Lâu rối mới lên lại thấy đủ anh tài có mặt ở đây nên chiến chút nhỉ. hehe, Vualua chưa đọc được hết tất cả nhưng thấy chị Nhung có làm rõ một phần chân lý. Thui thì thế này, ta đi từ A Bờ Cờ về kế toán vậy :
Trước hết, SÙN nhà ta cãi nhau mãi với VL rồi mà chưa xác định được mấy vấn đề sau :
1.Vậy cái vụ SX phần mềm của SÙN là sản xuất phần mềm hay dịch vụ? (VL thì coi nó là SX)
2. Ai nói là vụ tính giá thành này là kế toán tài chính vậy? Dĩ nhiên công việc tính giá thành là công việc của kế toán quản trị. SÙN nên hiểu kỹ điều này.
3.Vấn đề đề cập ở trên theo VL hiểu là giá thành đơn vị sản phẩm .Về nguyên tắc tính giá thành thì bằng cách nào cũng đi đến một tiệm cận là : Yêu cầu tính càng chính xác về giá thành càng tốt (Có nghĩa là kêt quả tính toán tiệm cận với giá thành thực tế của đơn vị sản phẩm tính giá thành). Quan điểm như vậy OK?
Theo như những cái như trên, việc SÙN nhà ta định coi là TSCĐ trích theo đừơng thẳng chi phí vào từng kỳ nghe có vẻ không ổn. Nếu theo cái cách này thì rõ ràng biên độ về giao động của giá thành đơn vị do khoản chi phí cố định 1 tỷ kia rất lớn. Điều này có nghĩa là nếu SÙN trúng mánh bán được nhiều thì giá thành đơn vị SP sẽ thấp và nếu bán đựoc ít thì nó nhảy tưng tưng lên gấp năm mười lần nếu DS sụt giảm tương ứng. Biên độ lớn như vậy thì vấn đề lớn nhất là các quyết định về giá không biết đâu mà lần. Đến năm thứ N thì dĩ nhiên bác SÙN cũng trích hết cái số 1 tỷ kia và từ năm thứ N+1 thì giá vốn =0 (Chỉ tính riêng khoản 1 tỷ thôi nhé không tính chi phí triển khai và các chi phí khác phát sinh, giả định như vậy vì chúng ta đang nghiên cứu cái 1 tỷ của bác SÙN).Theo cách này dĩ nhiên giá thành chính xác k dạt được kết quả như mong muốn
- Cách tính của VL :Đó là cách tính dựa theo A Bờ Cờ về Fixed cost và Variable cost cho đơn vị SP tiêu thụ ước tính trong N kỳ (Giả định theo cách tính trên N kỳ SÙN cũng trích hết 1 tỷ).
Để tính theo cách này, trước hết phải có sale forcast về số lượng sẽ bán được trong N kỳ,loại trừ các chi phí bán hàng, chi phí triển khai và các chi phí biến đổi. Bản forcast này làm sao càng sát với thực tế càng tốt và hoàn toàn có thể thực hiện đuợc.các chi phí cố định mang tính hạn kỳ cũng k tính trong phép tính này vì nó được tính trực tiếp trong kỳ (Ngăn hạn) Duy nhất chỉ có khoản 1 tỷ và 1,5 tỷ tiếp theo mang tính dài hạn là thuộc pham vi của phép tính này mà thôi.
VD : Trong các năm thứ tự 1-2-3-4-5-6 ..n SÙN forcast số lượng phần mềm sẽ bán đựợc và cố gắng bán đựợc như dự tính tương ứng là 50-100-200-250-500-900...8000 cả thảy là 10,000 SP.
Nếu gọi chi phí biến đổi 1 đơn vị SP là Vi, Chi phí cố định trong hạn kỳ không thuộc 1 tỷ là Fy, Chi phí cố định phân bổ cho 1 đơn vị SP là Fi, Sai số của forcast là R(%) ta có :
Fi = 1tỷ/10,000 = 100.000 Đồng
Giá thành 1 đơn vị SP = Vi +Fy + Fi x R% = A
Giá vốn hàng bán của năm 1 = SL x A = 50A
Đến năm thứ n điều chỉnh Rn vào kết quả năm đó. Cuối năm thứ n đảm bảo SÙN trích đủ 1 tỷ.
Với cơ quan thuế : Thực ra cả hai cách theo đường thẳng và tính giá thành đơn vị trên đến năm thứ n SÙN đều trích đủ hết số 1 tỷ vào chi phí hợp lý xác đinh TN chịu thuế. Cần phải giải thích cho cơ quan thuế phương án thứ hai thuế có lợi hơn vì những năm đầu dĩ nhiên trích theo đường thẳng thì chi phí những năm đó sẽ cao và SÙN mà lỗ thì thời gian ân hạn thuế lại càng lâu thêm, cơ quan thuế k thu đuợc thuế. Chắc cú thì đăng ký hẳn hoi về phương pháp tính giá thành với cơ quan thuế kèm theo thuyết minh, đảm bảo họ sẽ chấp nhận. Với thuế, chẳng qua đằng nào DN nếu có đầy đủ chứng từ họ phải chấp thuận khoản trích đó trong n kỳ mà thôi, cái nào có lợi cho họ thì họ làm. Tuy nhiên cách tính của VL và tính giá thành đơn vị nói chung chỉ mang tính quản trị nhiều hơn vì SÙN biêt giá thành thực tế là bao nhiêu.
Phần còn lại hạch toán chắc đơn giản rồi đúng k? Chỉ còn là việc thể hiện trên TK như thế nào cho đúng quy định hiện hành về kế toán nợ nơ có có.
Quickqickslow này, sắp đến tết rồi mà cái vụ nhờ của VL vẫn chưa thấy hồi âm, mất điểm vụ này nhiều đấy.