV, dù anh này chẳng để lại ấn tượng gì đặc biệt ở World Cup 1998. Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục khiến dư luận và giới chuyên môn phải sửng sốt khi hoàn thiện đội hình bằng thương vụ mua Dwight Yorke với giá 12,6 triệu bảng. Dù chơi rất cừ ở Aston Villa, ít người tin rằng trung phong người Trinidad&Tobago đủ đẳng cấp để giúp MU giành lại vương miện giải Ngoại hạng từ Arsenal. Bất chấp lời dị nghị của thiên hạ, Stam, Yorke dần khẳng định vị trí và trở thành hai trong số ít trung vệ và tiền đạo hay nhất châu Âu, góp phần quan trọng giúp MU đoạt "Cú ăn ba" nổi tiếng ở mùa giải 1998-1999.


10. Chơi ván bạc liều lĩnh ở Barcelona

MU không thể thắng Bayern nếu Fergie không mạo hiểm dùng Solskjaer và Sheringham (giữa).
MU không thể thắng Bayern nếu Fergie không mạo hiểm tung Solskjaer và Sheringham (giữa) vào sân ở cuối hiệp hai.



Phút 66 trận chung kết Champions League mùa giải 1998-1999, MU đang bị Bayern dẫn 1-0 (Mario Basler) nhưng lại chơi cực kỳ bế tắc trước hàng thủ được tổ chức chặt chẽ của đội bóng Đức. Và Fergie đã có một quyết định, dù cực kỳ mạo hiểm, được cho là sáng suốt nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông ở MU khi lần lượt tung Sheringham (thay Jesper Blomqvist) rồi Solskjaer (thay Andy Cole) vào sân để chơi với 3 tiền đạo trong nửa cuối hiệp hai. Kết quả thật mỹ mãn khi 2 tiền đạo dự bị này liên tiếp lập công trong 2 phút cuối cùng, hoàn tất cú ngược dòng kinh điển, mang về cho "Quỷ đỏ" chức vô địch châu Âu thứ hai trong lịch sử.
Việc thanh lọc lực lượng, nuôi dưỡng thế hệ Beckham... là những bước đi đầu tiên giúp Fergie ổn định đội ngũ, đưa "Quỷ đỏ" trở lại ngôi vương trong 13 năm đầu làm việc ở sân Old Tralford. Từ đó đến nay, ông còn đưa ra nhiều quyết định quan trọng nữa, giúp MU duy trì vị thế một đại gia ở Anh và châu Âu...

11. Không tham gia FA Cup mùa 1999-2000

Trong nỗ lực chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2006, Chính phủ và Liên đoàn bóng đá Anh (FA) gây sức ép buộc MU, khi đó là ĐKVĐ châu Âu, phải tham gia giải Vô địch Thế giới cấp CLB, do FIFA khởi xướng lần đầu tiên ở Rio de Janeiro. Nhưng vào thời điểm đó, giải Ngoại hạng Anh chỉ còn 2 tuần nữa là khai mạc. Lo ngại các học trò sẽ kiệt sức vì phải thi đấu và di chuyển quá nhiều trong thời tiết nhiệt đới ở Brazil, Fergie quyết định đội của ông sẽ không tham gia Cup FA, dù khi đó MU là CLB đang giữ Cup, bất chấp sự phản đối kịch liệt của dư luận Anh.

12. Kiên nhẫn chờ Van Nistelrooy bình phục chấn thương

Ngày 25/4/2000, MU đã đạt được thỏa thuận mua chân sút người Hà Lan từ PSV. Tuy nhiên, mọi toan tính chuẩn bị cho mùa bóng 2001-2002 của Fergie đã bị xáo trộn nghiêm trọng khi Nistelrooy bất ngờ gặp một chấn thương đầu gối ít ngày trước khi lên đường sang Anh ký hợp đồng. Trong trường hợp này, hầu hết các HLV sẽ lựa chọn giải pháp an toàn là từ bỏ mục tiêu và chuyển hướng sang một chân sút khác, nhưng Fergie thì không.

Nhà cầm quân của "Quỷ đỏ" vẫn kiên nhẫn chờ đợi và tin tưởng Nistelrooy sẽ bình phục và lấy lại phong độ. Kết quả thì ai cũng biết, cựu tiền đạo PSV đến MU sau đó một năm và đền đáp lại lòng tin của ông thày bằng 150 bàn thắng trong 219 lần ra sân, và trở thành một trong những chân sút hiệu quả nhất trong lịch sử đội chủ sân Old Tralford.

13. "Tống khứ" Jap Stam và tìm đến Laurent Blanc

Đến tận bây giờ vẫn rất nhiều người cho rằng Fergie đẩy trung vệ thép người Hà Lan sang Lazio một cách không thương tiếc là vì Stam ra cuốn tự truyện, tiết lộ tất cả những chuyện "thâm cung bí sử" của MU, trong đó có rất nhiều tình tiết liên quan đến ông thày hà khắc cùng các đồng đội. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, Fergie đã lên kế hoạch cải tổ hàng thủ và dự trù sẽ đổi Stam lấy Lilian Thuram của Juventus. Tuy nhiên, Lazio đã vào cuộc với lời đề nghị quá hấp dẫn - 16,5 triệu bảng cho trung vệ người Hà Lan, và Fergie không do dự đồng ý và đưa Laurent Blanc, nhà vô địch thế giới người Pháp đang khoác áo Inter, về thay thế.

14. Tuyên bố sẽ về hưu

"Ngay sau khi đưa ra quyết định về hưu, tôi biết rằng mình sẽ hối tiếc", Fergie nói về sự kiện ông thông báo sẽ rút lui khỏi cương vị HLV trưởng "Quỷ đỏ" sau mùa giải 2001-2002, thời điểm ông bước sang tuổi 60. Tháng 5/2001, Fergie thậm chí còn tuyên bố không chỉ thôi làm HLV trưởng mà sẽ cắt đứt mọi mối liên hệ với MU vì Ban giám đốc CLB đánh giá quá thấp những đóng góp của mình cho CLB và không tìm được một vị trí hợp lý cho ông sau khi từ giã nghiệp HLV.

15. Rút lại quyết định về hưu

Khi mà ai cũng tin rằng lịch sử MU sẽ sang trang sau khi Fergie ra đi thì ông lại khiến tất cả phải sốc khi "chối bay chối biến" những gì đã tuyên bố. Lễ Giáng sinh năm 2001, "Ngài Alex" phủ nhận hoàn toàn những tin tức nói về việc mình sẽ chia tay MU và cho rằng báo chí đã làm to chuyện những phát biểu của ông trong lúc không hài lòng với cách ứng xử của Ban lãnh đạo. Tuy nhiên, sau đó ít tuần Fergie lại "tự thú" rằng chính sự hậu thuẫn mạnh mẽ của gia đình đã khiến ông quyết định ở lại và tiếp tục cống hiến cho "Quỷ đỏ".

Không ít người đã cho rằng sự can thiệp kịp thời từ gia đình Fergie là điều may mắn cho MU, nhưng lại là điềm gở cho LĐBĐ Anh (FA). Vì sao ư? Peter Kenyon, Giám đốc điều hành của MU khi đó, đã tính đến khả năng mời Sven Eriksson về thế chỗ Fergie. Do nhà cầm quân người Scotland đồng ý ở lại, FA mới có cơ hội tiếp cận và thuê HLV người Thụy Điển về làm HLV trưởng ĐTQG, để rồi ông này chẳng làm nên trò trống gì suốt thời gian tại vị trước khi cuốn gói ra đi trong mùa hè vừa qua. Còn MU thì đoạt thêm 3 danh hiệu (Ngoại hạng Anh, FA Cup và Cup Liên đoàn) trong 5 năm qua.

16. "Chịu lún" trong vụ tranh chấp ngựa đua "The Rock"

Trong suốt sự nghiệp, Fergie hiếm khi thất bại trong các cuộc tranh chấp cả trong và ngoài sân cỏ. Tuy nhiên, ông đã phải xuống nước trước John Magnier, nhà tài phiệt người Ireland,chủ sở hữu tập đoàn Coolmore Stud và là một cổ đông lớn của MU trước đây, trong vụ tranh chấp quyền sở hữu chú ngựa đua có tên là "The Rock of Gibrantar". Fergie cho rằng với 50% quyền sở hữu The Rock, ông đương nhiên được hưởng 50% khoản tiền thu được từ việc nhân giống chú ngựa này (gần 100 triệu bảng) và đã lôi vụ việc này ra tòa.

Biết tin, John Magnier đùng đùng nỗi giận, lôi thêm đồng minh JP McManus vào cuộc và mua lại 28,9% cổ phần của MU để trở thành cổ đông lớn nhất của CLB nhằm gây sức ép với Fergie. Kết quả là "ông già nóng tính người Scotland" phải chấp nhận lùi bước và chấp nhận khoản tiền bồi hoàn 2,5 triệu bảng từ đối phương. Vụ này cũng khiến số phận MU mất an toàn trước các tay đầu tư "cáo già" ngoại quốc, điển hình là Malcolm Glazer - người sau này đã mua lại toàn bộ cổ phần và rút CLB khỏi thị trường chứng khoán để độc chiếm.

17. Bán Beckham cho Real Madrid

Cũng như Ban lãnh đạo MU, bản thân Fergie từng nhiều lần thề sống thề chết rằng sẽ không để tiền vệ cánh phải điển trai mà ông "coi như con trai" ra đi. Nhưng rút cuộc, nhà cầm quân này và CLB vẫn làm điều ngược lại. Sau một loạt xích mích giữa "cha" và "con" mà đỉnh điểm là vụ Fergie đá tung chiếc giày vào mặt Beckham cuối mùa giải 2002-2003, MU đã bán tuyển thủ Anh này cho Real Madrid với giá 25 triệu bảng.

Sau sự kiện này, nhiều nhà chuyên môn cho rằng Fergie đã phạm phải sai lầm lớn nhất và lo ngại rằng sự ra đi của Beckham sẽ làm doanh thu của MU từ các hợp đồng thương mại quảng cáo liên quan đến tiền vệ mang áo số 7 này sẽ sút giảm. Nhưng Fergie, lúc đó đang hưng phấn với chức vô địch giải Ngoại hạng, tỏ ra bất cần. Để thay thế Beckham, ông mua tài năng 17 tuổi người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo từ Sporting Lisbon.

18. Mua Wayne Rooney

Roonye chơi rất hay trong hai mùa giải 2002-2003 và 2003-2004, nhiều người vẫn ngạc nhiên khi biết tin Fergie và MU chấp nhận bỏ ra 27 triệu bảng để có được chân sút trẻ của Everton. Chiến lược gia người Scotland cũng biết rằng số tiền dùng cho thương vụ này sẽ ngốn hết ngân sách chuyển nhượng của CLB ở 2 mùa giải tới. Ông linh cảm tài năng này sẽ là tương lai của bóng đá Anh và đã làm tất cả để thuyết phục BLĐ xúc tiến vụ chuyển nhượng này. Và giờ đây, Fergie có thể xoa tay khoái trá khi chứng kiến những màn trình diễn tuyệt vời của Rooney. Năm nay mới 20 tuổi, cựu tiền đạo Everton còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Chắc chắn, anh là tài sản lớn nhất mà Fergie để lại cho MU nếu ông quyết định nghỉ hưu một ngày gần đây.

19. Sa thải Roy Keane

Tương tự vụ đẩy Beckham sang Real. Fergie từng nói rằng Roy Keane là cầu thủ lớn nhất mà ông từng có dịp làm việc và đảm bảo rằng tiền vệ người Ireland ở lại với MU đến cuối sự nghiệp. Nói là vậy, nhưng mối quan hệ nào, dù có tốt đẹp đến mấy, vẫn không tránh khỏi những lúc sóng gió. Fergie đã nổi trận lôi đình khi biết Keane mạt sát các đồng đội trên kênh truyền hình MUTV sau thất bại 1-4 trên sân Middlesbrough và lớn tiếng "cãi láo" trợ lý HLV Carlos Quieroz. Hậu quả là anh phải cuốn gói ra đi chỉ sau đó 17 ngày, kết thúc 12 năm đầy ắp chiến công và những kỷ niệm đẹp đẽ về tình thày trò với "Ngài Alex".
[center

Mang tiếng "bội tín" khi thải loại các học trò cưng, nhưng Ferige vẫn giữ nguyên lập trường và đã thành công.[/center]

20. Đẩy Van Nistelrooy sang Real Madrid

Sau tiền vệ người Ireland, tới lượt Van Nistelrooy phải chia tay MU vì dám bất tuân lệnh "Ngài Alex". Và cũng như những tiền bối từ Bryan Robson qua Stam, Beckham đến Roy Keane, sự ra đi của tiền đạo người Hà Lan để lại rất nhiều tiếc nuối trong lòng các CĐV "Quỷ đỏ".

Còn với Fergie, ông tiếp tục chính sách "ngồi xổm trên dư luận" và cũng chẳng thèm tìm người thay thế vị trí của Van Nistelrooy. Thay vào đó, ông đặt niềm tin vào chân sút dự bị Louis Saha và tìm kiếm giải pháp ghi bàn từ những tiền vệ như Ronaldo, Paul Scholes, Giggs. Và một lần nữa, Fergie đã chứng tỏ mình đúng (dù mới chỉ là bước ban đầu) khi MU hiện là đội ghi nhiều bàn nhất ở giải Ngoại hạng và ung dung ở vị trí thứ nhất với 3 điểm hơn "trọc phú" Chelsea.:dzo:
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
phead0001299oc.jpg

12 năm ở Old Trafford, Denis Irwin cần cù bền bỉ bên đường biên trái. Trầm lặng không phô trương, điềm tĩnh không ồn ào, nhưng những gì anh đóng góp cho Quỷ Đỏ quả là vô giá. Trong số những huyền thọai MU hiện đã giã từ sân cỏ, Irwin cũng là người có bảng thành tích phong phú nhất, với 15 danh hiệu các lọai.


Denis Joseph Irwin sinh ngày 31-10-1965 tại Cork, Cộng Hòa Ireland, cùng quê với Roy Keane. Năm 18 tuổi, anh bắt đầu sự nghiệp tại Leeds United, trước khi chuyển sang Oldham Athletic vào năm 1986. Sau 4 mùa giải đóng vai trụ cột trong hàng phòng vệ Oldham, Irwin đến Old Trafford năm 1990 với giá chuyển nhượng 650 000 bảng. Ngày 25 tháng 8 năm 1990 đánh dấu lần đầu tiên anh ra sân trong màu áo MU, ở trận gặp Coventry.

Trong mùa bóng đầu tiên ở MU, Irwin chơi vị trí hậu vệ cánh phải. Năm 1991, anh được đẩy sang cánh trái để nhường chỗ cho tân binh Paul Parker. Từ đó trở đi, hành lang trái trở thành độc quyền của Irwin. Anh lên xuống nhịp nhàng, thủ tốt mà công cũng hay. Có thể nói Irwin là 1 trong những hậu vệ cánh có khả năng tham gia tấn công tốt nhất ở châu Âu, với tốc độ nhanh, khả năng xoay trở khéo léo, những đường chuyền dài thông minh và các cú tạt bóng đầy nguy hiểm. Thêm vào đó, Irwin cũng thường xuyên thực hiện những cú sút từ xa cực mạnh, trước khi David Beckham “ra ràng”, chính anh là chuyên gia đá phạt của MU. Là hậu vệ, nhưng Irwin ghi được không ít những bàn thắng đẹp, chẳng hạn như bàn thắng từ cú sút xa 25 mét trong trận thắng Coventry 1-0 năm 1993, từ pha sút phạt siêu đẳng trong trận gặp Liverpool cũng năm 1993, hay từ pha lừa bóng điệu nghệ và dứt điểm trong trận gặp Wimbledon tại vòng 5 cúp FA năm 1994.

Không như nhiều cầu thủ khác, phong độ của Denis Irwin lúc nào cũng ổn định, không lên xuống thất thường. Quan trọng hơn, trước những trận đấu lớn, anh lúc nào cũng vẫn điềm tĩnh, ung dung. Cứ lặng lẽ mà tiến bước, Irwin gặt hái cùng MU hết danh hiệu này đến danh hiệu khác, khởi đầu từ cúp C2 và Siêu Cúp châu Âu năm 1991, League Cup năm 1992, cho đến 2 cú đúp các năm 1994 và 1996, cùng với 2 chức VDQG các năm 1993 và 1997.

Mùa bóng 1998-1999, ở tuổi 33, Irwin càng chứng tỏ mình là chỗ dựa vững vàng cho Quỷ Đỏ. Khi sức ép tăng cao, anh đứng ra đảm nhận những trách nhiệm khó khăn, quyết định nhận trở lại nghĩa vụ thực hiện các quả penalty. Trong 5 trái phạt đền MU được hưởng mùa đó, Irwin đá 4 trái, và lần nào cũng thành công. Sai lầm duy nhất của Irwin trong mùa 98-99 là chiếc thẻ đỏ trong trận bán kết cúp FA, khiến anh không được tham gia trận chung kết gặp Newcastle United. Nhưng chiến thắng huy hòang tại giải VQDG và Champions League dĩ nhiên là quá dư để bù đắp cho niềm nuối tiếc nho nhỏ ấy.

Sau vinh quang 1999, phong độ của Irwin vẫn được duy trì, có điều thể lực sút giảm không cho phép anh thi đấu với mật độ dày đặc như trước. Trong mùa 1999-00, nhiều trận anh không ra sân, nhường vị trí cho hậu vệ trẻ người Pháp Mikael Silvestre. Năm 2000, anh quyết định từ giã đội tuyển quốc gia Ireland để dành sức thi đấu cho United, nhưng cùng với tuổi tác, sự có mặt của anh trên sân cũng thưa hơn, và vai trò chuyên gia đá penalty cũng dần dần được anh trao lại cho Paul Scholes. Irwin lần thứ 500 khóac áo MU trong trận đấu gặp Leicester tại Old Trafford vào đúng ngày lễ Thánh Patrick (Thánh bảo hộ dân tộc Ireland) năm 2001.(*) HLV Alex Ferguson tôn vinh Irwin trong trận đấu ấy bằng cách đặc cách trao cho anh chiếc băng thủ quân vốn thuộc về Roy Keane.

Irwin 1 lần nữa đeo băng đội trưởng MU vào ngày 12 tháng 5 năm 2002, trong trận đấu chia tay của anh tại Old Trafford. Ở tuổi 36, anh vẫn chưa muốn nghỉ ngơi, nên chỉ 2 tháng sau đã tiếp tục ký hợp đồng với đội hạng nhất Wolverhampton Wanderers, CLB anh hâm mộ thời còn thơ ấu. Chỉ sau 1 năm, lão tướng Irwin đã góp công lớn đưa Wolverhampton thăng lên ngọai hạng. Thi đấu ở ngọai hạng được 1 mùa, Wolves rớt trở lại hạng nhất. Có lẽ với độ tuổi gần tứ tuần như Irwin thì hạng nhất là nơi thích hợp hơn cho anh.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA