Chứng chỉ kế toán trưởng có thật sự cần thiết ?!

  • Thread starter phuongnt
  • Ngày gửi
P

phuongnt

Guest
16/7/04
1
1
0
46
Đồng Nai
Hi All !
Mình thấy để lấy chứng chỉ KTT thì cũng chỉ học lại những chương trình đã học ở Đại học. Chả lẽ mấy chả dở hơi cho rằng bằng Đại học < chứng chỉ KTT ?? Vô lý quá ! Tự mình đi phủ định mình. Vì vậy mời các bạn có ý kiến và nếu học thì nên học ở đâu là tốt ? Ngoài ra còn có một chương trình lấy chứng chỉ "Quản trị tài chính cao cấp" do phân viện tài chính HCm thuộc bộ TC. Không biết có bác nào có thể chia sẻ kinh nghiệm được không ? Học ở đó có chất lượng không ? Và chứng chỉ này được người ta công nhận ở mức độ nào ? Thanks !!!
 
  • Like
Reactions: do kim hoanh
Khóa học Quản trị dòng tiền
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Việc học môn nào để lấy chứng chỉ KTT là BTC quy định nên các trung tâm vẫn phải đi theo thôi. Sở dĩ họ quy định chương trình như vậy là bởi vì đối tượng học để lấy chứng chỉ KTT là không giống nhau. Có người tốt nghiệp trung cấp kế toán và sau 5 năm đi làm họ cũng được học để lấy chứng chỉ KTT mà. Các môn như kiểm toán, phân tích tài chính doanh nghiệp, kinh tế vi mô, vĩ mô....thì họ chưa được học nên đối với họ là rất cần thiết. Tuy vậy với những ai đã tốt nghiệp đại học thì những môn như vậy cũng có phần hơi thừa. Nói vậy chứ cũng còn tuỳ trong quá trình giảng dạy, người giáo viên đứng lớp có thể truyền tải nội dung gì tới người học mới là quan trọng vì những đối tuợng của lớp KTT cần 1 khối lượng kiến thức thực tế hơn là lý thuyết.

Việc thi lấy chứng chỉ "quản trị tài chính cao cấp" thì bạn có thể học bên viện tài chính doanh nghiệp, AFC hay bên trường Đại học kinh tế cũng được. Nói chung là học ở đâu cũng không quan trọng lắm mà quan trọng là người học muốn tiếp thu cái gì thôi.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
Em muốn hỏi các anh chị về khoá học kế toán trưởng tại Bộ Tài Chính. Có điều kiện gì không ạ? Chẳng hạn có yêu cầu là đã tốt nghiệp đại học, hay đã có kinh nghiệm làm về kế toán...???
 
P

phuongnt

Guest
16/7/04
1
1
0
46
Đồng Nai
Cám ơn Tranvanhung nhiều về ý kiến của bạn. Nhưng mình vẫn muốn biết nếu có chứng chỉ "Quản trị tài chính cao cấp" thì được xã hội công nhận như thế nào ? Có bác nào có ý kiến khác không ?
 
Sửa lần cuối:
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
Ôi, bạn muốn công nhận gì nhỉ ? Nó chỉ là 1 tấm giấy thông hành phụ không hơn không kém, điều quan trọng là năng lực làm việc của bạn thôi. Thực ra thì khi tuyển nhân viên các công ty chẳng yêu cầu cần phải có chứng chỉ này mà chỉ đòi hỏi chứng chỉ KTT (nếu như bạn dự tuyển vị trí KTT). Chứng chỉ này chỉ là cái bổ sung thêm mà thôi và không có cũng chẳng sao cả. Ngay cả mấy công ty có phòng tài chính riêng thì khi tuyển nhân viên họ cũng không yêu cầu là phải có loại chứng chỉ này.
Việc học lấy chứng chỉ này chẳng qua là mình tự bổ sung thêm kiến thức mà thôi chứ không quan trọng lắm.
 
nedved

nedved

Guest
14/7/04
687
2
0
Xa xa nương dâu
Hiện nay có chứng chỉ kế toán do Bộ tài chính cấp. Chứng chỉ này cho phép người sở hữu có thể cung cấp dịch vụ kế toán. Muốn có Chứng chỉ này bạn phải thi 5 trong số 8 môn thi trong cùng kỳ thi CPA. theo tôi hiện nay ở VN, chứng chỉ kế tóan này có giá trị nhất
 
H

huyencao

Guest
15/12/04
6
0
0
44
hochiminh
mình nghe thông tin về bằng Kế Toán, bằng Kiểm toán, vậy muốn có thì mình cần có tiêu chuẩn gì và liên hệ ở đâu. bạn nào biết hỗ trợ mình nhé. thanks!
 
phuonghoanglua

phuonghoanglua

Guest
30/7/04
235
0
16
41
In legend
Truy cập trang
Bằng kế toán và bằng kiểm toán ở trong diễn đàn này nói rất nhiều rùi mà, bạn có thể tìm đọc để biết thêm thông tin chi tiết, nếu chưa tìm thấy có thể sử dụng chức năng hỗ trợ của diễn đàn để tìm kiếm.
Chúc bạn có được thông tin như ý.
 
A

AnhTruc

Guest
Mình cũng dự định đi học lớp KTT . Nhưng không biết tham gia khoá này có phí tiền không vì như bạn nói là chỉ học lại chwơng trình cũ . Bạn vui lòng nào biết vui long giải đáp dùm mình .
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
To: AnhTruc,

Bạn hãy xem lại ý kiến của anh Hùng ở trên. Nếu bạn không cần bằng KTT vẫn làm việc được thì không nhất thiết phải đi học!
:atom:
 
tranvanhung

tranvanhung

Gãi ngứa
20/2/04
2,976
10
38
21
Biên Hoà - Đồng Nai
vu minh nói:
To: AnhTruc,

Bạn hãy xem lại ý kiến của anh Hùng ở trên. Nếu bạn không cần bằng KTT vẫn làm việc được thì không nhất thiết phải đi học!
:atom:
To Vu Minh !

Không hẳn là như vậy đâu vì quy định là muốn đăng ký chức danh KTT với cục thuế thì bạn bắt buộc phải có chứng chỉ KTT đấy. Điều muốn nói ở đây là việc học và cấp chứng chỉ có thực sự cần thiết phải đưa vào giảng dạy một số môn quy định theo quyết định số 43 hay không thôi, chính vì vậy mình mới nói nó chỉ là 1 tấm giấy thông hành mà thôi (mà giấy thông hành đôi khi không có cũng mệt lắm đấy). Nếu các bạn có ý định sau này sẽ trở thành 1 KTT thì nhất thiết phải đi học để lấy chứng chỉ KTT nhé, đừng quan tâm tới việc nó có cần thiết, có phục vụ được gì về chuyên môn hay không.
 
C

clearly

Guest
22/4/04
5
0
0
Se la` sai la^`m khi nghi rang co' Bang KTT la` du kien thuc la`m KTT duoc! Day la` kho'a hoc de cap nhat kien thuc cho KTT thoi!
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Theo qui định mới của Bộ Tài chính - Vụ Chế độ kế toán thuộc Bộ này sẽ quản lý thống nhất các chứng chỉ KTT đồng thời cũng sẽ ra qui định cho các đơn vị, trường học nào được phép dạy và cấp chứng chỉ KTT ( đã có rồi) các CC KTT được đăng ký số với Bộ TC. Đây cũng là một yêu cầu bắt buộc khi bạn được bổ nhiệm hoặc được thuê là KTT. Mong mọi người nên quan tâm đến lĩnh vực này nếu muón trở thành KTT
 
V

vvtrang

Guest
21/2/04
18
0
0
45
Hà Nội
Các bác cho tôi hỏi cụ thể là cái chứng chỉ KTT của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật VN liên kết với ĐH Kinh tế là OK cho người được bổ nhiệm làm KTT của 1 cty TNHH rồi chứ ạ? Thế còn chứng chỉ của công ty Comp gì đấy ở 46 Trần Hưng Đạo, HN mà các bác giới thiệu trên Forum này thì sao ạ?
 
G

Gia Linh

Guest
30/1/05
357
2
0
24
VN
Kể ra cũng nghịch lý.
làm giám đốc thì chẳng cần bằng cấp gì.
Nhưng làm KTT thì cần chứng chỉ. Trong khi đó KTT chẳng qua cũng chỉ là Giám đốc về mặt tài chính.
Nghe thật mâu thuẫn.
Với tình trạng hiện nay, cả nước việt nam ta có bao nhiêu doanh nghiệp? bao nhiêu cơ quan? và có bao nhiêu người có được cái chứng chỉ KTT?
và nếu như vậy, sẽ có bao nhiêu đơn vị phải giải thể vì thiếu KTT?
và nếu KTT làm việc ở nhiều cơ quan cho đảm bảo ko đơn vị nào bị giải thể, thì luật lao động sẽ điều chỉnh ra sao về giờ làm việc?
Thật là?
 
P

pthao

Trung cấp
7/10/03
153
0
0
41
Ho Chi Minh City
hi all, ..mình chưa biết là khi lam KTT ở một cty là phải thông báo với cơ quan thuế nơi mình quản lý ntn. KTT mới thay người cũ thì có cần phải làm công văn gửi lên cơ quan thuế chủ quản ko ? ngoài công văn có cần kèm theo hồ sơ gì của KTT mới này ko vd : bằng cấp hay chứng chỉ KTT chẳng hạn?
 
P

pthao

Trung cấp
7/10/03
153
0
0
41
Ho Chi Minh City
Hiện giờ chỉ có chứng chỉ bồi dưỡng KTT thôi phải ko các bạn ? Chứ làm gì có bằng KTT ( nghe nói một thời gian trước đây có bằng KTT và phải học mấy năm 03 hay 04 năm gì đó? Hình như ko có phải ko ?--> Mình chỉ muốn xác định lại thông tin với một đứa bạn , mong các bạn giúp :) :)
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Nè tiêu chuẩn của KTT đây

LIÊN TỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
------------------ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2005
Số: 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH


THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn
và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán
trong các tổ chức hoạt động kinh doanh


Thi hành Điều 37, Điều 38 của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh, sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, cơ quan có liên quan, Liên Bộ Bộ Tài chính- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh, như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng Thông tư này gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thực hiện công việc kế toán theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ (gọi tắt là đơn vị kế toán) được quy định cụ thể, như sau:

1/ Các công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, gồm:
a) Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003; Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập; Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước);
b) Công ty nhà nước độc lập;
c) Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

2/ Các công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, gồm:
a) Công ty cổ phần nhà nước;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên;
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên;
d) Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước;
đ) Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước;
e) Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác;

3/ Các tổ chức hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Công ty cổ phần;
c) Công ty hợp danh;
d) Doanh nghiệp tư nhân.

4/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
5/ Chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
6/ Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
7/ Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
8/ Hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác.

II. BỐ TRÍ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG, NGƯỜI PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN, THUÊ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG
1/ Đơn vị kế toán
Đơn vị kế toán là các đối tượng quy định tại phần I của Thông tư này có thực hiện công việc kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định của Luật Kế toán.

2/ Bố trí người làm kế toán trưởng
Các đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng, gồm:
a) Các đơn vị kế toán quy định tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 và điểm 7 phần I của Thông tư này;
b) Các công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty nhà nước được xác định là đơn vị kế toán;
c) Công ty mẹ và công ty con của Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập được chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
d) Các tổ chức kinh doanh có tổ chức kế toán nhiều cấp, nếu cấp cơ sở là một đơn vị kế toán có khối lượng công việc kế toán lớn phải có từ hai người làm kế toán trở lên.
Riêng đối với công ty nhà nước đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và các quy định của Chính phủ thì việc bố trí người làm kế toán trưởng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban cơ yếu Chính phủ quy định cho lĩnh vực quản lý sau khi có thỏa thuận với Bộ Tài chính.

3/ Bố trí người làm phụ trách kế toán
Các đơn vị, tổ chức được bố trí người làm phụ trách kế toán, gồm:
a) Các đơn vị kế toán quy định tại điểm 2 nêu trên, nếu khuyết người làm kế toán trưởng thì Thủ trưởng đơn vị kế toán phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng. Trường hợp chưa có người đủ tiêu chuẩn và điều kiện để bổ nhiệm làm kế toán trưởng thì được phép bố trí người làm phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa là một năm tài chính, sau đó phải bổ nhiệm ngay người làm kế toán trưởng.
b) Các tổ chức hoạt động kinh doanh quy định tại điểm 6 và điểm 8, phần I của Thông tư này không bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng nhưng phải cử người làm phụ trách kế toán. Người được bố trí làm phụ trách kế toán trong trường hợp này không bị hạn chế về thời gian làm phụ trách kế toán.

4/ Thuê người làm kế toán trưởng
Các đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng quy định tại điểm 2 nêu trên nhưng không bổ nhiệm được người làm kế toán trưởng hoặc người làm phụ trách kế toán thì phải thuê người làm kế toán trưởng theo quy định tại khoản 2, Điều 37, Nghị định 129/2004/NĐ-CP.

5/ Quan hệ giữa kế toán trưởng, người phụ trách kế toán với trưởng phòng, phó phòng kế toán
a) Những đơn vị kế toán đã bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc cử người phụ trách kế toán thì không bổ nhiệm trưởng phòng hoặc trưởng ban kế toán. Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán sẽ đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quy định cho trưởng phòng, trưởng ban kế toán.
b) Ở những đơn vị kế toán mà công tác tài chính và thống kê chưa tách thành một bộ phận riêng biệt thì kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán đảm nhiệm cả việc tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính và thống kê.
c) Đối với các đơn vị có khối lượng công việc kế toán lớn có thể bổ nhiệm kế toán trưởng đồng thời bổ nhiệm phó phòng (hoặc phó ban) kế toán. Phó phòng (hoặc phó ban) kế toán là người giúp việc cho kế toán trưởng.
 
Khuatquangthin

Khuatquangthin

0034APC
Tiêu chuẩn tiếp nè

III. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN HOẶC ĐỂ ĐƯỢC THUÊ LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG
1/ Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng
a) Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm kế toán trưởng
- Về đạo đức: Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước.
- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại điểm 1, điểm 2, tiết a, b của điểm 3 và điểm 4, phần I của Thông tư này và kế toán trưởng của công ty con phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng hoặc đại học trở lên;
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại tiết c, d của điểm 3, điểm 5 và điểm 7 phần I của Thông tư này và kế toán trưởng các công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên;
+ Đối với kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, kế toán trưởng của Tổng công ty nhà nước và kế toán trưởng công ty mẹ phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên.
Riêng đối với kế toán trưởng là người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác giao dịch và làm việc.
- Về thời gian công tác thực tế về kế toán:
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại điểm 1, điểm 2, tiết a, b của điểm 3 và điểm 4, phần I của Thông tư này và kế toán trưởng của công ty con phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm nếu có trình độ đại học; trường hợp có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ cao đẳng thì phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm;
+ Đối với kế toán trưởng của các đơn vị kế toán quy định tại tiết c, d của điểm 3, điểm 5 và điểm 7 phần I của Thông tư này và, kế toán trưởng của các công ty hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm nếu có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp; đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên thì thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm;
+ Đối với kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, kế toán trưởng của Tổng công ty nhà nước và kế toán trưởng của công ty mẹ phải có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là năm năm trở lên.

b) Điều kiện để được bổ nhiệm kế toán trưởng
- Phải có các tiêu chuẩn quy định tại tiết a, điểm 1, phần III của Thông tư này;
- Có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định tại Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được cấp trước ngày Quyết định số 43/2004/QĐ-BTC có hiệu lực thi hành theo quy định tại Quy chế về tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng ban hành kèm theo Quyết định số 159 TC/CĐKT ngày 15/9/1989 và Quyết định số 769 TC/QĐ/TCCB ngày 23/10/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán.

c) Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng là người nước ngoài
Đối với người nước ngoài được bổ nhiệm làm kế toán trưởng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp Việt Nam phải có Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài cấp được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận; hoặc có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính Việt Nam cấp; hoặc có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính; có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm trong đó có 1 năm làm công tác kế toán tại Việt Nam; không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán và được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.

2/ Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm người làm phụ trách kế toán
Người được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán phải có đủ các tiêu chuẩn về đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định cho người làm kế toán trưởng nhưng chưa đủ thời gian công tác thực tế về kế toán hoặc chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng quy định tại tiết b, điểm 1 nêu trên.

3/ Tiêu chuẩn và điều kiện của người được thuê làm kế toán trưởng
Người được thuê làm kế toán trưởng phải đạt đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định như sau:
a) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán theo quy định tại Điều 57 của Luật Kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập;
b) Có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc có đăng ký hành nghề kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật;
d) Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán theo quy định tại Điều 51 của Luật Kế toán.
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA