Ðề: Lập nhóm ôn thi công chức BHXH 2013 Mình làm theo đáp án của bạn duong duong, ko biết là có chuẩn ko nữa
Câu 10 : Nêu khái niệm về tổ chức, cơ quan Nhà nước trong cơ quan hành chính Nhà nước ?
Tổ chức bộ máy nhà nước
Các chức năng nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, bao gồm những cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể toàn vẹn, thực hiện chức năng, nhiệm vục chung của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu thống nhất đã được xác định. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung theo quy định của pháp luật
Bộ máy nhà nước thực hiện 3 loại chức năng lớn: Làm luật, thi hành luật, xét xử độc lập và tuân theo luật. ba loại chức năng đó hình thành ra 3 ngành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là một bộ phận chủ yếu cấu thành của bộ máy nhà nước. đó là một tổ chức nhà nước có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước, thể hiện ý chí nhà nước thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhà nước bằng những phương pháp và hình thức đặc thù.
Cơ quan nhà nước có những đặc điểm cơ bản, cho phép phân biệt với các cơ quan, tổ chức xã hội khác đó là:
Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ mọi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền pháp lý được pháp luật quy định chặt chẽ, được quyền ban hành quyết định thể hiện ý chí nhà nước trong phạm vi thẩm quyền có thể là các văn bản quy phạm pháp luật, theo sự phân cấp trách nhiệm đã được quy định theo pháp luật hoặc có quyền ban hành các quyết định hành chính cá biệt, cụ thể, có hiệu lực thi hành đối với các đối tượng cụ thể hoặc thực hiện các hành vi hành chính trong các trường hợp nhất định.
Các cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động trên cơ sở các văn bản luật và các văn bản dưới luật khác.
ở việt nam các cơ quan nhà nước bao gồm:
- các cơ quan quyền lực nhà nước(các cơ quan đại diện) bao gồm quốc hội (lập hiến và lập pháp) và hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương;
- các cơ quanh hành chính nhà nước (các cơ quan thực hiện chức năng hành pháp)
- các cơ quan xét xử (thuộc ngành tư pháp)
- các cơ quan kiểm sát (thuộc ngành tư pháp).
Mình có đáp án câu 10 này nè.ko biết có được ko???
Câu 10: Nêu khái niệm về tổ chức, cơ quan Nhà nước trong cơ quan hành chính Nhà nước ?
Trả lời:
Khái niệm về tổ chức: là một hệ thống tập hợp 2 hay nhiều người có sự phối hợp hoạt động, có ý thức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Khái niệm về cơ quan Nhà nước: là bộ phận chủ yếu cấu thành bộ máy nhà nước. Đó là một tổ chức Nhà nước có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh Nhà nước, thể hiện ý chí Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và chức năng Nhà nước bằng những phương pháp và hình thức đặc thù.
Ở Việt Nam, các cơ quan Nhà nước bao gồm:
• Cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội và HĐND các cấp ở địa phương (lập pháp).
• Cơ quan hành chính Nhà nước: Chính phủ, Bộ - cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp ở địa phương (hành pháp).
• Các cơ quan xét xử: TAND tối cao, TAND các cấp (tư pháp).
• Các cơ quan kiểm sát: VKSND tối cao, VKSND các cấp (tư pháp).
Cơ quan Nhà nước được thành lập và được trao một loại quyền lực chính trị đặc biệt - quyền lực Nhà nước, để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn Nhà nước do pháp luật quy định;
Khái niệm cơ quan hành chính Nhà nước: là một loại cơ quan thực hiện quyền hành pháp, bao gồm chức năng lập quy và hành chính.
Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm:
• Chính phủ.
• Bộ và cơ quan ngang bộ.
• UBND địa phương (các cấp).
Cơ quan hành chính Nhà nước là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, được thành lập theo quy định của pháp luật (Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh) có tổ chức và hoạt động theo quyết định của pháp luật; sử dụng quyền lực nhà nước thực thi chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;
Cơ quan hành chính Nhà nước là một loại cơ quan thuộc quyền lực hành pháp, được lập ra để thực thi pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. Thẩm quyền của chúng chỉ giới hạn trong phạm vi chấp hành, điều hành và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp;
Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước (còn gọi là các cơ quan quản lý nhà nước liên kết với nhau thành một thể thống nhất được sắp xếp theo cấp và theo phân hệ một trật tự có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau tính thống nhất của hệ thống ngày xuất phát từ tính thống nhất của chức năng nhiệm vụ của hoạt động chấp hành và điều hành hệ thống này phải thực hiện.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được xây dựng xuất phát từ việc đòi hỏi quản lý thường xuyên liên tục các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Chính phủ là trung tâm chỉ đạo điều hành hoạt động của toàn bộ hệ thống Hiến pháp và pháp luật quy định trình tự thành lập nguyên tắc tổ chức của các hệ thống.
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận tập hợp bộ máy nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Vì thế có những đặc điểm riêng bao gồm: là bộ máy chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước. Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND các cấp do cơ quan quyền lực thành lập vì thế nó chịu sự lãnh đạo kiểm tra giám sát của cơ quan thường trực tương ứng, chịu trách nhiệm và báo cáo cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy 1 số cơ quan hành chính nhà nước không phải do cơ quan hành chính cấp trên thành lập trường hợp này nó vẫn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực tương ứng.
Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành nhằm thi hành Hiến pháp và pháp luật đưa pháp luật vào đời sống.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được liên kết với nhau chặt chẽ thành 1 thể thống nhất. Hệ thống cơ quan nhà nước có cơ cấu phức tạp số lượng cơ quan và biên chế rất lớn gấp nhiều lần số lượng cơ quan và biên chế của các cơ quan biên chế còn lại.