Có thể có dư nợ hoặc có của tài khoản tiền mặt

  • Thread starter nguyenthungan
  • Ngày gửi
N

nguyenthungan

Guest
10/11/04
43
2
0
42
I live in Ha Noi
Bà con ui, trả lời giùm tôi với!
Có thể có dư nợ hoặc có của tài khoản 1112, 1122(tiền mặt và tiền gửi bằng ngoại tệ không? Nếu có thì trong những trường hợp nào vây?
Thanks
 
Khóa học Quản trị dòng tiền
iso

iso

Guest
1/5/04
222
1
0
Theo tớ hiểu thì :

Tiền mặt nội tệ hay ngoại tệ là tài sản hiện hữu dưới dạng vật chất, nằm trong két, sờ nắm được, vì vậy không thể âm. Tuy nhiên trên thực tế, tại một số thời điểm vẫn có thể âm, ví dụ : khi bạn bỏ tiền túi ra thêm để mua cái gì đó mà chưa kịp rút tiền ngân hàng về. Anyway, make sure là tại các thời điểm cuối kỳ kế toán đừng để âm là được ;)

Tiền gửi thì có thể âm trên tài khoản NH, nếu ngân hàng đồng ý cho bạn bội chi chẳng hạn. Các trường hợp khác chưa nghĩ ra, chờ ai đó vào trả lời tiếp nhỉ.:)
 
C

CNN

Cao cấp
14/3/03
506
2
0
ĐH KTQD
Nhưng hiện tại thì Việt Nam đâu có cho phép để số dư Có 112.
 
N

nguyenthungan

Guest
10/11/04
43
2
0
42
I live in Ha Noi
Theo tôi thì có. Chẳng hạn như: Tỷ giá giao dịch tăng trong kỳ
- Đầu kỳ: nhận góp vốn kinh doanh: 100 USD, tỷ giá 15.000
Nợ TK 1112: 100*15.000= 1.500.000 VNĐ
Có TK 411: 1.500.000 VNĐ
Nợ TK 007:100 USD
- Giữa kỳ, phát sinh công nợ 100 USD, tỷ giá 16.000
Nợ TK 156: 100*16.000 = 1.600.000 VNĐ
Có TK 331:1.600.000 VNĐ
- Thanh toán khoản nợ cho nhà cung cấp 100 USD, tỷ giá 17.000
Nợ TK 331: 1.600.000 VNĐ
Có TK 1112:1.600.000 VNĐ
Có tK 007: 100 USD
-> như vậy cuối kỳ: TK 1112 dư nợ = 1.500.000-1.600.000= -100.000 VNĐ
 
Sửa lần cuối:
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
nguyenthungan nói:
-> như vậy cuối kỳ: TK 1112 dư nợ = 1.500.000-1.600.000= -100.000 VNĐ

Vậy bạn có để -100.000 VNĐ ở tài khoản 112 khi lên bảng CĐKT không?
 
N

nguyenthungan

Guest
10/11/04
43
2
0
42
I live in Ha Noi
Nếu mình hạch toán như trên là đúng thì tất nhiên là ở Bảng cân đối để - 100.000 VNĐ ở TK 1112.
Mà ở đây là tài khoản 1112( tiền mặt trong két bằng ngoại tệ) chứ không phải 112- tiền gửi ngân hàng.
 
Sửa lần cuối:
deepblue

deepblue

Guest
22/7/04
182
1
0
45
Mù Cang Chải
nguyenthungan nói:
Nếu mình hạch toán như trên là đúng thì tất nhiên là ở Bảng cân đối để - 100.000 VNĐ ở TK 1112.
Mà ở đây là tài khoản 1112( tiền mặt trong két bằng ngoại tệ) chứ không phải 112- tiền gửi ngân hàng.


Theo tôi, bạn không được để số dư tiền mặt âm khi lập bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp này, bạn phải sử dụng tài khoản chênh lệch tỷ giá để đưa số dư tiền về bằng 0. Số dư âm ở đây thực chất là hệ quả của việc chênh lệch tỷ giá do đó sẽ được xử lý chênh lệch tỷ giá như đánh giá lại số dư tiền có gốc ngoại tệ cuối kỳ.
 
vu minh

vu minh

Cao cấp
21/9/04
389
0
0
TPHCM
nguyenthungan nói:
- Thanh toán khoản nợ cho nhà cung cấp 100 USD, tỷ giá 17.000
Nợ TK 331: 1.600.000 VNĐ
Có TK 1112:1.600.000 VNĐ
Có tK 007: 100 USD
-> như vậy cuối kỳ: TK 1112 dư nợ = 1.500.000-1.600.000= -100.000 VNĐ
Định khoản trên sai cả về lý luận lẫn chuẩn mực kế toán!! Suy ra: phải xem lại chuẩn mực kế toán.
 
N

Nguyen Hang

Tôi là người kiên nhẫn...
20/8/04
243
2
0
Pleiku
iso nói:
Theo tớ hiểu thì :

Tiền mặt nội tệ hay ngoại tệ là tài sản hiện hữu dưới dạng vật chất, nằm trong két, sờ nắm được, vì vậy không thể âm. Tuy nhiên trên thực tế, tại một số thời điểm vẫn có thể âm, ví dụ : khi bạn bỏ tiền túi ra thêm để mua cái gì đó mà chưa kịp rút tiền ngân hàng về.
Quỹ tiền mặt ở chỗ em bị âm là chuyện thường xuyên (Hihi...). Thủ quỹ hoặc nhân viên sẽ bỏ tiền túi ra chi hộ cty. Khoản tiền chi hộ này bọn em hạch toán ngay vào phải trả khác, do đó trên thực tế tiền mặt âm thật nhưng trên sổ sách thì tiền mặt không âm. Làm như vậy có ổn không ạ?
 
Sửa lần cuối:
N

nguyenthungan

Guest
10/11/04
43
2
0
42
I live in Ha Noi
Tôi đồng ý với Deepblue. Phải xử lý tiền thừa này để dư TK 1112 =0.
Còn anh Vu Minh ơi. Định khoản trên là không sai cả về lý thuyết lẫn chuẩn mực kế toán.Bởi e đã dựa vào chuẩn mực để hạch toán giao dịch trên
 
cam_to_80

cam_to_80

Nghỉ mất sức !
31/3/04
588
7
18
43
Hà đông
Nguyen Hang nói:
Quỹ tiền mặt ở chỗ em bị âm là chuyện thường xuyên (Hihi...). Thủ quỹ hoặc nhân viên sẽ bỏ tiền túi ra chi hộ cty. Khoản tiền chi hộ này bọn em hạch toán ngay vào phải trả khác, do đó trên thực tế tiền mặt âm thật nhưng trên sổ sách thì tiền mặt không âm. Làm như vậy có ổn không ạ?
Về tiền mặt thì Không âm được ! Cứ theo đúng nguyên tắc thì có tiền mới chi được, còn các trường hợp bạn nói thì quỹ tiền mặt vẫn dương bởi những nguồn tương ứng. Kiểu như bạn thì khác gì Cty vay ngắn hạn của cá nhân mà lãi suất = o !
Còn về 112 thì cũng khó nói vì em chưa gặp trường hợp này bao giờ, mà nghe cũng không xuôi lắm. nhưng chắc có trong chuẩn mực rồi thì cứ như vậy mà làm.
 
D

DoHung

Guest
1/1/04
211
0
0
46
Hanoi
Truy cập trang
Sau khi quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản, TK tiền mặt và ngân hàng ngoại tệ của mình còn âm tới 50triệu --> có sao đâu.
Hạch toán vào giá thành TSCĐ hết mà.
Còn bình thường thì hạch toán điều chỉnh vào chênh lệch tỷ giá.
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
iso nói:
Theo tớ hiểu thì :

Tiền gửi thì có thể âm trên tài khoản NH, nếu ngân hàng đồng ý cho bạn bội chi chẳng hạn. Các trường hợp khác chưa nghĩ ra, chờ ai đó vào trả lời tiếp nhỉ.:)

Ngày xưa, Doanh nghiệp chỉ được mở duy nhất 1 TK tại Ngân hàng, gọi là TK luôn chuyển. Nếu đơn vị chi tiêu nhiều hơn dư nợ thì được gọi là thấu chi. Trong trường hợp này sẽ có dư có. Lúc đó, chính là DN nợ NH ( DN vay NH) và ngược lại. Nhưng đó là ngày xưa.

Theo chế độ kế toán mới, làm gì có chuyện dư có các TK 111, 112 được. Các bạn cứ căn cứ vào các định nghĩa về hạch toán kế tóan ( ghi chép phản ánh các nội dung kinh tế đã hình thành, thực sự phát sinh và hoàn tất) và định nghĩa về các TK liên quan. Sẽ thấy dc rằng không thể có dư có cho các tài khoản này.
Có những tài khoản không thể dư có - đó là TK phản ánh tài sản của đơn vị,
Có những tài khoản không thể dư nợ - là các TK phản ánh nguồn vốn của đơn vị
Có TK lưỡng tính - đó là những tài khoản công nợ, khi dư có phản ánh nguồn, và khi dư nợ, phản ánh TS. Thậm chí vừa dư nợ, vừa dư có ( vì phụ thuộc vào đối tượng chi tiết của tài khoản).
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
À quên, còn tài khoản nữa có thể dư ở hai bên, trong khi nó không phải là TK tài sản hay nguồn,
Đó là TK chênh lệch tỷ giá.
Sorry!
 
K

khahoan

Guest
thực sự tui chua thấy ai để dư có trên TK 111, 112 cả(bởi chả ai dại dột gây dòm ngó như vậy) nhưng tui đọc sách đâu có thấy quy định cuối kỳ TK 111, 112 phải dư nợ đâu nhỉ ??? tức là nó vẫn được phép dư có hay sao vậy ???? hihi !!!
Nói vậy bthôi chứ tui có trường hợp này nè: Cty tui vay một khoản của NH và cứ tới ngày 24 hay 25 là NH tự trích thu tiền lãi trong tài khoản Cty tui, nhưng có 1 tháng vào thời điểm trích đó tài khoản Cty có thể nói hết tiền nên NH vẫn làm thinh qua 24 tháng sau trích luôn lãi tháng trước. Chứ nếu TK hết tiền lấy gì mà trích với lại như vậy TK sẽ dư có cũng khó cho NH mà nhỉ
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
khahoan nói:
thực sự tui chua thấy ai để dư có trên TK 111, 112 cả(bởi chả ai dại dột gây dòm ngó như vậy) nhưng tui đọc sách đâu có thấy quy định cuối kỳ TK 111, 112 phải dư nợ đâu nhỉ ??? tức là nó vẫn được phép dư có hay sao vậy ???? hihi !!!
Nói vậy bthôi chứ tui có trường hợp này nè: Cty tui vay một khoản của NH và cứ tới ngày 24 hay 25 là NH tự trích thu tiền lãi trong tài khoản Cty tui, nhưng có 1 tháng vào thời điểm trích đó tài khoản Cty có thể nói hết tiền nên NH vẫn làm thinh qua 24 tháng sau trích luôn lãi tháng trước. Chứ nếu TK hết tiền lấy gì mà trích với lại như vậy TK sẽ dư có cũng khó cho NH mà nhỉ

Được phép dư có?????????????
Quái lạ. Đến điều này cũng phải ghi cụ thể nữa sao?
TK1111 là cái gì vậy?
Số dư phản ánh điều gì vậy?
Nếu bạn hạch toán để TK 111 dư có, có nghĩa là có phiếu chi ( bạn đã lập) không thực sự phát sinh ( bởi lấy tiền đâu thanh toán cho phiếu chi mà bạn đã lập?). còn nếu vay tiền ai đó để thanh toán -> có nội dung kinh tế hình thành trước đó chưa được ghi chép ( Nợ 111 - có 3388, hoặc 311). Đúng không ạ?
KHông thể có dư có được, không thể có số âm ở các TK này được.

Còn vấn đề TK 112: bản chất̀ NH không phải là làm thinh, mà là họ bó tay ( trong điều kiện quan hệ với doanh nghiệp chưa quá tệ)
Trừ trường hợp căng với nhau ( xấu) thì NH sẽ chuyển lãi thành nợ quá hạn và xác định đơn vị có nợ xấu.
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
Theo qui định về bản chất: Tài khoản 111,112 không được phép dư có . Vì khi bạn ko có tiền thì không được chi.
*nói vui dễ hiểu nếu bạn muốn mua gì đó mà túi không có tiền thì không thể mua được ( nếu bạn chịu đã có tài khoản nợ phải trả rồi)
- Nếu bạn vay để chi, hoặc người khác ứng tiền ra chi thì trước đó bạn vẫn phải hạch toán Nợ TK 111, có tk vay ( cá nhân hoăc..).
- Nếu bạn chi từ ngân hàng thì:
+ Ngân hàng sẽ dừng khoản chi của bạn và chỉ cho chi trong khoản tiền bạn có.
+ Nếu ngân hàng đồng ý cho chi thì phần chênh lệch so với tài khoản của đơn vị bạn họ sẽ đưa vào khoản vay của đơn vị ( Trường hợp đặc biệt và phải có đủ thủ tục vay). Lúc này bạn vẫn phải hạch toán Nợ 112 có tk vay.
- Còn hạch toán của bạn " Nguyenthungan" là còn thiếu bút toán Nợ 112, có chênh lệch tỷ giá 100.000 mà thôi. ( Cuối năm sẽ xử lý khoản tiền này trên tk chênh lệch tỷ giá theo luật định).
 
T

thienduongbg

Guest
29/9/04
19
0
1
47
Ha Nam
Tôi không hiểu được các bạn đã biến kế toán thành nghệ thuật và ảo thuật đến vậy
Đã là TK t/m thì chỉ có du nợ.bất di bất dịch.
Truờng hợp các bạn nói la có sã du có thì :1- Các bạn đã HT đơn 1 nghiẹp vụ chi tiền(không phải là kế toán kép=> không có trong 4 phuong trình kế toán); 2- Các bạn đã không xủ lý chênh lệch tỷ giá trong quá trình thu, chi qua TK 1112,1122 vì vậy trên TK này vẫn còn sã du có VND. Cái này thật vô duyên, phải xủ lý tr­uớc khi len BCTC )
 
B

Bathanh

Guest
11/1/05
316
4
0
Hà nội - VN
thienduongbg nói:
Tôi không hiểu được các bạn đã biến kế toán thành nghệ thuật và ảo thuật đến vậy
Đã là TK t/m thì chỉ có du nợ.bất di bất dịch.
Truờng hợp các bạn nói la có sã du có thì :1- Các bạn đã HT đơn 1 nghiẹp vụ chi tiền(không phải là kế toán kép=> không có trong 4 phuong trình kế toán); 2- Các bạn đã không xủ lý chênh lệch tỷ giá trong quá trình thu, chi qua TK 1112,1122 vì vậy trên TK này vẫn còn sã du có VND. Cái này thật vô duyên, phải xủ lý tr­uớc khi len BCTC )

Chẳng lẽ TK Tiền mặt thì chỉ có dư nợ và bất di bất dịch chứ?
Nhẽ lại thế??????????

Có chắc không vậy TIỀN BỐI?
 
P

PHIHUNGVN

Cao cấp
4/1/05
1,394
12
38
50
HANOI
gửi các bạn : " Số dư tài khoản 111,112 nếu có chỉ là bên nợ không có bên có. Nếu có dư có là bạn hạch toán sai" Đề nghị các bạn nghiên cứu lại
Thông tin từ Vụ Chế độ kế toán - Bộ Tài chính
 

Xem nhiều

Webketoan Zalo OA