Ngoại hối nhà nước.

  • Thread starter ngoctu8386
  • Ngày gửi
N

ngoctu8386

Sơ cấp
14/9/08
6
0
0
40
hải phòng
Trên mấy tờ báo có gi rằng ngoại hối nhà nước ta chủ yếu gửi vào ngân hàng nước ngoài (80%) và chỉ chiếm phần nhỏ (12%) là tại các ngân hàng có uy tín trong nước. Vậy có phải là nguồn tiền của chúng ta tự nhiên thất thoát ra ngoài và chỉ sinh tiền về phần lãi ngân hàng thôi chứ đâu có nguồn tiền đủ cho các ngân hàng giải ngân cho các công ty vậy có phải là Doanh nghiệp trong nước thiếu tiền cho hoạt động kinh doanh không?
Có bác nào hiểu về vấn đề này không mang ra bàn luận cho em được hiểu thêm với!
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
lady1983

lady1983

Cao cấp
15/5/08
254
0
16
40
hn
ờ! cái này thì khó mà nói chính xác được!

Trên mấy tờ báo có gi rằng ngoại hối nhà nước ta chủ yếu gửi vào ngân hàng nước ngoài (80%) và chỉ chiếm phần nhỏ (12%) là tại các ngân hàng có uy tín trong nước. Vậy có phải là nguồn tiền của chúng ta tự nhiên thất thoát ra ngoài và chỉ sinh tiền về phần lãi ngân hàng thôi chứ đâu có nguồn tiền đủ cho các ngân hàng giải ngân cho các công ty vậy có phải là Doanh nghiệp trong nước thiếu tiền cho hoạt động kinh doanh không?
Có bác nào hiểu về vấn đề này không mang ra bàn luận cho em được hiểu thêm với!
Đợt vừa rồi, khi USD trên thị trường tự do lên đến 18.000 USD trong khi tỷ giá do ngân hàng nhà nước quy định cho các ngân hàng chỉ là 16.200 - 16.300 với biên độ giao động là +/-0.1% sau này lên 0.15 rồi lên 0.2 để kéo tỷ giá thực tế trên thị trường về nhưng không được và cuối cùng là quyết định tổng kiểm kê ngân sách nhà nước xem dự trữ ngoại tệ quốc gia là bao nhiêu?
Cũng như sổ quỹ vậy nhưng việc kiểm kê ngoại tệ trong ngân sách quốc gia phải mất hơn 10 ngày mới thông báo số tiền ngoại tệ được dự trữ trong ngân khố quốc gia và chốt con số chính thức là hơn 20 tỷ đô (20.7 tỷ đô).
sau đó, ngân hàng nhà nước tổ chức bơm tiền vào ngân hàng thương mại và tự nhiên USD lại giảm xuống trên thị trường tự do khoảng tâm 16.700 so với USD của các ngân hàng niêm yết bán lúc bấy giờ là 16.300-16.400. (số tiền bơm vào là 540.000.000 USD và nới lỏng biên độ dao động lên 0.2%).
Việc ngân khố quốc gia gửi chỗ nào là việc ở trên nhưng nó cũng giống như khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân bạn vậy. Dự trữ ngoại tệ của ngân khố quốc gia ngoài mục đích phục vụ cho doanh nghiệp bạn hoạt động còn phục vụ cho nhiều hoạt động khác của Nhà nước nữa: Đấy là số USD đối ứng để các nhà đầu tư tin tưởng đầu tư vào VN đề phòng khi có khủng khoảng, đất nước vẫn còn dư USD để thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong 6 tháng đầu năm chúng ta mất đi khoảng hơn 10 tỷ ÚSD vì nhập siêu, con số tương ứng với việc mất đi các khoản đầu tư nước ngoài. Hiện tại, chúng ta vẫn nhập siêu nên ngân khố quốc gia càng giảm, lạm phát khiến cho nhiều nhà đầu tư e ngại..
Nguồn dự trữ lớn nhất chúng ta mong đợi là từ mấy triệu kiều bào ở nước ngoài (8 tỷ) trằn lưng ra làm và gửi về để làm dự trữ và trông vào mấy con cá da trơn (đang đợi để được Quốc Hội phê duyệt là mặt hàng chiến lược - vì nó đem lại nhiều USD).
Hiện tại, có một điều may mắn và không may mắn của chúng ta là: kinh tế Mỹ suy thoái nên giá USD trên thị trường hiện tại vẫn không tăng cao như đợt vừa rồi nên tạm thời gánh nặng về dự trữ chưa thực sự đè lên nền kinh tế. Nhưng không may mắn nữa là: Mỹ là thị trường lớn của chúng ta sau EU và việc kinh tế Mỹ khủng hoảng khiến xuất khẩu ngưng trệ và thiếu hụt ÚSD.
mình phải dừng ở đây! Hẹn bạn khi khác nói chuyện tiếp!
 
Marlboro

Marlboro

Yes, I can !
27/7/08
739
19
18
Hà Nội
www.google.com
Đầu năm, ông Giầu - Thống đốc NHNN có công điện khẩn gửi chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại về việc điều chỉnh lãi suất huy động vốn.

Theo đó lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng phải đảm bảo dương so với lạm phát nhưng không được quá trần 12%/năm. Việc ấn định trần lãi suất huy động là nhằm chấm dứt tình trạng tiền chạy lòng vòng từ ngân hàng này qua ngân hàng khác, nơi có lãi suất tiền gửi cao hơn. Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng quốc doanh, nếu trúng thầu tiền đồng trên thị trường mở, thì khi cho các ngân hàng khác vay lại, chỉ được cộng thêm lãi suất tối đa là 1 điểm phần trăm/năm.

Tuy nhiên, ngay khi nhận được công điện, các ngân hàng lập tức lên kế hoạch huy động vốn mới bằng cách áp dụng triệt để các hình thức tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền có tặng quà. Thậm chí có ngân hàng tặng quà cho khách hàng bằng vàng, bằng tiền và nhận ngay khi gửi tiền. Như thế trần lãi suất có nguy cơ trở nên vô hiệu hóa bởi thực tế lãi suất tiết kiệm vẫn cao hơn mức trần. Các ngân hàng nói họ đang rất cần vốn để đảm bảo dự trữ bắt buộc, để chuẩn bị mua tín phiếu bắt buộc và nếu điều chỉnh lãi suất thấp, vốn sẽ không chảy vào két ngân hàng nhiều như mong đợi.

Ngân hàng thiếu tiền, chuyện tưởng chừng vô lý ấy đang tồn tại. Vậy tiền đang ở đâu và chuyện gì đã thực sự diễn ra đằng sau cơn “sốt” lãi suất vừa rồi?

Đầu năm 2008 Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước đổi một số lượng lớn ngoại tệ ra tiền đồng để chi ngân sách. Ngân hàng Nhà nước chỉ đáp ứng được 10% số ngoại tệ đưa ra vì theo kế hoạch lượng tiền mà cơ quan này phải hút vào để kiềm chế lạm phát trong quí 1/2008 hoàn toàn không nhỏ. Trong bối cảnh đó Bộ Tài chính buộc phải rút tiền đồng gửi ở một số ngân hàng quốc doanh.

Việc rút ngay một lúc lượng tiền lớn đã khiến ít nhất một ngân hàng quốc doanh lớn trở tay không kịp. Ngân hàng này liền tất toán các khoản tài trợ liên ngân hàng dành cho các ngân hàng cổ phần, đồng thời “cầu cứu” Ngân hàng Nhà nước qua kênh thị trường mở (may mắn là ngân hàng này nắm giữ nhiều trái phiếu, đủ để giao dịch trên thị trường mở).

Bị rút các khoản vay bất ngờ, dù là ngắn hạn, nhiều ngân hàng cổ phần lâm vào tình trạng khó khăn. Cùng lúc đó Ngân hàng Nhà nước tăng cường độ hút tiền về, dự trữ bắt buộc được nâng lên và vốn huy động sau Tết lại giảm. Các ngân hàng bắt đầu vay mượn lẫn nhau, đẩy lãi suất lên.

Việc sử dụng ngoại tệ chi thay ngân sách lần này không phải là lần đầu, nhưng nó là giọt nước làm tràn ly. Theo các chuyên gia lâu năm trong giới tài chính, năm 2007 khi ngoại tệ từ nhiều nguồn dồn dập chảy vào Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã dùng một khối lượng ngoại tệ đáng kể mua được để chi thay ngân sách (thực chất là chi cho những khoản mục mà đáng lẽ ngân sách phải chi, nhưng không thể chi vì bị thâm hụt) trong đó có việc sử dụng ngoại tệ để cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh.

Việc cấp vốn được thực hiện bằng tiền đồng in ra tương ứng, không phải bằng tiền ngân sách như những năm trước. (Nhờ việc cấp vốn này tình hình tài chính của các ngân hàng quốc doanh được cải thiện và nó giúp các ngân hàng tăng tiềm lực tài chính trước khi cổ phần hóa). Đây quả là điều nguy hiểm bởi dùng ngoại tệ cấp vốn cho ngân hàng quốc doanh đã thực sự tạo ra cung tiền lớn hơn nhiều.

Ai cũng biết ngân hàng là định chế tài chính tạo tiền và phương tiện thanh toán nhiều nhất so với các kênh khác. Hơn nữa việc cấp vốn ngoại tệ lại diễn ra ồ ạt, khối lượng lớn, tập trung vào một thời điểm không thuận lợi làm lạm phát tăng cao. Nếu vốn được cấp dàn đều cả năm, thậm chí nhiều năm, vào những thời điểm thích hợp, thì tác động của nó lên cung tiền sẽ không mãnh liệt như thời gian qua.

Rõ ràng việc sử dụng ngoại tệ để chi thay ngân sách là một sai lầm. Đó là chưa kể nguồn ngoại tệ đó, qua con đường đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, được giải ngân cho hàng loạt dự án, nhưng không phải tất cả 100% dự án đều hiệu quả. Ngân sách có tiền đồng, ngoại tệ lại chảy vào ngân hàng thương mại và ngân hàng dùng ngoại tệ đó cho vay nhập khẩu. Nghĩa là ngoại tệ lại ra khỏi đất nước.

Như vậy từ ngân sách, qua ngân hàng, tiền đã được đưa ra lưu thông và vấn đề là bao nhiêu phần trăm lượng tiền đó thực sự đi vào sản xuất kinh doanh, làm nên tăng trưởng kinh tế? Tiền ra nhưng đã không quay trở lại ngân hàng đủ mức cần thiết vì có những cơ hội kinh doanh mà người ta có thể sử dụng tiền mặt hay phương tiện thanh toán khác như vàng, bất động sản.

Chính vì thế hút tiền về qua kênh thị trường mở, qua phát hành trái phiếu đã không đủ hiệu quả. Bây giờ để chống lạm phát, thì hút tiền về qua kênh ngân hàng là không đủ, mà cùng với đó là đòi hỏi phải kiểm soát việc chi ngân sách một cách căn cơ, thắt lưng buộc bụng hơn. Lạm phát sẽ chỉ bị đẩy lùi một khi các giải pháp tài chính - ngân hàng được phối hợp ăn ý.
 
Sửa lần cuối:

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA