Tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán

  • Thread starter Jonicute
  • Ngày gửi
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
Tiếp tục!

Câu hỏi của đại gia jonixinh là về kế toán, mà các đại gia khác đã tạo thành món lẩu gồm có (i) kế toán, (ii) tài chính doanh nghiệp, (iii) thuế, lại còn thêm gia vị luật (ta và tây)- ngửi có mùi là lạ.

tớ mạo muội chốt lại thế này:

1. Về kế toán: cả làng đồng ý, khấu hao là nhằm đáp ứng nguyên tắc phù hợp của kế toán. CHẤM HẾT.
Tôi chưa bày tỏ là tôi chống lại quan điểm này! Tôi đang đề cập đến vấn đề ý nghĩa của khấu hao! nó đem lại cái gì cho doanh nghiệp. Bạn đã nói đến rằng khấu hao không đem lại lợi ích nào và chẳng ảnh hưởng đến IRR và NPV của dự án; còn phủ định cả việc doanh nghiệp sử dụng dòng tiền này để tái đầu tư TSCĐ hoặc tài trợ cho TS khác. Và việc bạn chốt lại câu này thì nên xem lại bài của Hiền. Chúng ta đang suy nghĩ về vấn đề công tác kế toán và ý nghĩa khi đưa ra các con số từ công việc của bản thân. Tôi không bằng lòng với suy nghĩ kế toán chỉ là thực hiện tròn vai.
Tiếp đến nữa một lần nữa tôi khẳng định khấu hao là dòng tiền theo đẳng thức kế toán ma tôi đã đưa ra tôi đã chứng minh được rằng kế toán đem lại một lượng tiền đúng bằng giá trị khấu hao được trích trong kỳ.
Quay trở lại với báo cáo LCTT thì theo phương pháp gián tiếp chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng khấu hao là dòng tiền vào của doanh nghiệp.
Hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp đều cho một kết quả là tiền và các khoản tương đương tiền trên BCTC cùng 1 giá trị. Vậy thì, theo phương pháp trực tiếp dù có hơi khó nhìn thì cũng có thể khẳng định được khấu hao đem lại tiền cho doanh nghiệp. Không nên phản bác ý kiến của người khác bằng cách khẳng định lại ý kiến của mình mà không đưa ra được dẫn chứng hoặc lập luận chứng minh rằng ý kiến đối lập là sai.

2. Về mặt tài chính doanh nghiệp, tớ nói là khấu hao không tạo ra tiền, tớ vẫn cứ ngang ngạnh thế. Nhưng khấu hao có tác động tới số tiền phải trả về thuế, thông qua cái mà quýcô1983 gọi là lá chắn thuế (tax shield). Để xác định dòng tiền phục vụ tính IRR và NPV cần tính khấu hao- nhưng tính thế nào thì liên quan tới món thứ (3) dưới đây

3. về mặt thuế: khấu hao là chi phí hợp lý được khấu trừ. Nhưng mà khấu trừ theo cái tỷ lệ mà cơ quan thuế cho phép. Mà cái tỷ lệ cơ quan thuế cho phép ấy hoàn toàn có thể khác với cái tỷ lệ mà tớ dung để khấu hao cái xe Phantom chở lợn của tớ. Cái này nó dẫn tới

a. Xét về kế toán: lợi nhuận của tớ theo số kế toán, sẽ khác với lợi nhuận mà cơ quan thuế áp vì có sự khác biệt về chi phí khấu hao
b. Xét vể tài chính: số tiền ra phải trả cho thuế phải được tính dựa trên tỷ lệ mà cơ quan thuế cho phép

4. Về mặt luật: luật ta hay luật tây mà về thuế là giống nhau, đều giới thiệu tỷ lệ khấu hao hợp lý được khấu trừ. Luật ta và luật tây về mặt kế toán cũng giống nhau, nếu ta nói chuẩn mực kế toán là “luật” điều chỉnh về kế toán theo đó khấu hao có mục đích theo (1) trên đây.

Quay lại câu hỏi của Jonixinh: tại sao lại phải trình bày loằng ngoằng thế nhỉ? Cái món lẩu này có trả lời được không?

Thêm một lần nữa tôi khẳng định lại khi dòng tiền bị chiết khấu thì những dòng tiền ngầm đem lại cho doanh nghiệp (khấu hao) lại thể hiện tính quan trọng của nó trong việc thực hiện lưu chuyển vốn của doanh nghiệp.
Không nên hiểu chiết khấu dòng tiền ở đây là lãi suất ngân hàng hay tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong dự án mà tỷ suất chiết khấu dòng tiền ở đây đúng bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi thay đổi khấu hao khiến cho dòng tiền trong tương lai thay đổi và trong dự án thì nó bị tác động kép bởi 2 tỷ suất chiết khấu là thuế suất thuế TNDN và tỷ suất chiết khấu của dự án. Khi có thể thay đổi và chuyển được dòng tiền về những năm đầu tiên hoạt động thì IRR và NPV sẽ thay đổi do tránh được chiết khấu của dòng tiền tương lai cho dù tổng số tiền thu về (không quy đổi) không thay đổi; Số thuế phải nộp cũng không thay đổi.
Việc sử dụng chi phí khấu hao này để thay đổi dòng tiền tương lai cũng đã tính đến thoả mãn luật thuế: theo quyết định 203/QĐ - BTC banh hành năm 2003 quy định về quản lý và sử dụng tài sản thì doanh nghiệp có thể áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh cho TSCĐ của mình trong thời gian sử dụng hợp lý miễn sao vẫn đảm bảo có lãi. Mức khấu hao nhanh không vượt quá 2 lần mức khấu hao theo đường thẳng.
Nếu tiếp tục tranh cãi, các bạn hãy bảo vệ ý kiến của các bạn (các ý kiến ấy chống lại ý kiến của tôi). Không nên tranh cãi quá nhiều về khấu hao là khấu hao. Các quy định về khấu hao và cách áp dụng để phù hợp với luật như thế nào.
KHi nảy sinh ra tranh cãi: Hiên đã bác bỏ ý kiến của tôi và cho rằng khấu hao là khấu hao không đem lại cái gì cho doanh nghiệp cả và nó chẳng nói lên điều gì (đại loại thế - tôi không nhớ rõ vì tôi đang Reply nên không về đầu trang được).
Còn tôi, Tôi bảo vệ ý kiến cho rằng khấu hao là dòng tiền ngầm (được thực hiện khi có doanh thu), nó bù đắp chi phí bỏ ra để đầu tư TS và doanh nghiệp sử dụng nó để Tái đầu tư. Nó là một khoản mục trọng yếu trên BCTC nên nó có ý nghĩa nhiều trong phân tích tài chính của các nhà Quản trị, đầu tư và công chúng.
Hãy đưa ra lập luận và dẫn chứng hợp lý để tranh cãi, không nên vào hùa với nhau để đưa ra một câu duy nhất: "tôi nói là khấu hao không đem lại tiền đấy". Nếu vậy, hãy bác bỏ được các lập luận và dẫn chứng của tôi là sai.
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Ui, các cậu trả lời dài quá! Tớ hoa hết cả mắt! Thôi lại mai đọc vậy! Cứ cái gì dài dài là để đến mai!

Mà tớ lỡ miệng hỏi có đúng câu ngắn mà sao bị đáp lại quá trờiiiii? :005:

Lần sau rút kinh nghiệm uốn lưỡi 3 lần trước khi hỏi mới được!
 
T

thd6758

Cao cấp
4/5/07
2,280
119
63
Hà Nội
Ui, các cậu trả lời dài quá! Tớ hoa hết cả mắt! Thôi lại mai đọc vậy! Cứ cái gì dài dài là để đến mai!

Mà tớ lỡ miệng hỏi có đúng câu ngắn mà sao bị đáp lại quá trờiiiii? :005:

Lần sau rút kinh nghiệm uốn lưỡi 3 lần trước khi hỏi mới được!

một vấn đề hỏi rất đơn giản nhưng đã được nấu qua nấu lại mà không đi đến hồi kết do vậy cứ dài.
Còn theo tôi hiểu trước hết BCTC là ảnh chụp tại một thời điểm bất kỳ của doanh nghiệp chứ không phản ánh quá trình HĐSXKD của doanh nghiệp (thiết nghĩ điều này nhắc lại hơi thừa) như vậy hãy xem nội dung các chỉ tiêu mà bạn đưa ra.
Do tính chất BCTC là ảnh chụp tại một thời điểm nên
TSCĐ vẫn là nguyên dang không thay đổi kể từ khi đưa vào sử dụng => thể hiện là nguyên giá ban đầu.
Do TSCĐ đã sử dụng đã hao mòn vậy cái gì thể hiện tại thời điểm này đó chính là khấu hao luỹ kế
Và như thể thực tế tại thời điểm lập BCTC TSCĐ thực chất còn bao nhiêu (tất nhiên chỉ có tính tương đối) => đó chính là giá trị còn lại
Vì vậy dù là người làm kế toán, người làm tài chính thì việc trên BCTC TSCĐ được phản ánh theo 3 chi tiêu : nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại là đương nhiên.
Còn khấu hao TSCĐ có sinh ra tiền không thì có thể nói một cách chắc chắn rằng khâu khao chẳng liên quan gì đến tiền cả mà nó chỉ là phần tài sản đã được chuyển vào sản phẩm trong quá trình sử dụng. Điều này công thức tái sản xuất giản đơn của MAC đã chỉ ra khá rõ
đó là T ban đầu = tài sản + lao động = T thu lại. Nếu TSCĐ sinh ra tiền thì học thuyết về Giá trị thặngư của MAC không thể tồn tại được.
Đó là nói về kinh tế chính trị. Còn thực tế khấu hao TSCĐ là việc thu hồi dần lại khoản tiền đã bỏ ra để đầu tư.
Vài ý kiến góp thêm cho món lấu mà Phancung tổng hợp thêm giá vị.:eyepop:
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Lâu lâu mới quay lại diễn đàn lại được đọc các bài của Bác Phamcung thấy mở mang tầm hiểu biết rất nhiều.
Đành rằng những lập luận của mình còn chưa có hệ thống thì nhiều bạn còn tranh cãi nhưng những lập luận rất có hệ thống, có cơ sở của Bác Phamcung mà nhiều bạn vẫn chưa tâm phục khẩu phục mới là lạ.

Còn về việc trình bày TS thành 3 chỉ tiêu là: Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị cong lại thì mình nhắc lại là để làm cho thông tin trên báo cáo tài chính trở nên hữu ích hơn. Một TSCD có NG 1.000, khấu hao lũy kế 900, giá trị còn lại 100 thì đem lại dòng lợi ích kinh tế trong tương lai hoàn toàn khác với một tài sản có nguyên giá 100 mới.
Về luận điểm khấu hao là dòng tiền theo phương trình kế toán của Quý cô 1983 (em gọi bắt chước Bác Phamcung) thì mình phân tích như sau:
Quay trở lại bảng cân đối kế toán: chúng ta có được đẳng thức
TM = VCSH + NỢ NH + Nợ DH + PTrả - TSNH khác tiền - TSDH - TSNH.
Với giả sử như em ở trên thì sau một kỳ kinh doanh sau khi thu tiền về chúng ta nên chú ý vế bên phải TSDH sẽ giảm xuống đúng bằng khẩu hao??? nghiễm nhiên tiền mặt sẽ tăng lên ít nhất là bằng khấu hao với doanh nghiệp hoạt động có lãi. Và khi thuế suất thuế TNDN vẫn > 0 thì sử dụng khấu hao vẫn còn nhiều tác dụng vê mặt tài chính.
TSDH giảm do tính khấu hao. => Khấu hao làm tăng chi phí => Chi phí làm giảm lợi nhuận => Lợi nhuận giảm làm giảm tổng vốn chủ sở hữu.
Chỉ vế phải của phương trình ảnh hưởng, vế trái chẳng liên quan gì.
Kết luận: Khấu hao chẳng ảnh hưởng gì đến dòng tiền của DN theo mô hình này cả.
 
Sửa lần cuối:
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
tác phong là người việt nam vẫn không bỏ được

Lâu lâu mới quay lại diễn đàn lại được đọc các bài của Bác Phamcung thấy mở mang tầm hiểu biết rất nhiều.
Đành rằng những lập luận của mình còn chưa có hệ thống thì nhiều bạn còn tranh cãi nhưng những lập luận rất có hệ thống, có cơ sở của Bác Phamcung mà nhiều bạn vẫn chưa tâm phục khẩu phục mới là lạ.
Trước tiên, các lập luận của phạmcung đã bị tôi bác bỏ và lập luận bác bỏ của tôi khiến phạmcung đang im tiếng. Tôi đang chờ phạm cung lên tiếng để bác bỏ lập luận của tôi ở trên. Chính phamcung cũng chưa có hiểu biết nhất định để có thể tranh cãi một cách khoa học nhất và câu cuối cùng là: Tôi cứ nói khấu hao không phải dòng tiền đấy! hi hi! lại chuyển sang cãi cùn!


Về luận điểm khấu hao là dòng tiền theo phương trình kế toán của Quý cô 1983 (em gọi bắt chước Bác Phamcung) thì mình phân tích như sau:

TSDH giảm do tính khấu hao. => Khấu hao làm tăng chi phí => Chi phí làm giảm lợi nhuận => Lợi nhuận giảm làm giảm tổng vốn chủ sở hữu.
Chỉ vế phải của phương trình ảnh hưởng, vế trái chẳng liên quan gì.
Kết luận: Khấu hao chẳng ảnh hưởng gì đến dòng tiền của DN theo mô hình này cả.

Để dễ hình dung vì sao nó là tiền nhé! Dưói góc độ kế toán thì hãy hình dung cả kỳ này và kỳ trước đều hoạt động như nhau nghĩa là lợi nhuận mang lại như nhau và khấu hao vẫn không thay đổi. Tôi đang nói đến việc tôi cố định vế trái lại một cách hợp lý mà theo hiền nói thì nó đang biến đổi từ khấu hao chi phí rồi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Ngiễm nhiên theo phương trình kế toán cơ bản thì tiền mặt tăng lên đúng bằng khấu hao.
tôi không thích cái trò vào hùa theo này đâu. Nếu cùng quan điểm thì hãy PM với nhau qua YM để có thể có được những luận chứng sắc hơn để bác bỏ ý kiến của tôi. Đừng có tâng bốc nhau để cho đấy là cơ sở để phản bác người khác. Thói quen muôn đời ấy của người Việt Nam nên bỏ đi.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
hi

Còn khấu hao TSCĐ có sinh ra tiền không thì có thể nói một cách chắc chắn rằng khâu khao chẳng liên quan gì đến tiền cả mà nó chỉ là phần tài sản đã được chuyển vào sản phẩm trong quá trình sử dụng. Điều này công thức tái sản xuất giản đơn của MAC đã chỉ ra khá rõ
đó là T ban đầu = tài sản + lao động = T thu lại. Nếu TSCĐ sinh ra tiền thì học thuyết về Giá trị thặngư của MAC không thể tồn tại được.
Đó là nói về kinh tế chính trị. Còn thực tế khấu hao TSCĐ là việc thu hồi dần lại khoản tiền đã bỏ ra để đầu tư.Vài ý kiến góp thêm cho món lấu mà Phancung tổng hợp thêm giá vị.:eyepop:

Câu cuối cùng của bạn lại mâu thuẫn hoàn toàn với lập luận dựa trên kinh tế chính chính của bạn.
Tôi lại bắt đầu chính bằng phương trình kinh tế tái sản xuất giản đơn của bạn nhé: T ban đầu = Tài sản + Lao động = T thu lại.
bạn có đồng ý với tôi là tái sản xuất giản đơn thì T thu lại = T ban đầu không???
Kế toán hay hoạt động liên quan đến kinh tế cũng xuất phát từ phương trình cơ bản này để hình thành nên các cơ sở khoa học và tạo nên nội dung cho chính nó.
Áp công thức này đúng vào kế toán nhé:
Tiền thu lại = Khấu hao + Chi phí bằng tiền khác (bỏ qua chi phí không bằng tiền như: Chi phí trả trước nó quá nhỏ và tôi cũng khẳng định nó là dòng tiền nhưng không lớn) (1)

Chi phí bằng tiền có thể hình dung nó có thể nợ trong một năm tài chính (hoặc có được bù đắp bởi các chi phí bằng tiền năm trứoc chưa trả giờ đã trả)
tiền ban đầu: =Chi phí bằng tiền khác (nhân công, nguyên, nhiên liệu...) phát sinh trong kỳ. + Các ước tính bằng kế toán về các khoản đã chi bây giờ sẽ tính vào trong kỳ (khấu hao, chi phí trả trước) (2)
Vế (1) của tôi là tiền
Vế (2) là các bút toán phản ánh tiền hoặc các bút toán phản ảnh giá trị của tiền đã chi ra
Chênh lệch của cái khoản gọi là tiền mặt tại bất cứ thời điểm viết ra giữa 2 vế của đẳng thức đấy chính bằng khấu hao.
Một điều nữa, Kinh tế chính trị mác - lê nin mà chúng ta đang hấp thụ chỉ là phải hấp thụ để phù hợp với đường lối chính trị thôi! Trên thế giới còn có nhiều học thuyết kinh tế khác mà các nước tư bản chủ nghĩa đang áp dụng để đào tạo sinh viên của họ.
Trong hơn 50 môn bắt buộc tại trường đại học mà các bạn đã được đào tạo thì có đến gần 10 môn là vứt đi vì chẳng tạo ra giá trị nào với bạn bè thế giới. mà cũng chẳng tạo ra giá trị gì cho người phỏng vấn khi xem hồ sơ của bạn. Nếu bỏ đi những môn ấy thì một trường đại học kinh tế chỉ cần không đến 3 năm là đào tạo xong sinh viên của mình và 4 năm là được 1 kỹ sư.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
úi!

Bác Hien cứ bảo chuẩn mực nói thế này chuẩn mực bảo thế kia thì làm sao thuyết phục được người khác?! Ít ra bác phải giải thích tại sao chuẩn mực người ta làm như thế? hoặc nếu không có chuẩn mực thì bác sẽ làm thế nào? để một người không cần biết đến chuẩn mực là gì, không cần biết nợ/có là gì vẫn có thể hiểu được.

Người ta cứ quen miệng bảo "dùng tiền khấu hao hay nguồn khấu hao để tái đầu tư tài sản cố định". Thực ra, điều này không phải là sai nhưng do chúng ta hiểu sát nghĩa quá nên cứ cho rằng khấu hao tạo ra một nguồn tiền hay một khối lượng tiền thật sự, hiện hữu nào đó. Nhưng không phải vậy, tiền ở đây không hiện hữu mà ý nói đến giá trị mà tài sản đó mang lại, giá trị này chính là khoản (KH+delta lợi nhuận) như em Lady83 đề cập.

Một doanh nghiệp có hạch toán khấu hao (trích khấu hao) hay không chỉ ảnh hưởng đến giá trị tài sản cũng như lãi lỗ của doanh nghiệp chứ không ảnh hưởng đến dòng tiền (dòng thu nhập). Nó chỉ là biện pháp kế toán để phản ánh đúng giá trị tài sản và lãi lỗ như một kỹ thuật xử lý.

Bản thân khấu hao không tạo ra tiền cho doanh nghiệp, chỉ có tài sản mới tạo ra tiền. Hai doanh nghiệp có cùng giá trị tài sản, tỷ suất lợi nhuận tạo ra từ tài sản này như nhau (DN A trích KH, DN B không) thì dòng thu nhập hay dòng tiền tạo ra đều như nhau. Chỉ có điều khi tài sản hết giá trị sử dụng, cần tài sản khác để thay thế thì nguồn tiền để tài trợ hay tái đầu tư lại không như nhau, có thể DN A có nguồn tài trợ và DN B thì không, hoặc ngược lại. Điều này phụ thuộc vào cách quản lý dòng thu nhập nhận được ở trên. DN nào dành dụm (cất tiền sang một bên) mỗi năm một ít từ dòng tiền nhận được mỗi năm bằng số khấu hao đã trích hay bằng giá trị hao mòn (nếu không trích khấu hao) của tài sản thì chắc chắn sẽ có nguồn tiền để tái đầu tư khi tài sản hết giá trị sử dung (giả sử sau thời gian sử dụng, giá thị trường của tài sản không đổi và doanh nghiệp mua lại tài sản mới để thay thế y như tài sản cũ).

Như vậy, nếu chỉ dựa vào giá trị khấu hao đã trích để xác định số tiền dành dụm thì chưa hẳn DN đã có đủ nguồn tiền tái đầu tư do những yếu tố ảnh hưởng như trên. Việc xác định lại giá trị khấu hao qua quyết định khấu hao nhanh hay chậm chỉ để giúp một phần xác định chính xác hơn số tiền cần phải dành dụm chứ không loại bỏ được những yếu tố như trên. Do đó, căn cứ vào giá trị khấu hao để doanh nghiệp xác định nguồn lợi nhuận để lại (tiền dành dụm) để đầu tư thay thế tài sản cũ, chưa tính đến giá trị mở rộng hay nâng cấp.
Ui dà! Em bỏ sót quên mất Reply bài này của chị. SR! But... Em xin đính chính lại câu nói của chị về em rằng em một mực bảo vệ ý kiến của em và em khẳng định nhé (chứ không phải là cho rằng) khấu hao đem lại dòng tiền cho daonh nghiệp (và với doanh nghiệp có lãi thì dòng tiền ấy bằng đúng khấu hao + lợi nhuận sau thuế)
Dòng tiền này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích để tài trợ cho các tài sản khác hoặc để tái đầu tư chính nó nhưng hãy nhìn lên quan hệ của TS tự có và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp về TSCĐ của mình thì sẽ khắc hiểu được rằng: các nhà quản trị; các nhà phân tích tài chính; các nhân viên tín dụng sẽ hiểu được rằng các giá trị còn lại của tài sản sẽ đem lại ít nhất lượng tiền (tương đương tiền) bằng giá trị của nó (luỹ kế đến tương lai). em đã chứng minh vì sao nó là tiền các bài phía sau này.
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Trước tiên, các lập luận của phạmcung đã bị tôi bác bỏ và lập luận bác bỏ của tôi khiến phạmcung đang im tiếng. Tôi đang chờ phạm cung lên tiếng để bác bỏ lập luận của tôi ở trên. Chính phamcung cũng chưa có hiểu biết nhất định để có thể tranh cãi một cách khoa học nhất và câu cuối cùng là: Tôi cứ nói khấu hao không phải dòng tiền đấy! hi hi! lại chuyển sang cãi cùn!
Thật ra tôi rất thích những người tranh luận để bảo vệ chân lý. Tuy nhiên ở đây có vẻ bạn hơi thái quá. Có thể bạn mới tham gia diễn đàn nên chưa hiểu biết về Bác Phamcung. Hầu hết các thành viên của diễn đàn này phải công nhận về trình độ kế toán/kiểm toán/quản trị tài chính của Bác Phamcung. Bác ấy đã và đang làm việc ở những vị trí rất được nể trọng trong giới Kế toán/kiểm toán. Tôi không phải là Phamcung mà tôi cũng thấy không hài lòng khi bạn đánh giá Bác ấy như vậy.

Để dễ hình dung vì sao nó là tiền nhé! Dưói góc độ kế toán thì hãy hình dung cả kỳ này và kỳ trước đều hoạt động như nhau nghĩa là lợi nhuận mang lại như nhau và khấu hao vẫn không thay đổi. Tôi đang nói đến việc tôi cố định vế trái lại một cách hợp lý mà theo hiền nói thì nó đang biến đổi từ khấu hao chi phí rồi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Ngiễm nhiên theo phương trình kế toán cơ bản thì tiền mặt tăng lên đúng bằng khấu hao.
tôi không thích cái trò vào hùa theo này đâu. Nếu cùng quan điểm thì hãy PM với nhau qua YM để có thể có được những luận chứng sắc hơn để bác bỏ ý kiến của tôi. Đừng có tâng bốc nhau để cho đấy là cơ sở để phản bác người khác. Thói quen muôn đời ấy của người Việt Nam nên bỏ đi.

Như mình đã phân tích: việc trích khấu hao chỉ ảnh hưởng đến vế phải của đẳng thức kế toán bạn đưa ra:
TM = VCSH + NỢ NH + Nợ DH + PTrả - TSNH khác tiền - TSDH - TSNH
Vì sao: Vì trích khấu hao làm giảm giá trị tài sản và làm tăng chi phí => Ảnh hưởng đến khoản mục TSCD trên BCDKT (Bảng cân đối kế toán), cũng đồng thời ảnh hưởng đến khoản mục lợi nhuận chưa phân phối trên BCDKT vì khấu hao làm tăng chi phí -> Giảm lợi nhuận.
Như vậy nếu xét trên góc độ BCDKT thì nghiệp vụ trích khấu hao ảnh hưởng đến cả 2 bên của BS: làm cho tổng TS và tổng NV cùng giảm đi một lượng.
Tuy nhiên nếu đặt vào phương trình của bạn thì nghiệp vụ trích khấu hao chỉ ảnh hưởng đến vế phải của phương trình: TSDH và VCSH đều giảm cùng một lượng => Không ảnh hưởng gì đến vế trái. => Không ảnh hưởng gì đến tiền mặt.
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Tớ sợ quyco1983 thật.

Những điểm tớ đã nói, tớ không nói lại nữa. Chỉ muốn nói thêm một điểm về báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

quyco1983 nói khấu hao là một dòng tiền, chỉ ra dẫn chứng là trong báo cáo lctt theo phương pháp gián tiếp, thẩy có khoản cộng khấu hao vào.

Tớ muốn chúng ta xem rõ một chút ở đây:

Trước khiu đi vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT), chúng ta cần biết tiền được tạo và mất đi thế nào. Tiền được tạo ra và mất đi từ ba loại hoạt động chính
(1) Họat động SXKD: khi tiền được thu từ người mua hàng, tiền thanh toán cho người bán hàng, tiền trả cho công nhân, người cung ứng các dịch vụ khác
(2) HOạt động đầu tư: mua sắm tài sản cố định, hoặc bán tài sản cố đinh
(3) hoạt động tài chính: thu từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay nợ. Trả cổ tức, thanh toán trái phiếu.

Khấu hao không nằm trong bất cứ hoạt động tạo tiền nào.

Có 2 Phương pháp lấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Phương pháp trực tiếp: người ta trực tiếp lấy thông tin về các dòng tiền từ sổ tiền mặt và tiền gửi, theo phương pháp này, khấu hao sẽ không được nhắc tới.

Phương pháp gián tiếp: lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD được xác định motọ cách gián tiếp từ lợi nhuận trong năm (trước thuế). Để xác định dòng tiền từ HĐSXKD người ta lấy Lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho giao dịch không băng tiền như khấu hao, chênh lệch đánh giá lại tài sản. Sau khi điều chỉnh các khoản này, người ta sẽ tính được lưu chuyển tiền từ HĐSXKD trước khi điều chỉnh cho các khoản tăng giảm tài sản lưu động và công nợ ngắn hạn.

Như vậy khấu hao trong LCTT Theo phương pháp gián tiếp chỉ là một khoản điều chỉnh cho một khoản mục phi tiền tệ, chỉ là một thủ pháp kỹ thuật mà thôi chứ hoàn toàn không có liên quan tới việc tạo tiền ngầm tiền nổi gì hết.

Những lập luận của quyco1983, jonixinh là rất thẳng thắn, cởi mở. Tuy thế đôi lúc người khác có cảm giác các đại gia đi hơi quá. Tranh luận là việc tấn công quan điểm, không phải tấn công con người. Tranh luận cũng là việc biết nghe chứ không chỉ đơn thuần là việc biết nói.
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
goodbye!

Lâu lâu mới quay lại diễn đàn lại được đọc các bài của Bác Phamcung thấy mở mang tầm hiểu biết rất nhiều.
Đành rằng những lập luận của mình còn chưa có hệ thống thì nhiều bạn còn tranh cãi nhưng những lập luận rất có hệ thống, có cơ sở của Bác Phamcung mà nhiều bạn vẫn chưa tâm phục khẩu phục mới là lạ.

.

Tôi đã up rất nhiều lập luận của tôi và các lập luận của tôi hoàn toàn khoa học. Các bạn đưa ra chủ định là bác bỏ ý kiến của tôi thì hãy bác bỏ bằng lập luận bằng cơ sở lý thuyết hay thực chứng kinh tế. Đừng lập luận bằng những câu đại loại như: bạn ấy lập luận hay thế mà không phục mới là lạ. Tôi hy vọng học hỏi được nhiều vấn đề hay khi nẩy ra tranh cãi nhưng tôi hơi thất vọng khi chưa có được phản bác nào khả dĩ tôi cho rằng có chiều sâu về suy nghĩ để tôi có thể học hỏi. Bài viết mà tôi cho rằng có đầu tư nhất mà khiến tôi bất ngờ nhất lại là người khởi xướng ra câu hỏi: Jonicute! Dù sao thì tôi cũng tham gia tranh cãi nốt đề tài này rồi tôi nghỉ! tôi "bơi" qua diễn đàn khác về kinh tế thì hợp lý hơn cho tôi. Vậy trước khi "Bơi" thì tôi cũng phải cho các biền bối như hiên hay phạmcung sao đỏ lòm trên ngực thành cựu chiến binh. hi hi.
thành viên cố vấn thì có gì ghê gớm đâu! tưởng thế nào chứ bảo tôi không hiểu biết gì về NPV và IRR mà lại trả lời như thế thì tôi phải lên đên trên cả supper mod. Nào hãy đánh guc tôi trước khi tôi bị cấm truy cập diễn đàn! Nếu tôi thắng tôi vẫn giữ thói quen truy cập diễn đàn nhưng nếu tôi thua tự tôi sẽ nhận thua toàn diện và vĩnh viễn tôi chẳng truy cập nữa. Danh dự đấy! tôi là người có cái tôi rất lớn, có cá tính và tự tin. Tôi đã mất tự tin duy nhất 1 lần trong đời cách đây 4 năm. thất bại trong tranh cãi này biết đâu khiến tôi phải nhìn lại mình một lần nữa theo chu kỳ 4 năm. nhị vị tiền bối "BƠI" hết vào đây. ban đầu, tôi định chỉ tranh cãi cho vui nhưng tôi ghét cái thái độ vào hùa của mấy vị nên tôi quyết phân bại rõ ràng. Mất thời gian của tôi, mỗi bài viết của tôi không dưới 1.000 từ đâu mà cũng chẳng phải nói suông cho vui đâu. 3 Ngày sau tôi sẽ lên để đọc được những dòng trăn trối của 2 cựu chiến binh. Mà các vị học được của tôi hơi nhiều chứ tôi chưa học đựoc cái gì từ các vị đâu. Kể cả cái nội dung khấu hao là khấu hao thì cháu gái của tôi 3 tuổi nó cũng đã nói được là" ấu ao à ấu ao" rồi. Còn đứa học lớp 3 thì đưa quyết định 206 cho nó đọc nó cũng đọc được cho tôi khấu hao là gì rồi! đừng copy những gì mấy ổng trên bộ nói rồi paste lại cho tôi. Hãy cho tôi biết u hiểu được gì sau những quyết định đấy. BB
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
ok!men!

Tớ sợ quyco1983 thật.

Những điểm tớ đã nói, tớ không nói lại nữa. Chỉ muốn nói thêm một điểm về báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

quyco1983 nói khấu hao là một dòng tiền, chỉ ra dẫn chứng là trong báo cáo lctt theo phương pháp gián tiếp, thẩy có khoản cộng khấu hao vào.

Tớ muốn chúng ta xem rõ một chút ở đây:

Trước khiu đi vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT), chúng ta cần biết tiền được tạo và mất đi thế nào. Tiền được tạo ra và mất đi từ ba loại hoạt động chính
(1) Họat động SXKD: khi tiền được thu từ người mua hàng, tiền thanh toán cho người bán hàng, tiền trả cho công nhân, người cung ứng các dịch vụ khác
(2) HOạt động đầu tư: mua sắm tài sản cố định, hoặc bán tài sản cố đinh
(3) hoạt động tài chính: thu từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay nợ. Trả cổ tức, thanh toán trái phiếu.

Khấu hao không nằm trong bất cứ hoạt động tạo tiền nào.

Có 2 Phương pháp lấp báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Phương pháp trực tiếp: người ta trực tiếp lấy thông tin về các dòng tiền từ sổ tiền mặt và tiền gửi, theo phương pháp này, khấu hao sẽ không được nhắc tới.

Phương pháp gián tiếp: lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD được xác định motọ cách gián tiếp từ lợi nhuận trong năm (trước thuế). Để xác định dòng tiền từ HĐSXKD người ta lấy Lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho giao dịch không băng tiền như khấu hao, chênh lệch đánh giá lại tài sản. Sau khi điều chỉnh các khoản này, người ta sẽ tính được lưu chuyển tiền từ HĐSXKD trước khi điều chỉnh cho các khoản tăng giảm tài sản lưu động và công nợ ngắn hạn. Như vậy khấu hao trong LCTT Theo phương pháp gián tiếp chỉ là một khoản điều chỉnh cho một khoản mục phi tiền tệ, chỉ là một thủ pháp kỹ thuật mà thôi chứ hoàn toàn không có liên quan tới việc tạo tiền ngầm tiền nổi gì hết.

Những lập luận của quyco1983, jonixinh là rất thẳng thắn, cởi mở. Tuy thế đôi lúc người khác có cảm giác các đại gia đi hơi quá. Tranh luận là việc tấn công quan điểm, không phải tấn công con người. Tranh luận cũng là việc biết nghe chứ không chỉ đơn thuần là việc biết nói.

Tôi nghe chứ! nghe rất kỹ, các lời nói và vì nghe rất ký tôi mới phát hiện ra các lập luận sai, các đánh giá tốt đẹp về tôi!
Quay trở lại cái BCLCTT nhé: tiền cuối kỳ = Tiền đầu kỳ + Lợi nhuận + khấu hao+ Điều chỉnh các khoản hầm bà nhằng khác+ -...
Tôi không quan tâm.
Để dễ hình dung, Tôi giả định rằng: không có các khoản chênh lệch tiền cuối kỳ và đầu kỳ từ hoạt động đầu tư và tài chính, từ phải trả và phải thu (bù đắp đi nhé). Lợi nhuận năm nay vẫn như năm trước thì chẳng phải là tiền cuối kỳ bằng đúng tiền đầu kỳ + khấu hao không??? Đấy là với một vòng tuần hoàn kín theo giả định của tôi, nếu đưa vào các yếu tố khác ngoài giả định của tôi khiến tiền cuối kỳ khác đi so với đẳng thức trên nhưng vẫn chứng minh được rằng khoản cuối kỳ có giá trị chênh lệch với công thức trên đã đuợc sử dụng để tài trợ cho các khoản chênh lệch khác tạo ra.
Còn về phương pháp trực tiếp khó có thể nhìn được dễ dàng như phương pháp gián tiếp nhưng có đầu óc suy diễn tí thì cũng có thể chứng minh được nó rõ ràng. Làm kế toán thì có lẽ trước đây thi khối A về toán học chắc cũng chẳng đến nỗi. Những người nào đồng ý với lập luận của tôi cứ bày tỏ thẳng thắn, không phải ngại! Các bạn hãy tin ở tôi như tôi đang tin ở tôi! Đừng nhìn vào 2 cái sao trên đầu tôi mà e ngại tôi đang nói càn! 120 bài viết của tôi cũng phải tương đương với 2.000 bài của các cá nhân trong diễn đàn này đấy (nếu so với xích-ma độ dài)
 
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Quay trở lại cái BCLCTT nhé: tiền cuối kỳ = Tiền đầu kỳ + Lợi nhuận + khấu hao+ Điều chỉnh các khoản hầm bà nhằng khác+ -...
Tôi không quan tâm.
Để dễ hình dung, Tôi giả định rằng: không có các khoản chênh lệch tiền cuối kỳ và đầu kỳ từ hoạt động đầu tư và tài chính, từ phải trả và phải thu (bù đắp đi nhé). Lợi nhuận năm nay vẫn như năm trước thì chẳng phải là tiền cuối kỳ bằng đúng tiền đầu kỳ + khấu hao không??? Đấy là với một vòng tuần hoàn kín theo giả định của tôi, nếu đưa vào các yếu tố khác ngoài giả định của tôi khiến tiền cuối kỳ khác đi so với đẳng thức trên nhưng vẫn chứng minh được rằng khoản cuối kỳ có giá trị chênh lệch với công thức trên đã đuợc sử dụng để tài trợ cho các khoản chênh lệch khác tạo ra.
Còn về phương pháp trực tiếp khó có thể nhìn được dễ dàng như phương pháp gián tiếp nhưng có đầu óc suy diễn tí thì cũng có thể chứng minh được nó rõ ràng. Làm kế toán thì có lẽ trước đây thi khối A về toán học chắc cũng chẳng đến nỗi. Những người nào đồng ý với lập luận của tôi cứ bày tỏ thẳng thắn, không phải ngại! Các bạn hãy tin ở tôi như tôi đang tin ở tôi! Đừng nhìn vào 2 cái sao trên đầu tôi mà e ngại tôi đang nói càn! 120 bài viết của tôi cũng phải tương đương với 2.000 bài của các cá nhân trong diễn đàn này đấy (nếu so với xích-ma độ dài)
Đúng là sợ cách tranh luận của Lady1983.
Đọc đến đây thì thấy hình như bạn chưa rõ về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lắm.
Trong tính toán dòng tiền của báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ liên quan đến lợi nhuận của năm tính toán, không thể làm phép tính như bạn được.

Bài viết dài hay ngắn không quyết định giá trị của bài viết. Một bài viết có giá trị khi: (1) có tính ứng dụng cao hay (2) có tính học thuật tốt.
 
S

songcham

Cao cấp
17/7/08
533
4
18
HCM
Các bạn đã thảo luận nhiều về TSCĐ và khấu hao, hàm chứa nhiều quan điểm lý thú. Tôi chỉ muốn lưu ý một điều, không nên tách rời kế tóan và quản trị tài chính theo kiểu "đèn nhà ai nấy rạng". Trong chuỗi mắt xích công việc, số liệu kế tóan được trình bày, phần lớn là nhằm cho mục đích quản trị. Vì thế, nếu không biết khâu sau thực sự muốn gì thì thì kết quả khâu trước xuất ra khó bề mỹ mãn các bạn ạ!
Tôi muốn đưa một vấn đề khác (trước đây các bạn cho là "muỗi") để thảo luận thêm: các tài sản dài hạn (TSDH) khác ngòai TSCĐ, có nên được yêu cầu trìng bày theo cách phân định giá trị ban đầu, chi phí tích lũy và giá trị còn lại không?
Mặc dù các qui định hiện tại chỉ cho phép các khỏan dài hạn được phân bổ không quá 3 năm, trong thực tế nhiều đơn vị có giá trị ban đầu của TSDH rất lớn (ví dụ chi phí trước họat động) hoặc tăng lên hàng năm rất lớn (ví dụ chi phí sữa chữa lớn), do phân bổ thời gian ngắn nên tạo ra các khỏan chi phí phi tiền mặt (non-cash expenses) là khá lớn, tại sao lại không yêu cầu trình bày như TSCĐ?
Các bạn cho cao kiến nhé!
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
hic!

Đúng là sợ cách tranh luận của Lady1983.
Đọc đến đây thì thấy hình như bạn chưa rõ về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lắm.Trong tính toán dòng tiền của báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ liên quan đến lợi nhuận của năm tính toán, không thể làm phép tính như bạn được.

Bài viết dài hay ngắn không quyết định giá trị của bài viết. Một bài viết có giá trị khi: (1) có tính ứng dụng cao hay (2) có tính học thuật tốt.

đây là lần thứ 4 tôi nghe được câu nói này của bạn trong diễn đàn 2 lần trước dành cho những người lập chính sách 2 lần dành cho tôi. Người nào chưa hiểu thì nên nghiên cứu thêm còn tôi tôi đã chỉ ra quá rõ ràng rồi có cần giải thích thêm không? (hay là ngày trước thi khối C) thì cũng phải giải thích thêm. Chỉ đơn thuần là toán học thôi! con một số chi tiết cần phải suy diễn nữa. Được rồi! Hiện tại tôi chỉ đưa ra ý kiến sơ sài về BCLCTT tạm như vậy đã nhé. Ngày mai tôi sẽ đưa nó lên đúng chuẩn theo bộ tải chính xem Hiền điệt lẫn sư thúc phamcung của u có lăn tăn gì nữa không nhé. Đến ngày mai tôi up chính thức phân tích dòng tiền của tôi thông qua BCLCTT lên thì đừng lắp bắp nữa nhé. Tại sao phải sợ cách tranh luận của tôi! Tôi cảm thấy sợ cách tranh luận của u thì có! u không có cơ sở lập luận, u không có luận cứ chính xác, thay vì tiếp tục tranh cãi thì u lại đưa sư thúc của u lên để báo với tôi rằng: may mà sư thúc xuất hiện kịp thời khiến cho lady kia phải chết lặng. Thực tế chứng minh rằng sư thúc của u cũng chưa đưa ra được bất cứ dẫn chứng nào để chứng minh rằng tôi đang đi không đúng hướng. Tôi chỉ thấy bất ngờ về con phantom của sư thúc của u mà thôi!
 
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
um`

Thật ra tôi rất thích những người tranh luận để bảo vệ chân lý. Tuy nhiên ở đây có vẻ bạn hơi thái quá. Có thể bạn mới tham gia diễn đàn nên chưa hiểu biết về Bác Phamcung. Hầu hết các thành viên của diễn đàn này phải công nhận về trình độ kế toán/kiểm toán/quản trị tài chính của Bác Phamcung. Bác ấy đã và đang làm việc ở những vị trí rất được nể trọng trong giới Kế toán/kiểm toán. Tôi không phải là Phamcung mà tôi cũng thấy không hài lòng khi bạn đánh giá Bác ấy như vậy.

.

Trước tiên! Tôi không thái quá! Chính u và phamcung đã có tác động khiêu khích tôi trước và không nhất thiết phải nhắc lại điều này! Việc khiêu khích này khiến tôi không chấp nhận được và sử dụng ngôn từ mang tính khiêu khích hơn trong bài viết của tôi. Và việc u và phamcung đã đi lệch hướng và tôi nắm bắt được phần thắng của tôi trong tay thì tôi càng có cơ sở hơn để sử dụng ngôn từ của tôi: tôi đọc lại nôm na câu của phamcung gửi cho tôi nhé: Một số cái lặt vặt khác: khấu hao ảnh hưởng tới NPV và IRR? Tớ mạo muộn kết luận là Cái này thể hiện là người viết không chuyên sâu về tài chính dự án lắm. Khi tính I e rờ e rờ hoặc là en nờ pê vê, người ta chỉ quan tâm tới dòng tiền thôi (tiền thật chứ không phải ngầm nghiếc gì nhé). lấy tiền, theo năm.
Tôi chẳng chuyên sâu gì cả nhưng chỉ cần đọc đến đây tôi cũng biết người đang phản bác lại ý kiến của tôi đứng đến đâu trong lĩnh vực này. Đừng đưa ra thâm niên hoạt động của người nào đấy để doạ tôi, chẳng phải là có người đã từng bảo mọi người trong diễn đàn đều bình đẳng??? Và có thâm niên làm việc trong lĩnh vực đấy là thành thánh sống cứ nói là đúng??? và đánh giá tôi là người không có hiểu biết khi nói về vấn đề ấy trong khi bản thân thì chưa có hiểu biết chắc chắn! Hay là đã được xem như cấp trên là xếp thì cái gì xếp nói chẳng đúng???
Cả u nữa khi mà các lập luận của phamcung đã bị tôi phản bác và chưa có hồi âm của phamcung để phản bác lại ý kiến của tôi thì u lại bảo phamcung có những lập luận tuyệt vời và tôi không tâm phục khẩu phục thì mới làm lạ. U hãy chỉ cho tôi xem u tâm phục khẩu phục ở chỗ nào??? và những lập luận của phạmcung khoa học và đã làm tôi khâm phục ở chỗ nào và tôi đã có thái độ ấy chưa? Kiểu tung hứng của một số nhân viên hành chính nhà nước của u bỏ đi không khá được đâu. Còn một số từ của phạmcung ý chỉ các bài viết của tôi có mùi. Tôi không phủ nhận các ý kiến này khiến tôi cay cú và tôi quyết phân thắng thua chứ không đơn thuần tranh cãi.
Các bài viết của tôi là các hiểu biết của tôi về kế toán cũng như các lĩnh vực khác, không đơn thuần tôi viết cho vui mồm như một thằng không biết gì chỉ viết cho dài chữ cho đẹp mắt.
các bài viết của tôi dù có nhiều lỗi nhưng có một số bài u cố lắm thì cũng nghĩ ra được 1 nửa từng ấy thôi. thật đấy! Mẹ tôi đang chửi tôi vì tôi tham gia trò vô bổ! ngày mai tôi sẽ post bài cuối cùng của tôi lên và đừng có lắp bắp nữa nhé! nếu có thì hãy chuẩn bị đi! tạm biệt những con người cục bộ và luôn đặt ra giới hạn cho bản thân và các người luôn có giới hạn nên các người mãi mãi như vậy. (như một con chấy bị nhốt trong hộp ấy! nó chỉ nhảy cao đúng bằng cái hộp thôi) mà nhảy cao được bằng cái hộp hiện nay cũng khó rồi đấy!
 
Sửa lần cuối:
Hien

Hien

WKTER
Thành viên BQT
18/2/05
4,303
1,509
113
Hà Nội - Thái Nguyên
Đến ngày mai tôi up chính thức phân tích dòng tiền của tôi thông qua BCLCTT lên thì đừng lắp bắp nữa nhé. Tại sao phải sợ cách tranh luận của tôi! Tôi cảm thấy sợ cách tranh luận của u thì có! u không có cơ sở lập luận, u không có luận cứ chính xác, thay vì tiếp tục tranh cãi thì u lại đưa sư thúc của u lên để báo với tôi rằng: may mà sư thúc xuất hiện kịp thời khiến cho lady kia phải chết lặng.

Bạn hơi quá tự tin vào khả năng và kiến thức của mình hay bạn cứ thích trọc và coi thường người khác vậy.
Bạn tự khẳng định là bạn chưa thành thạo về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà vẫn tranh luận bằng những chứng cớ chẳng ăn nhập gì và không có cơ sở.

Hầu hết các thành viên tham gia diễn đàn này đều là kế toán hoặc có liên quan đến kế toán nên các công thức cộng trừ mọi người đều nắm được, không kể người đó học khối gì.

Chúng tôi lập luận đều trên cơ sở các sách được viết bởi các học giả có uy tín ở Việt Nam và trên thế giới. Đó chưa phải là bằng chứng lý thuyết sao? Những vấn đề này đã được công nhận từ rất lâu rồi nên chúng gần như không còn phải tranh luận bởi giới học giả.

Câu hỏi tôi đặt ra với bạn: Bạn tham gia diễn đàn để làm gì? Để tranh luận cho một vấn đề khoa học mà bạn đang nghiên cứu? Thế thì bạn đã nghiên cứu (literatuer review) đủ kỹ chưa? Đọc bài của bạn đoạn nói về báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì thấy rằng thậm chí bạn chưa có được những sự phân biệt các khái niệm cơ bản của kế toán như: dòng tiền thu (cash in flow) và doanh thu (revenue), cơ sở tiền mặt khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và cơ sở dồn tích trong việc lập các báo cáo tài chính khác.

Còn không bạn có mục đích gì khác mà luôn khẳng định rằng chúng tôi là những người kém cỏi, cần xách dép học bạn?
 
Sửa lần cuối:
Jonicute

Jonicute

Guest
21/3/08
495
1
0
Hanoi
Lâu lâu mới quay lại diễn đàn lại được đọc các bài của Bác Phamcung thấy mở mang tầm hiểu biết rất nhiều.
Đành rằng những lập luận của mình còn chưa có hệ thống thì nhiều bạn còn tranh cãi nhưng những lập luận rất có hệ thống, có cơ sở của Bác Phamcung mà nhiều bạn vẫn chưa tâm phục khẩu phục mới là lạ.

Về luận điểm khấu hao là dòng tiền theo phương trình kế toán của Quý cô 1983 (em gọi bắt chước Bác Phamcung) thì mình phân tích như sau:

TSDH giảm do tính khấu hao. => Khấu hao làm tăng chi phí => Chi phí làm giảm lợi nhuận => Lợi nhuận giảm làm giảm tổng vốn chủ sở hữu.
Chỉ vế phải của phương trình ảnh hưởng, vế trái chẳng liên quan gì.
Kết luận: Khấu hao chẳng ảnh hưởng gì đến dòng tiền của DN theo mô hình này cả.

VD:

Giả sử tình hình tài sản nguồn vốn của ABCD vào 1/1/2008 như sau:

Tài sản ngắn hạn: 20
Trong đó:
Tiền mặt: 15
Tsản ngắn hạn khác: 5

Tài sản dài hạn: 30
Trong đó:
Tài sản cố định hữu hình (một chiếc bàn để hội đồng quản trị ABCD họp mỗi khi bất đồng quan điểm):
Nguyên giá: 20
Khấu hao luỹ kế: 5
Giá trị sổ sách: 15

Tổng nguồn vốn: 50


Giả sử thêm:

* Doanh thu các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 10; 10 và 10 :004: Chi phí phát sinh 3 năm giống y chang nhau. Nói tóm lại chỉ có vấn đề cách khấu hao và thuế suất thuế thu nhập là khác nhau thôi còn các cphí khác ngoài khấu hao và thuế thì y chang nhau 3 năm như 1.

* Tập đoàn không được hưởng bất kỳ một ân hạn nào về thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh thu tiền tươi nhận về sau khi bán hàng.

Yêu cầu:

1/ Nếu ABCD tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng, với thời gian khấu hao của tài sản là 20 năm, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 10%, 20%, 30% thì tiền mặt của ABCD trong các năm 2008, 2009, 2010 là bao nhiêu?

2/ Nếu ABCD tính khấu hao theo phương pháp nhanh và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp không đổi (cả 2 năm thuế suất đều 10%) thì tiền mặt của ABCD trong 3 năm 2008, 2009, 2010 là bao nhiêu?

3/ Từ đó kết luận về dòng tiền của doanh nghiệp.
 
Bong05

Bong05

Bà già khó tính
6/1/07
1,921
11
38
Nam Dinh
Đang trên dòng tranh luận đề tài bây giờ bắt đầu quay ra chỉ trích nhau và tự đề cao mình! Hic! Không lẽ cuộc tranh luận nào đến hồi kết cũng thế hả các bác! Tranh luận để ra một chân lý chung chứ tranh luận để thế này à???






Người với người sống để yêu nhau​
 
loboglory

loboglory

Cao cấp
17/12/04
286
2
18
40
Ha noi
Tôi đề nghị offline giữa Jonicute, phamcung, lannhu, hien, lady1983
Chỉ có offline thì vấn đề mới được tháo gỡ! Hí hí!
 
phamcung

phamcung

Guest
30/9/05
378
13
0
Hanoi
Tớ rút khỏi cuộc tranh luận, vì nó chẳng đi đến đâu cả...:friend:
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA