Tính giá thành

  • Thread starter ngoclan
  • Ngày gửi
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Vấn đề này chúng tôi đang gặp phải đây Như thế này:
Công ty tôi có một Hãng phim là Phương Nam phim đấy
để sx 01 chương trình như Live Mỹ tâm chẳng hạn có rất nhiều chi phí bỏ vào và công việc của kế toán là xác định giá thành và giá bán của chương trình này.Việc xác định giá thành và giá bán được xác định cụ thể như sau.
1. tất cả các chi phí phát sinh tùy theo tính chất chi phí đều được hạch toán vào TK 154 chi tiết chương trình LIVESHOW MỸ Tâm. vậy Tôi sẽ có một cục dư nợ 154 tô như cái nhà.
2. Xác định giá bán: việc xác định giá bán của chương trình do Ban GĐ x1c đỉnh. Sau khi có giá bán, tôi sẽ kết chuyển từ từ cho đến khi nào sô dư trên TK 154 bằng 0 tức ta đã hoà vốn nếu nó vẫn còn bán được tức ta đã có só dư nợ . Lúc này đã thấy lãi ròi đó.

Còn chương trình làm ra mà bán không được hoặc bị lỗ là chuyẹn bình thường thôi. Ph6àn mềm thì bị bẻ khoá, Chương trình bị sao chép lỗ à : Bình thường thôi
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Cái của anh sunf mỗi nơi giải thích một kiểu về 242 như thế nào cho hợp lý. Tốt nhất anh trao đổi với thuế chuyên quản trước để họ chấp nhận phương án của anh, nếu không làm rồi mới báo cáo là gay to đấy.
Mà hình như lỗ năm trước được chuyển sang năm sau mà phải không nhỉ?
 
N

ngoclan

Guest
29/10/04
19
0
0
45
nha trang
Theo như các bác thì hạch toán như thế nào khi DN mới khởi sự hoạt động:
Chi phí ban đầu mới thành lập, sau đó bắt đầu viết PM rồi đến khi bán được
vậy giá thành của sản phẩm PM là những khoản chi từ đầu cho đến bán được sản phẩm a ( trong thời gian này chỉ có một sản phẩm PM này thôi), mong đuợc chỉ giáo
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
VNacc nói:
Cái của anh sunf mỗi nơi giải thích một kiểu về 242 như thế nào cho hợp lý. Tốt nhất anh trao đổi với thuế chuyên quản trước để họ chấp nhận phương án của anh, nếu không làm rồi mới báo cáo là gay to đấy.
Mà hình như lỗ năm trước được chuyển sang năm sau mà phải không nhỉ?
Nhưng mà phương án nên như thế nào? Đấy mới là vấn đề cần nhờ các bác giúp cho một tay. Lão gia đâu nhỉ?
 
K

ketoangiachat

Lão già ham vui
8/10/04
246
3
0
Nơi bình yên Chim hót
Lão già này hiểu rồi, hiện đang bị sếp la vì chưa xong việc, tối lão gia chỉ thêm,
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
To SUNF: Tôi không biết bên SUNF hạch toán thế nào? Nếu SUNF mà bỏ nó vào hết TK 242 thì SUNF khó giái thích với cơ quan thuế lắm bởi vì các chí phí mà bỏ trong 242 thì tối đa không được treo nó quá 03 năm đâu. Do vậy theo tôi SUNF hay dùng phương pháp hạch toán mỗi một phần mềm của SUNF nên hạch toán vào TK 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang). Khi sản phẩm của SUNF hoàn thành (Chưa phải là hoàn chỉnh 100%) vì SUNF còn phải triển khai cho các đơn vị cụ thế theo yêu cầu kinh doanh của họ, còn bảo hành, sửa chữa.... và doanh thu thì thu dần dần theo khả năng marketing bán hàng và chất lương phần mềm của SUNF nữa chứ. Do vậy SUNF hãy kết chuyển dần 154 sang giá vốn theo DT mà SUNF nhân được đảm bảo sao cho không lãi quá của năm sau và lỗ quá của năm trước. Các chi phí là ra phần mềm và chi phí triển khai SUNF cứ tiếp tục hạch toán vào đó (bao gồm tiền công, tiền thuê nhà, tiền điện nươc, tiền liên lạc giao dịch, tiền tiếp khách, quảng cáo.......)
Như vậy thì SUNF thấy thế nào? Bên tôi vẫn làm các dự án theo kiểu thu tiền đến đâu két chuyển chi phí đến đó cho phù hợp với doanh thu và chi phí để cấn đối và cũng dễ bảo vệ trước thuế mà.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Vấn đề xử lý thế nào cần cân nhắc kỹ và phải căn cứ vào chuẩn mực kế toán cùng những thông tư hướng dẫn cụ thể. Nếu đưa dần giá trị ra khỏi 154 thì mức kết chuyển là bao nhiêu % doanh số bán được, việc kết chuyển như vậy có được cơ quan thuế chấp thuận không? Khi không phân bổ hết được số dư 154 thì việc xử lý lỗ phải làm thế nào?

Theo quan điểm cá nhân tôi thì sản phẩm phần mềm theo dạng đóng gói có thời gian phát triển trên 3 năm thì nên coi đó là một tài sản cố định vô hình. Như bác kế toán già nói đó, giá trị của sản phẩm phần mềm không nằm trong cái đĩa CD và cũng không nằm trong chính phần mềm mà nằm trong lợi ích mang lại của nó, xét mấy tiêu thức liên quan tôi nghĩ cũng có thể đưa nó vào một dạng tài sản cố định vô hình chứ nhỉ??? Nếu chuẩn mực cho phép như vậy thì việc hạch toán cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
 
SUNF

SUNF

Trung cấp
2/10/03
176
4
0
52
Hà Nội
Cảm ơn chị Nhung. Cách của chị em nghĩ là hợp. Tuy nhiên, chị Hòa BTC cũng đang khuyên em dùng cách của Hyper, nghĩa là đưa vào TSCD Vô hình.

Mong các cao thủ chỉ giáo thêm.
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
To SUNF: bạn làm ra sản phẩm để bán hàng, sản phẩm của bạn là hàng hóa. Tất cả các chi phí của bạn đầu tư để hình thành ra sản phẩm đều là chi phí sản xuất ra sản phẩm cả. Do vậy việc hạch toán vào TK 154 chẳng sai đâu. Sau này bạn còn chi phí triển khai cho sản phẩm của mình cũng không nhỏ, mà chi phí triển khai cũng tính là giá trị của TSCĐVH. Vậy bạn định lấy một số Cố định chính xác là bao nhiêu để đưa vào giá trị nguyên giá của TCCĐVH?
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Chị Nhungpt59 cho em hỏi cái, lỗ của sản xuất phần mềm năm trước có được chuyển sang năm sau không ạ? nếu được chuyển lỗ sang thì đâu có vấn gì phải không ạ. Cứ thế nào thì làm thế. Em đã hỏi mấy công ty phần mềm họ làm thế rồi mà, bên em cũng đang làm thế. Họ bảo được chuyển lỗ 3 năm. Tất nhiên anh Sunf nên cẩn thận sau năm thứ 4 nhé, vì lúc đó phần mềm phải chịu thuế TNDN rồi.
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
Còn anh muốn "Vở sạch chữ đẹp" thì phải thuê chị Nhungpt59 đến làm kế toán cho...:). Theo em anh nên làm đơn giản hoá vấn đề thôi. Không biết bên em thế có đúng không nhỉ? chưa thấy thuế họ bảo gì?
 
ketoan@

ketoan@

Thành viên Cố vấn - Webketoan Mentors
24/5/04
317
6
18
Bụi mận gai...
Chi phí sản xuất phần mềm gồm - chi phí cho nghiên cứu và triển khai - R&D (research and development) - không phải Rich Dad.
Chi phí này được ghi nhận thành TSCĐVH - Intangible assets khi hội nhập đầy đủ các điều kiện (theo chuẩn mực - có 5 điều kiện)
Tổng chi phí R&D tính từ khi 5 điều kiện thỏa mãn đến khi PM bất đầu cho doanh thu.
Khấu hao TSCĐVH tối đa 20 năm - để cho nhanh lấy từ 3-5 năm.
Các chi phí phát sinh sau cái thời điểm chốt số để đưa vào TSCĐVH thì chỉ được coi là chi phí bán hàng, tính luôn vào BCKQKD trong kỳ (không vốn hóa nữa).

Vậy nhé, có gì ta bàn tiếp,
Sùn ơi, chúc vui, @ lại lượn tiếp khoảng tháng sau quay lại. :)
 
M

mom131

Guest
12/8/04
24
0
0
VNacc nói:
Chị Nhungpt59 cho em hỏi cái, lỗ của sản xuất phần mềm năm trước có được chuyển sang năm sau không ạ? nếu được chuyển lỗ sang thì đâu có vấn gì phải không ạ. Cứ thế nào thì làm thế. Em đã hỏi mấy công ty phần mềm họ làm thế rồi mà, bên em cũng đang làm thế. Họ bảo được chuyển lỗ 3 năm. Tất nhiên anh Sunf nên cẩn thận sau năm thứ 4 nhé, vì lúc đó phần mềm phải chịu thuế TNDN rồi.
OH! em tuong theo thong tu 128 thi hien nay phan mem chi duoc mien thue 2 nam thoi, giam 50% thue trong 3 nam tiep theo va chiu thue TNDN voi thue suat la 20% trong 10 tiep nua chu nhi!
Ma VNacc oi! ben ban co phai gui Vb gi cho ben thue de thong bao la minh duoc mien giam thue khong?
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
Các DN bình thường hàng năm quyết toán thuế nếu dược thuế chấp nhận các con số lỗ của đơn vị là đúng và hợp lệ thì được phép chuyển lỗ trong vòng 05 năm. Kể từ năm thứ 6 trở đi thì không được chuyển lỗ nữa. Đối với các DN phần mềm thì tôi không chắc lắm về thời gian cho phép được chuyển lỗ trong bao lâu. Có lẽ tôi sẽ tìm hiểu và trao đổi thêm với cán bộ thuế về việc này và sẽ có câu trả lời cho bạn sớm nhất.
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
To mom131: hinh nhu co mot thong tu cho rieng phan mem noi ve viec nay ma. Cac DN moi thanh lap duoc mien 4 nam dau, sau do duoc mien 50% cho 3 nam tiep theo (cho nay khong ro lam). De minh tim lai chinh xac thong tu thi gui cho ban. Neu khong ban vao www.mof.gov.vn tim cung duoc.
To chi Nhungpt59: nhu vay thi phu thuoc vao can bo thue qua chi nhi. Neu ma ho khong dong y thi cung gay to theo cach lam cua bon em.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Đồng ý với Ketoan@, chi phí nghiên cứu và triển khai sản phẩm phần mềm đưa vào TSCĐVH, các chi phí bán hàng sau này sẽ được đưa vào chi phí bán hàng hoặc giá thành sản phẩm (chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị, đào tạo vv..) các chi phí sau này sẽ không phải là chi phí phát sinh một lần như R&D ban đầu mà sẽ phát sinh thường xuyên do đó có thể tập hợp vào chi phí bán hàng hoặc giá thành sản phẩm, cái này chị Nhungpt59 nên tách bạch ra để ghi nhận.

Việc chuyển lỗ của các doanh nghiệp là biện pháp ưu đãi của nhà nước, thời gian ưu đãi và mức ưu đãi là bao nhiêu thì tuỳ thể loại doanh nghiệp có nằm trong khung khuyến khích phát triển hay không (không phải doanh nghiệp nào cũng được phép chuyển lỗ - và nếu doanh nghiệp chuyển lỗ thì phải đăng ký với cơ quan thuế phương thức chuyển lỗ thế nào, có thể chuyển lỗ trong vòng 01 năm hoặc có thể phân bổ số lỗ đó trong vòng 05 năm).
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
To SUNF, hyperVN, ketoan@: Theo tôi nghĩ ở đây SUNF là đơn vị sản xuất. SUNF làm ra sản phẩm để bán thì SUNF chỉ chỉ chú ýa qyuan tâm đến chi phí sản xuất để cấu thành nên giá vôn hàng bán của sản phẩm. và khi sản phẩm của SUNF đã thành hàng hóa thì sau này SUNF có chi phí bán hàng và các chi phí chung khác nữa.
Do vậy Giá vôn hàng bán của SUNF ở đây= Chi phí nghiện cứu + Chi phí triển khai
Các chi phí này khi sản phẩm đã thành hàng hóa thì nó là giá vốn của sản phẩm. Nhưng SUNF ước lương sẽ bán được bao nhiêu sản phẩm để thu hồi giá vốn và trong khoảng thời gian là bao nhiêu lâu để từ đó có kết hoạch để kết chuyển dần chi phí cho phù hợp.
Sau này SUNF còn có các chi phí quản lý và chi phí bán hàng được kết chuyển dần vào để tình ra lợi nhuận của DN nữa.
Ở đây SUNF không sản xuất ra phần mềm này để sử dụng cho đơn vị nên SUNF không quan tâm đến nguyên giá của TSCĐVH này làm gì, và SUNF cũn chẳng cần quan tâm đến thời gian khấu hao của nó. CHỉ có đơn vị nào mua sản phẩm của SUNF về sử dụng thì họ mopứi quan tâm đến giá trị của sản phẩm này, thời gian khấu hao của nó để dưa vào TSCĐ VH của đơn vị họ mà thôi.
Đứng pử goc độ của SUNF là nhà sản xuất thì chỉ cần quan tâm đến giá vốn của hàng mình sản xuất ra. Các bạn đừng nhầm lẫn giữa hàng hóa và TSCĐVH nhé.

vấn đề này khác hẳn nhau về bản vhất của vấn đề đấy. Ở đây ta xét đến giá vốn hàng hóa và cách kết chuyển giá vốn cho phù hợp chứ không liên quan gì đến TSCĐVH mà đưa CM cầu thành nên TSCĐVH , và khấu hoa vào đây.
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Em thấy bác SUNF cũng hay, bác cứ làm từ đầu đến cuối thế thì bọn kế toán trong doanh nghiệp bác chết hết à? Bác ketoangiachat và HyperVN nói hay, nhưng mỗi tội không đủ. Các bác cứ đi vòng quanh. Em có ba điểm thôi.

1- Kế toán đối với doanh nghiệp phần mềm thì nên dùng job costing hoặc contract costing. Nên bắt nhân viên phần mềm ghi timesheet cho từng dự án.

2- Các bác chỉ để ý đến chi phí, nhưng chưa để ý đến doanh thu. Bác nào giải thích hộ em cái POC hay cái CC nó dùng để làm gì thì em nói chuyện tiếp với các bác.

3- Doanh nghiệp phần mềm, bán phần mềm kế toán có đặc thù là việc set up có thời gian kéo dài, đồng thời chi phí set up là rất lớn. Bác SUNF cứ nói cho em giả sử bác có một phần mềm, bác set up và bác bán phần mềm, bác định giá như thế nào, em chỉ cho bác từ A đến Z cách hạch toán với lại xong vụ này, bác đuổi cho em mấy đứa kế toán công ty bác đi.

Hong hot, ketoan@, ISO, và các bác khác vào đây cho xôm đi. Em chiến tất!
 
quickquickslow

quickquickslow

Trung cấp
21/8/04
175
3
18
Farfaraway
www.amazone.com
Ơ, em vừa đọc lại kỹ hơn một tý, bác Nhungpt59 có nói đến rất nhiều cái, mỗi tội bác ý chưa giải thích kỹ ý của bác ý. Bác Nhungpt59 giải thích cái đoạn ghi chi phí theo doanh thu ý bác ơi.
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Bác Quichquich Xì lô ơi, cái đang bàn là phần mềm đóng gói (sản phẩm sẽ bán đại trà) chứ không phải sản phẩm chuyên đề nên không thể giải quyết bằng Job Costing hay Contract Costing được.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA