Hâm mộ MU

  • Thread starter wwwvietseo
  • Ngày gửi
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
Cảnh cáo Ku Thumper ná. Cứ vào Mu mà kêu gào Liv là seo hử.:017::017::017:
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
david-beckham-picture-4.jpg

Becks thì quá nà lổi tiếng dồi...bên lề thôi nhá MUfans
"Bác Beckham ơi, bác cho David ra công viên đá bóng được không ạ?

Tôi chắc chắn mẹ tôi có thể tìm thấy nó từ trong chồng băng ở nhà: cuốn băng video đầu tiên quay cảnh tôi chơi đá bóng. Kìa, tôi đó! David Robert Joseph Beckham, mới 3 tuổi, trong bộ đồng phục mới toanh của đội bóng Manchester United mà cha mua làm quà nhân dịp Giáng sinh, đang đá bóng ngay trong phòng khách nhà mình ở Chingford. Hai mươi lăm năm trôi qua, và sáng nay có thể Victoria đã quay cảnh tôi đá bóng với Brooklyn trước khi ra sân tập luyện. Biết bao điều đã xảy ra trong cuộc đời tôi - giờ đây chiếc áo tôi đang mặc đã là một màu khác, nhưng vẫn còn đôi điều gì đó chưa hề thay đổi.
Khi trở thành một người cha chứng kiến giai đoạn lớn lên của hai cậu con trai mình, tôi mới hình dung cảnh hồi tôi còn bé ra sao; điều đó cũng gợi nhắc tôi về hình ảnh cha tôi trong mắt tôi. Ngay lúc tôi vừa biết đi ông đã nghĩ đến việc tôi phải có quả bóng để đá. Có lẽ tôi cũng đã chẳng chịu chờ cho đến lúc có một quả bóng hẳn hoi. Tôi nhớ khi Brooklyn chỉ vừa biết đứng vững, một chiều sau giờ tập của tôi, cả hai cha con đang đùa giỡn với nhau: Chẳng hiểu sao hôm ấy trên sàn nhà bếp chúng tôi lại xuất hiện một lon đậu hầm, trước khi tôi kịp nhận ra thì Brooklyn đã loạng choạng bước tới vài bước và đá hết sức bình sinh vào nó, Sợ thật! Con có thể bị gẫy xương bàn chân nếu đá như thế! Ngay cả khi tôi ôm chặt bé vào lòng một cách trìu mến tôi vẫn không thể nhịn được cười. Đó chắc hẳn là hình ảnh mình hồi bé rồi.
Lòng say mê đá bóng đã có sẵn trong gien chúng tôi rồi. Cứ nhìn Brooklyn thì biết: bé lúc nào cũng chỉ thích chơi với quả bóng thôi, hết chạy đuổi, vung chân đá rồi vờn bóng. Bé đã biết lắng nghe, cũng như đã sẵn sàng học. Lúc bé được ba tuổi rưỡi, cứ hễ tôi lăn quả bóng về phía bé và bảo bé chặn bóng là tức thì bé nhấc chân lên chặn đạp quả bóng để chặn lại ngay. Đoạn bé lùi lại một bước lấy đà và đá trả về cho tôi. Cảm giác thăng bằng của bé cũng thật tuyệt. Một lần chúng tôi ở New York, Brooklyn lúc ấy mới hai tuổi rưỡi. Cả ba chúng tôi vừa ra khỏi một nhà hàng và đã bước xuống được mấy bậc thang. Bé đứng thẳng người, ngước mặt lên nhìn tôi và Victoria, mười ngón chân kiễng trên một bậc thang mà gót chân thì lại bập bênh ở bậc khác. Có một người đàn ông chắc hẳn quan sát thằng bé từ trong nhà hàng vì chúng tôi thấy anh ta từ trong đó chạy ào ra hỏi chúng tôi xem thằng bé bao nhiêu tuổi. Khi nghe tôi trả lời xong, anh ta tự giới thiệu mình là chuyên gia tâm lý trẻ em và cho biết rằng trẻ em ở lứa tuổi của Brooklyn mà đã có thể giữ được thăng bằng trên bậc thang như thế thì thật là chuyện lạ.
Hãy còn quá sớm để nói về Romeo, con trai thứ hai của chúng tôi, nhưng với Brooklyn thì có thể nhận thấy ở bé sự tự tin tỏa ra từ sinh lực, sức mạnh và khả năng phối hợp vận động của bé. Nhiều năm qua bé vẫn thường phóng vù vù - tôi có thể nói là bay lượn trên chiếc xe đẩy hai bánh của trẻ con. Ở bé có một niềm tin vào sức mạnh thể chất của mình mà tôi biết mình cũng có khi tôi còn bé, tôi chỉ thực sự cảm thấy khẳng định được mình khi chơi đá bóng. Thực ra thì ngay đến bây giờ tôi vẫn thế, dẫu Victoria đã truyền cho tôi niềm tự tin về mọi phương diện khác. Với Brooklyn và Romeo, tôi biết cô ấy cũng làm thế.
Xem ra cha con tôi cũng chỉ giống nhau đến thế thôi, còn thì Brooklyn và tôi rất khác biệt. Lúc ở lứa tuổi của bé, khi ai muốn biết ý kiến của tôi, tôi đều nói rằng "cháu sẽ chơi bóng cho MU". Brooklyn nói là bé cũng muốn trở thành cầu thủ bóng đá như bố, nhưng thi đấu với màu áo MU ư? Chúng tôi vẫn chưa nghe được điều đó từ bé. Brooklyn rất đô con và mạnh mẽ. Còn tôi ngày còn bé lúc nào cũng gầy trơ xương. Cho dù tôi có ăn nhiều đến mấy, khi lớn lên trình trạng này cũng chẳng thế nào khác đi. Khi tôi đá bóng, trông tôi hẳn còn bé bỏng hơn nữa. Bởi vì nế tôi không chơi với cha tôi và bạn bè của ông thì tôi cũng đang chơi bóng ngoài công viên Chase Lane, chỉ cách nhà tôi một góc phố, với những anh lớn gấp đôi tuổi mình. Tôi không biết do tôi đá giỏi, hay tại vì họ có thể đá tung tôi lên trời mà tôi vẫn sẽ lăn xả vào chơi tiếp, nên các anh lúc nào cũng tới gõ cửa nhà tôi sau giờ học và hỏi mẹ tôi:
- Bác Beckham ơi, bác cho David ra công viên đá bóng được không ạ?
Rất nhiều thời gian của tôi đã trôi qua tại công viên Chase Lane. Nếu không ở đó với mấy ông anh lớn hơn mình như Alan Smith, sống cách nhà tôi hai căn, thì tôi cũng ra đó với cha mình. Mới đầu hai cha con đá bóng ở mảnh vườn sau nhà, nhưng vì tôi cứ "tàn sát" các luống hoa cho nên mỗi khi cha tôi xong việc của một kỹ sư hệ thống sưởi trở về nhà là hai cha con chúng tôi lại kéo nhau ra công viên, tập tới tập lui suốt mấy tiếng đồng hồ liền không nghỉ. Tất cả những thế mạnh trong thi đấu hiện nay của tôi đều chính là từ các bài học cách đây 20 năm do bố tôi truyền lại…

Chương V. CÔ GÁI CHÂN DÀI
''Anh đang ở Manchester nhưng anh sẽ lái xe đến liền, chúng ta cùng đi chơi nhé".

Vợ tôi chọn tôi từ một quyển sách hình bóng đá. Còn tôi lại chấm cô ấy từ trên ti vi.
Nghĩ cũng lạ, tôi lớn lên ở Chingford và Victoria sống ở Goff's Oak - cách có 5 phút lái xe - ấy vậy mà dường như chúng tôi đã phải đi vòng cả một chặng đường dài mới gặp nhau. Chúng tôi đã từ lâu đi mua sắm ở cùng những cửa tiệm, đi ăn ở cùng những nhà hàng, và đi khiêu vũ tại cùng những câu lạc bộ giống, nhưng chẳng bao giờ mặt đối mặt nhau trong suốt 20 năm có lẻ ở vùng đông bắc Luân Đôn. Để rồi cuối cùng khi gặp nhau, chúng tôi đã có chung tất cả mọi thứ để mà theo đuổi. Cứ như chúng tôi được dành cho nhau từ lâu lắm rồi. Có lẽ tất cả mọi thứ xảy ra trước đó là để chuẩn bị sẵn sàng cho sự thật này xảy ra.
Đó là vào tháng 11-1996, tôi đang ở trong phòng khách sạn ở Tbilisi, buổi tối trước trận vòng loại World Cup gặp đội Georgia. Gary Neville, bạn cùng phòng đang nằm thẳng cẳng trên chiếc giường bên. Ngoài những trận đấu thì những chuyến ra nước ngoài, cho dù với CLB hay với đội tuyển Anh, chẳng khi nào là điều tôi ham thích trong cuộc đời cầu thủ chuyên nghiệp. Bạn thấy gì và làm gì trong những chuyến đi ấy? Ăn, ngủ, tập dượt và nhốt mình trong những căn phòng y hệt nhau. Khách sạn ở Georgia hôm ấy, nơi duy nhất được coi là đạt đạt tiêu chuẩn quốc tế sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, là một khôí hình vuông, các bên đều có ban công nhìn ra quang cảnh rộng lớn xung quanh, toàn những quán rượu, nhà hàng và nhà ở. Tất cả mọi cửa phòng đều đâu mặt vào nhau, chỗ nào cũng thấy thép với kính. Nơi này thậm chí còn giống nhà tù hơn bất cứ đâu. Nhìn ra cửa sổ, tôi thấy một còn đường đang xây dở dang, cập theo một con sông nước chảy cuồn cuộn. Cảnh vật ấy chẳng thể tạo nên chút hứng thú nào cho ta lang thang đi dạo vào buổi tối.
Vậy nên tôi và Gary ở lì trong phòng tán gẫu. Chiếc ti vi trong góc phòng đang mở kênh ca nhạc. Và rồi video clip mới của nhóm Spice Girls ''Say you'll be there''. Họ khiêu vũ trên sa mạc mênh mông; và Posh trong bộ đồ miêu nữ màu đen hiện ra trong mắt tôi như một cô gái kiêu sa nhất tôi từng thấy. Tôi đã xem Spice Girls rồi - ai mà chưa xem họ cơ chứ - và các chàng trai hễ tụ tập chuyện phiếm là lại bàn tán xem cậu nào thích cô nào. Tôi luôn trả lời:
- Cô đài các ấy. Cô để tóc xõa ngang vai. Cô có đôi chân hết xảy đó.
Nhưng nào buổi tối trong căn phòng khách sạn kín mít đó, lần đầu tiên cảm giác ấy ập đến với tôi. Posh Spice thật chối sáng, và tôi thấy mình cần phải tìm đường đến sa mạc với cô. Ở đâu tôi có thể kiếm được bộ trang phục như trong phim ''Lawrence xứ Ả Rập" bây giờ? Ai sẽ cho tôi mượn một chú lạc đà đây?
- Cô ấy đẹp quá đi. Tớ yêu mọi thứ về cô gái này rồi, Gazz. Cậu biết không, chắc chắn tớ phải gặp cô ấy.
Bảo đảm Gary nghĩ tôi điên. Chúng tôi đã từng cùng nhau nếm trải nhiều chuyện, nhưng chắc chắn không phải là chuyện phải lòng cô ca sĩ nhạc pop trên truyền hình. Nhưng sự việc đúng như thế đấy: ngay khoảnh khắc ấy, trái tim tôi đã dành cho Victoria. Tôi cần phải đến với cô ấy. Phải làm thế nào để đạt được điều đó? Tôi là một anh chàng đá bóng với một sự nghiệp tạm gọi là đang bắt đầu lên chân. Còn ngươì phụ nữ gợi cảm, xinh đẹp mà tôi đang thiết tha muốn gặp này là một chàng Spice Girl. Lúc đó Victoria và các cô "ngũ vị hương" đang nổi như cồn - họ đứng đầu mọi bảng xếp hạng nhạc pop, xuất hiện trên trang bìa mọi tạp chí và trên trang nhất mọi tờ báo khắp nơi trên thế giơí, cưỡi phản lực lưu diễn khắp hành tinh. Họ là một hiện tượng phi thường nhất hành tinh. Spice Girls là siêu sao của các siêu sao pop. Vậy mà tôi lại nhất quyết yêu một cô trong số họ.
Tôi sẽ làm gì? Viết thư cho cô ấy chăng? Chắc sẽ như thế này: "Pop Spice yêu quý. Em không biết anh, nhưng anh có linh cảm mạnh mẽ rằng chúng ta sẽ gặp nhau; anh nghĩ chúng ta sẽ gắn bó keo sơn. Anh không biết lịch trình của em nhưng em có thể gặp anh ở Old Trafford mỗi thứ bảy."
Bạn đã nghe những câu chuyện về những nhân vật tai to mặt lớn, những người biết cách sắp xếp những cuộc hẹn hò loại này như thế nào. Nhưng tôi không làm được. Tôi không thể nhờ "người của tôi" nói chuyện với "ngươì của cô ấy". Tôi chắc chắn mình không phải là anh chàng duy nhất trên thế giới mê mẩn cô nàng "tóc xõa ngang vai". Nghe có vẻ điên rồ, nhưng tôi chắc chắn mình sẽ gặp Posh Spice, dù chẳng biết khi nào và ở đâu. Tôi bảo em gái Joanne lục tìm cho tôi một tờ tạp chí Smash Hits để ít ra tôi có thể biết thêm thông tin về victoria, khởi đầu là họ của cô ấy.
Chừng một tháng sau, chúng tôi xuôi về Luân Đôn gặp Chelsea. Trước trận đấu, trong phòng thay đồ ai đó bảo rằng có hai cô Spice Girls đang ở sân Stamford Bridge.
Hai cô nào vậy? Phải Posh không? Họ đang ngồi ở đâu? Tôi ráng kìm vẻ kích động, náo nức. Có lẽ đây là cơ hội tôi hằng mong mỏi bấy lâu. Sau trận đấu, tôi được biết đúng là Victoria, cùng với Melanie Chisholm, đã đến xem trận đấu. Trên đường tới phòng đợi của cầu thủ để gặp cha mẹ, tôi khấn thầm cô ấy sẽ ở đó….
Beckham và Victoria đã gặp nhau như thế nào?

Tháng 11/1996, tại Tbilisi. Đấy là thời điểm ít người biết đến của mối tình Beckham – Victoria, nay đã nổi tiếng thế giới. Và phải nói thêm rằng, đấy chỉ là khởi điểm của một mối tình đơn phương, lãng mạn đến nỗi bản thân Beckham chưa, mà cũng không dám nghĩ ngợi xa vời về đoạn kết của nó.

Với một cầu thủ trẻ (21 tuổi) như Beckham, đêm trước của một trận đấu trên sân đối phương bao giờ cũng tẻ nhạt, vô vị. Đội Anh khi ấy chuẩn bị gặp đội chủ nhà Georgia ở vòng loại World Cup. Cả ngày chỉ ăn, ngủ, tập. Tối đến thì phải nhốt mình trong phòng khách sạn - loại phòng 5 sao tuy sang trọng nhưng ngẫm kỹ thì nó cũng chẳng khác gì hàng trăm căn phòng khách sạn khác trong những chuyến thi đấu xa nhà. Nếu bảo là nhà tù thì cũng có khối ngôi sao đồng ý. Nói chuyện với bạn cùng phòng Gary Neville mãi cũng chán. Đọc báo ư? Xem phim ư? Hay điểm qua các kênh thời sự nói rặt thứ ngôn ngữ xa lạ? Beckham lướt đến một kênh ca nhạc và dừng lại. Người ta phát lại cuốn video "Say You'll Be There" của ban nhạc Spic Girls. Họ hát và nhảy trên một sa mạc. "Gary này, Posh hấp dẫn nhỉ. Cái cô tóc ngắn ấy. Đôi chân tuyệt vời... " Beckham nói với Neville mà giống như anh tự lẩm bẩm một mình. Tóm lại, nói mấy Beckham cũng chỉ đi đến kết luận cuối cùng: "Đẹp thật ". Neville cố góp vài lời cho đỡ buồn: "Đẹp thì sao, cậu sẽ tìm gặp cô ta? Sẽ tán tỉnh hay ngỏ ý cầu hôn?".

Nếu là lúc bình thường ở Old Trafford, Beckham hẳn không dám "điên" đến thế. Nhưng lúc này, anh còn biết làm gì để giết thời gian? Beckham bỗng nổi hứng viết thư cho người đẹp, trong sự cổ vũ của Neville =D> . "Posh Spice thân mến! Cô không biết tôi nhưng tôi tin rằng mình sẽ thân thiện ngay khi gặp nhau. Tôi không biết lịch trình của cô thế nào, nhưng nếu muốn, cô có thể gặp tôi vào mỗi thứ Bảy tại Old Trafford ". Đấy là bức thư đầu tiên Beckham gửi cho Victoria, cô ca sĩ "tóc ngắn, chân đẹp", biệt hiệu Posh Spice trong nhóm Spice Girls. Viết cho vui thôi, chứ không mong được hồi âm. Ở thời điểm ấy, Spice Girls nổi danhh như cồn, trên khắp thế giới .Ảnh của họ được đăng trên trang bìa mọi tờ báo. Hiếm khi họ có mặt tại quê nhà lâu hơn 1 tuần. Bản thân Beckham cũng biết rõ chuyện thư đi, thư lại của mẫu người nổi tiếng như Spice Girls thường được sắp xếp thế nào. Thư giãn thôi mà!

Khoảng một tháng sau, Beckham cùng Man Utd đến London thi đấu với Chelsea. Các cầu thủ kháo nhau trước trận: Có 2 thành viên Spice Girls đang hiện diện trên sân Stamford Bridge. "Hai cô ư? Có Posh không?". Hình ảnh đôi chân đẹp nhảy trên sa mạc lập tức tái hiện trong đầu Beckham. Tin tức sau đó nhanh chóng được khẳng định: đấy là Victoria và Melanie Chisholm. Sau trận, trong lúc Beckham nói chuyện với bố mẹ anh ở khu vực dành cho cầu thủ thì Simon Fuller xuất hiện. Ấy là Fuller tự giới thiệu như thế. "Xin chào David. Tôi là Simon Fuller. Tôi chịu trách nhiệm chăm sóc cho nhóm Spice Girls. Tôi muốn anh gặp Victoria một tí ".

Phòng cầu thủ mát rượi thế mà Beckham bỗng cảm nhận rõ những giọt mồ hôi to như hạt bắp trên trán. Chưa bao giờ anh căng thẳng như thế. Sau hồi trấn tĩnh, Beckham tiến đến Victoria và chỉ xoay sở để thốt ra một câu duy nhất: "Xin chào. Tôi là David". Ngược lại, Posh Spice bình thản đến lạ, tự tin một cách tuyệt đối. "Tôi là Victoria". Kể từ đó, Beckham... chẳng biết nói gì.

Để giúp ngôi sao Man Utd bớt "choáng", Full thỉnh thoảng nói vài câu về trận đấu vừa diễn ra, nhưng Beckham không nhớ được lời nào của Fuller. Bản thân anh vừa ghi 1 bàn bằng cú vô lê khá đẹp vào lưới Chelsea :ladiesman. Bấy nhiêu đó có gây ấn tượng cho Victoria? Vì bàn thắng ấy mà cô nàng muốn gặp anh? Hóa ra vỡ mộng.

Khi ấy, Victoria còn chưa biết Beckham đá cho Chelsea hay Man Utd, thậm chí anh có thi đấu hay không . Ai đó nhắc cô ca sĩ mù tịt về bóng đá, rằng Beckham là chàng cầu thủ điển trai mà cô đã chọn giữa một mớ sticker trước đó không lâu. Chẳng là trước đó có một show quảng cáo mà mỗi thành viên Spice Girls đều chọn màu áo một CLB ở Premier League để chụp hình như thể họ đang cổ vũ đội ấy. Victoria là người duy nhất chẳng biết mô tê gì về Premier League, không biết nên chọn đội nào. Người ta đưa ra một mớ sticker. Và Posh Spice hóa thân thành cổ động viên Man Utd vì thích bức ảnh của một cầu thủ đội này.

Dĩ nhiên, đấy là ảnh Beckham. Số phận run rủi cho hai người gặp nhau một cách trớ trêu. Beckham lớn lên tại Chingford, còn Victoria tại Goff's Oak, cách nhau chỉ khoảng 15 phút lái xe. Họ đã cùng ăn trong nhiều nhà hàng, cùng nhảy ở nhiều CLB, cùng mua sắm ở nhiều cửa hàng trong khu vực Bắc London ấy suốt gần 20 năm trời. Vậy mà phải đến khi sang tận Georgia, Beckham mới có ấn tượng đầu tiên về Victoria. Còn Posh Spice chỉ lần đầu để ý Beckham - qua một bức ảnh - khi chụp hình quảng cáo tại... Mỹ. Nay họ gặp nhau, riêng Beckham hiểu rõ là anh đã lãnh trọn... cú sét ái tình. Choáng đến nỗi, Beckham bỏ lỡ cơ hội ghi bàn mà anh tiếc nhất trong đời: quên béng việc xin số điện thoại của người đẹp.
Lần thứ hai Beckham gặp Victoria cũng diễn ra tại một sân bóng, kỳ này tất nhiên là Old Trafford. Victoria và Melanie dùng tiệc nhẹ rồi xem bóng đá theo lời mời của Chủ tịch Man Utd Martin Edwards. Họ lại chào hỏi và trao đổi với nhau những câu gắn gọn, chỉ khác lần trước là Beckham tự tin hơn hẳn. Anh mời Victoria dùng bữa tối, nhưng Posh Spice phải trở về London vì nhóm Spice Girls chuẩn bị bay sang Mỹ biểu diễn. Victoria xin số điện thoại, nhưng Beckham khôn ngoan: "Không, Victoria. Tôi sẽ ghi số của cô".

Nếu như Beckham lên chân vùn vụt trong khoảng thời gian này thì trên tình trường, anh cũng tiến những bước dài kể từ khi xin được số điện thoại của Victoria. Beckham cho biết, anh luôn cảm thấy dễ dàng hơn khi nói chuyện qua điện thoại. Rồi chuyện hẹn hò cũng đến. Hai lần đi chơi đầu tiên của cặp Beckham - Victoria kể ra thật buồn cười: lần đầu họ bị... đuổi khỏi nhà hàng, lần sau thì họ... không biết đi đâu. Nhưng đấy tất nhiên đều là kỷ niệm không thể nào quên. Beckham kể rõ chi tiết những cuộc hẹn này trong cuốn hồi ký "My Side"

"Anh thích đi đâu?" Victoria vừa hỏi vừa cười, Beckham chỉ ậm ừ hỏi lại: "Cô thích đi đâu?". Sau khi chạy lòng vòng, rút cuộc Beckham cũng tự quyết định: "Tôi biết một nhà hàng Trung Hoa gần đây".

Đấy là một nhà hàng nhỏ ở Chingford mà anh nhiều lần đến cùng bổ mẹ. Victoria phải đồng ý là nơi ấy thích hợp cho chuyện hẹn hò của họ. Chẳng có gì đặc biệt, ngoài chi tiết lạ duy nhất là nhà hàng ấy dường như.... không hề có khách. Khi nào Beckham đến đấy, anh cũng chỉ thấy sự vắng lặng bao trùm xung quanh. Và Beckham biết rõ những ngôi sao luôn tránh sự dòm ngó của báo chí như Spice Girls thích hợp với nơi này. Tất cả đều sạch sẽ, lịch sự, trừ mỗi một điều: nhà hàng ấy không hoan nghênh loại thực khách nghèo. Các cô phục vụ đều không biết đến Victoria, càng không hề biết Beckham là ai.

Beckham gọi món: "Làm ơn cho một Coke và một Diet Coke". Cô phục vụ ngạc nhiên nhìn họ rồi nhắc: "Xin lỗi, chúng tôi chỉ phục vụ đồ uống sau khi khách đã gọi món ăn". Beckham nói rằng họ chỉ thích uống và ngồi với nhau một cách yên lặng. Triệu phú như Beckham thì có thừa sự hào phóng để uống một ly nước mà vẫn trả tiền cả một bữa ăn lớn. Nhưng từ bé đến lớn, anh chưa hành xử như thế bao giờ. Đấy là vấn đề giáo dục theo truyền thống gia đình. Vả lại, Victoria không thích ăn, cô chỉ nhún vai, thế là nhân viên phục vụ lịch sự tiễn khách!

Cả hai sau đó đến nhà Melanie – cô bạn thân nhất của Victoria, cũng là thành viên Spice Girls. Beckham và Victoria ngồi ở hai đầu chiếc ghế dài, chàng chỉ nghe hai cô tán chuyện chứ không nói gì. Rồi về!

Ở lần đi chơi thứ hai, Beckham muốn đưa Victoria ra bờ biển hóng gió, nhưng anh lạc đường. Số là Beckham chưa bao giờ cầm lái khi cùng gia đình đi đến bãi biển Southend mà anh ưa thích. Sau khi lái xe khoảng 70 dặm mà chẳng biết đi đâu, họ dùng tạm món pizza ở một nơi nào đó rồi về.

Lần hẹn thứ 3, họ đi xem phim. Tom Cruise đóng vai chính. Trống ngực của Beckham đập như trống trận: "Mình đang cầm tay ai đây nhỉ? ". Thường thì mỗi khi hẹn gặp, Beckham và Victoria cùng đến bãi đậu xe City Lim-its ở Lon don. Chàng chui lẹ vào xe của nàng, hoặc ngược lại, như trong phim trinh thám. Beckham thường dùng xe BMW, giống kiểu xe của gia đình Victoria. Có lần, Victoria đi cùng mẹ và người em trai tên Christian đến điểm hẹn rồi chuyển sang xe bạn trai. Beckham thoáng nghe Christian nói với mẹ vợ tương lai: "Ít ra anh chàng này cũng có xe đẹp".

Rồi cũng đến lúc phải ra mắt gia đình người yêu. Beckham kể lại lần đầu gặp gỡ Jackie và Tony, tức mẹ và bố Victoria: lịch sự nhưng hơi lạnh lùng. Jackie: "Cậu là anh chàng cầu thủ mà tôi nghe kể phải không?". Điều rõ ràng là không ai trong gia đình Victoria quan tâm đến bóng đá, dù họ ở Goff's Oak, khu vực có khá nhiều ngôi sao bóng đá Anh cư ngụ. Tony hỏi: "Cậu đá cho đội nào? ". Beckham cảm nhận: họ không hề chuẩn bị tinh thần là con gái rượu nổi tiếng của mình lại "cặp" với một cầu thủ bóng đá, nhưng nếu là cầu thủ thì cũng... không sao. Nói chung, gia đình Victoria tiếp nhận Beckham ở mức độ bình thường.

Có 2 giây phút hồi hộp nhất trong đời Beckham. Một là khi anh đứng trước quả phạt đền ở trận gặp Argentina tại World Cup 2002. Hai là giây phút "nói chuyện trọng đại" với bố vợ tương lai. Trước đó, Beckham diễn thật tròn vai khi anh quỳ xuống chân giường, ngỏ lời cầu hôn với Victoria. Beckham diễn đạt vì tất cả đều là thật chứ không phải diễn. Nhưng nói chuyện với bố vợ thì lại khác. Ban đầu, Beckham nhờ mẹ Victoria nói hộ, nhưng bà thẳng thừng từ chối: "Không được, cậu phải tự mình làm lấy". Beckham hồi hộp đến nỗi đá vào cầu thang (may mà chưa đến mức chấn thương ngón chân) khi bước lên phòng bố Victoria. "Thưa bác, cháu muốn hỏi cưới Victoria được không?". Ông bố chỉ đáp gọn lỏn 3 từ: "Yeah. No problem!" (được thôi, không thành vấn đề!). Quá dễ mà lại quá khó!
(Copy & Paste mỏi tay quá...tẹo nữa post típ)
 
Sửa lần cuối:
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
JS7_external.jpg

Trong 3 mùa bóng tại Manchester, năm nào Jaap Stam cũng giành được chức VDQG, đặc biệt năm 1999 còn giành cả Champions League và cúp FA. Ở các mùa 1999 và 2000, anh được UEFA bình chọn là hậu vệ xuất sắc nhất châu Âu. HLV Alex Ferguson từng đưa Stam vào đội hình MU xuất sắc nhất mọi thời đại. Với Stam trấn giữ nơi trung tâm hàng thủ, mỗi lần đối phương tấn công, các cổ động viên MU không phải thót tim. Stam không chuồi bóng nhiều, anh chỉ cần dùng tốc độ để vượt lên tiền đạo địch thủ và đoạt lấy bóng, sau đó đích thân khởi động những đợt phản công.

Tuy nhiên, tài năng của Stam không phát tiết sớm. Mãi đến năm 19 tuổi, anh hãy còn chơi bóng nghiệp dư cho CLB địa phương DOS Kampen ở Hà Lan. Gần như vỡ mộng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, Stam đã bắt đầu đi học làm thợ điện, nhưng may mắn là cựu tuyển thủ Hà Lan, và là HLV CLB FC Zwolle, ông Theo De Jong, kịp thời phát hiện, và ký hợp đồng với anh vào mùa hè năm 1992. Chỉ 6 tháng sau, anh được giới thiệu sang Anh thử việc tại Sheffield Wednesday của HLV Trevor Francis.

“Lần sang Anh cũng là lần đầu tiên tôi được đi máy bay” Stam nhớ lại “Mặc dầu Sheffield nhận tôi, nhưng tôi cảm thấy chưa sẵn sàng chơi bóng ở đỉnh cao. Tuy thế, trong tôi vẫn tâm niệm: sẽ có ngày mình trở lại Anh Quốc”

Trở lại Hà Lan, Stam lần lượt thi đấu cho Zwolle, Cambuur Leeuwarden và Willem II, trước khi gia nhập PSV Eindhoven với giá chuyển nhượng 1 triệu bảng vào tháng 2 năm 1996. Chỉ 3 tháng sau, anh được gọi vào đội tuyển Hà Lan, và đến cuối mùa 1996-97, được bình chọn là Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Toàn Quốc, sau khi giành danh hiệu VDQG cùng PSV.

Danh tiếng của Stam, người trung vệ vững vàng như bàn thạch, nhanh chóng lan tới Old Trafford. Hè năm 1998, HLV Ferguson đem anh về MU với cái giá chuyển nhượng kỷ lục thế giới cho 1 hậu vệ khi đó là 10.75 triệu bảng. Trả lời báo chí về việc liệu ông có quá lãng phí hay không, ngài Alex đáp ngay “Tôi không tiếc tiền, vì chúng tôi giờ đây đã có trong tay hậu vệ xuất sắc nhất”

Hồi tưởng lại thời điểm ấy, Stam cho biết “Khi đó, cả Juventus, Inter, Chelsea, và Liverpool đều muốn có tôi, nhưng tôi thì chỉ muốn đến United. Giá chuyển nhượng như thế là quá nhiều cho 1 cầu thủ, và khó mà từ chối được. Viên đại diện của tôi cho biết cái giá ấy đủ để mua cả 1 trung tâm shopping”

Có lẽ vì có giá quá cao, nên Stam đã không thi đấu tốt trong khoảng thời gian đầu tại Old Trafford. Chỉ trong tháng đầu tiên Stam khoác áo MU, đội đã 2 lần thảm bại trước Arsenal với cùng tỷ số 0-3. “Lúc đầu tôi chịu nhiều áp lực quá” anh nói “Nhưng HLV vẫn ủng hộ tôi, và rồi tôi không còn lo lắng nữa. Tôi biết mình sẽ hoà nhập được vào đội bóng và thể hiện được năng lực. Mọi chuyện dần dần đi đúng hướng, và tôi đã có 1 năm đầu tiên đẹp đến không thể nào đẹp hơn. Chúng tôi giành 3 danh hiệu, và tôi thì chứng tỏ được mình là ai. Có quá nhiều kỷ niệm trong mùa ấy, mà kỷ niệm đẹp nhất đương nhiên là trận chung kết Champions League tại Barcelona.”

“Xem lại ảnh, tôi thấy mình đứng ngay sau Ole Gunnar Solskjaer khi anh ghi bàn thắng quyết định, nhưng thật tình tôi chẳng còn nhớ gì mấy về pha bóng này. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh, và ngay sau đó, chúng tôi ôm chầm và nằm đè lên anh ấy. Buổi ăn mừng sau trận đấu thì tôi nhớ rõ lắm, chúng tôi nhảy múa ca hát vang lừng trong phòng thay quần áo, và sau đó đi ăn nhậu cho đến sáng hôm sau”

Đáng tiếc thay, chỉ 2 năm sau, Stam đã phải rời Old Trafford, dù trước đó vài tháng anh mới vừa gia hạn hợp đồng. Tháng 8 năm 2001, MU chấp nhận cái giá 16 triệu bảng Lazio đưa ra cho anh. Tại Lazio, chưa đâu vào đâu, Stam đã gặp ngay “hạn”, khi bị xét nghiệm dương tính với chất kích thích Nandrolone sau trận đấu gặp Atalanta vào tháng 10 năm 2001. Mặc dầu cực lực chống đối, anh vẫn bị Liên Đoàn Bóng Đá Ý phạt 31 000 bảng, và cấm thi đấu 5 tháng (sau giảm còn 4).

“Đó là thời điểm rất khó khăn trong đời tôi” Stam tiếp tục với dòng ký ức “Tôi không tin nổi chuyện gì đang xảy ra nữa, làm sao người ta có thể gán cho tôi cái tội sử dụng thuốc kích thích cơ chứ. Khi rời United, tôi nghĩ mình sẽ lại tiếp tục gặt hái những thành công và danh hiệu, nhưng rồi lại chẳng có gì. Sau những thành công tại MU, thật khó mà chịu đượctình cảnh ở Lazio”

Đúng là thật khó mà chịu được, vì sau khi thụ xong án treo giò và trở lại sân cỏ, Stam lại phải chứng kiến “đế chế” Lazio từng bước sụp đổ. Với những khó khăn tài chính triền miên, CLB thậm chí không trả nổi lương cầu thủ. Trong tình cảnh ấy, hàng loạt những đội bóng lớn xếp hàng đón mua Stam, trong đó có nhiều đội bóng từ Anh. Tuy nhiên, Stam đã xác định rõ, anh sẽ không trở lại xứ sở sương mù “Có 1 số CLB Anh quan tâm đến tôi, nhưng tôi không màng tới. 1 khi đã từng chơi cho đội bóng mạnh nhất, lớn nhất ở Anh, thì nghĩa lý gì khi quay lại chơi cho 1 đội khác nhỏ hơn? Thôi thì tốt nhất là cứ ở lại Italy xem mọi chuyện có khá hơn không” ... Hiện Stam là thành viên của AC Milan...

“Tôi hiện vẫn là fan của United, cũng như của tất cả các CLB tôi từng thi đấu” Stam kết luận “Với những gì tôi đã đạt được tại Old Trafford, làm sao có thể ra đi mà không chút bồi hồi? Nhưng đời vẫn cứ trôi, và giờ đây tôi hạnh phúc tại Milan. United không phải là tất cả với tôi, không thống trị đời tôi. Thời gian ở đó thật tuyệt vời, nhưng từ khi ra đi, tôi chơi cũng đâu đến nỗi quá tệ, phải không nhỉ?”
__________________
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
george-best.jpg

Tôi không biết ông. Tôi sống ở một thế hệ khác với ông. Nhưng những ấn tượng về ông qua những cuốn phim màu còn lại từ 40 năm trước là quá mạnh mẽ, vì ông là một trong số những huyền thoại lớn nhất thế giới bóng đá. George Best, một tên tuổi lớn của bóng đá thế giới đang trong cơn thập tử nhất sinh. Ông, cũng như bao huyền thoại khác, đã không bao giờ có thể ghi những bàn thắng trong cuộc đời.

Graham Williams là một hậu vệ tài ba, với một khuôn mặt như của một cảnh sát. Ông chơi bóng cho West Bromwich Albion ở giải hạng nhất nước Anh trong những năm 1960. Đối thủ của West Bromwich hồi ấy chính là Manchester United (M.U). Họ vừa trình làng một tiền đạo lạ hoắc người Bắc Ireland có cái tên George Best. Lúc ấy, Best mới 17 tuổi. Ông đến nước Anh từ Belfast, cùng với một người bạn có tên Eric McMordie, một người bạn thân của Best, chơi hậu vệ. Nhưng trong khi McMordie không thể có một lần tỏa sáng và thất bại nhanh chóng, thì Best được M.U chọn. Chính ông bầu Matt Busby đã chọn ông.

Ngày mà Best đối đầu với Williams cũng đã đến. Best dễ dàng vượt qua Williams, ghi một bàn thắng tuyệt đẹp vào góc cao khung thành. Williams đã không thể đuổi kịp chàng tiền đạo có mái tóc bờm xờm và luôn nhìn xuống đất trong mỗi bước chaỵ, chấp nhận làm kẻ thất bại nhưng lại được chứng kiến một huyền thoại ra đời. Nhiều năm sau, họ gặp lại nhau trong một bữa tiệc. Williams nói với Best: "Cậu có nhớ là ngày ấy tôi thèm được nhìn mặt cậu thế nào không? Cậu chạy cứ cắm mặt xuống đất, và tôi bám theo sau, chỉ nhìn thấy cái...mông của cậu".
Cả cuộc đời mình, Best không bao giờ ngẩng mặt nhìn lên. Ông luôn là chính mình, ông không biết giả dối. Dễ tổn thương, nổi loạn, đẹp trai và bất cần đời, ở tuổi 25 Best đã trở thành một thánh sống trên sân cỏ, trong cả những quán rượu và vòng tay của một serie những người đẹp chân dài. Sâu này, nhớ lại, ông nói: "Tôi đã chi vô khối tiền bạc vào đàn bà, rượu và ôtô đắt tiền. Tôi đã ném ra cửa số biết bao nhiêu tiền. Bây giờ, tôi chẳng còn gì ngoài một cái thân rỗng tuếch. Cuộc sống ở ngoài đời giống như một cú sốc. Best và nhiều người khác như ông cảm thấy lạc lõng, yếu đuối và cô đơn trước cuộc đời, khi thấy nó không như trên sân cỏ, nơi họ được tôn vinh. Trượt dài từ cuộc đời đến trượt dài trong sự nghiệp, Best tụt từ M.U, nơi ông đoạt Quả bóng vàng châu Âu 1968, đến những đội vô danh như Stockport County, Cork Celtics, Dunstable Town, Los Angeles Aztecs, Fulham, Fort Lauderdale Strikers, Hibernian, San Jose Earthquakes, Bournemouth, Brisbane Lions và cuối cùng, Ford Open Prison.

Cái tên cuối cùng trong danh sách đó không phải là một đội bóng, mà là một nhà tù, nơi Best bị bắt giam vì say xỉn và sau đó đánh nhau với cảnh sát. Mấy ngày trước khi bị xuất huyết nội phải đưa cấp cứu ở bệnh viện, Best đã nói rất chân thành: "Tôi đã hoài công tìm kiếm những giấc mơ, và vì thế tôi đã sống gấp như tôi đi bóng. Nhưng tôi không có đủ nghị lực". Và vì thế, Best cứ chết dần dần trong những năm vừa qua, chết từ lá gan (phẫu thuật năm 2002), chết đến gia đình (vợ Alex từ bỏ vì ông quá vũ phu), chết cả cuộc đời vì bây giờ, ông không có việc gì khác ngoài nằm viện. Đó là chương cuối cuộc đời của một huyền thoại đầu tiên được sinh ra nhờ tài năng và marketing (và bây giờ Beckham chưa phải là huyền thoại marketing cuối cùng), một biểu tượng của cuộc giải phóng tình dục những năm 1960.

Những huyền thoại thể thao như Best là gì? Là đỉnh cao vinh quang và là đáy sâu của những nỗi thất vọng. Tất cả cuộc đời họ là chiến thắng trên đấu trường thể thao và là những bi kịch ở đời thực. Họ không bao giờ chói ngời trong cuộc sống như họ đã từng như thế trên những lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Garrincha chết trong cảnh nghèo hèn và quên lãng, Muhammed Ali bị liệt rung, nói một câu không ra hồn và ở tuổi 63 đã sống như một cỗ máy long hết ốc vít; Lou Gehrig (bóng chầy) chết một cách đau khổ vì một căn bệnh ăn dần ăn mòn cơ bắp mà các nhà khoa học cho là do tác hại của doping (bây giờ căn bệnh đó mang tên ông); Maradona đã ngập ngụa trong ma túy, gái, mafia, đã suýt chết mấy lần và mãi đến bây giờ mới tỉnh ra.

Gascoigne cũng đi theo con đường của Best. Beckham không vũ phu, không nghiện rượu như Best, chỉ trai gái ít hơn Best, là bởi vì anh và bộ máy truyền thông đã tạo cho anh một ánh hào quang giả tạo để tiếp tục móc túi của người tiêu thụ sản phẩm. Còn Pele, người được cho là khôn ngoan nhất trong số những huyền thoại? Ông vẫn kiếm tiền, vẫn sản sinh ra những đứa trẻ ngoài giá thú, vẫn lừng lẫy trong đời thực. Nhưng, như người ta nói, ông vẫn không thể nào chói sáng trong cuộc đời, vì toàn bộ trí thông minh của ông đã để cả dưới đôi chân!

Sau mỗi vinh quang, là những lần tụt dốc. Đời đâu phải là mơ. Best biết vậy, nhưng bi kịch là ông không thể sống khác với chính mình. Có cả một cuốn phim về ông, mà trong đó diễn viên John Lynch đóng vai Best. Trong một cảnh đáng nhớ của bộ phim, trước quan tài của Busby, Best đã đứng lặng. Và một giọng nói cất lên: "Có một thời để sinh ra và chết đi, có một thời để yêu thương và đau khổ, có một thời để hát và nhảy múa, có một thời để hôn và để được hôn, có một thời để tìm kiếm và tìm thấy, có một thời gian để có tất cả và sau đó mất tất cả. Thời gian để sống và để chết". Đó là thời gian của George Best, bắt đầu từ Belfast, ngày 22/5/1946. Phần còn lại trên bia mộ do Chúa quyết định.
Những bông hoa trong đời George Best:


Chuyên gia tình ái George Best từng một lần bị đưa tin đã ngủ với 7 hoa hậu thế giới. Thế nhưng, trong cuốn tự truyện The Good, The Bad And The Bubbly, ông tiết lộ: "Chỉ có 4 người đẹp thôi, còn 3 người khác thì không."

Best yêu bóng đá nhưng đó cũng là trò chơi đưa ông tới những câu chuyện tình ái kéo dài trong suốt cả sự nghiệp. Best từng nói: "Tôi tiêu rất nhiều tiền vào các bữa nhậu, gái và những chiếc xe đua."

Với vẻ ngoài của một ngôi sao nhạc pop, Best có thể lối cuốn được bất cứ người đẹp nào mà ông muốn và ông đã làm vậy. Thậm chí, Best từng tuyên bố ông đã lên giường với hàng ngàn cô gái trong những năm đỉnh cao của mình.

Thói quen chinh phục phụ nữ của Best bắt đầu từ năm 16 tuổi khi ông yêu một cô gái đang làm việc tại một hiệu bánh mì địa phương trong lúc tập sự tại Manchester United. Chẳng bao lâu sau, người ta hiếm khi thấy Best rời hộp đêm mà không có một người đẹp tóc vàng nào trong tay. Đã có lần, Best tuyên bố rằng, ông từng ngủ với 7 phụ nữ trong suốt một cuộc vui kéo dài 24 giờ tại Manchester.

Tuy vậy, người đẹp đầu tiên thực sự lọt vào mắt của Best là Hoa hậu Anh quốc, Carolyn Moore vào năm 1969, mở đầu cho danh sách những người phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới bị tiền đạo của Man United chinh phục.

Sau Moore, đến lượt cuộc tình của Best với người đẹp Đan Mạch, Eva Haraldsted. Điều buồn cười là Eva đã kiện Best vi phạm lời hứa do ông đã huỷ bỏ hôn ước giữa họ. Rồi Best lại hẹn hò với nữ diễn viên Susan George trong 3 tuần nhưng người đẹp màn ảnh này mệt mỏi với thói trăng hoa của cầu thủ đội tuyển Bắc Ailen và hai người cũng đã chia tay nhau.

Cũng trong khoảng thời gian này, có tin đồn Best là cha của một đứa bé, tuy nhiên, phải mất 5 năm trước khi ông khẳng định chính thức sự thật đó.

Cô gái tiếp theo của Best, Joan Dekyuper, là một thành viên quen thuộc trong những bữa tiệc xa hoa khi sự nghiệp của ông bắt đầu xuống dốc. Mặc dù vậy, một loạt các người đẹp khác vẫn đi qua cuộc đời của Best, trong đó có những nữ diễn viên như Annette Andre và Sinead Cusack, cộng thêm ca sĩ Lynsey de Paul. Thậm chí, Best còn thử hẹn hò với người đẹp Brigitte Bardot của Pháp.

Khi rời Man United, "gái và rượu" đã trở thành thú vui của Best cho tới lúc ông chết. Vào thời điểm ông chia tay với bóng đá đỉnh cao năm 1972, có thông tin cho biết Best uống hàng chục chai bia và rượu mỗi ngày.

Về sau, Best cũng trở lại vài lần để chơi cho Stockport, Fulham, Hibernian, Los Angeles Aztecs, Fort Lauderdale Strikers, San Jose Earthquakes và Bournemouth nhưng đều không đạt được phong độ đỉnh cao. Năm 1983, Best giải nghệ vĩnh viễn.

Tuy vậy, những cuộc vui của ông thì không bao giờ chấm dứt.

Lúc rời Man United, Best vung tiền mua một chiếc Rolls-Royce Silver Shadow và đó là dấu hiệu cho sự sa sút sau này. Năm 1973, ông lại quyến rũ được một người đẹp thế giới khác là hoa hậu Mỹ, Marjorie Wallace. Mặc dù vậy, mối quan hệ này sớm chấm dứt vì vụ kiện một chiếc áo lông. Best vô tội và nhanh chóng tìm một người tình mới, người mẫu tóc vàng Angie Lynn.

Sau 3 năm gắn bó, mối quan hệ của hai người đổ vỡ vì những cãi lộn và cô bỏ Best để lấy nam diễn viên trong phim Koo Stark, Tim Jeffries.

Cũng năm 1973, Best có dính dáng vào một vụ ẩu đả tại quán rượu New Grapes ở Manchester và năm 1975, ông bị phạt vì tội lái xe trong tình trạng say rượu. Tính ra, Best đã 3 lần vượt đèn đỏ với tốc độ cao và bị treo bằng trong một năm.

Đến năm 1976, ông tìm được một người tình như ý khi gặp người đẹp của tạp chí Playboy, Angie MacDonald James. Họ tổ chức lễ cưới sau 2 năm tại Las Vegas. Tuy nhiên, điều tồi tệ là Best đã không mời cha mẹ ông tới tham dự, một quyết định mà rồi ông phải hối tiếc trong suốt cuộc đời còn lại của mình.

Cần nói thêm, mẹ ông, bà Ann, cũng đã trải qua những năm tháng không vui vẻ gì. Ở tuổi 40, bà nghiện rượu, sống xa cách mọi người và mất vào ngày 12-10-1978. Về sau, Best thừa nhận ông cảm thấy "tội lỗi kinh khủng" về cái chết của bà. Khi đó, bất chấp những lời van nài từ các bà dì và chị gái, ông vẫn từ chối tới thăm mẹ mình cũng như hiếm khi liên lạc với bà.

Một thời gian sau cái chết của Ann, George điều trị chứng nghiện rượu tại một bệnh viện ở California. Tuy nhiên, ông sớm ra khỏi đó để quay trở lại thi đấu ở một CLB mới, Fort Lauderdale Strikers, Florida, nơi Best không thường xuyên luyện tập.

Trở lại Anh, Best thi đấu chưa đầy 1 năm cho Hibernian, đội bóng đã sa thải ông sau khi tiết lộ rằng, Best đã đi uống rượu với các CĐV môn bóng rugby cho đến tận sáng cái ngày mà CLB thi đấu ở Scottish Cup.

Best thừa nhận: "Rượu là vấn đề lớn. Chính nó đã kết thúc sự nghiệp của tôi tại Hibs."

Còn Angie, bà cũng đe doạ rời bỏ Best nếu như ông không cai rượu. Trong thời gian đó, Best nhận tin xấu với khoản 17.000 tiền nợ thuế của Inland Revenue. Rốt cuộc, cuộc hôn nhân kéo dài trong 6 năm với Angie - họ có một con trai, Calum, sinh năm 1981 - đã đổ vỡ khi bà phát hiện Best có quan hệ với hoa hậu thế giới, Mary Stavin.

Nhiều năm sau, tại một buổi lễ từ thiện, Best đùa rằng, ông từng được hỏi là liệu ông thích ghi bàn quyết định trong trận chung kết Cup C1 hay ngủ với hoa hậu thế giới, Best trả lời, ông không cần phải lựa chọn gì hết. Còn

Angie thì lên cơn thịnh nộ trên tạp chí Woman: "George chẳng còn đầu óc gì. Ông ấy cần một chuyên gia tâm lý. Ông ấy là một kẻ ốm yếu với vấn đề nghiêm trọng về tinh thần."

Đến tháng 10-1983, Best phải trải qua một ca phẫu thuật nhằm giúp ông cai rượu và nếu còn uống tiếp, dạ dày của ông sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Thế nhưng, chỉ trong vòng 1 năm, Best lại quay lại với rượu sau khi chia tay Stavin và cuộc đời của ông xuống thêm một mức thấp nữa với án tù 3 tháng vì tội lái xe trong tình trạng say rượu. Chính vì cách cư xử của Best, Angie rời Anh cùng con trai Calum, đã nói rằng, bà không muốn con họ thấy cha mình uống rượu đến chết.

Cuối cùng, Best cũng tìm lại được sự cân bằng với mối quan hệ cùng nữ tiếp viên Alex Pursey, đồng thời kết thúc cuộc tình 8 năm với Mary Shatila. Họ cưới nhau năm 1995 và Best tuyên bố rằng, Alex là người phụ nữ duy nhất mà ông tin tưởng.

Tuy vậy, cũng như những người đàn bà trước đó, Alex gặp rất nhiều khó khăn khi buộc Best tránh xa khỏi những chai rượu. Thậm chí, các bác sĩ đã phải cảnh cáo ông: "Bỏ rượu hay là chết!"

Tất cả vẫn là vô nghĩa đối với Best.

Đến tháng 7-2003, Best xuất hiện trong tình trạng say xỉn ở một quán rượu gần khu nhà sang trọng mà ông sống cùng Alex tại Reigate, Surrey. Và tháng 9 năm đó, chính Alex tuyên bố cô ly thân với Best trước khi hai người ly dị vào tháng 4-2004.
Bóng ma của Best?

Mặc dù đã đi về cõi vĩnh hằng hơn một năm nay nhưng có vẻ như huyền thoại bóng đá của nước Anh, George Best vẫn còn luyến tiếc cuộc sống nơi trần thế. Chẳng biết thực hư ra sao hay tất cả chỉ là do trí tưởng tượng phong phú của con người nhưng vừa qua, 3 trong số những người đàn bà từng gắn bó với Best đều đồng loạt đưa ra khẳng định, bị hồn ma của cựu cầu thủ Manchester United trêu chọc.



Đó là người vợ Alex Pursey, người tình một thời Gina Devivo và tình nhân cuối cùng của Best, Ros Hollidge. Bên cạnh đó, người đại diện đồng thời là bạn thân của Best, Phil Hughes cũng quả quyết về sự trở về của huyền thoại này với tiết lộ ông đã kinh hãi đến mức bủn rủn cả chân tay do chiếc tủ đựng rượu của ông tự nhiên di chuyển được bởi một bàn tay vô hình trong khi các chai rượu không hề bị đổ mà vẫn đứng thẳng hàng.

Gina Devivo, 35 tuổi, cho biết có quá nhiều sự việc kỳ lạ diễn ra trong nhà của cô ở Ewell, Surrey khiến cô rất băn khoăn và đã phải viện đến sự giúp đỡ của một thầy bói. Theo lời kể của Gina, tự nhiên những chiếc kính của cô cứ bay xung quanh nhà như có ma làm và bị vỡ, màn hình ti vi tự nhiên phụt tắt, George Best đột ngột xuất hiện bên giường và mỉm cười với cô và có một cầu thủ vô hình nào đó cứ tâng bóng trong sân nhà cô đến 20 lần mà bóng không hề chạm đất. "Tôi tưởng như mình bị tâm thần khi bỗng nhiên phải chứng kiến quá nhiều điều lạ xảy ra xung quanh: Đèn trong nhà tự nhiên phụt tắt và cánh cửa tự động mở ra mở vào, nắm đấm cửa tự động xoay tít mà chẳng hề có ai xuất hiện nơi ngưỡng cửa, chuông cửa tự nhiên reo vang vào lúc 11 giờ 15 đêm (khoảng thời gian mà trước đây George thường trở về nhà sau những cơn say tuý luý) mà cũng chẳng có ai gọi cửa và quả bóng mà anh ấy từng mua tặng cho con gái tôi tự nhiên cứ nảy lên nảy xuống tới hơn 20 lần trong vườn, mặc dù không hề có ai ở đó", Gina, mẹ của hai đứa con kể, "Sau đó, tôi còn nghe thấy tiếng của George. Vào một đêm, tôi sợ đến tê cứng cả người khi tỉnh dậy và thấy có người đàn ông nằm cạnh mình trên giường. Tuy nhiên, đó không phải là George mà tôi từng biết. Người đàn ông chỉ khoảng hơn 30 tuổi, có bộ râu dài và mái tóc rậm màu đen. Một lúc sau tôi mới cử động được và hét ầm lên gọi hàng xóm". Gina cho biết, trước đây Best thường nói rằng ông sẽ trở lại thăm cô vào một ngày nào đó và cô cho rằng ông đã giữ đúng lời hứa.

Trong khi đó, người tình Ros cho biết đèn và màn hình ti vi trong nhà cô cũng bỗng nhiên phụt tắt và sáng lại nhiều lần, có tiếng gõ cửa và cánh cửa bỗng nhiên mở ra nhưng không hề có bất cứ người nào. Sau đó, nhà cô tràn ngập âm thanh bài hát mà trước đây Best từng tặng cô, "She" của Elvis Costello, mặc dù đầu đĩa đã được tắt từ trước. Còn Alex, 34 tuổi, người vợ cuối của Best lại khẳng định vòi hoa sen nhà cô tự nhiên chảy như có người mở vào giữa đêm thanh vắng và hộ chiếu của cô bỗng nhiên mất tích
 
Sửa lần cuối:
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Gary_Neville_210209.jpg

Sau khi chơi cho hai câu lạc bộ hai trường trung học của thành phố Manchester là Bury và Greater Manchester, Gary Niville chính thức gia nhập Man Utd năm 1991 và ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp với câu lạc bộ năm 1993.

Đây là những gì anh nói trong những ngày đầu đến với MU: “Thời gian đầu, tôi thường học hỏi những kỹ năng chơi bóng của Ryan Giggs và Paul Scholes. Sau đó có thêm Robbie Savage, Keith Gillespie hay David Beckham gia nhập vào nhóm. Chúng tôi chơi các trận bóng đá trong màu áo U16 của trường Lilleshall và Ryan Giggs đã từng ghi bàn từ một cú sút kinh điển kiểu "xe đạp chổng ngược" ở cự ly gần 20. Xét về phương diện cá nhân, tôi thường gặp khó khăn trong mỗi lần đối đầu với cầu thủ chạy cánh người Xứ Wales này”.

Ngay sau đó, Neville khẳng định được mình và được nhiều nhà chuyên môn đánh giá rất cao. Mùa bóng 1992 – 1993, Neville là một trong những cầu thủ thi đấu nổi bật trong màu áo của MU giành danh hiệu tại giải đấu trẻ. Lần đầu tiên Gary được khoác áo câu lạc bộ MU là tại giải Uefa Cup tháng 11 năm 1992, đối đầu với đội bóng Nga Torpedo Moscow.

Gary tiếp tục bộc bạch: “Nếu bạn không nằm trong nhóm cầu thủ thuộc hàng xuất sắc nhất thế giới, bạn sẽ phải chạy đua với thời gian để giữ gìn thể lực và sự vận động ở cường độ cao. Nếu không duy trì được điều đó, việc cầu thủ bị đào thải trong môi trường bóng đá khắc nghiệt hiện đại là điều đương nhiên. Khi rời ghế nhà trường năm 16 tuổi, tôi nhận thức được rõ quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời mình”.

Qua mùa bóng 1994-1995, Neville trở thành một trụ cột trong màu áo của MU, thế chỗ của Paul Parker bên cánh phải. Tuy nhiên, năm 1995 lại là một năm đáng buồn của Neville khi anh thi đấu không thành công trong trận chung kết FA Cup mà MU thua Everton 0-1.

Anh tâm sự: “Thật may mắn khi được là một trong những thành viên của đội bóng trẻ xuất sắc. Tôi đã chuyển vai trò từ 1 tiền vệ xuống thi đấu ở hàng phòng ngự nhưng MU khi đó đã có cặp bài trùng trung vệ Steve Bruce và Gary Pallister. Vị trí bên cánh phải là nơi duy nhất còn để ngỏ và lúc Paul Parker bị chấn thương, ngay lập tức, tôi đã tận dụng thời cơ này để chiếm lĩnh một suất đá chính ở đội 1”.

Tuy nhiên, mùa bóng năm 1996 lại là một năm thành công với Neville khi anh có được cả hai danh hiệu FA và Premiership với MU. Thành công liên tục đến với Neville, anh trở thành một cầu thủ không thể thay thế tại vị trí hậu vệ cánh phải của MU.

“Mọi người thường cho rằng sự nghiệp cầu thủ thường phải bôn ba thử thách ở nhiều CLB nhưng tôi đã và sẽ cống hiến trọn sự nghiệp tại Old Trafford. Ai đó bảo rằng sẽ có lúc tôi cảm thấy nhàm chán khi sự thách thức vươn lên đỉnh cao không còn nhưng tôi không tin vào điều đó. Và sự thực đã chứng minh, một Gary Neville vẫn tràn đầy tham vọng và khát khao của tuổi trẻ mỗi khi bước ra sân thi đấu” – Neviile nói.

“Trong thi đấu cũng có rất nhiều kỷ niệm đáng để nhắc lại. Tôi vẫn còn nhớ Steve Bruce chỉ bảo rất nhiều trong trận đấu tại Eland Road. Mark Hughes đã từng phàn nàn vì không chuyền bóng ra biên cho anh ta. Eric Cantona cũng có lần nhìn chằm chằm vào mắt tôi cùng với sự hằn học hiện rõ trên khuôn mặt. Tuy thế, giờ đây tôi đã là một cựu binh lão luyện và những lúc bất chợt nghĩ về quá khứ xảy ra cách đây 15 năm, sự ngạc nhiên xen lẫn kỷ niệm vui buồn lại hiện về”.

Năm 1996, Euro được tổ chức tại nước Anh. Neville là một trong những thành viên không may mắn của đội tuyển ba chú sư tử. Anh thi đấu các trận đấu ở vòng loại và tứ kết nhưng lại không được tham dự trận bán kết vì bị treo giò. Trận đấu đó tuyển Anh để thua Đức.

Mùa bóng 1997 – 1998 là mùa bóng thực sự thành công của MU lẫn Neville khi anh giành 4 chức vô địch cùng Quỷ đỏ. Có lẽ, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với Neville chính là cùng MU đăng quang tại Champion League sau khi hạ bệ Bayer Munich chỉ trong vòng 2 phút cuối trận chung kết. Năm 1998, Neville có mặt trong đội hình tuyển Anh tham dự World Cup tổ chức tại Pháp. Anh thi đấu ba trận trong màu áo của tuyển xứ đảo quốc sương mù và thực sự gây ấn tượng mạnh. Kể từ đó đến giờ, vị trí hậu vệ phải của tuyển Anh luôn thuộc về Gary Neville.

Thành công nối tiếp thành công, Neville thi đấu rất nổi bật trong màu áo của MU và cùng với câu lạc bộ giành nhiều vinh quang. Anh thi đấu rất ăn ý với Beckham bên hành lang cánh phải, xây dựng MU trở thành đội bóng bách chiến bách thắng khắp Châu Âu.

Gary Neville: Người con trung thành của Man Utd (phần 2)

Tuy nhiên, ngay khi thành công vang dội tại MU, Beckham đến với Real Madrid để lại một bầu trời kỷ niệm. Mất đi người bạn thân nhất của mình, Neville không lấy đó làm điều buồn nản. Anh luôn vươn lên và trở thành thủ lĩnh của Man Utd.

Mùa bóng 1999-2000, Neville cùng MU thi đấu tại giải đấu vô địch thế giới các câu lạc bộ tổ chức tại Brazil. Nhưng năm đó, MU thi đấu không thành công và đó vẫn là một kỷ niệm thật buồn với Gary.

“Sự nghiệp cầu thủ cũng có nhiều khoảnh khắc thăng trầm. Cá nhân tôi đã từng trải qua 2 lần cảm giác thất vọng tột cùng. Đầu tiên đó là lúc bị thay ra ở trận CK cúp FA. Lần thứ 2 là trong quãng thời gian tham dự cúp các CLB thế giới tại Brazil đầu năm 2000. Hai sai lầm tồi tệ trong trận đấu với Vasco de Gama đã "đánh gục" tôi. Nó còn ảnh hưởng đến cả VCK Euro 2000 và làm bản thân mất phương hướng trong thời điểm đó” – Gary tiếp tục.

Mùa bóng 2000 – 2001, Neville mất đi người hùng chơi cùng mình trong hàng phòng ngự của MU là Jaap Stam khi cầu thủ người Hà Lan này gặp chấn thương. Anh thế chỗ của Stam thi đấu ở vị trí hậu vệ thòng nhưng không thành công và sau đó phải chuyển sang vị trí cánh phải quen thuộc. Để lấp chỗ trống, ông Ferguson đem về chàng hậu vệ tài năng của tuyển Pháp Laurent Blanc. Mọi chuyện diễn ra dễ dàng với MU và Neville cho đến khi họ gặp phải Leverkusen tại bán kết Champion Leagues. Trận đấu đó Neville và MU thua mà không thể ngẩng cao đầu.

Sự việc tiếp tục diễn ra quá nhanh khi ngay sau đó Neville dính chấn thương và phải ngồi chơi xơi nước gần một mùa giải. Anh lỡ hẹn cùng tuyển Anh đến với World CUp 2002 tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bao ngày vất vả tập luyện, Gary chiến thắng được chấn thương và trở lại trong màu áo của MU chiến thắng 3-1 trước Man City tại Maine Road.

Anh nói: “Sau này, tôi đã chứng minh cho mọi người thấy mình có thể thi đấu liên tục với cường độ cao như Dennis Irwin, Lee Dixon hay Nigel Winterburn. Càng về sau tôi càng nghiệm ra một điều, mỗi cầu thủ đều sẽ tiến bộ qua từng trận đấu. Trước đây khi còn đá cặp với Becks, những pha chồng cánh luôn là điểm mạnh liên tục được phát huy. Mặc dù vậy, tuổi tác hiện nay đã không còn cho phép mình có thể bứt phá tốc độ như cách đây vài năm”.

Kể từ khi trở lại từ chấn thương. Gary và MU bước vào một giai đoạn thăng trầm. Không bao giờ mất hi vọng, anh cùng với MU gượng dậy trong mỗi khó khăn và đi đến thành công như ngày nay.

“Không phải là điều sáo rỗng nhưng tôi đã sống và dần trưởng thành chính từ những giấc mơ từ thuở ấu thơ. Con số 500 nghe có vẻ rất lớn lao nhưng điều kỳ diệu nhất là tôi đã được chia sẻ” – Neville nói. Hiện tại, Neville đã bước vào phòng truyền thống của MU với thành tích hơn 500 trận đấu khoác áo câu lạc bộ. Đó là một kỳ tích mà không phải bất cứ cầu thủ nào cũng làm được.

Gary nói tiếp: “Ở Old Trafford, CLB đã từng liên hệ với các hậu vệ phải như Cafu, Trabelsi hay mới đây nhất là Cicinho nhưng với tôi, người mới đến phải thực sự xuất sắc hơn người tiền nhiệm như vậy mới có thể thay thế xứng đáng vị trí để lại. Có rất nhiều thách thức trong sự nghiệp nhưng tôi đã bắt đầu phải đối mặt và thích nghi với nó từ năm 11 tuổi”.

Euro 2004, tuyển Anh của Neville có một giải đấu thành công nhưng họ phải dừng lại trước tuyển Bồ Đào Nha ở bán kết. Trong giải đấu này, Neville và Asley Cole trở thành hai hậu vệ cánh phải và trái hay nhất của tuyển Anh. Năm 2006 đánh dấu một năm nữa đầy thất bại của Gary cùng đội tuyển Anh khi những chú sư tử lại một lần nữa để thua Bồ Đào Nha ở tứ kết World Cup 2006. Đó là một nỗi đau, một nỗi đau hơn tất cả. Thành công đến với Neville nhiều nhưng anh cũng không ít lần phải rơi nước mắt trong cảnh phải chia tay. Đầu tiên là anh phải chia tay với Beckham, kế tiếp là người chung dòng máu mủ Phill Neville đến Everton và mới đây là Roy Keane huyền thoại.

Giã từ quá khứ, giờ đây Gary Neville là thủ lĩnh của Man Utd. Không ai xứng đáng hơn anh cho vị trí này. Neville đá bóng vì Man Utd, một tình yêu mãi mãi. Anh sẽ kết thúc sự nghiệp tại câu lạc bộ cho anh cả cuộc đời này.

Với phong độ ổn định của mình mùa bóng này, Gary dẫn dắt MU tới thành công và họ đang đứng trước một lịch sử: cú ăn ba vĩ đại. Man Utd đã qua mặt Chelsea sau 2 năm bị lu mờ tại Premiership, và ở Champions League, Man Utd sẽ khải hoàn ca, như người ta vẫn nói và hi vọng về họ.

Thành công của Man Utd đến từ một con người trung thành, tận tuỵ, quả không quá lời khi nói Gary Neville - tượng thánh sống tại Old Trafford!
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Khi Giggs khởi nghiệp cầu thủ, Rooney và Ronaldo mới đến tuổi đi học. Hồi Paul Scholes ra mắt ở Old Trafford, Anderson chỉ là một chú nhóc 5 tuổi. Còn ở thời điểm Van der Sar lần đầu đứng trong khung gỗ, Danny Wellbeck và anh em nhà Da Silva thậm chí chưa ra đời…

Ở độ tuổi ấy, khá nhiều cầu thủ đã treo giày và có những bước đi mới trong sự nghiệp của mình, nhưng Giggs, Scholes và van der Sar vẫn gắn bó với nghiệp quần đùi áo số, và thật tuyệt vời khi họ đang là những nhân tố quan trọng trong chuỗi thành tích hết sức ấn tượng của M.U thời gian qua Có lẽ chẳng cần phải kể nhiều về Ryan Giggs nữa. Tiền vệ người Xứ Wales là biểu tượng số một về lòng trung thành với 22 năm gắn bó cùng M.U. Trong suốt khoảng thời gian ấy, anh phá vỡ hàng loạt kỷ lục mà khó có bậc hậu bối nào có thể vượt qua. Giggs là cầu thủ M.U duy nhất có mặt trong 10 chức vô địch dưới thời Ferguson, cũng như ghi bàn ở tất cả các mùa giải, kể từ khi Premier League ra đời.

Tại Champions League cũng thế, anh là cầu thủ duy nhất ghi bàn ở 11 trận mùa giải liên tiếp. Với 788 nhịp đập cùng M.U, anh đã bước chân vào ngôi nhà của những huyền thoại, dù vẫn còn gắn bó với sân Old Trafford hơn 1 năm nữa. Mùa giải này, Giggs không được đá chính nhiều như trước do gánh nặng về tuổi tác, nhưng anh vẫn là một trong những người chơi xuất sắc nhất. Đặc biệt, cầu thủ chạy cánh một thời này đang thích nghi cực tốt trong vai trò của một… tiền vệ trung tâm. Không còn sức lực như hồi trai trẻ, song Giggs lại trở nên hữu dụng khi trở thành nguồn cung cấp bóng cho đồng đội bằng những đường chuyền chuẩn xác. Điều này thực ra cũng không quá ngạc nhiên, bởi với 289 đường chuyền thành bàn, Giggs đang giữ kỷ lục Premier League về khả năng kiến tạo.

Tất nhiên, anh vẫn không quên cách hạ gục những thủ môn. Bàn thắng duy nhất vào lưới West Ham hôm 9/2 là một ví dụ. Ở Old Trafford rạng sáng qua, Giggs đã tạm nhường sân khấu cho một lão tướng khác: Paul Scholes. Không ai nghĩ tiền vệ này đã 35 tuổi khi chứng kiến anh chơi trọn cả 90 phút với một sự nhiệt tình và hiệu quả đến đáng ngạc nhiên. Từ cái cách tả xung hữu đột, tham gia phòng ngự cho tới tổ chức tấn công. Scholes đã mở màn chiến thắng của M.U bằng một pha sút bóng sống từ ngoài vòng cấm địa, vốn là “đặc sản” của anh trong thời kỳ đỉnh cao, và đến thời điểm này vẫn luôn được anh luyện rất kỹ trên sân tập. Đó chính là bàn thắng đầu tiên của “số 18” ở Premier League mùa giải này. Scholes cũng là mắt xích hết sức quan trọng trong bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 của Berbatov (bao gồm tổng cộng 22 đường chuyền). Thật đáng khâm phục nếu biết rằng trong trận đấu vừa qua, anh là cầu thủ chuyền bóng nhiều nhất của M.U (93 lần), và độ chuẩn xác lên tới 95%.

Ở mùa giải này, đã có lúc cơn bão chấn thương khiến tuyến giữa của M.U bị tổn thương nghiêm trọng. Nhưng giờ đây, sự xuất sắc của Carrick và kinh nghiệm của Scholes đã khiến cỗ máy M.U ngày càng vận hành trơn tru và chắc chắn hơn. Đó là điều cực kỳ cần thiết bởi trong vòng 1 tháng tới, Quỷ đỏ sẽ phải trải qua những trận đấu quyết định đến tham vọng ăn tư ở mùa giải này. Đó là Wembley với trận chung kết Cúp Carling gặp Tottenham, và đó là San Siro, nơi họ sẽ tiếp đối thủ cực mạnh Inter ở lượt đi vòng 1/8 Champions League. Dĩ nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến lão tướng van der Sar trong thành công của M.U. Cứ mỗi trận đấu của M.U sắp diễn ra, người ta lại tự hỏi đến bao giờ thì thủ thành người Hà Lan phải vào lưới nhặt bóng, còn các nhà thống kê thì chăm chăm vào những kỷ lục sắp bị phá.

14 trận đấu liên tiếp ở Premier League, tức là gần 22 tiếng đồng hồ, hoặc cụ thể hơn là 1302 phút, chưa có ai hạ gục được chàng thủ môn cao đến 1m97 này. Thời gian giữ sạch lưới quá lâu ấy đủ để những nỗi buồn sau khi bị Samir Nasri sút tung lưới ngày 8/11 năm ngoái trôi vào dĩ vãng. Sự chắc chắn của van der Sar, hay đúng hơn là của cả hàng thủ M.U khiến mọi đối thủ khi chạm trán họ đều phải chịu một sức ép quá lớn. Van der Sar đã vượt qua cái bóng quá lớn của Schmeichel để lại, điều mà từ Mark Bosnich, Fabien Barthez cho tới Tim Howard đều bất lực. Đến bây giờ, có lẽ ngài Ferguson vẫn phải thầm cám ơn Fulham, đội bóng đã bán Van der Sar cho ông với giá vỏn vẹn 2 triệu bảng hồi hè năm 2005. Làm gì kiếm đâu một thủ môn giá vỏn vẹn 2 triệu bảng mà lại thi đấu xuất sắc đến như thế? Thử so sánh với cái giá 50 triệu bảng mà Man City từng dạm hỏi để có Buffon. Thật đáng đồng tiền bát gạo
 
Va Anh Toi

Va Anh Toi

Guest
Hôm nay trọng tài thiên vị MU quá đi thôi, nếu không sẽ hoà 2-2 với Blackburn Rovers. Cuộc đua sẽ nhiều thú vị hơn
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Hôm nay trọng tài thiên vị MU quá đi thôi, nếu không sẽ hoà 2-2 với Blackburn Rovers. Cuộc đua sẽ nhiều thú vị hơn

Hic.....Năm nay MU có thắng , có vô địch nhưng ko thể so sánh với chức vô địch năm 98-99 được.......Vô địch bằng lối đá tấn công quyến rũ mới là VÔ ĐỊCH.....chứ vô địch kiểu.....hehehe

Cứ đợi đó các pasc cứ xem Liverpool trận gặp ManC tối nay xem heheh

Torres khai hoả
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Welcom to MU fans club, xin cảm ơn các bạn đã góp ý để MU - Đương kim vô địch C1 và Premier Ship cải thiện về lối chơi, thay mặt MUFans tôi sẽ gửi ý kiến các bạn tới Sir.Alex Ferguson để dừng lại chờ...Chelsea và Liverphun để cuộc đua ngày càng hấp dẫn hơn. Cơ hội luôn dành cho mọi người.:beer:
 
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
Hôm nay trọng tài thiên vị MU quá đi thôi, nếu không sẽ hoà 2-2 với Blackburn Rovers. Cuộc đua sẽ nhiều thú vị hơn

Em chỉ biết là MU của em vẫn đứng đầu và năm nay "lại" Vô địch thui pác già ah :012:
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Rio_Ferdinand_611626.jpg

Rio Ferdinand muốn suốt đời là một 'Quỷ đỏ' và chàng trai thành London hoa lệ mong sẽ trở thành một công dân danh dự thành Manchester để sống nơi phương Bắc vĩnh viễn.

Hậu vệ 28 tuổi sinh tại Peckham đã ký hợp đồng mới tại Old Trafford mùa vừa rồi sau một quãng thời gian đầy tranh cãi khi mà việc ký kết bị kéo dài mãi.

Những CĐV United đã tỏ ra rất giận dữ sau những gì CLB đã ủng hộ Rio trong suốt quãng thời gian 8 tháng anh bị cấm thi đấu do quên thử doping.

Vài CĐV Quỷ đỏ giận đến mức họ xuất hiện tại nhà anh trong trang phục trùm đầu để hỏi anh tại sao.

Trong quá trình ký kết hợp đồng anh cũng bị chụp ảnh tại London cùng với người đại diện và GĐĐH Chelsea Peter Kenyon - điều này càng "đổ thêm dầu vào lửa" sau những tin đồn cho một cuộc chuyển nhượng đến Stamford Bridge. Điều đó cũng đồng thời biến anh thành người xa lạ trong mắt CĐV United.

Nhưng trung vệ 30 triệu bảng giờ đây muốn trở thành một huyền thoại tại Old Trafford và chấm dứt sự nghiệp tại Old Trafford.

Khi tình huống ký kết hợp đồng xảy ra, mối quan hệ tuyệt vời với CĐV nay trở thành tệ hại nhất khi mà những biểu ngữ chống Rio được dựng lên. "Tôi có thể hiểu được điều đó", anh nói tại buổi phát hành cuốn tự truyện "My Story".

Những lý do:

"Tôi có thể hiểu được những cảm giác của CĐV trên phương diện của họ với những gì mà giới truyền thông đã nhồi nhét. Nhưng đó cũng là một trong những lý do tôi viết cuốn sách này. Tôi muốn mọi người biết trong tôi không hề có dự định rời CLB."

"HLV đã hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra trong buổi gặp Kenyon. Đó chỉ là cuộc gặp tình cờ kỳ lạ. Tôi không hề muốn ký hợp đồng cho Chelsea. Tôi chưa bao giờ nói với Kenyon về điều đó. Tôi chỉ muốn ký hợp đồng với United. "Qua thử thách mới biết dở hay" bằng chứng là tôi đã ký hợp đồng. Đó là tất cả những gì tôi từng mong làm."

"Tôi không làm mọi thứ rối lên. Nếu tôi không thích ở đây tôi sẽ nói với HLV rằng tôi muốn đi. Nhưng tôi yêu nơi này. Có những ngày tôi thức dậy và nghĩ mình có thể ở lại Manchester đến tận cuối đời và nuôi dạy con cái."

"Ra nước ngoài hay bất kỳ nơi đâu người ta có thể nghĩ đến để đảm bảo có thêm thành công không là điều tôi từng có trong đầu."

"Tôi không hề có thêm ý nghĩ khác ngoài việc chơi cho United và đạt những danh hiệu. Người ta có vẻ hay nghĩ dân Luân Đôn không muốn rời thủ đô và đến đây."

Sự thay đổi:

"Hình ảnh thông thường về tôi là một kẻ yêu thích phồn hoa đô thị. Đúng, tôi đã từng. Nhưng là con người khi bạn chín chắn lên bạn thay đổi suy nghĩ đó. Tôi giờ đã có con và những trách nhiệm. Điều đó thay đổi bạn - thậm chí trước khi có con tôi đã nghĩ như trên."
Ferdinand gia nhập "Những con quỷ đỏ" mùa hè năm 2003 ngay khi chuỗi danh hiệu ngập tràn của United bắt đầu mất đi. Anh chỉ đoạt chức vô địch Premiership mùa bóng ra mắt năm 2003, bỏ lỡ trận tranh chung kết Cúp FA và đoạt thêm Carling Cup tháng ba vừa rồi.

Anh cũng nhận thức rằng thử thách đặt ra cho đội hình hiện tại là gượng dậy và hồi phục vị thế của "Những con quỷ đỏ" như là kẻ chinh phục những danh hiệu lớn.

"Thử thách giờ đây là bắt đầu đoạt những danh hiệu lớn thường xuyên trở lại," anh nói.
Rio Ferdinand: “Sợ nhất nếu Ferguson dọa bán…”

- Trong cuốn sách “Rio, my story”, trung vệ của MU Rio Ferdinand thừa nhận anh đã sống trong giây phút tồi tệ nhất trong sự nghiệp kể từ khi anh trở lại chơi cho đội bóng này sau hơn 8 tháng bị treo giò.

Đầu năm 2004, Rio Ferdinand trở lại đội hình của MU sau khoảng 8 tháng “ngồi chơi xơi nước” do bị treo giò vì vắng mặt buổi kiểm tra doping của FA.

Kể từ khi được thi đấu trở lại, Rio đã thi đấu rất tốt và bắt đầu cuộc thương thảo gia hạn hợp đồng với đội bóng Quỷ đỏ.

Tuy nhiên trong cuốn tự truyện vừa mới xuất bản của mình, trung vệ ĐT Anh này đã tiết lộ về nỗi sợ hãi sẽ sớm phải chia tay với MU sau khi một bức ảnh chụp anh, người đại diện Pini Zahavi sánh vai cùng Giám đốc điều hành Chelsea Peter Kenyon bước ra từ một quán bar, được đưa lên trang nhất các tờ báo lúc đó.

Cuốn tự truyện có đoạn: “…Tôi sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy đến khi tấm hình đó nhất loạt được đưa lên các mặt báo và tôi quyết định tới gặp Ngài Ferguson để giải thích. Tuy nhiên trước khi tôi kịp đến thì ông đã cho gọi tôi và hỏi: “Những vụ việc này sẽ tiếp tục đến bao giờ?”

Chưa bao giờ tôi thấy ông ấy giận dữ đến vậy. Trông Ferguson lúc đó dường như còn tức giận hơn cả lúc tôi vắng buổi kiểm tra doping trước đó.

Tôi đã không thể nói được nhiều vì biết mình đã sai. Tôi chỉ có thể nói: “Thực sự tôi không muốn ký hợp đồng với bất kỳ ai, tôi chỉ muốn chơi cho MU. Tôi đã nói với ông ngay từ đầu là tôi chỉ muốn tiếp tục chơi cho MU”.

Bổng trong giây phút đó, tôi bổng cảm thấy như HLV Ferguson định nói: “Tôi sẽ bán cậu cho một đội bóng khác”.

Nhưng rất may, ông chỉ nói: “Cậu biết đấy Rio, mọi người đều có thể hiểu bức ảnh đó theo nghĩa khác. Sẽ chẳng ai tin nếu cậu, người đại diện và Kenyon lúc đó chỉ nói về giá sữa, thời gian hay màu sắc vớ vẩn. Đúng là thật điên rồ khi cậu đến đó và gặp Kenyon.

Một khi cậu đến nhà hàng và nhìn thấy ông ta ở đó, tốt nhất hãy bước ra và đi khỏi nhà hàng đó”.

Rio tái khẳng định một lần nữa trong cuốn sách này: “Đầu tiên tôi cần nói rằng vụ không tham dự đúng thời gian cuộc kiểm tra y tế chỉ là do tôi quên mất và thứ hai là tôi không hề đề cập gì tới việc chuyển sang Chelsea trong bữa ăn tối với Henyon khi đó…”.
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
He he MU hôm nay gặp Inter thì lại tan tành xác pháo thôi....................Đừng nói lại ... ... ... nhé he heh he
 
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
Hehe nghe bài phỏng vấn của 2 "đại ca" của hai đội mà cứ như.........đá đểu nhau ý:009:
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
1198145246_NemanjaVidic.jpg

Nemanja Vidic là một trở ngại mà không tiền đạo nào muốn đụng phải, một trung vệ với đầy đủ những điều kiện cần để có được một chỗ đứng tại United.

Anh bắt đầu sự nghiệp của mình với CLB thời niên thiếu, Red Star Belgrade. Anh đã gia nhập đội bóng này khi mới 19 tuổi vào mùa hè năm 2001 và mùa bóng đầu tiên của anh kết thúc với 22 lần anh được ra sân. Khả năng lãnh đạo đã nhanh chóng đưa anh lên đến chức "thủ quân"của đội bóng. Sau 3 mùa giải thành công trong vai trò này - ghi được 12 bàn trong 67 trận - anh đã đưa Red Star lên một tầm cao mới với cú đúp League và Cup giải nội địa Serbia. Anh chuyển sang thi đấu cho đội bóng Nga Spartak Moscow vào tháng 8 năm 2004 và ngay lập tức đã chiếm được 1 vị trí thường xuyên trong đội hình xuất phát. Sau chỉ 39 trận đấu và 4 bàn thắng, United đã đến gõ cửa CLB này ...

Quỷ Đỏ chính thức thông báo về bản hợp đồng với anh từ Spartak Moscow vào đúng ngày lễ Giáng Sinh năm 2005. Trong vòng 2 tháng trước đó, anh đã không được chơi bóng do mùa giải bên Nga đã sớm kết thúc. Vì vậy, phải mất chút thời gian để tìm lại được khả năng đích thực của mình, nhưng sau khi hoàn thành chương trình luyện tập một cách tập trung nhất, Vidic, hay Vida đã bắt đầu chứng tỏ được đẳng cấp sẵn có của mình.

Một pha vào bóng đúng lúc với Robin van Persi tạo cơ hội cho Wayne ghi bàn trong chiến thắng 2-0 trước Arsenal vào tháng 4 năm 2006 đã báo hiệu về một hậu vệ đầy nhanh nhẹn mà United đang sở hữu trong tay. Anh được coi là nhân tố quyết định cho hàng hậu vệ Serbia & Montenegro, vốn được gán cho cái tên "bộ tứ nổi tiếng" trong suốt vòng loại World Cup 2006, khi họ chỉ để thủng lưới duy nhất 1 bàn. Nhưng thật không may, án treo giò và chấn thương đã cản đường anh cùng cơ hội của Serbia trong nỗ lực vượt qua giai đoạn vòng đấu bảng tại Đức.

Nhưng khi mùa giải 2006/07 bắt đầu, Vidic đã chơi tuyệt vời và giành được vị trí đá cặp với Rio Ferdinand ở trung tâm của hàng phòng ngự. Phong cách chơi đầy mạnh mẽ của anh bổ sung một cách hoàn hảo cho người đá cặp Ferdinand và điều đó đã tạo nên bộ đôi trung vệ hay nhất của giải Ngoại Hạng.

Không những xuất sắc trong phòng ngự, Vidic còn là một mối nguy hiểm thường trực với đối phương trong những tình huống United được hưởng đá phạt. Anh đã ghi 4 bàn cho Quỷ Đỏ, 3 bàn ở giải Ngoại Hạng và một bàn vào lưới Benfica tại Champions League.

Một chấn thương vai đã khiến cho Vidic phải rời xa sân cỏ đến hết mùa giải vào cuối tháng Ba, nhưng những gì mà anh làm được cho đến thời điểm đó là tuyệt vời và đã giúp cho United dẫn đầu giải Ngoại Hạng với một khoảng cách đủ an toàn. Tài năng của Vidic đã được công nhận khi anh được vinh danh trong đội hình tiêu biểu của mùa giải Ngoại Hạng Anh 2006/07.
Vida - cái tên thân mật mà đồng đội tại M.U vẫn gọi anh - cho biết rằng anh vẫn chưa đạt được phong độ đỉnh cao trong màu áo đỏ. Anh nói: “Khi tôi tới Manchester, tôi đã ngừng luyện tập trong vòng 40 ngày bởi vì mùa bóng tại Nga đã kết thúc. Thêm vào đó, tôi còn không thể giao tiếp với các đồng đội mới do bất đồng ngôn ngữ, mặc dù họ rất sẵn lòng giúp đỡ".


Cầu thủ này cho biết thêm: "Hiện giờ thì tiếng Anh của tôi đã khá hơn nhiều rồi, vì vậy tôi không còn cảm thấy xa lạ như ngày mới đến nữa. Tôi thi đấu ngày càng tốt hơn, tuy nhiên những gì các bạn đang thấy mới chỉ là phần mở đầu về khả năng thực sự của tôi mà thôi.

Tôi biết tôi còn có thể làm được nhiều hơn thế, để chứng tỏ được tại sao ngài Alex lại mang tôi về sân Old Trafford. Tôi muốn cho mọi người thấy tôi là một hậu vệ đẳng cấp, và tôi nghĩ chỉ vào mùa giải sau thôi, các bạn sẽ thấy một Vidic ở phong độ cao nhất.”


Nếu đúng như Vidic đã nói thì M.U quả là đã vớ được một món hời. Chỉ mất 7 triệu bảng để mang về một siêu hậu vệ, có khả năng ghi bàn không kém gì các tiền đạo (cứ xem lại các pha làm bàn trong mùa bóng này của Vidic thì sẽ rõ).

Hơn nữa, Vidic chơi càng ngày càng ăn ý với Rio Ferdinand, lối chơi của hai người bổ sung cho nhau cực tốt, tạo thành bức tường thép án ngữ trước khung thành của Edwin Van Der Sar, giúp cho M.U cho tới nay là đội thủng lưới ít nhất Premiership.

Với những khán giả trung thành tại “Nhà hát của những giấc mơ”, thì giấc mơ về cú ăn ba mùa bóng 98-99 đang được Vidic và các đồng đội tái hiện lại, từng phần từng phần một.
 
Sửa lần cuối:
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Híc, híc đã tan thành xác pháo đâu nhể...Liverphun bây giờ hơn MU mấy điểm vậy chú Thủm bơ...hà hà...
http://dantri.com.vn/c26/s26-310266/hoa-tren-co-inter-quy-do-nam-chut-uu-the.htm

he he công nhận trận này MU đá hay hơn( nhát là cái thèng R7 - ko hiẻu nó có uống tăng lực ko nữa hic hic )......nhưng 0-0 cũng là đúng thôi...

Pác cứ xem Liverpool hôm nay nhá ...để biết thế nào là ĐẲNG CẤP nha pác MA Bờ Rồ
 
luckygirl85

luckygirl85

Obstinate Lucky
7/3/06
867
6
18
39
Quán nem chua rán Bà Già
Đêm qua nằm mơ MU rinh cup về nhà mới sợ chứ:eek:fftopic:
 
thumper

thumper

Lối cũ ta về .......
23/7/07
1,406
1
38
Tuổi thơ tôiiiiiiiiiiiiiiii
Đêm qua nằm mơ MU rinh cup về nhà mới sợ chứ:eek:fftopic:

CÚP GIẤY he he he he


hôm qua Liverpool chiến thuật quá hợp lý......cầm bóng kỹ thuật, chứ hem đi bóng kiểu trâu bò như R7 he he

Liverpoolllll dzô địch
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
CÚP GIẤY he he he he


hôm qua Liverpool chiến thuật quá hợp lý......cầm bóng kỹ thuật, chứ hem đi bóng kiểu trâu bò như R7 he he

Liverpoolllll dzô địch

Hổng hiểu tự cổ chí kim Liverphun của chú Thủm đã có bé nào trâu bò như C.Ronaldo chưa nhỉ...hà hà...phải trâu bò thế thì mới rinh được cú đúp như năm ngoái chứ...tránh xa trâu bò ra nhé...kẻo nó uýnh nhau thì không đỡ được đâu hà hà...:041:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA