Tk 151?

  • Thread starter Nguyen Hang
  • Ngày gửi
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
DN đã xuất tiền mặt cho nhà cung cấp để mua hàng hoá vào đầu tháng và nhà cung cấp cũng đã chuyển hàng cho DN, hàng đang trên đường vận chuyển về:
Nợ TK151
........Có TK 111
Tuy nhiên nghiệp vụ này đến cuối tháng nếu hàng vẫn chưa về thì mới được ghi nhận.
Vậy khoản tiền đã chi sẽ hạch toán vào đâu?
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
H

Hoang Vu

Guest
Chào bạn
Bạn là người kiên nhẫn thì bạn hãy đợi đến cuối tháng
 
H

Halongcity

Guest
20/8/04
91
0
0
Halongcity
Nguyen Hang nói:
DN đã xuất tiền mặt cho nhà cung cấp để mua hàng hoá vào đầu tháng và nhà cung cấp cũng đã chuyển hàng cho DN, hàng đang trên đường vận chuyển về:
Nợ TK151
........Có TK 111
Tuy nhiên nghiệp vụ này đến cuối tháng nếu hàng vẫn chưa về thì mới được ghi nhận.
Vậy khoản tiền đã chi sẽ hạch toán vào đâu?

Có ai bảo hàng mua đang đi trên đường cuối tháng là phải về đến nơi không nhỉ ?! Làm sao mà bắt nó về ngay khi nó vẫn lênh đênh trên biển, trên trời ...
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
To Nguyen Hang,

Trước tiên em có thể treo ở TK 331, cuối tháng em sẽ chuyển tiếp từ 331 vào 151.

Chúc em vui vẻ.
:atom:
 
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
bạn xuất tiền trước cho nhà cung cấp mà chưa được nhận hàng về thì khi hạch toán tạm coi như là người mua ứng trước tiền hàng vậy. Khi nào hàng về nhập kho có hóa đơn đầy đủ thì em nhập hàng và bút toán tiền hàng.
khi xuất tiền trước chưa có hàng:
Nợ 331
Có 111,112
Khi hàng về nhập kho
Nợ 156
Nợ 133
Có 331

Nếu cuối tháng (Cuối năm)hàng vẫn chưa về mà có hóa đơn tài chính trước, đơn vị em lại khóa sổ theo từng tháng( hoặc là tháng cuối cùng của năm) thì khi đó em mới tạm đưa vào tài khoản 151. Còn nếu không nhất thiết phải như vậy thì đừng tạm treo vào đó lam gì
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Halongcity nói:
Có ai bảo hàng mua đang đi trên đường cuối tháng là phải về đến nơi không nhỉ ?! Làm sao mà bắt nó về ngay khi nó vẫn lênh đênh trên biển, trên trời ...
Chị Halongcity có hiểu ý của em hỏi không ạ?
Hàng mua tháng này có thể tháng sau mới về. Trong trường hợp này đến cuối tháng phát sinh nghiệp vụ này mới được tiến hành hạch toán mặc dù tiền thì đã xuất trả cho nhà cung cấp rồi.
Như vậy việc đến cuối tháng mới phản ánh nghiệp vụ xuất tiền sẽ không phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế của DN.
Em cũng nghĩ như anh Minh là trong tháng nếu hàng chưa về thì tạm treo trên TK 331, sau đó đến cuối tháng mà hàng vẫn chưa về thì chuyển sang TK151.
Tuy nhiên em muốn hỏi xem thực tế tại các DN tiến hành ghi nhận nghiệp vụ này ntn?
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Nói rộng ra một chút cho vui nhé: Các bạn hiểu thế nào về cái TK 151: Hàng hoá đang đi đường và TK 157 hàng gửi bán????? Lúc nào thì ghi nhận vào TK 151 hàng đang đi đường? Khi nào thì ghi nhận khoản nợ vào TK 331, các thảo luận trên đây mình chưa thấy đi sâu vào bản chất của vấn đề: Quyền sở hữu hàng hoá và trách nhiệm thanh toán.

Mình xin được trình bày quan điểm của mình thế này:

TK 151: là một tài khoản thuộc tài sản, doanh nghiệp ghi nhận giá trị tài sản và tài khoản này khi đã thuộc Quyền Sở Hữu của mình nhưng hàng hoá chưa thực tế nhập kho.
TK 331: là một tài khoản thuộc nguồn vốn, doanh nghiệp ghi nhận giá trị vào TK này khi đã đủ các điều kiện để coi là một khoản nợ (chấp nhận thanh toán - căn cứ theo các điều khoản thanh toán trong hợp đồng).

Việc có quyền sở hữu hàng hoá hay chưa, chấp nhận thanh toán hay chưa là hai nghiệp vụ khác nhau và được ghi nhận căn cứ và các điều kiện khác nhau. Mình xin lấy một ví dụ cụ thể để phân tích tình huống:
Doanh nghiệp A tại Hải Phòng ký kết một hợp đồng mua hàng với Doanh nghiệp B tại TP HCM, hợp đồng nêu rõ, A tạm ứng trước 30% qua chuyển khoản giá trị hợp đồng trước khi mua hàng, hàng hoá được giao tại kho của bên bán và sau khi giao hàng 15 ngày bên A thanh toán nốt phần còn lại cho bên B. Để vận chuyển được hàng từ kho của bên B tại TP HCM về Hải Phòng, A thuê C vận chuyển và cử cán bộ vào Nam nhận hàng. Một số nghiệp vụ phát sinh được thể hiện như sau:

A thanh toán trước 30% giá trị hợp đồng: Nợ 331/Có 112
Khi A nhận hàng tại kho của B: qua khỏi cổng kho B thì quyền sở hữu hàng hoá đã hoàn toàn thuộc A căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hoá đã thống nhất, khi đó B xuất hoá đơn GTGT để C làm căn cứ vận chuyển hàng về Hải Phòng (không có hoá đơn này làm sao mà vận chuyển được hàng hoá trên đường). Lúc này bộ chứng từ gồm biên bản giao nhận hàng hoá + hoá đơn giá trị gia tăng và các giấy tờ liên quan được Fax ra cho A tại Hải Phòng, căn cứ hoá đơn này A sẽ ghi:
Nợ 151
Có 331
Lúc hàng đi trên đường từ TP HCM ra Hải Phòng xảy ra chuyện gì thì A chịu hoàn toàn (cùng với C là đơn vị vận chuyển), thời điểm đó quan hệ thanh toán với B chỉ còn là 70% giá trị hợp đồng cần thanh toán nốt

Như vậy thì việc ghi nhận vào TK 151 và 331 là hai việc khác nhau căn cứ và các chứng cứ kế toán khác nhau. Không có chuyện hàng chưa về thì ghi nhận vào TK 331, cuối tháng hàng chưa về chuyển từ 331 sang 151 như các bạn nói trên đây, làm như vậy về mặt kế toán không có chuyện gì nghiêm trọng nhưng bản chất ghi nhận không đúng căn cứ kế toán và thời điểm phát sinh.

Nói rộng ra một chút, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá theo giá CIF (giao tại cảng xuất) mà hạch toán theo kiểu của các bạn trên đây lúc xảy ra mất mát hàng hoá thì ghi nhận thế nào (chưa tới thời điểm cuối tháng)? Ghi có TK331 để xử lý? hoặc bất chợt doanh nghiệp cần khoá sổ cấp kỳ để thanh kiểm tra? Chưa kịp xử lý kết chuyển từ 331 sang 151????

Việc hạch toán thế nào hoàn toàn căn cứ vào bản chất của giao dịch phát sinh, không nên làm tắt hay làm bừa như vậy.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
HyperVN nói:
Việc hạch toán thế nào hoàn toàn căn cứ vào bản chất của giao dịch phát sinh, không nên làm tắt hay làm bừa như vậy.
Vậy theo anh Hyper, nếu hạch toán đúng bản chất kế toán thì khi nghiệp vụ trên phát sinh thì phải hạch toán ngay:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
.....Có TK 111
Nhưng hạch toán ngay như thế thì trái nguyên tắc kế toán???

To chị Nhung: Em có thể làm như thế này được không ạ?
Khi xuất tiền mặt cho nhân viên đi mua hàng (chẳng hạn mua ở SG), coi như đó là khoản tạm ứng:
Nợ TK 141 (A)
.....Có TK 111
Đến cuối tháng hàng chưa về nhưng có đầy đủ HĐMH, chứng từ thì tiến hành thanh toán tạm ứng:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
.....Có TK 141
Còn nếu hàng về:
Nợ TK 156
Nợ TK 133
.....Có TK 141
 
R

ruby_sky

Guest
23/8/04
29
0
0
ha noi
Nguyen Hang nói:
Vậy theo anh Hyper, nếu hạch toán đúng bản chất kế toán thì khi nghiệp vụ trên phát sinh thì phải hạch toán ngay:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
.....Có TK 111
Nhưng hạch toán ngay như thế thì trái nguyên tắc kế toán???

To chị Nhung: Em có thể làm như thế này được không ạ?
Khi xuất tiền mặt cho nhân viên đi mua hàng (chẳng hạn mua ở SG), coi như đó là khoản tạm ứng:
Nợ TK 141 (A)
.....Có TK 111
Đến cuối tháng hàng chưa về nhưng có đầy đủ HĐMH, chứng từ thì tiến hành thanh toán tạm ứng:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
.....Có TK 141
Còn nếu hàng về:
Nợ TK 156
Nợ TK 133
.....Có TK 141
Hạch toán nhu bạn thì TK 151 vẫn còn bị treo ah?Hàng đã về, bạn hạch toán Nợ TK 156 nhung không hạch toán giảm 151?!!!
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
ruby_sky nói:
Hạch toán nhu bạn thì TK 151 vẫn còn bị treo ah?Hàng đã về, bạn hạch toán Nợ TK 156 nhung không hạch toán giảm 151?!!!
Dạ thưa anh là không treo đâu ạ.
Đây là em đang nói trường hợp đến cuối tháng nếu hàng chưa về thì thanh toán tạm ứng, hạch toán nghiệp vụ hàng đang đi đường, còn nếu hàng về thì hạch toán tăng hàng hoá bình thường chứ không cần qua TK 151 nữa.
 
R

ruby_sky

Guest
23/8/04
29
0
0
ha noi
Nếu thế theo mình nên bỏ sung thêm mọt định khoản nũa cho truòng hợp đã nhận HĐ mua hàng nh­ung đến cuối kỳ, hàng hoa mua vẫn ch­ua đuọc kiểm nhận nhập kho theo địa điểm quy định,thì định khoản nhu ban :
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 111,112,141,331
tháng sau,khi hàng về đuọc nhập kho:
Nợ TK 1561
Có TK 151
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
Theo ý của bạn HyperVN thì khi nào số hàng đi mua đã được bên mua kiểm nhận và đang vận chuyển (về bên mua) thì mới sử dụng TK 151 khi kết chuyển.
:atom:
 
V

VNacc

Guest
20/8/04
128
0
0
Hanoi
nhungpt59 nói:
bạn xuất tiền trước cho nhà cung cấp mà chưa được nhận hàng về thì khi hạch toán tạm coi như là người mua ứng trước tiền hàng vậy. Khi nào hàng về nhập kho có hóa đơn đầy đủ thì em nhập hàng và bút toán tiền hàng.
khi xuất tiền trước chưa có hàng:
Nợ 331
Có 111,112
Khi hàng về nhập kho
Nợ 156
Nợ 133
Có 331

Nếu cuối tháng (Cuối năm)hàng vẫn chưa về mà có hóa đơn tài chính trước, đơn vị em lại khóa sổ theo từng tháng( hoặc là tháng cuối cùng của năm) thì khi đó em mới tạm đưa vào tài khoản 151. Còn nếu không nhất thiết phải như vậy thì đừng tạm treo vào đó lam gì

Tôi thấy đa số các DN làm như cách của chị Nhung. Bạn nên làm theo cách này mới phản ánh đúng thực chất mà lại đơn giản.
Có điều nếu hàng chưa về đến nơi mà bạn đã phải xuất hoá đơn bán thì khi ấy mới tạm ghi hàng về nhập kho và xuất hoá đơn bán (nếu không là xuất âm kho). Tốt nhất khi nào có đầy đủ giấy tờ chứng minh là hàng chắc chắn đang về thì hãy bán hàng đó và ghi hàng về kho nếu không sau này phải sửa dữ liệu tùm lum mệt lắm (nếu làm phần mềm kế toán thì sửa đơn giản hơn). Còn nếu không thì cứ khi nào hàng về thật hãy ghi N156, 133, Có 331 cho chắc ăn. Còn khi ứng tiền ra phải ghi N331, C111,112 (đối tượng NCC hàng).
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Ở công ty mình thì làm như sau

Khi nhân viên cung tiêu đi mua hàng thì hạch toán
Nợ TK 141
Có TK 111

Khi nhân viên cung tiêu mang chứng từ về thanh toán vào cuối tháng
1. Hàng chưa về đến kho:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 141
Sang tháng sau khi hàng về thì
Nợ TK 156
Có TK 151

Thế là xong rồi
 
T

thanh trung

Guest
Hach Toan Lam Sao Cho Hop Ly

Hach toan lam sao cho Hop Ly
Ban chi giup minh cach hoach toan nghiep vu :

1.So tien bi truy thu thue & tien phat hanh chanh sau khi quyet toan thue nam co ket qua, so tien do minh hach toan nhu the nao cho phai.

2. Khi hach toan cong trinh minh da quyet toan cong trinh nay xong, nhung con sot hoa don voi gia tri cung tuong doi lon, nhung tren noi dung hoa don lai ghi ten cong trinh minh da quyet toan xong, va cong trinh nay khong co phat sinh. minh phai lam sao trong truong hop nay.

Ai giup minh voi!


Warning: (HyperVN note): bác này khỉ thật, sao cứ post lung ta lung tung vậy, lại không có dấu, đề nghị đọc kỹ nội quy diễn đàn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Híc, sao chúng ta có quan niệm nặng nề về số hiệu tài khoản thế, đọc hoa hết cả mắt, mình đã trình bày khá dài về vấn đề này với cả ví dụ cụ thể mà vẫn được em Nguyễn Hằng trả lời bằng một câu: "không đúng nguyên tắc kế toán"?????

Việc cuối tháng hàng chưa về mới kết chuyển vào TK 151 là hơi ............ bốc thuốc vả lại cũng không phản ánh đúng nghiệp vụ phát sinh về mặt thời gian.

Xin nhắc lại quan điểm: khi bộ chứng từ về trước kế toán ghi nhận quyền sở hữu tài sản bằng việc ghi tăng TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường rất dài. Cứ hình dung công việc thế nào thì ghi nhận kế toán thế vậy, đây là yêu cầu đầu tiên của "kế toán".
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
khuatqthin nói:
Ở công ty mình thì làm như sau

Khi nhân viên cung tiêu đi mua hàng thì hạch toán
Nợ TK 141
Có TK 111

Khi nhân viên cung tiêu mang chứng từ về thanh toán vào cuối tháng
1. Hàng chưa về đến kho:
Nợ TK 151
Nợ TK 133
Có TK 141
Sang tháng sau khi hàng về thì
Nợ TK 156
Có TK 151

Thế là xong rồi
Em cũng thấy cách hạch toán này hợp lí hơn trường hợp treo trên TK 331.
To Hyper: Em xin lỗi. Tại vì đọc mãi bài của anh, em có hiểu ý của anh nhưng em vẫn chưa tìm ra câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi của em :biggrin: Nhưng bây giờ thì hiểu rùi.
 
Sửa lần cuối:
N

nhungpt59

Cao cấp
25/7/03
324
1
0
To nguyen hang: Em chỉ treo vào tài khoản 141 khi chính cán bộ CNV trong doanh nghiệp đứng tên ứng tiền đi mua hàng. Trong trường hợp em trả tiền cho khách hàng thì bắt buộc phải hạch toán vào tài khoản 331 chứ kbhông thể dùng tài khoản 141 đựợc. Còn việc hạch toán hóa đơn chứng từ trong tháng nên đưa vào lúc nào mà vẫn hợp lệ, đảm bảo đơn giản, và vẫn chính xác thì em nên làm. Không nên quá cứng nhắc mà gây phức tạp cho chính bản thân mình khi hạch toán.
 
Q

quynh thom

Guest
8/10/04
7
0
0
41
Ha Noi
Ban a, hang dang di tren duong thi cuoi thang ban xu ly di. Co gi phai ban khoan nhi !
 
H

HyperVN

<b>Phu hót rác</b>
17/3/03
1,833
16
0
47
Hải Phòng
www.webketoan.vn
Ví dụ của Khuatqthin chỉ là một ví dụ hẹp, mình đã trình bày phần trước: nghĩa vụ thanh toán và quyền sở hữu hàng hoá là hai nghiệp vụ khác nhau, ghi nhận vào TK nào và thời gian ra sao còn tuỳ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể, không thể nói đưa vào TK141 hay hơn là việc treo gác trên TK 331.

To chị Nhungpt59: hi hi, chị dạo này cũng lý cố quá, hướng dẫn các em làm vậy là không nên, trường hợp doanh nghiệp thuộc loại nhỏ thì vấn đề xử lý số liệu vào cuối tháng là không sao, trường hợp là một hãng lớn, số liệu báo cáo hàng ngày trên toàn quốc mà phản ánh như vậy thì khá lệch lạc trong việc phản ánh giá trị tài sản doanh nghiệp tức tức thời, nâng nên một chút, nếu doanh nghiệp có hệ thống hạch toán quy chuẩn theo luồng công việc (như ERP chẳng hạn) thì sẽ không bao giờ có bút toán điều chỉnh dạng này trên hệ thống.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA